Mã Văn Ninh ớn lạnh khi nhận ra thi thể trong quan tài. Thực ra hắn ép vị lạt ma phải mở được nắp quan tài, chính là để ép ông ta nói ra những bí mật trong đó. Lính đào mộ của Mã Văn Ninh không thiếu người giỏi, đã nghiên cứu nắm được cấu tạo của quan tài, áo quan được làm từ một khối đá nguyên vẹn, vách quan dày chừng một mét, thuốc nổ bình thường khó mà phá vỡ nổi, song nếu dùng thuốc nổ cực mạnh, diện tích nổ nhỏ, sức công phá lớn hẳn mở ra được.
Nhưng vị lạt ma có thể chui vào trong quan tài dày một mét, thi thể lại bị xé tan từng mảnh, quả là chuyện khó hình dung.
Về sau, trong đám lính đào mộ có người phát hiện thi thể của vị lạt ma giống như bị chim kền kền rỉa nát. Ở khu vực của người Tạng, họ từng đào bới rất nhiều mộ cổ, có những quý tộc người Tạng được thiên táng, về sau thu xác về, thi thể cũng nát bấy như vậy, kẻ chấp hành thiên táng chính là chim kền kền.
Vị lạt ma bị nhốt trong phòng kín lại chui vào quan tài đá, rồi bị chim kền kền thiên táng, chuyện này thật quá ly kỳ. Đám lính của Mã Văn Ninh đi đào mồ quật mả chứng kiến biết bao nhiêu chuyện ly kỳ, trong lăng mộ thứ kinh khủng gì cũng có cả, vậy mà trước tình cảnh này, vẫn không khỏi rùng mình ớn lạnh.
Theo lời vị lạt ma kia, họ đưa quan tài đá về để đã bốn ngày, lại thêm một ngày hôm nay nữa, vậy là những người đã đυ.ng vào quan tài đá chỉ còn sống được năm ngày.
Cả đời Mã Văn Ninh tung hoành suốt dải Xuyên Trung, từng tơ tưởng mình được trường sinh bất lão, chứ chưa bao giờ nghĩ cuộc đời của mình chỉ còn có năm ngày. Bây giờ vị lạt ma kia đã chết, không còn cách nào phá giải lời nguyền kia nữa, nghĩ đi nghĩ lại, hắn ta đành cho người tu sủa lại quan tài, tìm một nơi nào đấy chôn xuống.
Đám lính đào trộm mộ của Mã Văn Ninh chôn xong cái quan tài, trên đường về A Bối đυ.ng phải một phe phái quân phiệt khác phục kích, bị tiêu diệt gần hết. Càng quái lạ hơn nữa là, năm hôm sau Mã Văn Ninh mất tích ngay trong tư dinh, mấy hôm sau người nhà mới tìm được thi thể hắn ta trên mái nhà, đã bị lũ kền kền rỉa nát thành từng mảnh, xương thịt tơi tả.
Mã Văn Ninh chết, thế lực quân phiệt của hắn ta như rắn mất đầu, không đầy ba tháng sau thì tan rã, một thế lực quân phiệt khác lại chiếm cứ địa bàn này.
Sự việc ly kỳ lan truyền đi nhanh chóng, cả vùng Xuyên Trung không ai không biết.
Năm Dân Quốc thứ hai mươi hai, ở vùng ven phía Tây Xuyên Khang, trận đại chiến giữa hai quân phiệt Lưu ở Xuyên Trung đã gần đến hồi kết. Quân đoàn 21 của Lưu Tương được Tưởng Giới Thạch giúp sức, dựa vào hỏa lực của máy bay, pháo lớn, liên tiếp phá thành nhổ trại, buộc quân đoàn 24 của Lưu Văn Huy phải rút về bảo vệ Mi Sơn - Gia Định. Hai bên lấy sông Mân làm ranh giới, kịch chiến suốt nửa tháng trời, quân đoàn 24 yếu thế, đành bỏ phòng tuyến sông Mân, rút về Nhã An và gửi điện thông báo cho cả nước biết họ "lui về Tây Khang chi viện quốc phòng".
Lưu Văn Huy thua liểng xiểng chỉ còn mười mấy trung đoàn tàn binh bại tướng tổng cộng chưa đầy một vạn binh mã, uy phong của quân đoàn 24 đã trôi theo dòng nước.
Lưu Văn Huy dẫn đám tàn quân rút về hướng Xuyên Tây, đóng ở Tây Khang. Lưu Tương toàn thắng, không để cho Lưu Văn Huy có cơ hội nghỉ ngơi, liền cử hai viên tướng Điền Tụng Nghiêu và Đặng Tích Hậu dẫn đầu hai cánh quân chủ lực thâm nhập vào Tây Tạng, truy kích tiêu diệt tàn quân của Lưu Văn Huy. Hai người này đều là nhân vật lăn lộn nửa đời nơi mũi tên hòn đạn, dọc đường truy sát cho đám tàn quân của quân đoàn 24 đến không còn manh giáp, xác chết đầy đồng.
Đội cảnh vệ của Lưu Văn Huy bị truy đuổi bỏ chạy tán loạn, chui lủi khắp nơi, dần tiến vào đất Tạng. Hơn trăm quân sĩ không có hậu cần cung cấp lương thực súng đạn, đành quay sang làm thổ phỉ đi cướp của dân Tạng. Vùng này giáp với phía Tây Xương Đô, xung quanh đều là núi non, cao hơn mặt biển mấy nghìn mét, đất rộng người thưa, trong vòng mấy trăm dặm chỉ lác đác vài ba bóng người.
Dọc đường đi binh mã mệt mỏi, lương thực và nước uống cướp được đã hết từ một ngày trước. Đã vào thu, bãi cỏ trên núi mọc um cỏ dại, khô héo còi cọc, khó mà có thú hoang. Đám lính này vốn là đội bảo vệ Lưu Văn Huy ở Xuyên Trung, quen được sung sướиɠ, không thể chịu đựng nổi cảnh khổ cực của lính dã chiến. Thời ấy, lính tráng Tứ Xuyên quen với nếp sinh hoạt tùy tiện, kỷ luật lỏng lẻo, quân cảnh vệ trước mặt cấp trên thì tỏ ra nghiêm túc, nhưng sau lưng lại không coi ai ra gì, kiêu căng, vô lễ.
Bây giờ, phía sau có quân đoàn chủ lực 21 truy kích, trước mặt là rừng núi hoang vu, sống chết khó lường, tương lai mờ mịt, nội bộ gần một trăm con người này cũng đâm ra lục đυ.c, mâu thuẫn. Một số chủ trương quay lại, chiếm một ngọn núi làm bá vương trên Trà Mã cổ đạo, nhiều lắm là gặp bọn lính truy kích, có thể đầu hàng thì đầu hàng, nếu không đầu hàng thì liều một phen, như vậy còn dễ chịu hơn ở đây chết đói; số còn lại đòi vượt qua núi tuyết Mai Lý để vào Xương Đô, từ đấy sẽ phát triển tiếp.
Đôi bên bất đồng ý kiến, tranh chấp mỗi lúc một căng thẳng, hai viên đại đội trưởng của hai đội cảnh vệ đánh nhau trước, bọn họ vừa ra tay thì quân lính dưới quyền cũng náo loạn, nhất loạt lên đạn bắn nhau.
Đang đánh nhau bất phân thắng bại, bỗng một người lính trông thấy nơi đỉnh núi phía xa có khói đen bay lên, còn thấp thoáng ánh lửa. Anh ta quên cả đánh nhau, lớn tiếng kêu gọi anh em cùng nhìn lên. Đám tàn quân đang nộ khí xung thiên, sát khí đằng đằng nhất loạt đổ dồn ánh mắt về phía ngọn núi kia, lúc này trời đã nhập nhoạng tối, đám khói như mây đen từ đỉnh núi phía xa bay đến, bên dưới còn có ánh lửa, nom tình hình này, hình như ở đây đang có cháy lớn.
Mọi người lúc đầu còn ngơ ngác, rồi cùng reo hò hoan hô, có lửa tức là có người, nghĩ nhiều làm gì, cứ đến đấy tìm miếng ăn rồi sẽ tính sau. Mọi người thấy một tia hy vọng, liền bỏ hết tranh chấp, dưới sự chỉ huy của hai viên đại đội trưởng, họ cùng dìu đỡ thương binh, đi về phía ngọn núi kia.
Giữa muôn trùng núi non, ngọn núi kia trông cũng không xa lắm. Nhưng đi rồi mới biết vách núi cheo leo dựng đứng, leo lên thật khó khăn. Đám lính đang bị cái đói giày vò, bất chấp khó khăn, cố leo lên, leo bốn năm tiếng đồng hồ mới lên đến đỉnh.
Leo lên đến nơi mới biết, ánh lửa đã biến mất từ lúc nào rồi. Núi rất lớn, nếu cháy rừng phải cháy suốt mấy ngày đêm, vậy mà làm thế nào chỉ trong chốc lát lửa đã tắt?
Gần một trăm tàn quân đứng trên núi, run cầm cập trong gió lạnh, đèn pin của họ chỉ soi sáng được vài chục mét, chỉ thấy xung quanh toàn là bóng tối. Hai viên đại đội trưởng quyết định xóa bỏ xích mích, cùng nhau bàn mưu tính cách, dù sao cũng không thể ngồi trên đỉnh núi này chờ chết đói hoặc chết rét.
Hai người bàn nhau hồi lâu, cuối cùng quyết định chia làm hai cánh đi xuống theo hai ngả, nếu phát hiện có động tĩnh gì đó thì đốt lửa báo hiệu cho nhau biết.
Họ chặt cành khô làm đuốc, mỗi người một bó, tạo thành hai con rồng lửa men theo hai triền núi Đông Tây, tiến sâu vào rừng cây. Đại đội Hai đi về phía Tây, đại đội trưởng tên là Vương Uy, một thanh niên chưa đến ba mươi tuổi. Vương Uy tính tình nóng nảy, chỉ cần tranh cãi vài ba câu lập tức rút dao động súng, là một nhân vật rất khó chọc vào.
Vương Uy không thấy ánh đuốc của đại đội Ba đâu nữa, liền gọi Triệu Nhị mặt rỗ, quân sư của anh ta đến. Triệu Nhị mặt rỗ tầm tuổi Vương Uy, trước đây đều là sinh viên đại học Yên Kinh, chịu ảnh hưởng của cao trào yêu nước, đến Tứ Xuyên làm lính của Lưu Văn Huy, mấy năm nay Đông chinh Bắc chiến, trải qua sự kiện quân đội Tứ Xuyên đảo chính và trận chiến Xuyên Đông, cho đến ngày Lưu Văn Huy và Lưu Tương đánh nhau, họ theo bại binh của Lưu Văn Huy rút khỏi Mạch Thành,nơi đây.
Hai người sống trong quân ngũ gần mười năm, đã rèn đúc nên tình cảm thân thiết. Triệu Nhị thời nhỏ bị bệnh đậu mùa, mặt rỗ chằng rỗ chịt, gã cao cao gầy gầy, đánh trận không giỏi nhưng lắm mưu mẹo. Hồi đánh nhau với quân phiệt Dương Sâm, dựa vào chủ ý của gã mà Vương Uy đánh thắng khá nhiều trận, bởi thế Vương Uy nhất mực coi trọng gã.