- 🏠 Home
- Tỷ Đệ Luyến
- Mặt Trời Bé Con Của Tôi
- Chương 2: Nhận em trai
Mặt Trời Bé Con Của Tôi
Chương 2: Nhận em trai
Qua ngã tư Cửa Nam, tôi mua một bó hoa hồng trắng. Nhà Nguyên ở gần nhà Hà, nhưng tôi không qua rủ HÀ và sợ một quan hệ láng giềng sẽ làm Nguyên ngại ngùng. “Phòng bốn mươi lăm, bốn mươi sáu, bốn mươi bảy – Đây rồi!”. Tôi ngập ngừng gõ cửa. Liệu có bị chú bé đuổi ra với túi đồ này không nhỉ?
Thái độ của nó hôm đong gạo làm tôi chần chừ.
“ Chị! Sao chị biết nhà em?”. Nguyên mở cửa, cười rất tươi chào tôi. Chiếc áo bộ đội mặc vội vẫn chưa cài hết cúc.
Tôi bước vào giữa phòng và chưa biết phải làm gì. Căn phòng ngoài rộng chừng mười hai mét vuông, giauwx nhà sát tường kê chiếc bàn nhỏ và bốn chiếc ghế, trong góc nahf có một cái tủ nhỏ, cánh đã bị mọt thủng lỗ chỗ. Có thể đó là gia sản duy nhất của bố mẹ ó để lại. Nguyên vào buồng trong, lúc sau đi ra, thấy tôi vẫn đứng như trời trồng giữa nhà, nó kêu lên:
“Chết, chị ngồi xuống ghế đi. Đun bằng “tàu ngầm” đấy chị ạ, nhanh không?”
Nó giơ tích nước còn nghi ngút khói lên, rót ra hai chiếc chén để chỏng chơ trên bàn.
“Em chảng có chè đâu, chị uống tạm nước trắng nhé!”
“Chị đến chơi, mặc dù chưa được chủ nhà đồng ý. Đứng ngoài cửa lo bị lót lá dắt tay ra ngoài đường, ai dè được chiêu đãi món thanh thủy.”
Nghe tôi nói nó cười, nhưng nụ cười ấy nhanh chóng biến mất. Tôi trách mình đã đùa quá sớm. Nguyên ngồi xuống ghế ỉu xìu:
“Cái hôm đi đong gạo em dở hơi úa phải không chị?”
“Chuyện vặt ấy mà” - Tôi gạt đi – “Thế đã đong gạo được chưa?”
‘Hôm trước nhờ các cô bác xung quanh góp cho em hơn trăm bạc ăn tết. Em đã đong và vẫn còn nguyên đây”
Nó móc túi lôi ra hai tờ năm mươi đồng, một tờ hai mươi đồng và mấy đồng bạc lẻ.
“Chiều ny chị làm cơm cúng ngồi ăn một mình buốn quá, định gọi em xuống nhà chơi luôn, nhưng ngại em…”
Tôi hất hàm cười với nó.
“Chị ở một mình thôi à”
“Ừ”
Tôi kể cho Nguyên nghe qua hoàn cảnh của tôi. Từ lúc đó cậu chuyện giữa chúng tôi trở nên thoải mái hơn. Tôi bỗng thấy một chú é Nguyên khác hẳn, hoạt bát, vui vẻ. Cũng phải thôi, cuộc sống có những nét giống nhau thò dễ đồng cảm và hòa hợp với nhau. Tôi thiếu thốn tình cảm của người mẹ từ bé nên rát hiểu sự mất mát ấy trong Nguyên. Nhưng Nguyên khổ hơn tôi gấp vạn lần vì có mẹ mà như không.
Tôi lấy các thứ mang theo từ nhà để lên bàn. Nguyên hấp tấp chạy vào buồng lôi ra hai chiếc bát con, một chiếc đĩa và một cái bát ô tô.
“Rổ bát nhà em chỉ có vậy thôi!”
Hà kể cho tôi nghe: một lần bà hàng xóm cho nó mấy miếng thịt kho nó bầy lên mâm nhưng để đấy và chỉ ăn muối ớt, ngày hôm sau cũng thế, đến ngày thứ ba mới ăn. Thấy tôi trầm ngâm nó hỏi:
“Chị làm sao thế?”
“À... không!”
“Chị xem, em ăn tết cũng đầy đủ các thứ đây này “- Nó đứng dậy đi về phía buồng, vén tấm ni lông, bên trong là chiếc bảng hình chữ nhật. Nguyên kéo chiếc bảng ra giữa nhà, lấy cái ghế chặn phía sau. Trên bảng vẽ lọ hoa đào, mứt tết, bánh chưng, con gà ngậm bông hồng đỏ nằm trên đĩa... Toàn hương vị ngày tết, Nguyên cười:
“Em vẽ đấy, đẹp chứ chị? Giao thừa xong em sẽ kê ở chỗ kia, ai vào cũng thấy ngay.”
Tôi không cười được. Sống mũi tôi cay xè như hít phải ớt bột. Tôi sực nhớ bó hoa mua từ lúc này vẫn còn để trong túi. Thấy hoa Nguyên chạy lại mừng rỡ:
“Loại hoa này em thích đấy. Để em kiếm cái cắm. Chà, tết năm nay em xôm thật!”
Nguyên chay ra ngoài sân, lúc quay vào mang theo ống bơ sữa bò đã gỉ.
Nó đổ nước vào đấy rồi đưa cho tôi. Tôi giơ chiếc ống bơ lên ngắm nghía, còn đang ngần ngại thì Nguyên giục:
“Chị sợ nó xấu chứ gì? Không lo, em đã có cách, chị cứ cắm vào.”
Nguyên lấy hai tờ giấy xanh màu cẩm thạch dán liền lại. Loáng một cái nó đã gấp xong hình chiếc lọ, chụp ra bên ngoài ống bơ. Tôi và nó cùng lùi ra xa ngắm nghía. Tôi trầm trồ:
“Đẹp thật! Hoa trắng nền xanh trông rất nổi lại nhã nhặn.”
Được khen, Nguyên cười gật gù có vẻ khoái chí. Nó kể cho tôi nghe chuyện lớp học, bạn bè như chưa bao giờ có người để nói chuyện. Tôi sống lại thời học sinh với đủ trò nghịch ngợm, khiến nhiều khi bố mẹ, thầy cô phải bực mình. Nỗi buồn man mác ám ảnh tôi suốt cả ngày hôm qua biến đâu mất. Đang kể, chợt nhớ ra điều gì, Nguyên chạy vào buồng, chui tuột xuống gầm giường lôi ra một khúc gỗ dài, một đầu gắn chiếc ống bơ sữa bò trắng tinh, phía trên có thanh sắt dài cong cong. Nguyên lấy tay phủi bụi trên đó như sợ bị đau. Nó khoe:
“Em có cái này nữa cơ. Đàn bầu em tự làm lấy đấy.”
Tôi tưởng mình mang đến niềm vui cho Nguyên, không ngờ bị cuốn hút vào thế giới của riêng nó. Hết cái lạ này đến cái lạ khác, vui có, cười ra nước mắt có.
“Bây giờ em đàn cho chị nghe nhé.’
Nó nghếch một đầu chiếc đàn lên bàn, còn đầu kia để xuống đùi, tay mân mê cái cần cong cong nhìn tôi lưỡng lự.
“Chơi bài gì bây giờ... À, phải rồi!”
Tiếng đàn rè đυ.c. Tôi chẳng hiểu Nguyên đang chơi bài gì nữa. Một mở âm thanh lùng bùng bên tai. Một hồi Nguyên ngẩng lên nhìn tôi:
“Chị có biết bài gì không?”
“Chịu, em đánh đàn mà cứ như đánh đố ấy.”
Nó nhe răng cười đổ lỗi tại cái đàn tự tạo để lâu ngày không đánh nên dây bị gỉ.
“Bài hát này em thích lắm mà không biết đầu đề. Như thế này... “ Nó e hèm một cái rồi cất tiếng hát bằng cái giọng đang vỡ: “Cầm lá thϊếp này lòng hướng vô Nam. Dù xa muôn trùng nhưng tình em vẫn ngàn năm không mờ... Thôi em chẳng hát nữa kẻo chị lại cười. Chị nghe đoạn này nhé, nghe này... Tình tình tình gió bay. Nghe ra chưa?”
Tôi rũ ra cười vì kiểu đánh đàn của nó. Mặc tôi cười, Nguyên vừa đánh vừa minh họa bằng lời hát. Hết bài nó hất hàm nhìn tôi:
“Nghe êm chứ chị?”
Tôi cũng bắt chước điệu bộ của nó hai tay xoa xoa vào nhau, gật gật đầu ra chiều tán thưởng, nhưng rồi không nín được, tôi cười phá lên. Nguyên ngất ngư cười theo.
Đang vui, Nguyên chậm chạp đứng dậy, dựng đàn vào góc nhà. Nhìn dáng điệu thẫn thờ, buồn bã của nó, tôi hỏi khẽ:
“Em làm sao thế?”
“Chị có phải về trước giao thừa không?” - Nguyên vẫn đứng góc nhà hỏi chẳng buồn quay mặt ra.
“Không, chị ở lại đón giao thừa với em. Chị mang theo cả bánh pháo đây này.”
“Thật không? Chị ở lại nhá?”
Nó quay ngoắt lại, mắt sáng bừng, khiến tôi không dám nhìn thẳng vào đấy – “Thế mà em cứ tưởng...”
Hóa ra nó buồn vì tưởng tôi phải về. Nếu Nguyên bé lại một chút hoặc tôi già thêm chục tuổi thì tôi sẽ ôm riết lấy nó vào lòng. Nguyên mấp máy môi định nói câu gì đó nhưng lại thôi, rồi bước nhanh đến bên tôi cuống quýt:
“Chị em mình phải dọn dẹp qua nhà cửa dể tý nữa còn đón giao thừa chứ. Chị quét nhà và bày biện lại cho em, em ra đây một tý.”
Không đợi tôi trả lời Nguyên chạy vù ra cửa. Lúc quay về cầm theo túi kẹo. Nguyên lấy tờ giấy trắng cắt thành hình hoa và để túi kẹo lên đó.
“Hôm nay được phép chi vào "ngân quỹ". Phải có gì khao chị chứ! Giao thừa xong chị em mình sẽ phá cỗ.”
Cỗ của Nguyên là mấy thứ tôi mang đến, thêm túi kẹo nó vừa mua. Tôi bày tất cả lên bàn, cạnh lọ hoa hồng.
Chỉ còn nửa tiếng nữa là giao thừa. Nguyên tìm chiếc que để treo bánh pháo khi đốt. Nó làm rất cẩn thận như chuẩn bị cho một việc trọng đại sắp sửa diễn ra tại đây. Vừa làm, nó vừa nói chuyện với tôi:
“Có mấy thằng bạn rủ em đến nhà tụi nó đón giao thừa. Em chả thích thế, dù sao mình cũng là người lạ.”
"Thằng bé nghĩ gớm thật!" - Tôi thầm nghĩ.
Những đứa trẻ như nó thường khôn hơn lũ trẻ cùng tuổi, bởi sớm phải tự quyết định mọi việc của bản thân. Tôi dù sao vẫn còn sự chăm sóc của người cha. Tôi không biết mình sẽ ra sao nếu ba tôi mất sớm hơn?
Lúc này tôi mới có dịp nhìn kỹ khuôn mặt Nguyên. Phải nói là Nguyên đẹp trai, khuôn mặt thon thả đôi mắt đen mở to được che bởi hàng mi dài cong vυ"t - một đôi mắt đặc con gái. Nhìn hàng ria mờ đen phía trên môi cu cậu tôi bật cười. Nguyên nhìn tôi ngạc nhiên:
“Chị cười gì thế?”
“À... Em làm khéo tay như con gái ấy” - Tôi nói lảng.
“Phải làm cho nó quen tay chứ. Em còn biết khâu nữa cơ. Chị xem này” - Nó giơ lưng về phía tôi. Miếng vá bằng bàn tay ở giữa lưng lộ rõ cả đường chỉ.
Tiếng chuông đồng hồ từ vô tuyến ở các nhà xung quanh thong thả gõ từng tiếng. Đó đây đã râm ran tiếng hơi pháo. Nguyên nhìn tôi, hiểu ý, tôi gật đầu.
“Em tắt đèn chị nhé. Để xem ánh lửa từ những quả nổ trông đẹp hơn.”
Nguyên xòe diêm châm lửa đốt. Quả pháo cối đầu tiên nổ rất giòn. Mặc dù đã chuẩn bị trước, tôi vẫn hơi bị giật mình theo phản xạ tự nhiên. Đợi quả pháo cuối cùng nổ xong, tôi bảo Nguyên:
“Năm nay chị em mình sẽ gặp nhiều cái may, vì pháo nổ rất tốt.”
Không thấy Nguyên trả lời, tôi nhìn sang. Hai tay vịn vào song cửa sổ, mắt nhìn xa vời vợi. Qua ánh đèn từ ngoài đường hắt vào tôi thấy ở khóe mắt nó hai giọt lệ lớn sắp sửa lăn xuống má. Tự nhiên nước mắt tôi trào ra. Cũng giờ này năm ngoái tôi còn đón giao thừa với ba ở bệnh viện.
“Năm nay, ba bỏ con một mình ba ơi!”
“Chị!”
Nguyên quay sang tôi giọng nghẹn ngào:
“Chị... Chị là chị gái của em nhé!”
Tôi nhìn nó cười trong khi hai hàng nước mắt kéo vệt trên hai má.
“Nguyên! Chị sẽ là chị của em mãi mãi. Nếu ba còn sống chắc ba sẽ rất thích vì có thêm một cậu con trai đấy!”
Nguyên cười rồi đưa tay lên quệt má. Tôi chẳng buồn lau mặt nữa. Chúng tôi đứng như vậy nhìn ra phía xa rực ánh đèn các màu. Xung quanh là tiếng pháo nổ khi xa khi gần, liên tục. Một năm mới bắt đầu ...
- 🏠 Home
- Tỷ Đệ Luyến
- Mặt Trời Bé Con Của Tôi
- Chương 2: Nhận em trai