Chương 3: Sống cùng em trai

Mẹ tôi mất năm tôi lên tám tuổi - cái tuổi bắt đầu cảm nhận được tình yêu của người mẹ đối với mình một cách có suy nghĩ. Tôi vẫn còn nhớ mấy hôm sau khi mẹ mất, ba không khóc nhưng thường nhìn tôi thở dài. Lúc ấy trông ba có vẻ suy nghĩ ghê lắm. Một lần đi học về tôi khoe với ba là cái Thụy được mẹ nó may cho một cái váy rất đẹp. Mấy hôm sau, thấy ba sưu tầm được ở đâu rất nhiều tranh ảnh những đứa bé mặc váy hỏi tôi thích kiểu nào, rồi ba mang vải đến nhà người quen nhờ họ hướng dẫn cắt và tự tay ba khâu cho tôi. Từ đó đến khi tôi học hết cấp ba, quần áo của tôi đều do ba may cho. Tốt nghiệp Đại học, ba giục tôi lấy chồng, nhưng tôi bảo chưa tìm được người tâm đầu ý hợp, ba đùa yêu:

“Thế tâm với ý của con thế nào để ba chọn giùm.”

Thực ra trong thâm tâm, tôi rất sợ lấy chồng mà phải về nhà chồng, để ba không ai chăm sóc. Hơn nữa chẳng may phải người không tốt, họ đối xử tệ bạc với ba thì tôi sẽ ân hận suốt đời. Năm ngoái ba mất vì bệnh ung thư phổi, tôi đã phải trải qua giây phút kinh hoàng khi nghĩ rằng chỉ có một mình ở trên đời.

Trước đây và bây giờ tôi rất nhiều bạn bè, chúng thường xuyên đến chơi với tôi, an ủi tôi làm tôi đỡ đi phần nào cảnh cô đơn. Bọn tôi thường tổ chức các buổi nói chuyện, vui chơi, ăn uống ngay tại nhà tôi. Lúc ấy, tôi thấy rất vui vẻ. Khi mọi người ra về, mình tôi đối diện với bốn bức tường của căn phòng thì sự trống trải lại xâm chiếm tôi.

Cuộc sống của tôi từ ngày có Nguyên khác hẳn. Chúng tôi đến với nhau tự nhiên như sinh ra trên đời này là để có nhau. Tôi cảm thấy thời gian nhàn rỗi của mình có ích hơn khi phải bận rộn, lo toan cho cả người khác. Mặc dù tôi nói bã bọt mép, Nguyên vẫn không chịu rời bỏ nếp sống cũ: sáng đi học, chiều đi học, tối gánh nước thuê cho mấy hàng phở ở đầu phố để kiếm sống. Quen Nguyên một thời gian tôi mới biết, hơn hai năm nay nó không hề nhận một đồng nào của bố mẹ nó gửi về cho. Nếu họ đến thăm thì nó tìm cách lẩn trốn. Hàng xóm láng giềng khuyên nó không nên như thế. Nguyên chẳng nói gì nhưng lần sau vẫn lặp lại như cũ. Người ta đã bắt gặp có lần Nguyên đứng ở cửa sổ nhìn theo bóng mẹ nó đi chiếc Diaman cho đến khi khuất hẳn. Đôi mắt vốn đã buồn lại buồn hơn. Tiếp xúc với Nguyên tôi thấy rằng thằng bé có một nghị lực ghê gớm mà tôi không có được. Sống trong môi trường như vậy mà Nguyên vẫn giữ được mình thật là hiếm!

Học hết lớp chín, Nguyên nói với tôi là xin đi làm. Tôi khuyên thế nào nó vẫn một mực: em không thể sống dựa vào lòng tốt của người khác mãi được. Có điều kiện em sẽ học sau, em hứa với chị như vậy!

Sau khi cân nhắc khá lâu, tôi đã kiếm được việc làm cho Nguyên theo nguyện vọng của nó. Công việc chủ yếu là phụ việc cho các họa sĩ trong một xưởng họa. Chỗ đó tuy lương ít hơn mấy nơi khác mà tôi đã hỏi, nhưng yên tâm hơn vì Nguyên học hỏi được nhiều điều ở bậc đàn anh cho cái nghề nghiệp mà nó mơ ước đã chớm bước vào. Hôm lĩnh tháng lương đầu tiên, Nguyên phóng xe thẳng một mạch về nhà tôi, mồ hôi nhễ nhại, một tay thu ra phía sau, khuôn mặt sáng bừng. Chưa khi nào tôi thấy nó tươi tỉnh như thế:

“Hôm nay em được lĩnh lương. Thế là em đã làm ra tiền rồi nhé. Em mua cho chị cái này, đoán xem, cái mà chị vẫn thích ấy.”

Thấy tôi đoán sai, nó sốt ruột giơ bắp ngô nướng ra, dứ dứ rồi rụt nhanh về.

- Có thể mà không đoán ra.

- Ôi! Đưa cho chị đi Nguyên, chị thèm chảy nước miếng ra đây này - Tôi kêu toáng lên.

Nguyên rối rít kể chuyện các anh chị ở cơ quan đã chúc mừng nó ra sao, có anh còn tặng nó một chiếc túi để đựng đồ đi làm. Với nó, đó là một sự kiện trọng đại trong đời.

“Em mới đi làm một tháng mà thấy khỏe hẳn ra. Chị xem này/”. Nó đứng dậy vươn vai, hít căng l*иg ngực hãy còn phẳng lỳ của đứa trẻ đang lớn. Trong thâm tâm, tôi luôn mơ ước Nguyên sẽ trở thành một họa sĩ nổi tiếng. Sự mong mỏi ấy nhiều khi trở thành niềm tin chắc chắn trong tôi, bởi Nguyên rất có năng khiếu hội họa và giàu nghị lực.

Chị em quý nhau như vậy nhưng bất cứ sự giúp đỡ nào của tôi hơi thiếu tế nhị một chút là Nguyên khéo léo từ chối ngay. Tôi gọi đùa nó là "mẹ chồng" bởi cái tính khe khắt ấy. Nó cười rồi nói với giọng buồn buồn: "Ở hoàn cảnh em dễ bị người ta nghĩ xấu. Anh em đã vậy, có người tưởng em rồi cũng thế". Cho đến bây giờ tôi vẫn chưa hiểu hết lòng tự trọng của những đứa trẻ như Nguyên lớn đến mức nào?

Một lần, tôi và Nguyên đi chợ, nó xách làn lẽo đẽo đi sau. Gặp một thanh niên mù ăn xin, tôi để vào mê nón của anh ta đồng bạc. Lúc ngẩng lên bắt gặp ánh mắt khinh bỉ và cười mỉa mai của Nguyên. Ra khỏi cổng chợ, nó bảo:

“Sao chị lại cho anh ta? Anh ta vẫn còn khỏe mạnh kia mà!”

“Ai muốn vậy đâu em. Em không thấy anh ta mù sao?”

“Anh ta mù thì còn chân tay. Thiếu gì việc dành cho người mù, việc phải đem khuyết tật của mình để cầu xin của bố thí của người ta. Thà chết

đói còn hơn!”

Nguyên nói cũng có lý, nhưng nghe cái giọng lạnh lùng ấy tôi không thể chịu được. Tôi bực bội bảo:

“Em đừng tàn nhẫn như thế. Các cụ đã bảo "giàu hai con mắt, khó đôi bàn tay" đó sao? Nghiêm khắc với mình nhưng phải rộng lượng với người khác chứ!”

Suốt dọc đường về, tôi và Nguyên không tranh luận gì thêm. Có lẽ nào nó lạnh lùnh với đau khổ của người khác đến thế được chăng? Hay nó bị mất mát nhiều trong tình cảm đến mức chai sạn nên khó rung động đến nỗi đau của người khác? Nguyên lặng lẽ đi bên tôi, có thể nó liên tưởng đến chuyện của nó. Được, càng hay!

Cuộc sống của chị em tôi êm ả trôi đi. Từ ngày Nguyên đi làm, tôi bắt nó mỗi tháng phải dành mười đồng gửi tiết kiệm, nói đùa là để cưới vợ. Nó xấu hổ nói lảng: "Nếu thế em chẳng để dành nữa". Ở một mình, nó lôi bạn bè về nhà bày bừa khϊếp lên được. Tranh vẽ treo lộn xộn khắp tường, bột màu rơi loang lổ trên nền nhà, chỗ cái ấm, chỗ cái chén. Tuần nào tôi cũng phải lên dọn dẹp hộ nó nhưng chỉ ngày hôm sau lại đâu vào đấy. Tôi, Nguyên và bạn bè của nó thường tổ chức những chuyến chơi xa vào ngày thứ bảy, chủ nhật. Tụi nó mang theo đồ nghề, tới nơi nào có phong cảnh đẹp là mải mê ngồi vẽ và phân công tôi lo bữa ăn. Biết công việc của tôi hay cần đến sách vở, Nguyên rất chịu khó đi lùng các hiệu sách tìm mua cho tôi những cuốn truyện, sách nghiên cứu vừa in. Không hiểu học được ở đâu, nó viết một câu to tướng vào tủ sách của tôi: "Kẻ nào cho mượn sách là kẻ ngu. Kẻ nào giả sách lại còn ngu hơn". Tôi thuyết phục mãi nó mới chịu bỏ đi...