Mắt Âm Dương I

8.5/10 trên tổng số 2 lượt đánh giá
Tác Giả: Đề Cử
Tình Trạng: Hoàn Thành
Lạc trong địa ngục dưới lòng đất Tạng Khi ai đó qua đời, người Tạng đem thi thể người chết dâng cho kền kền, vốn là sứ giả của chư thần trong tín ngưỡng Tây Tạng, sau khi rỉa thịt người chết, kền kền  …
Xem Thêm

Một mặt tường hướng vào trong của mộ thất đổ sập xuống, giữa màn khói bụi mù mịt Vương Uy chợt trông thấy một người mặc quân phục màu vàng chui vào đường hầm rồi biến mất. Tiếp theo, có mấy bóng đen từ hai bên mộ đạo xông ra, bắn quét một tràng về hướng người mặc quân phục vừa biến mất.

Vương Uy nhận ra bọn họ đều là người trong đội thám hiểm của lão Tôn, tuy anh chẳng có cảm tình gì với những người này, họ cũng chỉ lợi dụng anh bán mạng cho họ, nhưng gặp nhau trong tình huống này Vương Uy vẫn cảm thấy lòng ấm lên đôi chút.

Anh cao giọng gọi lão Tôn, lão Tôn ngoảnh lại, giơ cao đèn rọi về phía này, phát hiện ra Vương Uy, vội gọi người đến đỡ anh dậy.

Vương Uy phủi bụi đất bám trên người, đưa đẩy đôi ba câu khách sáo rồi kể sơ qua cho lão Tôn nghe những gì anh trải qua trong lúc bám theo xác sống. Lão Tôn nghe cũng toát mồ hôi lạnh, những chuyện này đúng là không thể tưởng tượng nổi.

Theo những tư liệu đã thu thập được, lão Tôn và đội thám hiểm đã tìm đến hẻm núi lớn, nhưng đột nhiên lại bị một loài dã thú tấn công. Tiếng gầm của con thú đó vang như sấm rền, khiến người ta váng đầu hoa mắt, đau đớn vô cùng. Năm người trong đội thám hiểm bị dã thú tấn công trên cây đa khổng lồ, nhưng chẳng ai trông thấy hình dạng con thú đó ra sao cả, chỉ nghe tiếng gầm như sấm động, đội thám hiểm đã có mấy người biến mất.

Đi đến bãi cỏ, họ mới phát hiện mấy người trong đội kẻ bị xé toang l*иg ngực mà chết, người chết chìm trong đầm lầy, nhưng hình dạng con thú kia thế nào chẳng ai trông thấy cả, thật là đáng sợ. Thêm vào đó, trên mỗi cái xác đều có một dấu hoa mai giống hệt nhau.

Lão Tôn vắt óc mãi không nhớ nổi con dã thú này từng được đề cập đến trong cuốn sách cổ nào, hay từng xuất hiện ở nơi nào.

Về sau họ phát hiện thấy giữa rừng có một mộ đạo, bèn dùng thuốc nổ phá cửa, tiến vào trong mộ. Trong mộ thất, họ giao đấu vài lần với đám lính mặc quân phục vàng, cũng tổn thất mất mấy người.

Thấy Ngoẹo và Ngọng vẫn không sứt mẻ gì, Vương Uy rất mừng. Xem ra kẻ ngốc có phúc của kẻ ngốc, người của đội thám hiểm liên tiếp gặp chuyện, vậy mà hai bọn họ vẫn bình an.

Hai người ngồi lại thảo luận mới hay thì ra Vương Uy và lão Tôn vào mộ thất bằng hai lối khác nhau. Khi xưa lão Tôn vốn là kẻ cướp, gϊếŧ người cướp của, đào mồ quật mả… việc gì cũng làm. Lão còn được thầy giỏi truyền cho thuật đào mồ trộm của, có bí quyết dò mả định huyệt riêng, nên mới tìm thấy lối vào hầm mộ từ ngoài thung lũng.

Bấy giờ, hai người trong đội thám hiểm đuổi theo ba tên lính mặc quân phục vàng vào đường hầm mới quay lại, khắp mặt khắp người toàn máu là máu. Theo những gì họ báo với Dương Hoài Ngọc và lão Tôn thì một đồng đội của họ đã thiệt mạng trong lúc truy đuổi ba tên lính áo vàng, hai người họ thấy bọn chúng lẩn xuống một con sông ngầm, không dám đuổi tiếp, đành quay lại.
Chương 7: Sông ngầm (1)
Theo lời lão Tôn thì ba tên kia xuất quỷ nhập thần trong mộ thất, nhất thời cũng chưa làm gì được, nên tạm để chúng đấy. Lão đến mộ thất chỗ Vương Uy đang chờ, hai thi thể phụ nữ trên bệ đá đã hóa thành xương khô, nhưng vẫn mặt đối mặt ôm chặt lấy nhau. Thi thể đám lính đào mộ của Mã Văn Ninh trong mộ cũng đã bị phân hủy, chỉ còn một đống xương trắng. Trên bệ đá chỉ còn một bộ xương nâng nửa chiếc chân đẫm máu.

Lão Tôn đi vòng quanh bệ đá, tặc lưỡi:

- Anh Uy, chúng ta gặp phải cao nhân rồi.

Vương Uy ngớ ra hỏi lại:

- Cao nhân gì cơ?

Lão Tôn nói:

- Hai thi thể khỏa thân dâng rượu, nâng giày này thường được người Tạng gọi là thi chú. Năm xưa đạo Phật truyền vào đất Tạng, dưới sự khởi xướng của công chúa Xích Tôn và công chúa Chiêu Quân, dần dần trở nên thịnh hành, trong khi Bản giáo[1] ở đây ngày càng mai một. Đạo Phật đất Tạng phát triển nhanh chóng, khó tránh khỏi vàng thau lẫn lộn, chính trong thời kỳ này, đất Tạng lại xuất hiện một tà phái kết hợp cả Phật và Bản, gọi là đạo Già Lam. Về mặt giáo nghĩa, đạo Già Lam không phân biệt Bản, Phật, đã có thời được truyền tụng rộng rãi, rất đông tín đồ. Nhưng đạo Già Lam hành đạo lấy tà thuật làm chính, về sau vì làm nhiều điều ác, bị Phật giáo và Bản giáo liên hợp đàn áp, thế lực suy yếu dần, cuối cùng bị ép phải rời về phía Đông, từ đấy cũng mất tăm mất tích. Hình thức thi chú này chính là tà pháp được đạo Già Lam truyền bá khá rộng rãi, nghe nói sau khi đạo Già Lam rời về phía Đông, tà pháp này cũng thất truyền, không ngờ lại xuất hiện ở vùng núi tuyết này.

[1] Bản giáo: Tôn giáo nguyên thủy cổ sơ nhất ở Tây Tạng.

Nghe lão Tôn kể đâu ra đấy, Vương Uy cũng thầm kinh hãi, trong mộ thất này có thi chú của đạo Già Lam, lẽ nào đây là mộ của đạo Già Lam? Nhớ đến chiếc kích hình thú giắt trên lưng, anh lại nghĩ: cái kích này ít ra cũng phải mấy nghìn năm tuổi, nếu không phải là vật trong mộ này, lẽ nào trên núi tuyết còn có ngôi mộ cổ nào khác nữa ư?

Vương Uy giắt chiếc kích và con dao vào lưng áo khoác quân phục, đám người lão Tôn không t hiện ra, cứ tưởng đó là con dao anh vẫn đem theo từ trước.

Mấy người trong đội thám hiểm cầm đèn bão dẫn đầu, tiến vào đường hầm, ai nấy đều lăm lăm tiểu liên, chuẩn bị sẵn sàng, hễ ba tên lính áo vàng kia xuất hiện, sẽ lập tức nổ súng bắn cho người chúng thủng lỗ chỗ như tổ ong luôn.

Đường hầm này vừa dài vừa dốc, lại quanh co khúc khuỷu, đi sâu xuống, trên vách hầm dần dần có nước rỉ ra, tiếp tục đi tới đoạn đường hầm ngập nước, đều là nước do tuyết tan từ trên núi chảy xuống. Mọi người đồng loạt xắn cao quần lội nước, ai nấy run lên vì lạnh. Vương Uy và Dương Hoài Ngọc đi đầu, lão Tôn miệng ngậm tẩu, mắt nheo nheo đi giữa đoàn. Lão ta đi không nhanh không chậm, đầu cúi thật thấp, cặp mắt nheo nheo mà vẫn sáng rực, chăm chú quan sát những góc tối nơi ánh đèn không soi đến.

Hang động này dốc xuống lòng đất, trên vách lởm chởm những gờ đá hình thù quái dị, xung quanh đầy những vết nứt do thế núi chuyển động tạo nên, những trụ đá trên nóc hang đan chéo nhau thành một lòng máng, lại được các trụ đá hai bên lòng máng nghiêng nghiêng, từ trước ra sau đâm sâu vào bóng tối, trông hệt như một bộ xương rết khổng lồ, nằm dài trong bóng tối, đổ bóng xuống bao trùm cả đoàn người.

Trong hang yên tĩnh đến rợn người, cũng chẳng ai còn lòng dạ nào mà trò chuyện, không khí như đặc quánh lại, chỉ có tiếng lội nước bì bõm dội vào vách đá, âm ầm lan ra. Địa thế hang này ăn sâu xuống lòng đất, nhưng mọi người đi mãi đi mãi vẫn chẳng thấy tăm tích sông ngầm đâu cả. Kể từ lúc họ bước vào hang, thời gian phải dài gấp mấy lần thời gian hai người trong đội thám hiểm đuổi theo ba tên lính áo vàng vào hang động rồi trở lại.

Dương Hoài Ngọc vẫy tay:

- Vương Đại Vượng, Lý Quang, hai người lại đây.

Hai người mặc đồ đen thấy Dương Hoài Ngọc gọi liền bước lên trước, khẽ thưa một tiếng:

- Cô Ngọc.

- Vừa rồi các anh cũng chạy vào cái hang này hay sao?

Người tên Vương Đại Vượng gật đầu đáp:

- Hang này không có nhánh rẽ, chắc không nhầm được đâu. Chỉ lạ một điều là, cái hang chúng tôi vào lúc đầu tiên cửa hang rất hẹp, bên trong rất nhiều đoạn quanh co, ngáng trở, không giống hang này…

Mọi người nghe Vương Đại Vượng nói đều giật mình kinh hãi, họ thấy ba đồng đội đuổi theo mấy tên lính áo vàng chạy vào hang, cuối cùng chỉ có Vương Đại Vượng và Lý Quang quay ra. Cái hang này thẳng tuồn tuột, không có nhánh rẽ, vách hang rất kiên cố, đao búa khó mà đυ.c nổi, vậy mà thoắt chốc lại biến đổi hoàn toàn, thật là kỳ quái.

Lão Tôn nheo mắt nhìn Vương Đại Vượng và Lý Quang, chẳng nói gì, chỉ quay sang hỏi Vương Uy:

- Anh Uy thấy thế nào?

Vương Uy cũng rất hoang mang, sự việc này ly kỳ quá sức, hơn nữa bọn họ lại không thể lần ra bất cứ một dấu vết nào từ kết cấu của hang cả. Cứ theo lộ trình mà phán đoán hẳn họ đã tiến sâu vào lòng đất đến mấy dặm rồi, nhưng hang động này vẫn tiếp tục dốc xuống sâu hơn, chưa hề có vẻ dừng lại.

Thêm Bình Luận