Chương 12: Lưu ly mau nở nhưng cũng chóng tàn

Tôi hơi ngờ ngợ về người đàn ông lạ gọi điện cho tôi, nhưng tôi vẫn có cảm giác ông ta đúng là đang có chuyện gì quan trọng muốn nói với tôi thật!

Tôi quyết định đi tới địa chỉ mà ông ta nhắn lại cho tôi, quán cà phê số 8 gần hồ Erie!

Khi tôi bước chân vào trong quán, tôi nhìn xung quanh để tìm ông ta. Rồi mắt tôi dừng lại ở chiếc bàn trong góc quán, có một người đàn ông trạc tuổi ba tôi, đang trầm ngâm ngồi đó, ông ta có gương mặt phúc hậu, suy tư với cặp kính hình tròn trên chiếc mũi cao đặc trưng của người phương Tây. Ông ta chính là Albus, bác sỹ người đã khám bệnh cho tôi lần đó, tôi vẫn còn nhớ ông ấy.

– Chào ông!

Ông ấy không nói gì ra hiệu cho tôi ngồi xuống chiếc ghế đối diện

– Cô uống gì? Ông ta hỏi tôi!

Tôi từ chối nhưng ông ta vẫn gọi cho tôi một thứ gì đó

– Cô tên Lưu Ly, du học sinh người Việt Nam

– Dạ đúng thưa bác sỹ!

Ông ta nhìn thẳng vào mắt tôi, khiến tôi bối rối:

– Lưu Ly tôi có chuyện rất quan trọng muốn nói với cô, chỉ riêng cô thôi, cô sẵn sàng đón nhận nó chứ?

– Dạ, thưa bác sỹ!

– Nhưng trước tiên cô có thể cho tôi hỏi cô vài câu hỏi được không- Ông ta nói.

– Được, thưa bác sỹ!

Ông ta tựa lưng vào chiếc ghế và bắt đầu hỏi tôi:

– Cô đã tới Cleveland bao lâu rồi?

– Được nửa năm rồi ạ!

– Khi nào thì cô sẽ kết thúc khóa học ở đây?

– Khoảng hai năm nữa tôi sẽ kết thúc khóa học

– Cô có người thân hay họ hàng ở Cleveland này không?

– Có anh trai tôi đang làm việc ở đây, cho một công ty cơ khí!

– Tôi nghĩ cô cùng gia đình phải chuẩn bị tâm lý cho chuyện này!

Ánh mắt ông ta lại một lần nữa xoáy sâu vào tôi, khiến tôi có cảm giác sắp có chuyện gì không hay đang xảy ra.

Rồi ông ta lôi từ trong chiếc cặp màu nâu da của mình ra một tập đựng hồ sơ, giống như là hồ sơ bệnh án dành cho bệnh nhân. Ông ta liếc nó một lượt rồi từ từ đẩy qua chiếc bàn sang phía tôi, đặt trước mặt tôi.

– Cô cần xem nó!

Tôi cầm tập hồ sơ lên, mở ra và xem.

– Cô đã hiểu mọi chuyện rồi chứ?

– Tôi…tôi đã hiểu!

***

Cái chết có thực sự đáng sợ không nhỉ? Nó trông như thế nào? Hình dáng ra làm sao? Chẳng có ai biết được!

Bởi mục đích cuối cùng của một đời người sẽ chỉ là cái chết mà thôi! Ai sinh ra trong cuộc đời này rồi tới một ngày nào đó, cùng sẽ phải chết. Có người nói khi chết đi thì thân xác ta sẽ mục rữa ra, thối nát và tan biến. Và phần còn lại là linh hồn sẽ bay về với thiên đường, sống một cuộc sống vĩnh hằng. Nhưng không phải ai cũng được về với thiên đường, có người lại bị đuổi xuống địa ngục, nơi có quỷ sa tăng và hàng trăm thứ ác mộng khủng khiếp khác.

Tôi đã xem một bộ phim nói về cuộc chiến giữa các vị thần, thần Zues, Poseidon, Hades, Aries…Trong đó tôi luôn thích thần Hades- người cai quản địa ngục và bóng tối, người nắm giữ quái vật khổng lồ Kraken, trong một bộ phim diễn viên đóng vai ông ta có nói một câu thế này: “ Cái chết là đẹp nhất, không có cái gì đẹp bằng cái chết”.

Nhưng đối với tôi, trước đây, bây giờ hay sau này cái chết luôn là khủng khiếp, tôi sợ nó! Phải chăng khi người ta sắp chết thì mới thấy sự đáng sợ của nó. Tôi đã không tin khi nhìn vào tập hồ sơ đó, tôi nghĩ rằng đã có sự nhầm lẫn ở đây, nhưng đó không phải là sự nhầm lẫn hay lừa dối. Đó là sự thật!

“Có một khối u trong não của cô?” Ông bác sỹ đã nói với tôi như thế sau khi tôi xem xong hồ sơ.

“Một…một khối u, nó có nghiêm trọng hay nguy hiểm gì không hả bác sỹ?” Tôi hỏi lại ông ta bằng giọng run run. Có lẽ do tôi quá sợ hãi

“Đúng vậy”

“Nếu như thế thì…tôi sẽ chết?”

“Không hẳn”



“Nó có thể được cắt bỏ nhưng…”.

“Nhưng sao hả bác sỹ nói cho tôi biết đi?” Lúc đó tôi gần như mất hết cả sự bình tĩnh.

“Tỷ lệ thành công là rất thấp, nếu như trong quá trình phẫu thuật xảy ra một sơ xuất nho nhỏ thôi thì cô khó có thể giữ được tính mạng”

Tôi im lặng, chẳng nói gì. Mắt tôi đăm đăm nhìn vào chiếc bàn đối diện một cách cô hồn.

“Vậy tôi phải làm sao?”

“Tôi sẽ giới thiệu cho cô một bác sỹ tâm lý giỏi, nhưng việc quan trọng vẫn là ở cô, hãy luôn giữ bình tĩnh, đừng bao giờ bi quan. Cô hiểu chứ”

“Dạ…tôi hiểu”

“Tôi sẽ gặp lại cô sau”

Lúc còn nhỏ tôi thường hay có chứng đau đầu dữ dội, những khi đó ba mẹ rất lo lắng cho tôi. Nhưng tôi nghĩ mọi chuyện sẽ không sao đâu, chỉ là những triệu chứng đau đầu bình thường thôi, không ngờ…giờ đây mọi chuyện lại trở nên khủng khiếp thế này!

Tôi luôn cảm thấy đáng sợ mỗi khi nghe thấy hai ung thư, nào là ung thư bạch cầu, ung thư xương, ung thư phổi, ung thư não…v..v. Đó là căn bệnh nan y khó chữa, tỷ lệ sống sót là rất ít!

Tôi chưa sẵn sàng cho cái chết, chưa bao giờ, tôi chưa bao giờ nghĩ tới nó. Tôi không muốn chết, tôi không tin, tôi không tin, tôi không tin…Đó chỉ là một cơn ác mộng mà thôi, một cơn ác mộng khủng khiếp chỉ xảy ra khi tôi đang chìm sâu vào giấc ngủ, cho tới khi tỉnh lại thì mọi thứ vẫn vậy, vẫn không có gì xảy ra cả. Không có tập hồ sơ đó, không có chuyện tôi gặp ông bác sỹ ấy. Tôi không quen ông ta, tôi chưa bao giờ gặp ông ta cả.

Tôi đã lặp đi lặp lại những điều đó trong tâm trí của mình! Nhưng tới khi nhìn vào tập bệnh án và những lời nói của bác sỹ Albus, thì tôi không thể nào phủ nhận được, tôi phải sẵn sàng chấp nhận, đó là sự thật!

Sự thật là tôi sắp chết!

Tôi nghĩ tới anh Dương, tôi phải nói với anh ấy thế nào? Anh ấy sẽ phản ứng gì khi tôi thú nhận sự thật với anh ấy? Tôi sẽ đối mặt với anh ấy như thế nào? Tôi sẽ phải làm sao?

Rồi cả ba tôi nữa, ba sẽ sống ra sao khi tôi nói với ba sự thật đó? Ba đã có tuổi và sự thật đó là quá sức chịu đựng đối với ba!

Tôi không có thể can đảm và cố gắng chịu đựng được như anh chàng Adam trong bộ phim: “50-50” của Mỹ, khi biết mình bị ung thư! Tôi không thể!

Buổi tối ngày hôm đó, khi rời khỏi quán cà-phê tôi cứ thẫn thờ bước từng bước đi chầm chậm và vô định trên con đường hoang vắng, những cơn gió lạnh cứ bám riết lấy chân tôi.

Khi tới nhà, anh Dương của tôi vẫn chưa về. Tôi lao nhanh lên phòng, đóng chặt cửa lại, và ngồi im trong đó.

Rồi tôi khóc, khóc rất nhiều!

Tôi là hoa lưu ly mà đã là hoa lưu ly thì luôn luôn mong manh, luôn luôn nhỏ bé, luôn luôn cô đơn!

Đôi khi cuộc đời cứ thích trêu đùa với số phận của những con người, điều đó khiến họ thấy mình càng ngày càng nhỏ bé hơn.

Rồi cho tới một lúc nào đó, khi tuyệt vọng thì họ sẵn sàng chấp nhận tất cả, chấp nhận số phận đã an bài, chấp nhận cho một sự ra đi…vĩnh viễn ra đi

***

Sang mấy ngày hôm sau, tôi cứ nằm dài trong căn phòng, trong đầu tôi không còn một ý niệm nào về thời gian nữa.

Mùa đông Ohio dài quá! Những nỗi cô đơn cứ dần đân chất đống lên, nó khiến ta lạnh lẽo vô cùng!

July tới nhà rủ tôi đi đâu đó, cô ấy gọi tôi nhưng tôi không ra!

Duy cũng gọi điện cho tôi, hàng chục cuộc liền nhưng tôi không bắt máy, tắt máy. Người tôi không dám đối diện nhất lúc này-chính là cậu ấy.

Anh Dương lo lắng cho tôi, anh hỏi tôi, thì tôi bảo: Tôi chỉ bị mệt mỏi chút xíu thôi, tôi lo được, không cần anh ấy bận tậm. Tôi còn bảo anh ấy đi làm đi. Tạm thời tôi chưa muốn cho anh ấy biết! Tôi cảm thấy khâm phục anh chàng Adam trong bộ phim 50-50, khi biết mình bị ung thư, anh ta vẫn gọi điện cho mẹ mình và nói mọi sự thật một cách tự nhiên nhất.

Nhưng sự thật không thể giấu mãi được…cái kim trong bọc lâu ngày rồi cũng lòi ra thôi…

Sang tới ngày thứ 5, anh Dương biết mọi chuyện. Đó là khi tôi đi ra ngoài, anh Dương lên phòng tôi dọn dẹp và anh nhìn thấy tập hồ sơ bệnh án đó trong hàng tá thứ đồ linh tinh của tôi.

Khi tôi vừa bước vào trong nhà, anh ấy chạy sang tôi, nắm chặt lấy vai tôi và hỏi:

– Đó là sự thật hả, Lưu Ly?

Tôi cúi đầu im lặng, rồi khóc nấc lên

Anh dương đỡ lấy tôi vào vòng tay vững chãi của anh ấy..

– Nói với anh đó không phải là sự thực đi, Lưu Ly…Anh xin em đấy Lưu Ly..

Anh cũng khóc!

Rồi tôi kể với anh về cuộc gặp gỡ với bác sỹ Albus. Nghe xong anh trai tôi lặng người đi, hai tay anh buông thoãn, anh ngồi xuống chiếc ghế, mắt thì đăm đăm nhìn vào khoảng không gian vô định!

Phải mất một lúc, hai anh em chúng tôi mới trò chuyện lại được.

Tôi ngồi đối diện với anh, nhưng tôi cúi gằm mặt xuống, tôi không dám nhìn thẳng vào anh.

– Em biết tin này lâu chưa? Anh hỏi

– Cũng mới thôi anh ạ!

– Tại sao không nói với anh? Anh trách tôi

– Em…em xin lỗi anh…xin lỗi

Tôi lại khóc nấc lên, nghẹn ngào

– Chắc ba cũng chưa biết? Anh nói

– Em xin anh…xin anh đừng nói với ba

Tôi vừa khóc, vừa van xin anh ấy.

– Ba sẽ không chịu đựng được chuyện này đâu…Dương…em xin anh đấy.

Anh đưa tay lên gạt nhẹ đi những giọt nước mắt trên mặt tôi, khẽ trấn an tôi:

– Anh biết mà, Lưu Ly!

Rồi anh ôm tôi vào lòng: “Rồi mọi chuyện sẽ ổn thôi, ổn thôi em gái bé bỏng của anh”.

Buổi tối ngày hôm đó tôi ngủ thiếp trong vòng tay anh trai tôi, như cái ngày anh ôm tôi khi mẹ chúng tôi mất vậy!

***

Nghe lời anh trai, tôi quay trở lại trường học vào tuần sau đó!

Tôi có nhắn tin cho July nói tôi ổn vì cậu ấy đang đi tham dự một cuộc thi về thiết kế thời trang ở Miami!

Tôi không gọi cho Duy, nhưng khi tới cổng trường thì tôi đã thấy cậu ấy đứng đó chờ tôi. Tôi bối rối vô cùng!

– Sao mấy ngày hôm nay, Lưu Ly mất tăm thế điện thoại cùng tắt luôn, khiến Duy không thể nào liên lạc được?

– Lưu Ly trở lại rồi nè Duy, Lưu Ly chỉ hơi mệt chút thôi không có việc gì đâu?

– Có chuyện gì thì phải nói cho Duy nghe nhé?

– Ừm…tớ hứa

Duy cười!

– Mà dạo này Duy đang bận cho một kỳ thi rất quan trọng đúng không? Tôi hỏi Duy

– Đúng rồi, nhưng Duy không lo!

– Không lo sao được, Duy phải cố gắng đạt kết quả cao nhé, tớ cũng đang bận cho việc chuẩn bị bà tập nên…mình ít gặp nhau đi nhé, để tập trung công việc tốt hơn. Nhé!

– Ừm…!

– Tới giờ Lưu Ly phải vào lớp rồi. Hẹn gặp lại

Tôi nói rồi đi thẳng!

Bỏ Duy lại đó với sự ngờ ngợ, mong là Duy sẽ không nhận ra những biểu hiện khác thường từ tôi!

Anh Dương bảo với tôi sẽ tìm một bệnh viện uy tín, chất lượng tốt ở Cleveland này, nếu không thì sẽ tìm cả tiểu bang Ohio này.

Anh ấy đã tới gặp bác sỹ Albus và nói chuyện với ông ấy, anh ấy nói với tôi trước tiên phải tìm cho tôi một bác sỹ tâm lý đã.

Tôi nói với anh Dương về tỷ lệ thành công của ca phẫu thuật, nếu nhưng chỉ xảy ra một tý sai sót thì cũng sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng của tôi. Anh Dương đã gạt phăng ý nghĩ đó ra khỏi đầu tôi, việc của tôi là cần phải tới gặp bác sỹ tâm lý vào ngày thứ 6 hằng tuần!

***

Những tháng ngày sau đó, thực sự rất tồi tệ đối với tôi, mọi thứ trong tôi đều đảo lộn chẳng theo một trật tự nào cả.

Những buổi điều trị tâm lý với bác sỹ cũng chẳng giúp ích được gì, hình như nó không hề hiệu quả đối với tôi. Bác sỹ an ủi tôi, ban đầu là khó khăn như vậy thôi, nhưng lâu dần sẽ quen và đạt hiệu quả tốt!

Tôi sợ cái chết, rất sợ là đằng khắc. Nhưng dường như sự sợ hãi không đủ giúp cho tôi có thêm sự can đảm, niềm hy vọng dù chỉ mong manh thôi, niềm tin, sự hy vọng vào sự sống. Đôi lúc tôi cảm thấy mình như đang đứng giữa ranh giới giằng xé giữa một bên là sự sống, còn bên kia là cái chết đang gần kề. Nó mong manh lắm, mong manh như một sợi chỉ, mong manh như hoa lưu ly vậy. Sẵn sàng bị thổi bay đi và tan biến bất cứ lúc nào!

Cái chết có thực sự đau đớn như ta vẫn thường nghĩ không? Và khi ra đi mẹ tôi có cảm thấy đau đớn không? Hay nó dễ dàng như ta chìm sâu vào một giấc ngủ và chẳng bao giờ tỉnh lại nữa.

Mẹ nói: “Đối với những người khi sống, họ luôn cảm thấy hạnh phúc và vui vẻ thì khi chết đi dù cảm thấy nuối tiếc thật, nhưng chỉ một ít thôi. Họ sẽ ra đi trong thanh thản chẳng vướng bận điều gì trên thế gian này nữa. Còn ngược lại đối với những người luôn cảm thấy bất an và sợ hãi khi sống, thì khi chết đi họ cũng sẽ thế thôi, họ sẽ mang sang thế giới bên những điều đó. Như vậy thì cái chết sẽ thực sự khủng khiếp”

Tôi thiết nghĩ mẹ tôi đã ra đi trong sự bình yên và thanh thản!

Còn với tôi thì sao, tôi chết đi trong khi tôi vẫn còn mắc nợ rất nhiều thứ, tôi mắc nợ ba vì ba đã cho tôi cả một cuộc đời…Và hơn nữa tôi còn nợ Duy một câu trả lời nữa. Cậu ấy sẽ ra sao khi biết sự thật này, khi bao năm qua Duy đã sống trong nỗi cô đơn, không có tình yêu. Duy luôn cười vui vẻ nhưng tôi biết trong lòng cậu ấy còn chất chứa quá nhiều những nỗi đau.

Nhưng nếu như tôi cố sống, cố hy vọng rồi khi hy vong đó bị dập tắt đi, sẽ còn gây cho những người xung quanh tôi những mất mát nhiều hơn thế nữa. Có thể họ sẽ đau khổ trong một thời gian dài…rất dài.

“ Mẹ hãy chỉ cho con biết phải làm như thế nào đi?”

***

Những đóa hoa lưu ly luôn nở rộ một cách mau chóng, nở rộ tràn ngập cả những cánh đồng…Nhưng chỉ tới ngày hôm sau thôi khi trải qua một trận bão giông, mọi thứ sẽ trở nên héo úa, lụi tàn!

***

Dạo này Lưu Ly cứ hay trách mặt anh, có khi hai đứa gặp nhau cũng chỉ nói vài câu hỏi thăm qua lại. Cô ấy nói cô ấy bận làm bài tập và chuẩn bị chi kỳ thi, có khi còn phải sang cả bên Columbus, Hamilton, Springfield để tìm cảm hứng sáng tác này nọ.

Nhưng theo như anh nghĩ thì mọi chuyện không đơn giản chỉ như vậy.

Duy đang ngồi suy tư trong căn bếp nhỏ, thì gặp ba đi làm về

– Kỳ thi của con thế nào Duy? Có ổn không? Ba ngồi xuống rồi hỏi

– Ổn ba à! Duy đáp

– Mà hình như con có chuyện gì thì phải?

– Không có đâu ba!

Duy định bụng đứng dậy nhưng lại thôi.

– Ba thấy con không đi cùng cô gái Việt Nam đó nữa? Ba dò xét

– Ba theo dõi con đấy à! Vẫn giọng điệu cũ

– Không ta chỉ đoán vậy thôi!

Duy cười khẩy

– Con nghĩ tốt nhất ba nên lo mấy vụ làm ăn của ba đi thì hơn!

– Có chuyện gì xảy ra sao? Ông vẫn hỏi

– Có chúa mới biết ba à! Duy đáp, anh tỏ ra bực mình

– Con vẫn thích cô ta- Ông vẫn không buông tha cho Duy.

Duy liền đứng phắt dậy:

– Đó không phải là chuyện của ba…Ba làm nên để cho con yên đi, đừng có theo dõi con nữa, con còn cuộc sống của riêng mình. Xin ba đừng làm nó thêm rối tung lên nữa.

Nói rồi Duy đi thẳng lên phòng, bước tới cầu thang

– Nhưng ta là ba con, con hiểu không?

Duy quay lại, lạnh lùng nói:

– Đôi lúc con nghĩ mình không có ba!

– Duy…con!

Duy chạy thẳng lên phòng, bỏ người đàn ông đó lại với sự đớn đau thể hiện rõ trong đôi mắt.

***

Ông lặng lẽ rút ra từ trong bao lấy một điếu thuốc lá, rồi ông châm lửa và hút. Ông nhả ra từng làn khói mơ màng cuộn vào trong không khí…

Và rồi những hình ảnh trong quá khứ đẹp đẽ nhưng cũng đớn đau lại hiện về trong ông…

Hình ảnh về một người phụ nữ xinh đẹp lại hiện về trong tâm trí của ông, bà ấy luôn đẹp dịu dàng như chùm hoa lưu ly nở rộ vào mỗi độ xuân về vậy. Người phụ nữ mà ông đã yêu từ ngay cái nhìn đầu tiên khi thấy bà ấy đang dạo chơi trên những cánh đồng hoa lưu ly trong thành phố Đà Lạt.

Lần đó, bà ấy chưa biết ông. Khi đã rời xa Đà Lạt rồi bà ấy vẫn chưa biết ông, ông nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ gặp lại bà ấy nữa.

Nhưng rồi khi những cơn mưa ùa về trên mảnh đất Sài Gòn. Đó cũng là khi ông gặp lại bà ấy, bà ấy vẫn đẹp, vẫn dịu dàng như những chùm hoa lưu ly vậy. Nhưng ông cũng nhận ra rằng ánh mắt của bà ấy có sự khác lạ, ánh mắt giờ đây trên mảnh đất mưa Sài Gòn này khác xa so với ánh mắt dịu dàng, pha lẫn sự ngây thơ khi còn ở Đà Lạt. Lúc đó ông ước chi mình có thể khám phá được nhũng nỗi niềm trong đôi mắt u buồn như ngày mưa hôm đó.

Ông còn gặp bà ấy ở nhiều nơi khác nữa, trong quán cà phê, trên con đường vào những chiều mưa!

Ông không bao giờ nói chuyện với bà ấy mặc dù ông rất muốn…Cho tới một ngày trời tháng sáu mưa tầm tã, ông vội vàng từ cơ quan để về nhà khi đi qua mái hiên trước một cái quán nhỏ, ông thấy bà ấy đang ở đó trong trạng thái bất tỉnh, ông liền đưa bà ấy vô bệnh viện.

Khi bác sỹ ra và hỏi ai tôi có phải là chồng của bệnh nhân không, tôi chỉ tủm tỉm cười. Nhưng tới khi bác sỹ nói bà ấy đang mang trong mình một sinh linh bé bỏng, tôi không thể tin vào tai mình nữa. Tại sao một người phụ nữ xinh đẹp như vậy, lại có mang? Thế nhà cô ta đâu? Chồng cô ta ở đâu? Tôi mông lung nghĩ ngợi, chỉ tới khi bác sỹ hỏi tôi lại một lần nữa. Tôi đã luống cuống đáp rằng: “Tôi là chồng của bệnh nhân”. Một người chồng bất đắc dĩ.

Khi bà ấy tỉnh lại nhìn thấy tôi, không hiểu sao bà ấy lại mỉm cười, sau này bà ấy nói vì lúc đó bà cảm thấy rất ấm áp. Rồi bà ấy cũng kể cho ông nghe về mọi chuyện của trong ký ức…

Trước đây bà ấy sinh ra trong một gia đình gia giáo ở thành Đà Lạt, bà ấy đem lòng yêu một người chàng trai khác, yêu say đắm, yêu mãnh liệt, cuồng si…để rồi bà ấy đã mù quáng trao cả đời trinh trắng của người con gái cho hắn ta. Sau đó hắn bỏ bà, để lại cho bà sinh linh bé bỏng tội nghiệp đó.

Cuộc sống của bà những tháng ngày sau đó, sau khi gia đình bà ấy biết chuyện, họ không những cảm thông với người đứa con gái đáng thương của mình mà họ lại ruồng bỏ bà ấy, hắt hỉu bà ấy, người chị gái, rồi tới cả người mẹ thương con nhưng nhu nhược cũng không làm được gì để bảo vệ đứa con gái mình dứt ruột sinh ra. Rồi bà ấy bỏ vào Sài Gòn kiếm sống, nhờ năng lực, sự nỗ lực của bản thân mình mà bà ấy cũng kiếm được một công việc. Nhưng những điều đó cũng không thể vơi vớt đi sự cô đơn trong con người bà, bà căm ghét người đàn ông đó nhưng cũng rất nhớ ông ta, bà căm ghét chị gái, căm ghét ba rồi mẹ nhưng bà cũng rất thương họ.

Bà nhìn xuống bụng mình một sinh linh nhỏ bé đang dần lớn lên trong con người bà, bà yêu thương nó bà muốn bảo vệ cho nó, nhưng bà cũng lo lắng cho nó, về tương lai sau này nó sẽ ra sao một đứa trẻ sinh ra không có cha sẽ bị người đời khinh bỏ, hắt hủi.

Bà ấy kể cho ông nghe, những giọt nước mắt cứ thi nhau lăn dài trên gương mặt đó. Ông rất thương bà, ông thương bà vì ông yêu bà từ cái ngày gặp bà ở trên Đà Lạt đó. Ông chăm sóc cho bà cho tới khi ra viện, bà trở lại với công việc của mình. Hai người vẫn thường xuyên gặp nhau, chào hỏi nhau, rồi nhìn nhau bằng những cái nhìn đầy thẹn thùng.

Ông rất yêu bà ấy nhưng vì ông nhút nhát không dám nói với bà ấy và cũng bởi vì những định kiến nữa, ông biết mọi người trong gia đình ông sẽ không chấp nhận bà ấy…Nhưng mỗi lần nhìn thấy bà ấy lang thang bước đi trên đường phố Sài Gòn hay ngồi trầm ngâm trong một quán cà phê nào đó thì ông không thể cầm được lòng mình. Ông yêu bà ấy nên ông muốn trở thành người che chở, bảo vệ cho bà ấy suốt cả cuộc đời này.

Tình yêu đôi khi biến cho con người ta vượt qua mọi nỗi đau mất mát, những định kiến để đến được bên nhau. Và ông đã làm được điều đó, ông đã đến bên bà ấy cũng trong một ngày mưa ở Sài Gòn, ông ôm chặt bà ấy vào lòng và đặt lên đôi môi bà ấy một nụ hôn nồng cháy.

Mặc dù gia đình phản đối nhưng ông vẫn quyết định cưới bà ấy làm vợ, rồi sau lễ cưới hai người chuyển hẳn ra ngoài Bắc sống, hai người chọn thung lũng Lưu Ly như một sự minh chứng cho sự chung thủy của tình yêu vậy.

Những năm tháng bên nhau, thực sự là những năm tháng hạnh phúc nhất của cuộc đời ông. Họ cùng nhau sống hạnh phúc trên mảnh đất bình nguyên nắng gió chan hòa.

Rồi sau đó đứa bé ấy chào đời, một đứa trẻ xinh đẹp y như mẹ nó vậy- Đó chính là Duy!

Đứa bé ấy chính là Duy, đứa bé không phải con ông sinh ra nhưng nó như một phần máu thịt của ông vậy. Ông luôn yêu thương nó, mãi mãi yêu thương nó, vì khi thấy nó ông như thấy hình ảnh người vợ đã quá cố của mình, người phụ nữ mà ông dành trọn cả cuộc đời này để yêu thương bà ấy. Mãi mãi chỉ yêu một mình bà ấy mà thôi!

Trước khi bà ấy ra đi ông quỳ trước giường nơi bà đang nằm, nắm lấy bàn tay của bà và hứa với bà sẽ chăm sóc Duy thành người. Bà ấy chỉ cười, rồi chìm sâu vào giấc ngủ vĩnh hằng. Bà ấy đã ra đi trong hạnh phúc!

“Nếu như em ra đi thì anh nhớ chăm sóc con nhé”

“Anh hứa sẽ chăm sóc cho con và em nữa, anh sẽ chưa trị cho em. Em cố gắng em nhá”

“Bác sỹ bảo muộn rồi, em đã sẵn sàng rồi anh”

“Không, anh…không thể”

“Anh có bao giờ nghe truyền thuyết về những bông hoa lưu ly”



“Vậy thì đừng bao giờ quên em nhé”

Bà ấy mỉm cười rồi chìm trong sự lặng im

Ông thì vẫn ngồi đó nắm chặt lấy bàn tay người phụ nữ mà ông yêu thương. Đó là những giây phút cuối cùng ông được ở bên cạnh bà ấy!

Ông trở về với thực tại, thì nhận ra rằng khuôn mặt mình đã ướt đẫm những giọt nước mắt, rồi ông ôm mặt khóc rưng rức. Ông có lỗi với bà ấy! Ông đã không chăm sóc tốt được cho Duy!