Chương 4: Góc Nhìn Của Công

Gần đây tâm trạng của tôi rất tốt. Anh em của tôi đều nhận ra.

Bọn họ vừa đoán đã biết là chuyện về Kỷ Hoài.

Tôi nhờ bọn họ cởϊ áσ hoa quần cộc, bỏ rơi mấy quán ăn đêm trên vỉa hè, cũng sửa luôn cái tật phun đầy lời thô tục, mặc tây trang cứng nhắc vào trở thành những người lịch sự diễn trò giúp tôi lừa dối, không, theo đuổi người tôi thích, thật sự cũng không dễ dàng nên tôi mời bọn họ đi ăn.

Trong quán ăn đầy mùi dầu mỡ, nhiều người ồn ào, hoàn cảnh rất kém, vị trí cũng hẻo lánh, ở tận trong ngõ cụt của một con phố cũ ở phía nam thành phố, có cái tên đơn giản cứng ngắc, "Quán ăn nhỏ".

Cũng không biết chủ quán làm thế nào tránh được kiểm tra vệ sinh.

Nhưng ông ta đã mở quán này hơn ba mươi năm rồi, đồ ăn vừa ngon vừa rẻ, ông chủ cũng hào phóng nhiệt tình.

Mười một năm trước lúc tôi cùng anh em mình đến thành phố này kiếm sống vẫn thường xuyên liên hoan ở quán nhỏ này, bôn ba đến bây giờ ai cũng có công việc nhưng vẫn thích tụ tập ở chỗ này.

Trong quán ăn cũng có rất nhiều ông chú trung niên tụ tập, bọn họ nói chuyện như đang cãi nhau, cũng không ít người đang đánh bài tú-lơ-khơ, trong không khí tràn ngập mùi ni-cô-tin của khói thuốc lá.

Nhìn thấy tôi đi vào, có vẻ hoàn toàn đối ngược với bọn họ, trong quán im lặng một giây.

Ông chủ nhìn thấy tôi mặc đồ vest nên trêu ghẹo một lát, tiếp theo lại lớn tiếng nói tên món ăn cho phòng bếp rồi vui tươi hớn hở đi tiếp đón những người khác.

Bành Húc một hơi uống hết chai bia sau bỏ vỏ rỗng ra phía sau, sảng khoái ngồi phịch ở ghế trên, cậu ta vừa đưa cho tôi một điếu thuốc lá vừa hỏi: "Có tiến triển?"

Thuốc lá rẻ tiền nhưng tôi vẫn thích hút, cũng đã quen như vậy.

Trình Thỉnh và Dương Nghĩa Sâm vừa nghe thấy, ánh mắt bọn họ cũng sáng quắt, vãnh tai chờ tôi trả lời.

Tôi cởϊ áσ vest ra, nới lỏng cà-vạt để mặc nó treo lung tung trên cổ, sau đó cởi vài cúc áo sơ mi trước ngực, châm một điếu thuốc, bắt chéo chân phun ra một ngụm khói.

Ôi, thật thoải mái.

Đây mới là cuộc sống mà tôi muốn.

Mỗi ngày diễn trò thiệt mệt chết được.

Thấy tôi không trả lời, Trình Thỉnh và Dương Nghĩa Sâm vội vàng thúc giục.

Bành Húc đột nhiên đứng thẳng dậy: "Anh đã ngủ người ta rồi?"

Tôi từ chối cho ý kiến.

Thái độ như vậy ở trong mắt bọn họ tương đương với thừa nhận.

Trình Thỉnh không dám tin lắc lắc đầu, tấm tắc lấy làm lạ: "Thật hiếm thấy, không ngờ anh còn làm đúng quy tắc lấy tinh thần theo đuổi người ta hơn một năm mới tiến vào chuyện chính."

Dương Nghĩa Sâm cười hì hì vỗ vỗ lên vai Trình Thỉnh, chìa tay về phía cậu ta vô cùng đắc ý nói: "Cậu thua, năm mươi, đưa tôi."

Dương Nghĩa Sâm bị cà lăm nên nói như vậy sẽ thuận miệng hơn một chút.

Khó có lúc tâm trạng tôi rất tốt nên không so đo chuyện bọn họ lại lấy chuyện của tôi ra đánh cược.

Bành Húc giơ giơ lên cằm lên với tôi: "Ngay cả 419 cũng không hẹn, bar cũng không đi, bạn giường cũng không tìm, anh thật sự rung động rồi?"

Trình Thỉnh đau lòng đưa cho Dương Nghĩa Sâm năm mươi đồng, nghe vậy cũng quay đầu hỏi tôi: "Nếu, em là nói nếu, anh thật sự muốn sống với cậu ấy cả đời, vậy chẳng lẽ phải diễn hoài à? Mệt như vậy có đáng không, anh?"

Dương Nghĩa Sâm cũng gật gật đầu.

Tôi hít sâu một hơi: "Không có cái gì mà nếu với không nếu, mệt hay không mệt. Ông chỉ thích em ấy, là loại thích mà mỗi sớm mai thức dậy đều muốn nhìn thấy em ấy nằm ở bên cạnh tôi."

Trình Thỉnh "ọe" một tiếng, chà chà cánh tay đang nổi da gà.

Tôi ném đậu phộng vào ót cậu ta.

Nhìn thấy anh em gây nhau vui vẻ, tôi lại nhớ đến những ngày vừa tới đến thành phố này.

Tôi của khi đó trong mắt học sinh ngoan là một tên côn đồ thích gây sự đánh nhau, trèo tường cúp tiết, thi vào trường cao đẳng được ba trăm điểm.

Cha tôi còn chưa tốt nghiệp tiểu học, ông ta cố chấp cho rằng học chuyên ngành không làm nên trò trống gì cả, không bằng ra ngoài mưu sinh, ngay cả nguyện vọng cũng không cho tôi điền chỉ đưa cho tôi hai ngàn đồng rồi trực tiếp đuổi tôi ra khỏi nhà, ông ta muốn tôi đến vùng duyên hải làm công.

Lúc ấy tôi không biết thế nào là trời cao đất rộng, hẹn với ba người Bành Húc, là anh em chơi với nhau từ nhỏ đến lớn cùng nhau đi tới Cát Châu.

Thành phố duyên hải này là một nơi lạnh như băng, không hề có chút chào đón nào với những kẻ mới đến lưu lạc làm công kiếm sống như chúng tôi.

Có nỗi khổ nào mà chúng tôi chưa nếm qua.

Nơi ở chỉ là một tầng hầm ngầm ẩm thấp, kết quả còn bị chủ nhà lòng dạ hiểm độc cho thuê nhà với giá năm mươi nghìn một tháng, gạt chúng tôi rằng ở thành phố phát triển mà, tầng hầm ngầm có thể so với nhà lầu cao sang ở quê chúng tôi đấy, chúng tôi cũng tin sái cổ, số tiền đầu tiên mồ hôi lộn với nước mắt mới kiếm được cứ như vậy bị lừa đi rồi.

Lúc làm bảo an ở công ty lớn, Dương Nghĩa Sâm bị gây chuyện đánh gãy chân, cuối cùng anh ta bị tật, trở thành người què.

Bởi vì không có trình độ, chúng tôi bị người ta lừa đi truyền tổ chức x, sau khi tôi phát hiện điểm không thích hợp mạo hiểm tính mạng báo nguy mới thoát vây.

Thời điểm khó khăn nhất, bốn người chúng tôi ăn hai gói mì, mỗi người uống một ngụm nước mì, ăn xong vội vàng chạy đến ván giường nằm xuống, động cũng không dám động, chỉ sợ tiêu hao năng lượng sẽ đói quá nhanh.

Những ký ức lúc đó tôi cũng không còn nhớ rõ nữa, không biết đã vấp ngã bao nhiêu lần, ở thị trấn nhỏ chúng tôi từng xưng bá một phương, còn tự cho rằng thiếu niên phản nghịch như mình đã thành thục rồi, sau khi đến đây bị nhưng ác ý cùng tàn nhẫn của xã hội này mài nhẵn từng góc cạnh, chúng tôi tự nhổ những chiếc gai trên người mình xuống cũng học được cách thỏa hiệp với cuộc đời.

Mà Kỷ Hoài là người đầu tiên cho tôi cảm nhận được thiện ý từ người xa lạ từ khi đến Cát Châu này.

Đó là một buổi tối sau khi tôi đến Cát Châu năm thứ ba, tôi đi ngang qua trạm xe bus.

Sự trái ngược của một kẻ bẩn thỉu như tôi với những người đi đường gọn gàng xinh đẹp quá rõ ràng, tôi nhận lấy vô số ánh mắt khinh thường của bọn họ.

Tôi nghe thấy có một người phụ nữ chỉ vào người tôi, sau đó nói với đứa con chừng ba bốn tuổi của cô ta: "Con không chịu chăm chỉ học hành sẽ biến thành ăn xin như vậy, không ai thích cả."

Nhưng mà tôi không phải ăn xin, chỉ là không trả nổi tiền nước nữa rồi.

Tùy tiện đi. Ông đây không so đo với đàn bà.

Lúc đi ngang qua trạm xe bus tôi thấy một cái thùng rác.

Tôi nghĩ thùng rác kia sạch sẽ như vậy, nó còn có thể diện hơn tôi nữa.

Sau đó tôi thấy trong thùng rác có không ít vỏ chai nhựa.

Hai mắt tôi sáng lên, chạy tới nhặt mấy cái vỏ chai để bán lấy tiền.

Cũng may lúc ra ngoài tôi có thói quen mang theo một cái túi, tôi phải chuẩn bị cho những lúc như thế này.

Đang là giờ cao điểm tan ca đêm, trong trạm dừng có rất nhiều người, vẫn luôn có người nhìn về phía tôi một cách kỳ lạ.

Nhìn con khỉ.

Tôi đang mải nhặt, chợt cảm thấy mặt mình lạnh lạnh, tôi nâng tay sờ thử, là nước.

Trời mưa rồi.

Không hề báo trước.

Mưa to, mưa rất to.

Tôi lại nghĩ hay là chạy vào nhà vệ sinh công công mượn ít nước tắm, nhân trời mưa to như vậy gội đầu luôn.

Nhưng ngẫm lại vẫn không đi.

Nghĩ điên nghĩ khùng.

Tôi lui đến mái hiên trạm xe trú mưa.

Có thể vì chê tôi đứng chung một chỗ sẽ làm mất giá trị, cũng có thể là ghê tởm trên người tôi có chút mùi lạ, tôi bị người khác đẩy thẳng vào màn mưa.

Tôi quay đầu nhìn lại, thấy một cô gái mặc quần áo công sở vừa rụt lại cánh tay làm cho người ta buồn tủi kia.

Bỏ đi.

Tôi cũng không nói gì, thay đổi chỗ đứng.

Vẫn cùng một cách, cùng một loại cảm giác bị ghét bỏ, tôi lại bị người ta đẩy một lần nữa.

Lần này là một người đàn ông mặc vest.

Những người khác đều nhìn đi nơi khác làm như không thấy.

Mịa nó đây là nhân viên của công ty nào đó kéo đến ức hϊếp người khác à? Còn mua một tặng một?

Tôi đứng trong mưa, đưa lưng về phía đám người kia, đang nghĩ có nên đánh tên kia để xả giận một chút hay không.

Cùng lắm thì vào ngồi trong cục cảnh sát vài ngày. Cũng không phải chưa đến đó lần nào.

Tôi bắt đầu nổi điên rồi cũng không muốn tránh mưa nữa.

Đột nhiên, hết mưa rồi.

Không, mưa không dứt, mưa vẫn rơi nặng hạt như cũ, chỉ là trên đầu tôi không hề có mưa.

Tôi kinh ngạc ngẩng đầu lên vừa vặn nhìn thấy một bầu trời sao.

Tôi lục lọi trong ký ức không có được bao nhiêu kiến thức của mình, nhớ lại đây bức “Sao Trời” của Van Gogh do thầy dạy mỹ thuật ở trung học đã chiếu cho chúng tôi xem.

Tôi nhớ rất rõ.