Chương 1-1: Lâm Mãn (1)

“Xe đằng sau, đuổi kịp mau đi!”

Trước căn cứ Hoà Bình, vài chiếc xe tải trông cũ kỹ lái ra khỏi cổng căn cứ, để lại đống khói bụi mịt mù mà chẳng quan tâm gì đến nơi sơn cốc.

Lâm Mãn đeo một chiếc ba lô nhỏ rách rưới, xách theo cái ấm nước lớn bằng sắt, mặc bộ quần áo sờn rách đầy dấu vết may vá, khuôn mặt dơ bẩn hơi thô ráp, gò má hóp sâu, ánh mắt nhàn nhạt nhìn chiếc xe tải rời đi.

Nhìn xung quanh chỉ thấy đất đai hoang vu và cằn cỗi, hầu như đồng ruộng và sườn núi không có chút sắc xanh, những cái bóng thưa thớt của người già và trẻ nhỏ đang cặm cụi nhổ rễ cây, đào cỏ dại để ăn chống đói.

Đầu năm thứ 17 mạt thế, ngay cả cỏ dại cũng hiếm khi mọc trong đất nữa, người ta nói rằng là vì môi trường đã bị ô nhiễm nghiêm trọng và những loài thực vật hiện nay không thể thích nghi với môi trường mới.

Căn cứ đã cố gắng gieo trồng một số loại cây trồng, nhưng cuối cùng số lượng cây trồng có thể thu hoạch được rất ít ỏi, cho nên mặc dù mấy năm gần đây số lượng zoombie càng ngày càng ít dần, nhưng cuộc sống của loài người càng gian nan hơn.

Nghe nói chỉ có những căn cứ lớn mới phát triển những cơ sở trồng trọt khép kín và những giống cây trồng mới có thể tạo ra một số loại lương thực chu cấp cho người dân, mấy chiếc xe tải vừa rời đi lúc nãy muốn hướng đến những căn cứ lớn kia.

Tầm mắt của Lâm Mãn lại chuyển về phía khu căn cứ, nhìn nơi đâu cũng thấy dáng vẻ hoang mang hỗn loạn, mọi người đều đang sửa soạn đồ đạc định bụng rời khỏi nơi đây, đi bộ khoảng mười phút, cô đi vào một ngôi nhà trệt.

Khu căn cứ Hoà Bình này được xây dựng sau khi mạt thế bùng nổ, đây là một sơn cốc ngăn cách với thế nhân, họ khó có thể tìm kiếm được những tư liệu đàng hoàng về kiến trúc, một số vật liệu khó kiếm được từ bên ngoài cũng được sử dụng để xây dựng tường thành và nhà ở, tốt hơn nữa là phết một ít bùn vàng lên gạch không nung.

Khu vực xung quanh nhà Lâm Mãn vốn đã như vậy, trông có vẻ tối tăm và bụi bặm, kể từ khi Lâm Mãn có ký ức thì cô đã ở đây rồi.

“Tiểu Mãn về rồi à.” Cạnh nhà Lâm Mãn là một gia đình ba miệng ăn - là một bà lão tự tay nuôi nấng hai đứa cháu gái và cháu trai, người trước nhỏ hơn Lâm Mãn hai tuổi, còn người sau nhỏ hơn Lâm Mãn bốn tuổi, cha mẹ hai đứa trẻ đều đã hy sinh trong đợt thủy triều zoombie vào năm mạt thế thứ 5 năm đó, nhà họ được xem là “Gia đình liệt sĩ” cho nên có thể nhận được trợ cấp từ căn cứ.

Chỉ là mấy năm trước tuy căn cứ khá khốn khó, nhưng vẫn đủ lương thực, mấy năm nay các quản lý cấp cao của khu căn cứ lần lượt bỏ đi phân nửa, những gia đình còn lại hầu như phải cạp đất mà ăn, cái gọi là trợ cấp tất nhiên cũng biến mất theo. Vì vậy ba bà cháu họ bắt đầu trải qua những tháng ngày khó khăn.

Người vừa chào hỏi Lâm Mãn là bà cụ nhà đó, Lâm Mãn mỉm cười gọi một tiếng “bà nội Ngô”.

Cô vừa dứt lời thì bèn lấy hai nắm rau dại không biết tên từ trong ba lô ra, dù sao cái nào cũng có màu xanh lục, vẫn có thể ăn được: “Bà nội Ngô, bà lấy cái này đi.”

“Ai, sao lại như thế được! Cháu cứ giữ lấy cho hai mẹ con ăn đi.”

“Trong ba lô của cháu vẫn còn mà.”

Nhìn thấy nắm rau dại xanh non mơn mởn, bà nội Ngô không khỏi động lòng, hai đứa trẻ trong nhà bà cụ đã lâu rồi chưa được ăn đồ tươi, hiện giờ ngày nào nhà bọn họ cũng bận bịu việc bên ngoài, thứ nhà họ tìm về được không phải rễ cây hay vỏ cây thì cũng là cỏ dại, nắm rau dại này đúng là thứ tốt hiếm có.

“Vậy bà nhận lấy chúng vậy, để bà đi múc cho cháu một bát bột giun*.”

(*Giun đất là một nguồn thức ăn chăn nuôi giàu dinh dưỡng. Hàm lượng protein và các axit amin trong bột giun là tương đương với bột cá và các loại nguyên liệu giàu protein khác. Bột giun có chứa các axit béo mạch dài là loại chất béo mà nhiều loài động vật không thể tự tổng hợp được.)

Bà nội Ngô vội vàng vào nhà, Lâm Mãn thở dài nhìn xác chết mấy con giun con dế phơi khô trên kệ trong sân nhà bà.

Bà nội Ngô vô cùng dày dặn kinh nghiệm trong việc nuôi giun đất, bà đã làm công việc này vài chục năm rồi, trước kia bà nuôi gà vịt, trồng những loại laghim, đồ ăn trong sân cũng sung túc, bà thường bán bớt cho căn cứ hoặc là hàng xóm, có thể nhận được không ít lương thực. Vì nhà bà cụ là “Gia đình liệt sĩ”, được căn cứ đến nhà thăm hỏi, nên không có người nào dám tới ăn trộm hay cướp đoạt, do đó hai mẹ con Lâm Mãn cũng dính lây chút ánh sáng của nhà bà.