Bây giờ Lâm An Ninh có cảm giác chẳng muốn gặp Trình Tuyên, nhưng Trình Tuyên lại như tìm thấy thú vui ở viện của nàng. Đêm nào hắn cũng ở lại viện nàng, sau đó kêu nàng phục vụ một chút.
Lâm An Ninh thầm nghĩ chẳng thà hắn cứ vào luôn cho rồi, dù sao đứa bé trong bụng cũng là con Trình Tuyên, có bị thương thì cũng là trách nhiệm của hắn, liên quan gì đến nàng đâu, thế nhưng Trình Tuyên không cho nàng cơ hội đấy!
Có điều tình trạng này cũng không kéo dài lâu, vì bụng Lâm An Ninh to nhanh như bơm bóng, nhìn đã thấy sợ. Bản thân Lâm An Ninh vẫn ổn, dù sao nàng cũng có kinh nghiệm, tuy vất vả nhưng vẫn chịu đựng được. Người ngoài lại không thấy vậy, nhất là khi ngự y đến khám ra là thai đôi. Ai cũng nơm nớp, chỉ sợ nàng và hai đứa bé gặp chuyện ngoài ý muốn.
Lâm An Ninh thấy hết phản ứng của họ. Nàng hiểu rõ thai đôi khó sinh thế nào, thời đại này còn chưa có sinh mổ. Sinh con vốn đã bước chân vào cửa t.ử, giờ bụng nàng lớn như thế, Lâm An Ninh cảm thấy có lẽ lần này mình đi thật. Có đôi lúc Lâm An Ninh cảm thấy lo âu, tuy lúc nào nàng cũng bình tĩnh, nhưng đó là vì không nguy hiểm đến tính mạng, thực tế nàng cực kỳ sợ ch.ết.
Thế nhưng có một vài việc, không phải cứ nghĩ đến nó là nó sẽ biến mất, vì thế Lâm An Ninh quẳng hết ra sau đầu, ngày nào cũng ăn cả đống đồ bổ, rồi bế cái bụng to khổng lồ đi đi lại lại trong ánh mắt hết hồn của mọi người.
Từ ngày ăn đồ Trình phủ, cơ thể nàng đậm đà hơn hẳn, không phải kiểu gầy gầy. Thỉnh thoảng nhìn dáng người phất phơ như liễu Dương Châu của Hứa Thị, Lâm An Ninh lại thấy hâm mộ. Có điều tuy nàng có da có thịt, nhưng cũng chỉ đầy đặn mà thôi, không hề xấu, thế nên trước giờ nàng cũng không nghĩ đến chuyện giảm cân.
Bây giờ mang thai hai đứa, Lâm An Ninh còn ăn nhiều hơn. Bây giờ không cần soi gương, nàng cũng biết mình phải gần 80 cân rồi, nhưng vẫn phải ăn vì không ăn thì không đủ dinh dưỡng cho con, cái nữa là miệng nàng cũng nhịn không nổi.
Cũng may tuy rằng béo, nhưng cơ bản nàng cũng sống hơn nửa đời người rồi. Về phần Trình Tuyên có lấy thêm thϊếp nữa không, mấy năm nay nàng cũng đã hiểu rõ tính hắn, thế nên không lo lắm. Từ phản ứng của Hứa Thị lúc đón nàng vào cửa, Lâm An Ninh đã biết cách làm người của Trình Tuyên rồi.
Đến tầm tháng bảy, Lâm An Ninh phải có người đỡ mới hoạt động được. Thỉnh thoảng Hứa Thị tới thăm nàng cũng thấy lo lắng, Lâm An Ninh bỏ qua coi như không thấy. Có khó sinh hay không đều là số mệnh cả, cứ thuận theo tự nhiên đi.
Có điều nàng không ngờ, Hứa Thị lại thường xuyên đưa Cảnh Trạm, Cảnh Phái tới. Nhưng nàng không hợp với trẻ con, nên cũng không biết nói gì với họ. Mỗi lần hai đứa trẻ đến, nàng chỉ tươi cười chào đón, Hứa Thị nói cái gì thì nàng hùa theo câu đó.
Thai đôi dễ sinh non, Lâm An Ninh đã chuẩn bị tâm lý, làm gì cũng cẩn thận. Thế nhưng không ngờ còn chưa đủ chín tháng, hai đứa bé đã sốt ruột đòi ra ngoài.
Cơn đau lần này so với những lần trước thì nặng hơn nhiều, thỉnh thoảng nàng lại mơ màng nghĩ, không biết có phải hai đứa nó đang đánh nhau trong bụng nàng không. Cứ miên man như vậy, đến lúc có cơn đau tiếp thì Lâm An Ninh còn cảm thấy nhàm chán.
Quả nhiên thai này khó sinh, dù nàng vẫn làm theo lời bà đỡ nói, nhưng qua thời gian, sức lực của nàng vẫn bị xói mòn. Lâm An Ninh nghe thấy lời bà đỡ loáng thoáng: “Nếu vẫn không sinh được thì một x.ác ba m.ạng!”
Tiềm lực của con người là vô hạn, Lâm An Ninh vẫn chưa muốn chết, nên nàng cắn mạnh cái khăn trong miệng, phối hợp với đứa bé, cuối cùng cũng sinh được đứa bé đầu tiên, nhưng đồng thời bên dưới của nàng cũng rách. Chưa kịp kêu đau, nàng lấy hơi sinh nốt đứa thứ hai, cuối cùng đuối sức hôn mê bất tỉnh.
Lần này tỉnh lại, Lâm An Ninh cảm thấy cơ thể mình nặng nề hơn hai đứa trước nhiều, bên dưới cũng đau như xé. Nàng cố mở mắt nhìn nóc giường, tốt xấu gì cũng vẫn còn sống, nhưng nàng không bao giờ muốn sinh nữa!
Về sau từ chỗ Lâm ma ma, nàng biết lần này mình hôn mê hai ngày mới tỉnh. Nhị gia còn nói muốn Lâm An Ninh từ mình nuôi hai đứa nhỏ này, nhưng Lâm ma ma nghe theo lời nàng, đưa hai đứa bé sang cho phu nhân nuôi.
À còn một chuyện chưa nói, hai tiểu thiếu gia được Trình Tuyên tự mình lấy tên, một đứa tên Cảnh Trạch, một đứa là Cảnh Tuân.
Lần này cơ thể của nàng tổn thương, phải ở cữ rất lâu mới chăm lại được, nhưng sau này muốn sinh thêm sẽ khó. Nghe vậy Lâm An Ninh vui lắm, không ngờ trong lúc nàng ở cữ Trình Tuyên còn đến thăm nàng, sau đó nói với vẻ thương tiếc: “Sau này không sinh nữa”.
Cũng may tính tình nàng rộng rãi, để thϊếp thất khác nghe thấy phu quân mình nói sau này “không sinh con”, không biết sẽ tuyệt vọng đến mức nào.
Lần này nàng dưỡng thương mất nửa năm, Lâm An Ninh còn không ra khỏi cửa. Lúc mới đầu chỉ thấy Lâm ma ma và bốn nha hoàn của mình. Tầm khoảng ba tháng sau, Trình Tuyên mới không bị Lâm ma ma ngăn vào phòng nàng nữa.
Mỗi lần nghe Lâm ma ma làu bàu với mình là “Nhị Gia chẳng hiểu chuyện gì cả”, nàng vừa buồn cười vừa cảm động.
Lần này nàng suýt ch/ ết, nhưng cũng sinh thêm cho Trình Tuyên hai thiếu gia khỏe mạnh, dù là lão phu nhân hay thái thái đều ban thưởng cho nàng. Lâm An Ninh nhìn thì rất vui, nhưng nghĩ lại thì chẳng có tác dụng gì. Nàng không muốn ra khỏi đây, cũng chẳng lo lắng cho sau này. Mấy năm nay thỉnh thoảng viết thư cho phụ thân, nàng biết nhà họ Trình trừ khi gặp tình huống đặc biệt lắm mới sập, mà với tình hình nhà họ bây giờ, chỉ khi nào hoàng đế ngu ngốc tàn bạo mới gặp chuyện, mà đương kim Thánh Thượng bây giờ lại là minh chủ.
Vì vậy nên vừa lấy được phần thưởng, Lâm An Ninh sẽ gửi một ít về cho cha, dặn dò mua ít đồ trẻ con hay giấy bút gì đó. Rảnh rỗi không có việc gì thì nàng ngồi làm ít quần áo trẻ con, thêm thêm cành trúc rồi gửi về cho đệ đệ tầm tầm tuổi Cảnh Trạm.
Mấy năm nay, cách Lâm An Ninh gϊếŧ thời gian ngoài trồng hoa trồng cỏ, vật lộn với cái sân của mình ra thì còn có thư của Trình Tuyên và thêu thùa.
Lâm An Ninh ban đầu cũng biết thêu thùa một chút, nhưng Lâm ma ma thương tiểu thư nhà mình nên hồi ở nhà nàng không thấy mấy thứ này mấy, tất nhiên một phần là vì nhà nàng cũng nghèo. Sau khi Lâm An Ninh xuyên qua, nàng cầm kim chỉ lên học lại, Lâm ma ma nhìn sản phẩm của nàng cũng không cảm thấy ngạc nhiên, chỉ nghĩ rằng lâu rồi nên nàng quên.
Nha hoàn Trà Xuân của nàng thêu thùa cũng ổn, lúc đầu còn dạy được Lâm An Ninh. Về sau nàng rảnh quá ngồi thêu liên tục, tay nghề Trà Xuân không đủ để dạy tiếp. Khi ấy, Hứa Thị biết Lâm An Ninh thích học thêu thùa thì đưa hai nha hoàn hồi môn của mình qua.
Vì thế nên bao nhiêu năm trôi qua, Lâm An Ninh thường lấy khăn ra luyện tập, nhưng thành phẩm thật sự như quần áo thì chỉ đưa cho phụ thân và ấu đệ Lâm An Bình. Lâm ma ma cũng muốn nàng làm vài món cho các thiếu gia, nhưng Lâm An Ninh chỉ cười.
Lần này Hứa Thị nhắn với Lâm An Ninh, dặn nàng làm vài món quần áo cho các thiếu gia, Lâm An Ninh nghe xong chỉ muốn lắc đầu. Người làm chủ mẫu như Hứa Thị tốt bụng thật, làm gì có ai bảo mẹ đẻ làm quần áo cho thiếu gia chứ, đến lúc ấy biết nói chuyện này với đám trẻ kiểu gì?
Thế nhưng cuối cùng nàng vẫn làm.