- 🏠 Home
- Cổ Đại
- Trọng Sinh
- Lương Trần Mỹ Cẩm
- Chương 9: Cẩm Vinh
Lương Trần Mỹ Cẩm
Chương 9: Cẩm Vinh
Thời gian cuối năm càng lúc càng gần, trong phủ cũng được bao trùm bởi không khí vui vẻ, mọi người cắt dán giấy, treo đèn l*иg đỏ, lại xếp mấy khay hoa quả và thức ăn chay trước tượng thờ thần.
Ngày nào Cẩm Triêu cũng đi thỉnh an phụ thân rồi mới tới chỗ mẫu thân tới trưa, nói chuyện với mấy vị di nương và muội muội, buổi chiều thì học nữ công, buổi tối lại xem sách một chốc rồi mới ngủ.
Mấy hôm nay phụ thân chỉ qua thăm mẫu thân một lần rồi lại vội đi.
Ngược lại mẫu thân lại chẳng hề để ý, vẻ mặt lạnh nhạt, nàng nghĩ lại lúc còn bé, mẫu thân từng ôm nàng vào lòng, kể vệ chuyện giữa bà và phụ thân.
Lúc đó đầu mày đuôi mắt mẫu thân đều có ý cười, khuôn mặt trẻ trung sáng bừng: "Năm đó lúc phụ thân con vừa đỗ tiến sĩ thì bèn tới Kỷ gia cầu hôn, mấy mợ của con còn cố ý khiến ông ấy khó xử, muốn ông ấy lấy lễ ra, khiến ông ấy đỏ bừng cả mặt, so ra còn e lệ hơn mấy tiểu cô nương..."
Cẩm Triêu vẫn không tài nào tưởng tượng ra được khuôn mặt vốn nghiêm khắc của phụ thân lúc thẹn thùng sẽ như thế nào nữa.
Lúc học thêu, nàng ngồi trong thứ phòng phía Tây, cửa sổ mở toang đón ánh mặt trời xuyên qua song cửa sổ khắc hoa hải đường, chiếu loang lổ lên chiếc bàn nhỏ bằng gỗ lê sơn màu đen vàng. Trên bàn nhỏ có một chiếc giỏ con con bằng trúc, mấy sợi chỉ tơ quấn chỉnh tề đặt bên trong. Cẩm Triêu kéo căng một tấm lụa để thêu hoa, nàng đang thêu một chùm lan bốn mùa.
Lưu Hương và Thanh Bồ đứng sau lưng nàng.
Tiểu sư kỷ đứng bên nhìn nàng thêu, tấm tắc: "Gần đây đại tiểu thư tiến bộ rõ rệt, dáng vẻ bông hoa này đúng thật là hiếm thấy."
Cẩm Triêu cười cười đáp: "Chỉ là đóa hoa nở ở chốn sơn dã, không mấy thấy ở bắc Trực Lệ, nhưng phía nam lại rất nhiều."
Tiết sư kỷ cẩn thận chu đáo cười nói: "Tôi thấy kỹ thuật thêu của tiểu thư quả là hàm súc thú vị, giống với thuật Thục tú(*), đường thêu chỉnh tề tinh tế tỉ mỉ, sắc thái thanh nhã, nhìn đóa hoa khóm lá này xem, rất tự nhiên và có hồn.
Tiết sư kỷ rất am hiểu Tô tú(*).
(*)Thục tú: Thêu Tứ Xuyên
(*)Tô tú: Thêu Hàng Châu.
Trong lòng Cẩm Triêu thầm nghĩ, quả nhiên vẫn không gạt được Tiết sư kỷ.
Thập Diệp là người Tứ Xuyên, rất am hiểu Thục tú, mẫu thân Thập Diệp là tú nương có tiếng ở Xuyên Thục, truyền lại tuyệt nghệ của mình cho con gái, vốn cũng muốn bà trở thành một tú nương, nhưng lại bị bán tới Bắc Trực Lệ. Việc truyền thừa của Thục tú ngày càng nghiêm cẩn, hơn nữa không được lưu truyền rộng rãi như Tô tú, Tương tú, gần đây ở Bắc Trực Lệ cũng hiếm thấy hơn Tô tú, Cẩm Triêu cũng phải học mất hơn mười năm mới tinh thông được Thục tú.
Nhưng một đại tiểu thư vốn vụng về chuyện thêu thùa trước kia đột nhiên lại tinh thông Thục tú quả thực khiến người ta hoài nghi, nàng đã chú ý thêu thưa thớt hơn, dựa sát vào nhau như Tô tú rồi, nhưng dù sao Tiết sư kỷ cũng là người trong nghề thêu, chỉ liếc qua cũng đã nhìn ra được đầu mối.
Cẩm Triêu chỉ đành nói: "...Ta nhìn thấy bức vẽ cá chép hí hà ở chỗ mẫu thân, cảm thấy rất tinh xảo nên đã dụng tâm bí mật học một chút.
Mẫu thân có một bức bình phong cá chép hí hà, là tinh phẩm Thục thêu, đó vốn là quả của phủ Định quốc công tặng lúc bà thành thân, cả nhà ai cũng biết.
Vốn Tiết sư kỷ cũng không thích Cố Cẩm Triêu, Cố Cẩm Triêu không thích học những thứ này, nàng thấy việc nữ công bếp núc rất tẻ ngắt nên cũng lãnh đạm với bà, nữa tháng chưa chắc đã tìm bà học một lần. Bây giờ tiểu thư lại cần cù hơn nhiều, bây giờ nàng học chăm chỉ như vậy, Tiết sư kỷ mới phát hiện ra thiên phú của Cố Cẩm Triêu rất tốt, chỉ cần học một chút đã thông, tự nhiên bà cũng sinh vài phần ưa thích.
Bà cười nói: "Đại tiểu thư quả là thiên tư thông minh."
Thanh Bồ tiễn Tiết sư phó đi rồi, Lưu Hương liền thu dọn đồ thêu thùa lại, cười nói: "Nô tỳ chẳng biết thuật thêu thùa gì, nhưng trông đóa hoa tiểu thư thêu thật đẹp mắt, tựa như có thể ngửi thấy được cả mùi thơm vậy."
Cẩm Triêu chỉ cười cười.
Lát sau, Đông mụ mụ cũng tới, Cẩm Triêu thả cây kéo nhỏ trong tay xuống, bảo Lưu Hương đi bê trà trước, lại mời Đông mụ mụ ngồi trên nệm gấm.
Mấy ngày trước nàng bảo Đông mụ mụ nghe ngóng sở thích của Đại thiếu gia, bà thưa lại cậu cũng chẳng đặc biệt thích cái gì, nhưng cũng có vẻ thích sưu thầm thư pháp danh gia. Hôm nay bà ấy tìm tới chẳng hay là vì chuyện gì.
Đông mụ mụ nhấp một hớp trà, quan sát chung quanh không có ai mới nói: "Chuyện tiểu thư phân phó về Lưu Hương cô hương, tôi đã nghe ngóng được rồi."
Thì ra là chuyện của Lưu Hương... Cẩm Triêu lập tức chăm chú lắng nghe.
"Năm Lưu Hương cô nương chín tuổi thì bị cha mẹ cô ấy bán vào bằng hai mươi lượng bạc. Sau khi vào phủ, cô ấy làm tiểu nha đầu ở chỗ Đỗ di nương, chưa tới nửa năm đã tới phòng bếp ngoại viện, đến mười bốn tuổi thì bị phân tới hầu phòng, nửa năm sau liền tới chỗ tiểu thư." Đông mụ mụ nói khái quát một lần rồi tiếp, "Tôi không dụng tâm tìm hiểu chuyện khác lúc trước cô ấy làm ở phòng bếp ngoại viện cũng không có quan hệ tốt với mấy nha đầu. Một nha đầu tên Thu Loan nói với tôi rằng bình thường Lưu Hương không trực, quản sự cũng chẳng trách mắng cô ấy, mọi người đều hơi bài xích cô ấy... Cũng có người nói tay chân cô ấy không sạch sẽ, từng trộm một củ nhân sâm năm mươi năm ở phòng bếp, đã bị trách phạt mmột phen."
Nghe đến đó, Cẩm Triêu chau mày: "Nàng ta vẫn luôn ở trong phủ, chẳng ốm đau gì, trộm nhân sâm để làm gì?"
Đông mụ mụ lắc đầu: "Nô tỳ cũng thấy lạ, thiết nghĩ là lấy cho người khác."
Lưu Hương đã từng ở chỗ Đỗ di nương, Cẩm Triêu lại chẳng hề hay biết gì việc này. Nhưng thời gian gấp gáp, lại phải làm lén, Đông mụ mụ cũng chỉ có thể tìm hiểu bề nổi, cũng chẳng có mấy tác dụng. Cẩm Triêu nghĩ chắc hẳn nên tìm người ngoài nghe ngóng một phen.
Đông mụ mụ lại nói về chuyện của đại thiếu gia, "...Chắc xế chiều hôm nay ngài ấy sẽ về, người bảo nô tỷ chuẩn bị, nô tỷ đã làm xong, một bức của Thạc Điền tiên sinh, một bức của Chi Chỉ sơn nhân. Đây đều được khắc bằng gỗ tử đàn loại tốt, buổi chiều nô tỷ sẽ mang tới Tĩnh Phương trai."
Cẩm Triêu lắc đầu nói: "Không cần, ta sẽ tư mang qua."
Đông mụ mụ đáp vâng.
Thanh Bồ bước vào, mấy hôm nay sắc mặt nàng ấy đã hồng hào hơn không ít, không còn sắc vàng vọt như mấy hôm trước nữa. Nàng ấy bước khẽ tới đóng cửa sổ lại, nói: "Gió lớn, bệnh của tiểu thư mới khỏi chưa bao lâu, nên cẩn thận khỏi trúng gió."
Cẩm Triêu liếc Thanh Bồ, ngoài cửa lại không có gió.
Đông mụ mụ nói với Thanh Bồ: "...Thanh Bồ cô nương trở về hầu hạ tiểu thư là tốt rồi, từ nhỏ đã hầu hạ người, so ra cũng tri kỷ hơn người khác."
Cẩm Triêu đáp lại thay nàng ấy: "Đây cũng là tự nhiên."
Đông mụ mụ cáo từ, Cẩm Triêu lại nói chuyện với Thanh Bồ: "Vừa rồi ta còn thấy phơi nắng rất ấm áp, gió nhẹ một chút cũng không sao."
Thanh Bồ lại chần chừ, ngón tay sờ lên chiếc vòng trên cổ tay. Nàng ấy thấp giọng nói: "...Tai vách mạch rừng."
Ý nàng ấy là bên ngoài có người nghe lén?
Cẩm Triêu nhìn chiếc vòng lưu kim trên tay nàng ấy, nhận ra vật này từng được Lưu Hương đeo, lại nghĩ tới ngày gặp lại Thanh Bồ, nàng ấy ăn mặc mộc mạc, ngay cả một cây trâm cũng chẳng có. Nàng nói: "Trên bàn trang điểm của ta có một đôi vòng bạch ngọc, em cầm lấy đi, lưu kim trông tục khí lắm."
Thanh Bồ vội nói: "Đó là đồ của tiểu thư, sao nô tỳ có thể lấy được."
Cẩm Triêu nhớ lúc còn bé Thanh Bồ cũng như vậy, nếu nàng ấy đã xác định cái này của tiểu thư, cái kia của tiểu thư thì đừng hòng ai lấy được.
Nàng không miễn cưỡng nàng ấy, chỉ thầm nghĩ lát nữa bảo Đông mụ mụ đi lấy chút đồ trang sức phù hợp mang cho Thanh Bồ.
Đại thiếu gia sắp về rồi, chắc chắn sẽ đi gặp mẫu thân trước, Cẩm Triêu nghĩ chẳng bằng tới chỗ mẫu thân chờ, bèn bảo Thanh Bồ hầu nàng thay bộ váy tím nhạt thêu nhánh cây, cảm thấy màu sắc rất trong trắng thuần khiến, đối lập với sắc xanh lá và hoa văn.
Đến chỗ mẫu thân rồi, chỉ lát sau, Cố Tịch và Cố Y cũng tới. Quách Di nương và Đỗ di nương cũng tới, Tống di nương thì vẫn luôn ở đó hầu hạ mẫu thân.
Tống di nương hầu mẫu thân uống thuốc, lại đưa cho bà một viên ô mai mơ. Bà ta dìu mẫu thân ngồi dựa lên gối.
"Đã hơn nửa năm chưa gặp Vinh Ca Nhi rồi, chẳng biết có cao hơn được chút nào không." Kỷ thị cười nói.
Đỗ di nương lên tiếng: "Trẻ nhỏ mỗi ngày mỗi lớn, đại thiếu gia lại đang tuổi phát triển, sao có thể không như măng mọc gặp gió được."
Năm nay Cố Cẩm Vinh tính tuổi mụ là mười hai tuổi.
Cẩm Triêu nắm tay mẫu thân, chọc bà ấy: "Đệ đệ về rồi, mẫu thân cũng đừng bớt thương con nhé."
Khuôn mặt xinh đẹp tuyệt trần của Kỷ thị nở nụ cười khẽ: "Quả nhiên vẫn như trẻ con, con không mấy thân thiết với Cẩm Vinh, nên năng đi lại nhiều hơn..."
Nói xong liền thấy Phẩm Mai đi vào: "...Xe ngựa của đại thiếu gia đã đỗ ở ngoài cửa rồi, cậu ấy tới chỗ thiếu gia trước, nô tỳ xem chừng nửa canh giờ nữa sẽ tới." Cố Cẩm Triêu có thể thấy được nét vui mừng rõ ràng trên mặt mẫu thân.
Nói là nửa canh giờ nhưng thật ra cũng chẳng bao lâu. Cẩm Triêu còn chưa uống hết chén trà Vạn Xuân Ngân Diệp thì chợt nghe nha đầu thông báo, không đợi Kỷ Thị lên tiếng, một giọng nói trong trẻo đã vang lên.
"Mẫu thân!"
Theo sau đó, một thiếu niên cao ráo bước vào từ sau tấm bình phong, khuôn mặt thanh tú trắng nõn, mặc một bộ áo lụa Hàng Châu, một thư đồng thấp hơn đi sau cậu, tay bê một chiếc hộp màu đỏ.
Cẩm Triêu thấy Cố Cẩm Vinh đi tới thì thầm nghĩ cậu có vẻ ngoài khá giống phụ thân, đã cao gần bằng nàng rồi.
Từ mụ mụ vội lấy ghế cho Cố Cẩm Vinh, Cố Cẩm Vinh bước vội tới, sắc mặt hơi đỏ ửng, đến dừng lại trước giường mẫu thân, vấn an các vị di nương và Cẩm Triêu, hai vị muội muội cũng vẫn an cậu.
Xem ra được tiên sinh dạy bảo rất tốt, tuy rnưgf hơn nửa năm chưa gặp mẫu thân đang bệnh nặng nhưng vẫn biết tuân thủ lễ tiết.
Cố Cẩm Vinh không giống Cẩm Triêu, cậu lớn lên bên cạnh mẫu thân, đương nhiên cũng thân thiết với mẫu thân hơn là với Cẩm Triêu.
Cẩm Triêu thấy ánh mắt cậu đảo qua mặt mình, chỉ nói một câu nhàn nhạt: "Chào trường tỷ." Sau đó liền không nhìn nàng nữa, chắc là do bình thường quan hệ giữa hai tỷ muội cũng không tốt... Nàng lại chẳng hề nhớ rõ quan hệ với đệ đệ trước đây thế nào, nhưng chắc chắn là bất hòa rồi.
- 🏠 Home
- Cổ Đại
- Trọng Sinh
- Lương Trần Mỹ Cẩm
- Chương 9: Cẩm Vinh