Chương 4: Ba Và Con Gái

Một buổi sớm yên ả. Những tia sáng đầu ngày đang xuyên qua lớp mây dày xốp chiếu xuống mặt đất. Màn sương mơ màng dần trở thành những giọt nước lững thững trên những tán lá, sau đó lấp lánh và tan vào không trung.

Nhà ông Huyền nằm lấp ló sau hàng cây xanh rì, ngôi nhà ngói ba gian theo lối kiến trúc cổ Việt Nam, khuôn viên rộng rãi đầy cây cảnh và bon sai. Không gian trong lành và mát mẻ.

Ông Huyền thừa sức xây một ngôi nhà cao tầng hoặc một ngôi biệt thự hiện đại nhưng ông không làm vậy. Là người yêu nét đẹp truyền thống và hoài cổ nên ông muốn ngôi nhà thể hiện được lối sống của mình.

Ngôi nhà hiện tại của ông Huyền do ba ông xây nên, đã có từ rất lâu. Kiến trúc đã có phần cũ kỹ, nhưng ông chỉ tu sửa vài chỗ chứ không xây mới. Ông xem đó như một cách biết ơn đối với tổ tiên, một cách giữ gìn truyền thống gia đình. Ngôi nhà tuy bên ngoài khá cũ kỹ nhưng bên trong rất tiện nghi, vật dụng hiện đại không thiếu thứ gì.

Sau tiếng gáy của những chú gà nhà hàng xóm là là tiếng ríu rít của những chú chim truyền cành. Đây là những âm thanh quen thuộc đánh thức Ông Huyền dậy mỗi buổi sáng. Nhưng hôm nay ông dậy còn sớm hơn lũ gà và lũ chim nữa. Trời còn chưa rạng ông đã dậy trong khi bà Thanh vợ ông vẫn đang ngủ.

Ông dậy sớm để đi chợ mua gà, ông lo dậy muộn sẽ không mua được gà ngon. Ông không đánh thức bà Thanh dậy, ông chỉ nhẹ nhàng xuống giường đi đánh răng rửa mặt rồi mặt quần áo chạy xe ra chợ.

Phiên chợ sớm tấp nập kẻ mua người bán, đi lại lại lại một lúc ông cũng chọn được một con gà thả vườn béo tốt. Về đến nhà thấy bà Thanh đang lật đật nấu cơm, ông dặn vợ khỏi nấu phần ông. Hôm nay ông cũng không ra cửa hàng cùng vợ như mọi hôm mà chỉ ăn sáng qua loa rồi chuẩn bị lên Sài Gòn.

Ông Huyền mặt vào chiếc áo sơ mi sọc màu nâu, áo khá rộng nên dài quá mông, nhưng như vậy mới đủ rộng cho chiếc bụng bia tròn trịa của ông. Bên dưới chiếc áo là chiếc quần vải xanh đen quen thuộc. Ông đeo đôi dép da quai ngang từng là mốt những năm chín mươi. Dáng ông cao nên dù có chiếc bụng bia nhưng nhìn vẫn không quá béo. Dáng người rất lương thiện và phúc hậu.

Ông có khuôn mặt với đặc sản là đôi chân mày đậm và đuôi chân mày xếch lên trong khá dữ tợn, rất giống với nhân vật Trương Phi. Nếu ai không đọc Tam quốc diễn nghĩa thì có thể tưởng tượng đôi chân mày của ông giống với nhân vật Red trong Angry bird. Những ai không đọc tiểu thuyết cũng chẳng xem phim hoạt hình thì có thể hiểu đơn giản là ông sở hữu một khuôn mặt rất bặm trợn, có tính dọa nạt trẻ nhỏ cao.

Ông Huyền mặt xong quần áo thì đến tủ lấy chìa khóa xe rồi đi ra gian nhà sau nói với vợ:

- Ở nhà nghe, tôi đi lên Thảo chút.

Bà Thanh cất tiếng hỏi:

- Đi bây giờ hả?

- Ừ, đi lên chị Xuân lấy đồ rồi ghé con chút.

- Khi nào ông về?

- Về tới đây cũng chập chập tối chín mười giờ gì đó.

- Đi sớm về sớm nhé, à quên trong nhà có nải chuối hương chín ngon lắm mang lên cho con nó ăn.

- Trên Sài Gòn chuối thiếu gì mà mang lên.

- Mấy hôm trước, gọi điện Thảo nó nói chuối trên đó không ngon, toàn chín ép không hà, bữa nay tiện đi lên con mang cho nó một nải đi, ở nhà thiếu gì.

- Ừ, biết rồi.

Nói rồi ông đi lấy một cái túi bỏ nải chuối vào sau đó đi ra góc bếp lấy một cái túi khác cho con gà mới mua hồi sáng sớm vào bên trong. Vợ ông thấy vậy ông liền hỏi:

- Ông mang gà đi đâu vậy?

- Mang lên cho Thảo. Con nói dạo này công ty nhiều hợp đồng nên bận lắm, chắc cũng không ăn uống đàng hoàng gì đâu.

- Mà sao không làm sẵn rồi mang lên, gà sống vậy lên trên đó có chỗ đâu mà làm.

- Xời, bà lo xa, làm có con gà chứ có phải mỗ heo đâu mà không có chỗ. Thảo nó thích ăn cháu gà có tiết, nấu ở đây mang lên nguội lạnh hết còn gì.

- Chà, cưng con gái dữ hen!

- Con tôi không cưng không lẽ tôi cưng con hàng xóm, bà này hỏi ngộ. Thôi ở nhà nghe, đi à!

Thế là ông tay phải cầm chuối, tay trái cầm gà mang ra chiếc ô tô bán tải của ông lái xe rời đi.

Nhà ông Huyền ba đời đều theo một nghề khá đặc thù và kén người trong xã hội. Bán hòm.

Công việc liên quan đến hậu sự của người chết thì không phải ai cũng dám làm. Tuy vậy, cái nghề được xã không không đánh giá cao này lại mang đến thu nhập rất cao cho gia đình ông.

Xã hội ngày càng đi lên dân số ngày càng đông đồng nghĩa với nhu cầu hòm ngày càng tăng. Hơn nữa, gia quyến của những gia đình dư dã vật chất càng ngày càng chịu chi tiền cho những cổ quan tài cao cấp để thể hiện niềm tiếc thương vô hạn với người đã khuất. Ông Huyền luôn cho rằng xã hội dịch vụ có cầu ắt có cung, phải không ngừng chiều lòng khách hàng thì doanh nghiệp mới có thể tồn tại và đi lên, không thể bảo thủ được.

Chính nhờ sự nhạy bén với thời cuộc mà sau mấy chục năm kinh doanh hòm, ông đã có mười mấy chi nhánh ở các tỉnh khác nhau. Chi nhánh nào cũng làm ăn thuận lợi, buôn may bán đắt. Ông còn có một xưởng gỗ lớn chuyên sản xuất hòm và đồ phong thủy.

Các chi nhánh kinh doanh của ông toàn đặt ở chợ hoặc ngoài phố lớn. Còn nhà riêng của ông thì vẫn vậy, vẫn là một ngôi nhà nằm ở một con đường nhỏ, thưa thớt xe cộ và xung quanh chỉ lát đát vài ngôi nhà.

Ông thích sự mộc mạc và yên tĩnh. Thích sự đơn giản và khiêm tốn. Mặc dù không thiếu tiền nhưng ông sống rất cần kiệm và ghét thói xe xua, khoe mẽ.

Ông Huyền có sở thích là sưu tầm tượng và các món đồ điêu khắc thủ công, hể thấy mấy pho tượng nào mà điêu khắc đẹp là mua ngay.

Nhà ông kệ trên tủ dưới bày đầy những pho tượng và đồ mỹ nghệ mà ông sưu tầm được từ rất nhiều chất liệu. Từ bằng gốm bằng gỗ cho tới những món đồ bằng đá quý, bằng ngọc. Trong đó có rất nhiều món rất có giá trị và quý hiếm.

Thảo từ nhỏ đã có dịp quan sát mấy món đồ sưu tầm tinh tế của ba nên sớm đã có niềm đam mê với kiến trúc, đặt biệt là kiến trúc truyền thống.

Ông Huyền có hai người con: Quang thành và Ngọc Thảo. Quang Thành - người con trai đầu của ông lớn hơn Thảo tận mười tuổi, đã cưới vợ và sinh con và dọn ra ở riêng. Ông đã lên chức ông nội từ lâu nhưng người mà ông thương nhất trong nhà vẫn là Thảo - con gái út của ông.

Thảo từ nhỏ đã rất thông minh, học rất giỏi. Bắt đầu từ năm mẫu giáo đã được chọn đi thi hết cuộc thi này đến cuộc thi khác.

Mỗi lần đưa con đi thi, ông lại có dịp khoe khoang thành tích của con gái cưng. Hơn nữa Thảo từ nhỏ là một đứa trẻ rất ngoan và lễ phép đặt biệt là với người lớn, con gái đi đâu cũng được người khác khen ngợi khiến ông càng thêm yêu con.

Trong khi Quang Thành trượt đại học rồi về nhà bán hòm với ông thì con gái út Ngọc Thảo lại đậu vào một trường đại học danh tiếng ở Sài Gòn, điều này lại càng khiến ông vô cùng tự hào.

Tốt nghiệp xong Thảo muốn ở lại Sài Gòn làm việc. Ông Huyền cũng chiều con, vì từ nhà ông lên Sài Gòn chỉ mất tầm hơn tiếng đi xe, cũng không quá xa, ông vẫn có thể thường xuyên đi lại để thăm con.

#playerDailymotion {width: 520px; float: right; padding-left: 10px; margin-right: -10px;}

Từ lúc con đi học cho đến khi đi làm, cứ một thời gian không thấy con về nhà thăm ông là ông hoặc bà Thanh lại thay phiên nhau lên thăm con, mỗi lần đi lại mang theo đủ thứ đồ lên cho con gái. Dù sống xa nhà nhưng Thảo không bao giờ thiếu tình yêu thương và sự chăm sóc của ba mẹ.

Mấy tháng trước Thảo nói với ông về ý định mua nhà. Với túi tiền của ông thì mua vài căn hộ ở Sài Gòn cũng không phải chuyện khó. Nhưng ông không cho hẳn con tiền mua nhà mà cho con một nữa, một nữa còn lại là tiền Thảo tự tiết kiệm.

Con trai lớn của ông cũng vậy, cưới vợ xong cũng chỉ được cho một của hàng nhỏ để kinh doanh, nhà xe đều phải tự mua. Ông nghĩ rằng con cái phải tự mình kiếm ra được tiền thì mới trưởng thành được.

Sau khi sang nhà chị Xuân lấy ít đồ và ở lại đó chơi một lúc thì ông Huyền lái xe đến khu chung cư của con gái. Lúc này trời cũng đã gần năm giờ chiều.

Chung cư của Thảo ở trị an rất nghiêm ngặt, muốn ra vào thì phải có thẻ thông hành. Biết vậy nên Thảo đã sớm làm cho ba mình thẻ thông thành để ba có thể thuận tiện đến thăm cô.

Bảo vệ của khu chung cư quản lý cũng rất gắt gao, ai ra vào mà có dấu hiệu gì bất thường là sẽ bị để ý ngay. Nên khi ông Huyền mang chiếc túi có đựng gà sống bên trong vừa đi qua cổng bảo vệ ông liền bị nhắc nhở:

- Dạ chào bác, chung cư quy định không được mang gia cầm sống vào trong thang máy, nên nếu có đi lên bác vui lòng đi thang bộ ạ.

- Cái quy định gì quái đản vậy? - ông Huyền giật mình ngạc nhiên hỏi.

- Dạ vì đang vào mùa dịch cúm gia cầm, để bảo vệ sức khoẻ cho mọi người bác vui lòng đi thang bộ.

Ông Huyền rất bất mãn nhưng cũng không còn cách nào khác, đành lịch sự trả lời lại:

- Tôi biết rồi.

Biết thì biết vậy, nhưng con gái ông ở tầng mười ba của tòa nhà. Nếu đi bằng thang bộ mà lên được tới nơi thì chắc chỉ có nước gọi cho gái ra nhặt xác về chứ đi đứng gì nỗi nữa.

Cái khó ló cái khôn, ông quan sát một vòng thì thấy chung cư này có tận bốn chiếc thang máy, trong đó chiếc thang máy phía trong cùng ông quan sát một lúc lâu rồi mà không có người lên xuống.

Ông bèn mặt dày mà vi phạm quy định, không thể để mười mấy tầng cầu thang hành hạ đôi chân yêu quý của ông được. Ông rón rén đi đến thang máy phía trong cùng, ấn vào mũi tên đi lên. Vừa ấn xong, thang máy đã rất nhanh từ tầng cao chạy xuống đón khách.

Đang chờ đợi thì bỗng từ đâu có một thanh niên chạc ba mươi xuất hiện, đứng ngay bên cạnh ông. Liếc nhìn một cái ông liền biết đây là dân có tiền. Bộ mặt trên người anh ta không có lấy một vết nhăn, chiếc túi da nhẵn nhụi, và cái đồng hồ đeo tay có vẻ rất cao cấp. Hình như còn có cả mùi nước hoa nữa. Dù mùi nước hoa vô cùng dễ chịu nhưng ông vẫn cảm thấy quá phô trương.

Mấy bọn nhà giàu mà khoe mẽ, gàn dỡ trước giờ ông không ưa. Ông cũng đâu thiếu tiền mà đâu bỏ đi cái giản dị. Liếc nhìn gã nhà giàu trong vài giây, ông Huyền nhếch mép một cái rồi nhìn vào bảng điện tử của thang máy đợi mở cửa chẳng thèm chú ý đến anh ta nữa.

Nhưng xui là con gà trong giỏ của ông không biết mắc chứng gì tự dưng kêu cục ta cục tác rồi ló đầu ra ngoài giỏ. Tiếng kêu đã gây sự chú ý cho tên thanh niên đứng bên cạnh và anh ta lên tiếng:

- Chú ơi ở đây đang quy định đi thang máy không được mang gia cầm sống.

Ông Huyền cười nhã nhặn, nói nhỏ nhẹ:

- Chú em thông cảm cho đi nhờ xí.

- Đây là khu tập thể, chú vui lòng chấp hành quy định chung.

Mặt ông Huyền xịu xuống, không nói gì nữa. Cửa thang máy mở ra, anh ta đi vào trong rồi trong tích tắc cửa thang máy đóng lại, khép lại khuôn mặt không chút thân thiện của anh ta.

Ông Huyền tức anh ách trong bụng mà không làm gì được, xém chút nữa là có thể đi được thang máy rồi tự dưng ở đâu xuất hiện một tên bụng dạ hẹp hòi chẳng biết thương xương tiếc thịt của những người già yếu như ông.

Hậm hực một lúc rồi ông ngẫm nghĩ "Nếu giờ cố tình ấn tiếp thang máy để đi lên nhỡ lại gặp mấy nhân vật như tên vừa rồi lại tiếp tục bị nhắc nhở thì muối mặt lắm. Mình thì không sao nhưng phải giữ thể diện cho con gái, nếu bảo vệ phát hiện làm lớn chuyện thì con gái phải mang tiếng xấu trước toàn chung cư. Không được, không được phải đi thang bộ thôi!"

Mười ba tầng lầu xa xôi như đường đi Tây Trúc thỉnh Kinh. Tay trái nảy chuối, nay phải giỏ gà, biết khi nào mới đến nơi. Ông Huyền bước từng bước nặng nề, lòng đầy xót xa cho đôi chân yêu quý của mình.

Càng bước cơ thể càng rã rời, càng bước cơ thể càng rệu rạo. Chỉ có trong đầu vẫn luôn kiên định một ý chí vững vàng "vì con nhất định phải cố gắng, vì con nhất định phải làm được!"

Một tầng rồi lại một tầng, càng mệt ông lại càng muốn mắng cái tên chết tiệt ở thang máy, hại ông phải bị mười ba tầng thang bộ hành xác.

Lên đến tầng năm, vì quá mệt và tim đập nhanh ông phải dừng lại nghỉ rất lâu, không dám ngồi xuống nghĩ vì sợ lại không thể đứng lên. Ông định bỏ cuộc đi xuống lại tầng một nhưng thấy giỏ gà và nải chuối trong tay lại có động đi tiếp. Ông nghĩ nếu chuyện nhỏ này cũng không làm được cho con thì đâu có ra dáng người ba.

Bởi vậy mới nói, trên đời này thứ làm cho người ta trở nên mạnh mẽ nhất chính là tình thâm.

Cuối cùng ông cũng lên được tầng mười ba. Chân ông rã rời, cả người thở hồng hộc, còn tim thì đập nhanh hơn cả điệu nhạc Rock. Niềm vui nhanh chóng đánh tan mệt mỏi, trong giây lát ông lại có đủ sức đi về phía căn hộ của con.

Đến cửa, ông ấn dấu vâng tay mở cửa. Trước đó Thảo đã thêm dấu vân tay của ông vào máy quét nên ông mở cửa không khó khăn gì. Hôm nay không phải ngày nghĩ nên ông biết chắc giờ này con gái không có ở nhà. Ông chỉ ghé một qua một chút nên không báo cho con gái biết, nghe con nói dạo này công ty rất nhiều việc nên ông cũng không muốn làm phiền ông. Ông đã tính toán sẵn, khi ông nấu xong nồi cháu gà cũng là lúc con gái tan làm về có thể thưởng thức một bữa ngon mà không cần phải nấu.

Vào đến nhà Ông Huyền ngồi lên sofa nghỉ một lúc, đảo mắt quan sát một vòng ngôi nhà. Nhà cửa gọn nhà sạch sẽ, không gian thoang thoảng mùi của túi thơm hương hoa cỏ rất dễ chịu. Ông thấy con gái rất giống ông thích ngăn nắp, trật tự. Điểm này ông rất hài lòng về con, không uổng công ông ra sức dạy bảo từ nhỏ.

Ông Huyền đi ra bếp bắt nồi nước lên để làm gà. Bếp núc chẳng có nồi niêu gì, cũng may là có duy nhất cái nồi cỡ vừa đủ để một con gà nếu không chắc phải mang gà trở lại quê thật rồi.

Ông Huyền đang hì hục dưới bếp thì Thảo đi làm về, nhìn thấy ba mà mặt vui như tết.

- Ủa ba, ba lên hồi nào vậy ba?

- Mới lên, sao tủ lạnh trống trơn vậy con, không đi chợ mua ít thịt cá về mà ăn.

- Tại dạo này con bận quá, phải mang việc ở công ty về nhà làm nên không có thời gian, ba đang nấu gì vậy ba?

- Cháu gà, đề nghị mua thêm cái nồi với một hai cái chảo nữa nghe, nấu nướng mà chẳng có nồi niêu gì sao mà nấu?

- Con ở có một mình mua nhiều quá không dùng tới mà lại chật chỗ.

- Giờ mua để mai mốt lấy chồng rồi nấu cho chồng con ăn, thiệt đi đâu mà lo.

- Con biết rồi để hôm nào con mua, khi nào ba mẹ lên chơi con sẽ trổ tài nấu ăn cho ba mẹ thưởng thức.

- Câu này nghe được. Mà nhắc chuyện chồng con mới nhớ con với Thằng Tâm dạo này sao rồi?

- Dạ, cũng bình thường.



- Nó có nói khi nào ra mắt người lớn không, rồi chừng nào hai đứa cưới?

- Dạ chắc tụi con còn lâu.

- Vậy sao được, hai đứa hai lăm tuổi rồi chứ phải nhỏ đâu, quen lâu rồi phải cưới đi chứ để hoài sao được?

- Dạ... - Thảo cuối mặt nhìn xuống đất cũng không biết phải trả lời câu hỏi của ba mình thế nào.

Ôn Huyền nhìn khuôn mặt bối rối của con gái, nhíu mày hỏi:

- Sao? Nó không chịu cưới hả?

Thảo liền phủ nhận:

- Dạ không phải, tại anh Tâm muốn tập trung cho sự nghiệp trước.

- Tiền kiếm cả đời chứ gấp gáp gì, mấy mối để lâu quá thường không có lành, thằng Tâm ba thấy cái tướng nó đào hoa lắm.

- Không có đâu ba, anh Tâm thương con lắm.

Ông Huyền nhìn sắc mặt con gái trong lòng có không ít suy đoán. Nhưng ông không muốn nói với con, con gái trước giờ không làm gì sai cả, ông không muốn con nghĩ ông không tôn trọng mình.

- Ừ, nói sao ba tin vậy.

Thảo tắm xong thì nồi cháu cũng vừa chín. Trong tủ lạnh còn một ít bắp cải vừa hay có thể làm rau ăn kèm. Ông Huyền chặc gà để ra đĩa, biết Thảo rất thích tiết gà nên ông để riêng ra một đĩa.

Cháu gà hàng quán bên ngoài ít khi có tiết, phải nhà làm thì mới có. Nên dù hơi vất vả một tí nhưng khi thấy con gái nhìn đĩa tiết luộc mà mắt sáng rỡ ông thấy mình chẳng làm chuyện thừa.

Thảo múc cháu ra bát rồi rắc lên ít tiêu dọn ra bàn. Tô cháu nghi ngút khói, tỏa hương thơm khắp phòng. Thảo nhìn tô cháu rồi nịnh ba mình:

- Thơm quá, ba nấu còn ngon hơn cả nhà hàng nữa.

Ông huyền nhếch môi, ra vẻ:

- Xời, tất nhiên.

Ngồi xuống bàn, thấy cháo nấu nhiều mà chỉ có hai ba con, ông hỏi Thảo:

- Hàng xóm có ai không con, mời người ta qua ăn chung cho vui.

- Ở đây không giống với chỗ nhà mình đâu ba hàng xóm ít thân nhau lắm, mấy căn hộ sát vách mình con đến ở cũng lâu rồi nhưng không thấy ai ra vào, chắc họ mua để đầu tư chờ giá lên rồi bán lại.

Ông Huyền gật đầu, tỏ vẻ hiểu ý con gái. Nhớ lại chuyện lúc ở thang máy ông bắt đầu cao mày:

- Thôi thà không quen, chứ quen biết mấy cái loại như ba vừa gặp ở thang máy thì chẳng tốt đẹp gì.

- Ba gặp ai à?

- Lúc đi thang máy lên đây gặp một thằng nhà giàu, nhờ phúc của nó mà đi bộ mời ba tầng lên tới đây.

- Ủa sao vậy ba?

- Mang theo có con gà mà nó không cho đi thang máy lên đó, cái đồ hẹp hòi!

Ba nói Thảo mới để ý mang gà sống đến làm, leo được mười ba tầng thang bộ lên thì Thảo cũng phục ba luôn, từ lúc dọn nhà đến đây Thảo chưa bao giờ đi thang bộ.

- Ba siêu ghê, leo được mười ba tầng thang luôn!

Ông Huyền chề môi, nói với vẻ khó chịu:

- Chứ không lẽ mọc cánh bay lên, đã con gà còn nách thêm nải chuối của mẹ con nữa chứ, mệt le lưỡi luôn.

Thảo bậc cười rồi hỏi ba về chuyện ở thang máy. Ông Huyền hậm hực kể lại. Nhìn vẻ mặt khó chịu và đôi chân mày xếch liên tục nhấp nhô trên trán của ba mình Thảo không nhịn được cười, nhưng cố gắng ghìm lại nghiêm túc nghe kể. Thảo thấy tên nhà giàu đó chắc tối nay sẽ hắc hơi liên tục vì đã đắt tội với ba.

Bữa ăn tối giữa hai ba con vô cùng vui vẻ, ông Huyền dặn dò Thảo phải chú ý ăn uống đầy đủ, không được quá tập trung và công việc mà bỏ bữa, cuối tuần nào rảnh nhớ về nhà thăm ông. Thảo tiễn ba đến tận chỗ đỗ xe, thấy ba lái xe rời đi cô mới quay về nhà.

Từ nhỏ đến lớn, tình cảm ba con giữa Thảo và ông Huyền điều rất khắng khít. Thảo yêu ba hơn yêu mẹ. Ba rất chiều Thảo, thứ gì mẹ không mua cho Thảo ba điều lén mua cho cô. Luôn nhẹ nhàng giải thích cho cô mọi đều cho dù cô hỏi bao nhiêu lần, và mỗi lần cô làm sai bao điều ôn tồn dạy bảo chứ không hề nỗi giận mà lớn tiếng với cô.

Lúc Thảo còn đi học, dù công việc kinh doanh rất bận rộn nhưng ba luôn dành thời gian đưa Thảo đi học, tan học lại đến đón Thảo về. Tối nào cũng dành thời gian giúp Thảo ôn bài. Lần nào bị anh trai bắt nạt mà Thảo đi mách lại với ba là xem như anh xong đời.

Có một kỷ niệm khiến Thảo nhớ mãi. Năm đó Thảo sáu tuổi, được chọn tham gia một cuộc thi múa do thị trấn tổ chức.

Nhà trường thông báo sẽ có xe đến nhà đưa đón bé đi thi nên phụ huynh chỉ cần chuẩn bị trang phục cho bé là được. Nhưng lúc ấy ba bảo với giáo viên là ba sẽ tự đưa con mình đi thi. Ba sợ Thảo một mình đi thi sẽ bị run nên muốn đưa Thảo đi để khích lệ tinh thần con gái. Lúc Thảo múa trên sân khấu chỉ cần nhìn xuống khán đài là sẽ luôn nhìn thấy ánh mắt ủng hộ của ba.

Thi xong ra về, lúc ấy Thảo muốn đi tè, mấy giáo viên nữ thì đã ra xe về hết. Ba đành tự dẫn Thảo đến nhà vệ sinh nữ. Nhà vệ sinh nữ của chỗ thi rất rộng, ba liếc nhìn bên trong thấy có rất nhiều phòng, nhưng không biết bên trong là kiểu bồn cầu gì.

Thời điểm đó Thảo đã biết tự đi vệ sinh rồi nhưng để Thảo tự đi vệ sinh một mình ở chỗ lạ ba không yên tâm. Hơn nữa, Thảo vẫn đang mặc chiếc đầm xòe công chúa dài lượt thượt lúc thi xong vẫn chưa thay ra.

Ba cứ loay hoay trước nhà vệ sinh một lúc rồi quyết định đưa Thảo vào bên trong, giúp Thảo nâng chiếc đầm lên rồi bế Thảo đặt lên bồn cầu.

Lúc bước ra, hai ba con gặp mấy chị mấy cô đứng bên ngoài, ai nhìn ba cũng hốt hoảng còn tưởng ba là tên biếи ŧɦái. Ba nhìn họ cười hề hề mà mặt nhăn như khỉ ăn ớt, nhanh chóng ôm Thảo đi ra khỏi nhà vệ sinh.

Lúc nhỏ chưa biết gì Thảo chỉ nghĩ đó chỉ là chuyện cỏn con, lớn rồi mới hiểu ba yêu mình còn hơn sĩ diện của ba nữa!