Ta lớn lên ở Hoạ Bích Linh Sơn, người nuôi nấng ta là một bà bà tóc bạc dài chấm gót, nếp nhăn nhiều đến mức khiến người khác nhìn mà phải than xót.
Bà bà lúc nào cũng chống quải trượng làm từ cây dâu, người khoác trường bào màu xám may bằng vải thô, mang dáng vẻ của người đã trải qua hết thăng trầm, đứng trên đỉnh Linh Sơn nhìn biển mây cuồn cuộn và hoàng hôn chạng vạng.
Ta đã từng hỏi bà bà bao nhiêu tuổi, bà bà đáp rằng người không nhớ được.
Bà bà đã sống đến mức không còn nhớ rõ tuổi tác của mình, đây là người đã sống lâu đến mức nào, còn là có thể sống lâu đến cỡ nào mà không thèm đếm xỉa đến? Cũng từ thuở ấy, bà bà trở thành định nghĩa thần thoại trong lòng ta.
Ta thì lại muốn sống thật đáng giá, ít nhất cũng phải đủ lâu dài để ghi dấu ấn ở Hoạ Bích Linh Sơn này. Ít nhất thì tuổi thọ của ta cũng không thể kém hơn bà bà, ta cũng sẽ không lãng phí thời gian để cuối đời chỉ còn lại bộ mặt già nua.
Lúc ta dõng dạc nói ra lý tưởng này, bàn tay nhăn nheo của bà bà nhẹ nhàng vuốt ve mái tóc ta, khuôn mặt đầy thăng trầm lại cổ vũ ta: "Tiểu Vũ còn nhỏ, chỉ mới một ngàn tuổi thôi, nhất định sẽ sống lâu hơn bà bà."
Ta nghe vậy liền hào hứng, chạy quanh đỉnh núi vài vòng. Cũng không phải là vì bà bà nói ta nhất định có thể sống lâu, mà là vì bà bà cuối cùng không gọi ta là Mao Mao nữa.
Tên ta là Tiểu Vũ Mao, từ ngày còn bé, bà bà đã thân thiết gọi ta là Mao Mao.
Khi còn nhỏ thì ta cảm thấy cái tên này không có gì bất ổn cả, goi lên nghe rất đáng yêu, thậm chí có thể kích phát tình mẫu tử của những sinh vật trong núi, chúng nó lại càng trông nom ta nhiều hơn. Ngày tháng thoi đưa, ta càng lớn lại càng cảm thấy cái tên này thật không phù hợp, một vị đại khuê nữ dáng mạo duyên dáng yêu kiều như thế mà gọi là Mao Mao, thế này thì sao ta có thể lấy chồng, ta có thể chịu nổi.
Ta lên tiếng kháng nghị, trịnh trọng phát biểu ý kiến với mọi sinh vật trong núi, mời mọi người từ nay về sau hãy gọi ta là Tiểu Vũ. Ta nghĩ cái tên này thanh nhã hơn so với cái tên Mao Mao nhiều, gọi như vậy thì ta sẽ dễ lấy chồng hơn.
Chẳng những bà bà không sửa được miệng, mà linh vật trong núi đều như vậy, tất cả mọi người đã quen gọi như thế hơn trăm năm, đột nhiên đổi tên, cũng không biết là gọi ai.
Được thôi, ngoại trừ bà bà, ta đều đánh nhau với linh vật khắp núi mấy lần, mặc kê là sư tử, diều hâu, hay dê rừng, gà rừng, chỉ cần gọi ta là Mao Mao, ta liền không nói hai lời, tiến lên đánh đấm một trận túi bụi.
Kỳ thật ta cũng không dễ dàng, một chuyện đánh nhau này vậy mà đánh hết năm trăm năm. Trong suốt năm trăm năm này, ta đánh liên tục không ngừng, như diều gặp gió, lại đem hết thảy cái tinh tuý của chuyện đánh nhau mà thấu triệt thành đạo lí. Nhờ vậy mà sau này, nhiều lần ta chuồn xuống núi thì vẫn không bị sinh vật bên ngoài Hoạ Bích Linh Sơn khi dễ.
Sau khi ta đã chinh phục hết thảy thực vật, động vật cùng linh vật ở Hoạ Bích Linh Sơn (nơi đây không có nhân loại), không còn loài nào gọi ta là Mao Mao nữa, chúng thông minh gọi ta là Vũ Mao lão đại.
Ta mang cái danh lão đại này sống oai phong hơn mấy trăm năm, có lẽ vì tất cả mọi người đều gọi ta là Vũ Mao, vô tri vô giác mà thay đổi, cuối cùng bà bà cũng sửa miệng theo, đến tận đây, cái tên Mao Mao đã đi vào dĩ vãng của Hoạ Bích Linh Sơn.
Mọi người đã gọi ta là lão đại thì ta phải có phong thái của lão đại. Cái lần mà ta nghĩ mình có phong thái lão đại nhất đó chính là - năm đó linh vật trong núi mừng sinh nhật lần thứ ba vạn bảy nghìn năm trăm sáu mươi ba của Bồ Đề gia gia, sủng vật của ta là Phì Hồ Ly mang một chiếc bánh nướng trên cổ, vội vã đến báo rằng Hoàng Thử Lang[1] lại tè vào một góc hoạ bích của Linh Sơn.
[1] Hoàng Thử Lang (黄鼠狼
): còn gọi là con chồn sóc, con dứu, một loài vật nhỏ hơn sói, chân ngắn, lông vàng.Sở dĩ nơi này gọi là Hoạ Bích Linh Sơn, vì sâu trong Linh Sơn có một bức tượng đá khắc đầy nhân vật, bà bà nói hoạ bích là thần vật thượng cổ thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Ngày thường không cho phép sinh linh nào tới gần. Mà thú vui lớn nhất của Hoàng Thử Lang là lảng vảng tè vào góc tường bên cạnh bích hoạ. Bà bà đã nhiều lần nhắc nhở, song không có chút hiệu quả nào.
Tính tình con chồn này đúng là dạy mãi không sửa, từ nhỏ đã mất đi phụ mẫu huynh đệ tỉ muội, ngay cả tổ gà mái mà hắn thường nuôi dưỡng cũng mắc bệnh dịch, một đêm diệt môn, đây thật sự là mệnh cách Thiên Sát Cô Tinh. Bởi vậy mọi người đều phá lệ chiếu cố hắn hơn. Nhưng Hoàng Thử Lang cũng không cần mặt mũi nữa đúng không?
Ta không nói hai lời, từ trong túi lấy ra chiếc kéo mà bà bà hay dùng để cắt móng tay, thuận tay biến thành một cây kéo nặng khoảng trăm cân, khiêng nó trên vai tìm Hoàng Thử Lang tính sổ.
Khung cảnh bạch hạc ngân nga, chim tước nhiều màu sắc nhanh chóng lướt qua mắt ta, dưới lớp bích hoạ nguy nga tinh xảo, tiên vụ lượn lờ là tên Hoàng Thử Lang vừa vui vẻ huýt sáo, vừa vểnh lên một cái chân, vung vẩy nướ© ŧıểυ.
Ta hất nhẹ chiếc kéo trên vai rồi nói: "Tên Thử Lang thối này, hôm qua ta vừa học được một món ăn mới - Chim Hấp Tỏi."
Hoàng Thử Lang nghe xong thì tỉnh mộng, lập tức phản ứng mà che lấy tiểu mệnh căn, chạy nhanh như chớp, mất tăm mất dạng.
Chậc, cũng thật là nhỏ...
Từ đó về sau, Hoàng Thử Lang không còn lắc lư vấy bẩn hoạ bích nữa. Vì thế, bà bà còn khen ngợi ta, nói ta là một linh vật có thể làm việc lớn.
Linh vật, đúng vậy. Ta không phải thực vật hay động vật, cũng không phải người, càng không phải yêu ma quỷ quái, ta chỉ là một chiếc lông trắng xoá không biết đến từ đâu. Bà bà nói chiếc lông vũ là ta này ắt đã hấp thu linh khí trời đất mà hoá thành hài nhi, bà đã dưỡng dục ta một ngàn năm, nhìn ta lớn lên từng chút.
Ta hỏi bà bà là thần tiên sao? Bà bà nói không phải. Ta lại chất vấn bà bà là người à? Bà bà lắc đầu. Ta không ngại học theo kẻ dưới, nói chẳng lẽ bà bà là yêu ma quỷ quái sao? Bà bà tiếp tục lắc đầu. Ta lại tiếp tục tìm tòi, chẳng lẽ bà bà là nhân yêu?
Bà bà cười nói: "Đều không phải, bà bà chỉ là một con rối thôi."
Ta mặc dù không hiểu con rối là cái gì, song vẫn gật lấy gật để, làm ra vẻ "đại ngu nhược trí[2]".
[2] Đại ngu nhược trí (大愚若智
): câu gốc lấy từ cổ ngữ "Đại dũng nhược khϊếp, đại trí nhược ngu" (大勇若怯
, 大智若愚
), ý chỉ kẻ dũng mãnh giả như khϊếp sợ, kẻ tài trí giả như ngu dốt. Trong ngữ cảnh này lại là không biết gì nhưng tỏ ra thông minh.Nhưng có một điều ta thấy rất rõ ràng, đó là bà bà là một con rối cô đơn. Bà bà thường thích im lặng, là một người thích ngắm mây ngắm hoa buổi hoàng môn, sự cô đơn giống như đã thấm sâu vào xương tuỷ của bà.
Ta từng hết sức tò mò, dùng trăm phần tinh thần, ngàn phần chấp nhất, vạn phần quấn quýt để năn nỉ bà bà kể lại một chút chuyện xưa truyền kỳ trong cuộc đời bà. Song bà bà nói bà đã già, ký ức đều mơ hồ không nhớ rõ.
Bà bà đã lấy cớ như thế gần một ngàn năm.
Thành ra ta vẫn tiếc nuối không thôi.
Ngày hôm đó, bà bà đứng trước hoạ bích, chăm chú nhìn nó hồi lâu, gió núi thoang thoảng mùi hoa dâu, thổi vạt áo bào xám của bà bà bay phấp phới.
Bên trên hoạ bích khổng lồ làm từ đá xanh nổi lên dáng người nam tử. Có dáng vẻ duyên dáng phẩy tay tựa tiên tử, có mặt mày lạnh nhạt như gần như xa, có điệu cười khiến người say mê... Hình ảnh khắc trên hoạ bích phần lớn là nữ tữ, có thanh tuần ngây thơ, có mị hoặc quyến rũ, hoặc mang vẻ đẹp lão với mái tóc bạc phơ.
Bên trên hoạ bích lại rất ít hình ảnh nam tử, chỉ rải rác vài chỗ, có thanh nhã, có phong lưu, có dè dặt, có thô kệch... Trên khuôn mặt của họ có thần thái khác nhau.
Ta đã từng hỏi qua bà bà, những nhân vật trên hoạ bích là do tiên nhân thượng cổ rảnh rỗi mà điêu khắc lên vách đá sao.
Bà bà lại đáp rằng chưa hề có ai điêu khắc nên bức hoạ này.
Kỳ quái, chẳng lẽ thứ này là do quỷ phủ thần công của tự nhiên làm ra? Hàng trăm hàng ngàn nhân vật sinh động như thật, chẳng lẽ tự nhiên đã thần thánh kinh khủng đến mức biếи ŧɦái rồi sao? Ta cảm thays thật khó tin, bà bà nhất định là có bí mật giấu diếm ta.
"Con có thể hiểu được nhân gian muôn màu trên bích hoạ này không?" Bà bà nheo mắt hỏi.
"Hiểu... Con đương nhiên không hiểu, bà bà." Ta lễ phép nói.
Bán kính trăm dặm xung quanh Hoạ Bích Linh Sơn bị kết giới bao trùm, bất kỳ người nào đều không thể tiến vào, chúng ta cũng không được phép ra ngoài. Nơi đây như một thế ngoại đào nguyên không có tranh quyền đoạt lợi. Trong mắt bà bà, ta chưa hề rời khỏi Hoạ Bích Linh Sơn một bước, chưa trải qua một xíu việc đời nào... Tiểu Vũ Mao sao có thể hiểu được sinh hoạt muôn màu ở trên hoạ bích chứ? Thế nhưng gần một ngàn năm nay, số lần ta vụиɠ ŧяộʍ xuống núi còn nhiều hơn lông gà rừng trên Linh Sơn.
Tỉ như có lần ta mang sủng vật Phì Hồ Ly đi ăn gà nướng Trương ký, dẫn Nhị tỷ Hồng Hồ Ly đến Phong Vân trà quán nghe chuyện xưa, tiện thể còn mua sách cấm[3] ở quầy hàng bản địa, lại có lần cùng tên Hổ mắt xếch trán trắng[4] đến sòng bài Như Ý đánh bạc... Đương nhiên, ngoại trừ Phì Hồ Ly, các động vật khác đều hoá thành hình người, nếu không ra ngoài sẽ vô cùng bắt mắt, chưa nói đến việc hù doạ nhân loại, ắt hẳn sẽ bị bọn bắt yêu hoặc thợ săn yêu nhanh chóng thu phục.
[3] Sách cấm: tên gọi gốc là tiểu hoàng thư (小黄书
), thường các sách khiêu da^ʍ/ sách cấm/ sách đen/ sách người lớn/ sách giáo dục giới tính ở Trung Quốc có bìa màu vàng.[4] Nguyên văn là "điếu tình bạch ngạch hổ" (吊睛白额虎
), chỉ con hổ có mắt hếch lên trông dữ tợn, phía trên mắt có một vùng màu trắng. Cụm từ này xuất phát từ tích "Võ Tòng đánh hổ" trong Thuỷ Hử.Ấn tượng sâu sắc nhất là cái lần ta mang theo Hoàng Thử Lang đã cải tà quy chính, không còn đi tiểu loạn đến Bách Hoa Lâu thưởng thức cô nương.
Hoàng Thử Lang hoá thành một tiểu thiếu niên mặc áo bào xanh thẫm, chưa từng trải sự đời, vừa thấy mấy cô nương với nửa bộ ngực sữa lấp ló thì con mắt nhìn đăm đăm không thôi, run rẩy như mắc chứng động kinh. Vừa mới lau máu mũi qua quýt, hắn liền hiện nguyên hình.
Một đám cô nương thấy một tiểu thiếu niên mỹ mạo nháy mắt đã hoá thành một con chồn hèn mọn, lại còn muốn nhảy lên bộ ngực vĩ đại của các nàng, ai nấy đều bỏ chạy, gào thét như gặp quỷ đòi mạng.
Từ đó về sau, ta không bao giờ mang tên Hoàng Thử Lang quê mùa kia đến nhân gian nữa, nhiều lắm thì khi quay về sẽ tiện thể cho nó một xâu kẹo hồ lô để chặn cái miệng bép xép của nó đi báo cáo với bà bà, thi thoảng nó sẽ chê kẹo hồ lô ta mua mất đi vài viên, ta lại biến ra kéo lớn, nói muốn thử làm món chim nhỏ chưng với tỏi băm nhuyễn, tiểu Hoàng Thử Lang lập tức ngoan ngoãn ngồi xổm trong góc tường, dáng vẻ ăn đến tội nghiệp xót xa.
Tóm lại, ta đã sớm quen thuộc với nhân gian. Ăn uống bài bạc gái gú đều đã lão luyện, hãm hại lừa gạt mọi thứ tinh thông.
Sâu trong thung lũng, một trận gió nhẹ nhàng thổi qua, mái tóc dài bạc phơ của bà bà phất phơ theo hình vòng cung.
"Con đã lớn rồi." Bà bà nói. "Con hãy xuống núi giúp bà bà hoàn thành nhiệm vụ này."
Ta vô cùng kích động, nắm chặt tay bà bà: "Bà bà, bà hãy tin tưởng Tiểu Vũ, con nhất định không phụ hi vọng của bà bà, nếu nhiệm vụ không thành, Tiểu Vũ sẽ không quay lại."
"Nhiệm vụ này không đơn giản, e là phải mất nhiều thời gian."
Cảm xúc của ta càng dâng trào, hai chân có hơi run rẩy: "Bà bà, thời gian có lâu thế nào cũng không sao, mất bao lâu Tiểu Vũ cũng có thể chịu được."
Ôi ôi ôi, ta suýt cười phá lên, có thể quang minh chính đại phóng đãng ở nhân gian một thời gian dài, đây thật sự là chuyện vui vô cùng to lớn mà ta chỉ dám hy vọng xa vời trong mơ.
"Bà bà chỉ sợ con nửa đường trở về, lại không muốn tiếp tục xuống núi để hoàn thành..."
"Bà bà, con xin lấy nhân cách của Hoàng Thử Lang đảm bảo, tuyệt đối sẽ không có chuyện như vậy, bà cứ nhìn chuyện con nuôi dưỡng Phì Hồ Ly xem, từ bé Tiểu Vũ đã là một tiểu yêu trước sau như một." Ta vội vàng cắt ngang lời nói của bà bà.
Bà bà mỉm cười, vung lên quải trượng đã hé mở một nửa, bên trong bích hoạ liền bay ra bảy bức tranh cổ mang ánh sáng xanh nhạt yếu ớt.
Đột nhiên, Phì Hồ Ly lấy đà nhảy lên người ta, khiến ta lảo đảo mấy bước suýt té sấp mặt. Con hồ ly béo ú này lại béo lên mấy cân rồi.
"Vũ Mao lão đại phải xuống núi sao? Mang Phì Phì đi, mang Phì Phì đi, mang Phì Phì đi."
Ta nhìn vào mắt Phì Hồ Ly, năm đó khi lần đầu thấy món gà nướng ở quán Trương ký, nó cũng lộ ra biểu cảm dữ dội này, tên hồ ly béo này lại muốn đi ăn gà.
Dù sao nó cũng đã theo ta hai trăm năm mươi năm, khụ... Nói về chuyện này thì thật muốn rơi lệ.
Lúc trước bà bà mắc bệnh ho khan, ta đi giữa sơn cốc hái thuốc, nhìn thấy một con hồ ly béo ú như quả bóng đang rượt đuổi một tiểu nhân sâm quấn dây đỏ trên đầu. Tiểu nhân sâm giở trò lừa bịp thắng được Phì Hồ Ly, thế là Phì Hồ Ly lăn ra khóc lóc tại chỗ như cả nhà bị diệt vong.
Do bản thân ta tìm thảo dược quá lâu nên xương khớp có hơi đau nhức, thế là ngồi thẳng lên nói mấy lời công đạo. Không ngờ Phì Hồ Ly bắt đầu ôm chầm bắp đùi ta, gào to lên rằng đã sớm nghe danh Vũ Mao lão đại là kẻ anh minh thần võ, một truyền thuyết thảm không nỡ nhìn ở Hoạ Bích Linh Sơn. Hôm nay gặp mặt liền thấy sấm sét vang trời, nhất định phải bái nhập môn hạ, làm trâu làm ngựa, huỷ đi trong sạch của ta, tình cảm đời này nhất định vững như bàn thạch, đến chết không đổi, luôn bên cạnh ta, dù hó thành tro bụi cũng sẽ theo ta, báo đáp ơn tri ngộ.
Vào thời khắc ấy, ta cảm thấy nhất định phải tự mình dạy bảo Phì Hồ Ly, không biết thầy giáo vỡ lòng của nó là thần thánh phương nào, rốt cuộc lại dạy dỗ một con hồ ly thành bộ dạng này, thành ngữ nó dùng có thể nói khiến ta muốn hộc máu mà chết.
Khổ cực nhất là bà bà, bà bà thấy cái thùng cơm với cái bụng to gấp ba lần cái thân như thế, vậy mà không dùng quải trưởng đánh bay nó đi, cứ thế, bà bà vừa nuôi ta, lại nuôi thêm thứ vướng víu này.
Về sau, ta liền hối hận sao lúc trước lại ấm đầu muốn chứa chấp con hồ ly béo này. Ta bèn hỏi tên nó, tại sao nó lại ăn đến béo ú ra, thật không giống hồ ly mà lại giống một con heo mập lông dài.
Không ngờ Phì Hồ Ly lập tức dựng thẳng tai lên, phỉ nhổ tung toé, nói mình không phải hồ ly mà là Thần thú thượng cổ, gọi là Phì Phì. Ta cười ha ha suốt ba nén hương mới ngưng lại, con hàng này chẳng những ham ăn ham khóc, mà còn mắc chứng vọng tưởng.
Ta thật mệt mỏi!
Trong lúc ta tập trung tinh thần để suy nghĩ cách đuổi con hồ ly này đi, bà bà lại tiến hành một đợt dạy dỗ cả thể xác lẫn tinh thần của ta: Khi đó con đã đáp ứng là sẽ nuôi nấng nó, bây giờ không thể vứt bỏ hay mặc kệ, đây là vấn đề giữ chữ tín, vấn đề nhân cách, vấn đề cảnh giới tu vi.
Bà bà dạy dỗ đến mức khiến ta mặt đỏ đến mang tai, nhìn Phì Hồ Ly đang nước mắt đầm đìa, ôm lấy cột nhà không buông, dáng vẻ vô cùng thảm thương, ta lại hạ quyết tâm tiếp tục thu nhận nó.
Phì Hồ Ly nghe vậy, cảm động ôm lấy bắp đùi của ta gào khóc ròng rã suốt một buổi trưa, khiến ống quần của ta đầy bong bóng nước mũi. Ta xoa xoa huyệt thái dương đau nhói, lần này gọi là thành toàn cho người, buồn nôn cho mình đây mà.
Cứ như vậy, Phì Hồ Ly quanh quẩn khiến ta buồn nôn hơn mấy trăm năm, hiện tại ta cũng không còn muốn đuổi nó đi, không phải nhân cách hay cảnh giới của ta tăng lên, mà là đã quen thuộc rồi.
Trước mắt, nếu không đáp ứng thỉnh cầu cho nó theo ta xuống núi, nhất định nó sẽ ôm bắp đùi ta gào khóc đến núi sụp đất toác, cát bay đá chạy, ta đành ừ hử một tiếng trong cổ họng.
Quả nhiên, Phì Hồ Ly điên cuồng ôm cái đuôi to lăn lông lốc vài vòng, đồng thời chạy về hang ổ của nó, mang hết bát đĩa chưa rửa một tháng qua tẩy rửa sạch sẽ.
Đứng trước bức hoạ bích hoành tráng không rõ lai lịch, bà bà lại trải ra một bức tranh ở giữa không trung. Một nữ tử với đôi mắt lóng lánh mờ sương, thân mặc gấm đỏ, dung mạo khuynh thành liền sinh động hiện ra giữa giấy tuyên[5].
[5] Giấy tuyên (宣纸
): là giấy vân da hổ Tuyên Thành (loại giấy cao cấp, có vân đỏ nhạt, vàng nhạt, xanh nhạt của Tuyên Thành)."Nữ tử này là người được bích hoạ thượng cổ lựa chọn, con hãy đi thu thập hồn phách của nàng vào trong bức hoạ, mang về Hoạ Bích Linh Sơn." Bà bà nhẹ phất tay áo, một cuộn giấy còn thơm mùi mực liền rơi vào trong tay ta.
"Chờ con hoàn thành xong nhiệm vụ này, bà bà sẽ giao cho con sáu bức tranh còn lại, con cứ xuống núi thử sức một lần đi."