Chương 8:Chú thích 4

1.Mây bạc: Ðịnh Nhân Kiệt,viên quan nổi tiếng đời Đường-Võ Chu, khi đi làm quan xa, thường hay nhớ cha mẹ, một hôm lên núi Thái-Hàng trông về quê hương, thấy đám mây trắng bay lững lờ, ông bùi ngùi nói: "Nhà cha mẹ ta ở dưới đám mây kia". Do đó, danh từ "mây bạc". Do đó, danh từ "mây bạc" (mây trắng) được dùng để chỉ sự mong nhớ cha mẹ.

3.Bôn ba: nghĩa chính: làn sóng chảy mạnh (chảy xiết); nghĩa bóng: chạy đuổi theo vất vả làm một việc gì hoặc có cầu cạnh điều gì

4.Câu này: nói lòng này còn lo ngại, chưa biết việc biến đổi như thế nào .

5.Tị trần: tránh bụi, tức tránh cuộc đời huyên náo, xấu xa.

6.Thị phi: phải trái, lời khen chê.

7.Quầy quả: vội vã.

8.Dưỡng dục sinh thành: công cha mẹ sinh ra, nuôi lớn, dạy dỗ nên người.

9.Phận bạc: Phận mỏng. Tiếng bạc ở đây không phải là trắng nhưng khi dùng tiếng này thì liên tưởng đến bạc là trắng nên đem ví với vôi. Truyện Kiều: "Phận sao bạc như vôi".

10.Ðường mây: con đường ở trên mây, tức đường công danh (được lên địa vị cao, nên gọi là mây).

11.Lâm việc: tới khi vó việc (lâm là tới)

12.Thêm nhuần: ướt thêm. Nói mình đã mỏi mệt mà lại thêm khóc mãi.

13.Ðã lấy mang sầu: nói mắt đã bị bệnh.

14.Ðồng Văn: ở tỉnh Biên-Hòa, huyện Phước-Chánh xưa có cái chợ Ðồng-Văn.

15.Ðầu thang: cho uống thuốc.

16.Ðiều:

1)điều hòa: dùng thuốc thang được đúng mức đúng phép.

2) điều trị: dùng thuốc thang để chữa trị bệnh (điều trị bằng thuốc thang). Hai nghĩa cùng được cả.

17.Nội kinh: một pho sách thuốc cổ nhất, dạy về nguyên lý căn bản và phép châm cứu của Ðông y .

18.Ngoại khoa: những sách thuốc dạy chữa các bệnh ở thân thể bên ngoài.

19.Y học: tức Y học nhập môn, sách thuốc của Ly Duyên đời Minh, những người làm thuốc nước ta trước đây, thường bắt đầu đọc sách này trước.

20.Thọ Thế: Thọ Thế Bảo Nguyên, sách thuốc của Cung Ðình Hiển đời Minh.

21.Ðông y: Ðông y bảo giám, do Hứa Tuấn nước Triều Tiên thâu thái những lý luận và phương pháp của các sách thuốc Trung quốc mà soạn ra .

22.Ngân hải tinh vi: tên một sách thuốc nói về chữa bệnh đau mắt của Tôn Tử Mạc đời Ðường. Ngân hải: bể bạc, tức là con mắt.

23.Cang mục: tức Bản thảo cương mục của Lý Thì Trân đời Minh, sách nói về tính chất các vị thuốc (dược tính) .

24.Thanh nang: túi xanh. Hoa Ðà đời Hán, có pho sách ghi chép những bí quyết chữa bệnh, thường đựng trong túi xanh, nên gọi là Thanh nang, nhưng sách này khi Hoa Ðà bị Tào Tháo gϊếŧ, vợ Ðà ở nhà tức giận, đã đem đốt đi mất.

25.Tập nghiệm lương phan: sách tập hợp lại những phương thuốc hay đã kinh nghiệm

26.Ngự toản, Hồi xuân:

- Ngự toản: tức sách Ngự toản y tông kim giám đời Kiển long nhà Thanh, do tòa Thái y viện phụng mệnh vua thâu thái các sách thuốc cổ kim và sưu tầm các sách cùng phương thuốc bí truyền của dân gian mà soạn nên (Ngự toản: vua làm, sách này không phải vua làm, nhưng theo lối phong kiến, để tên sách như thế, để tôn sùng và qui công cho vua).

- Hồi xuân: Vạn bệnh hồi xuân, sách thuốc của Cung Ðình Hiển đời Minh, cũng như Thọ thế bảo nguyên.

27.Vị: vị thuốc.

28.Quân thần: vua tôi. Các vị thuốc theo tính chất và công dụng của nó, chia ra vị và vua, vị là tôi, vị là người giúp việc, vị là người liên lạc (quân,thần, tá, sứ), một đơn thuốc cũng như một tập thể, phải đủ thành phần mới có công dụng.

29.Nỏ nan (nang): nói thuốc khô, không ẩm ướt.

30.Lư san: bài phú Lư san nói về phép xem mạch (Lư san mạch phú).

31.Lục quân, tứ vật: hai bài thuốc căn bản để chữa khí và huyết. Thanh danh: tên bài thuốc.

32.Thập toàn, bát vị: hai bài thuốc bổ căn bản để chữa bệnh nội thương, nghĩa là bổ tạng phủ suy yếu.

33.Bát trận tân phương: Trương Giới Tân hiệu Cảnh Nhạc, một danh y đời Minh, có lập ra các phương thuốc mới, chia là tám loại đội ngũ, gọi là "Tân phương bát trận" (tám trận phương mới). Chữ bát trận này có nhắc lại "Bát trận đồ" của Khổng Minh. Tác giả cho việc dùng thuốc chữa bệnh cũng như dùng binh đánh giặc .

34.Ngoại cảm: mắc bệnh vì khí hậu thời tiết ở ngoài, như gió, mưa, nóng, lạnh, ẩm thấp. Lúc mới lâm bệnh, nên cho uống thang "ngũ sài" một thang thuốc trong Tân phương bát trận có vị "sát hồ" giải cảm.

35.Lục bộ: sáu bộ mạch. Ðông y nghe mạch ở chỗ cổ tay, chia bên trái và bên phải, mỗi bên có ba bộ "thốn", "quan", "xích", hai bên thành sáu bộ.

36.Bộ quan bên tả: có mạch gan, mật.

37.Phù hồng: mạch đi nổi và bốc lên.

38.Kinh lạc: các đường truyền dẫn khí huyết trong thân người, đường dọc là kinh, đường ngang là lạc.

39.Mạng môn tướng hỏa: theo thuyết Ðông y thời trước, mạng môn là một điểm ở giữa hai quả thận, cấp dương khi (ôn độ) cho người cả.

40.Tam tiêu: thượng tiêu ở khoảng bụng trên, chủ về phổi, tim; trung tiêu ở khoảng bụng giữa, chủ về tì, vị; hạ tiêu ở khoảng bụng dưới, chủ về gan, thận. Thích nhiệt: chứa chất khí nóng.

41.Giáng hỏa: dẹp hỏa (khí nóng) xuống. Tư âm: làm cho âm (như các chất nước, huyết, tân dịch...) sinh ra nhiều. Cổ phương có bài "tư âm giang hóa" làm cho âm sinh nhiều để dẹp hỏa xuống.

42.Huỳnh liên, huỳnh bá, huỳnh cầm: ba vị thuốc mát để chữa nóng. Nói phải dùng gấp bội ba vị này để chữa nóng.

43.Vạn linh, hoàn tinh: hai phương thuốc chữa đau mắt: vạn linh để điểm vào mắt, hoàn tình để uống cho sáng mắt.

44.Ðàn: đặt đàn cho thầy thuốc: chủ bệnh đưa trước một số tiền, thầy thuốc cam đoan sẽ hoàn lại nếu không chữa lành. Ðòi cuộc đòi đàn: đòi chủ bệnh phải đặt cuộc đàn với thầy.

45.Thật tài: gốc chữ Hán, có nghĩa là thực tài, có tài thực sự.

46.Cầu: nhờ làm một việc gì đó. Qua cầu: đến nhờ giúp việc.

47.Bói hay đã dậy: dậy là nổi tiếng.

48.Nói nhây: nói dai dẳng, nói dai như đỉa, như rẻ rách.

49.Ôn nhuần: xem đi xem lại cho thấm. Châu Diệc: Chu Dịch đọc chệnh. Kinh dịch đời nhà Chu, sách triết học rất cổ của Trung Quốc. Sách có tám quẻ chính (bát quái), mỗi quẻ nguyên có ba hào (ba vạch), sau chồng lên thành sáu hào. Tám quẻ có sáu hào này, lại giao đổi với nhau, thành 64 quẻ, 384 hào. Thể hiện sự biến chuyển của vũ trụ và xã hội loài người.

50.Huỳnh kim, Dã hạc: hai sách nói về thuật bói toán.

51.Lục nhâm, Lục giáp: hai môn thuật số bói toán. Lục nhâm có sách "Lục nhâm đại toàn" nói về cách xem "nhâm". Lục giáp có sách "Kỳ môn độn giáp" nói về cách xem "độn".

52.Can, chi: can là thập can (mười can), tức: giáp, ất, bính, đinh, mậu, kỷ, canh, tân, nhâm, quí; chi là thập nhị chi (mười hai chi), tức: tí, sửu, dần, mão, thìn, tị, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi. Thập can là mười dấu hiệu thuộc về trời (thiên can) hợp với thập nhị chi là mười dấu hiệu thuộc về đất (địa chi) để chỉ ngày giờ tháng năm. Ví dụ năm giáp tí, năm đầu tiên của can chi, rồi lại đến ất sửu... cứ như thế luân chuyển trong 60 năm lại quay trở lại. Can chi còn phối hợp với "ngũ hành": thủy, hỏa, thổ, mộc, kim, theo tính chất của nó. Ðây nói: trong tay nắm vững qui luật can chi, tính toán được ngày giờ và ngũ hành sinh khắc, nên việc trời đất, việc người đều tỏ cả.

53.Chiêm: bói xem.

54.Lộ trình: khoảng đường đi; trong lúc đi đường.

55.Rùa, thi: mai rùa và cỏ thi, hai thứ dùng để bói toán.

56.Ðinh Mão: năm vận hạn của Vân Tiên, gặp ngày Giáp tý là ngày xung nên mắc bệnh (nguyên tắc về bói toán ) .

57.Mạng kim: bản mệnh thuộc kim (vàng), một trong ngũ hành. Cung càn (kiền, cung thuộc quẻ (kiền, khảm, cấn, chấn, tốn, li, khôn, đoái), thuộc về kim. Mệnh kim ở cung là đắc địa (ở được chỗ hay), nên số sẽ giàu sang.

58.Cầu tài quẻ ấy xa vời: nói quẻ này không phải ứng vào người đi buôn bán (cầu tài).

59.Phỉnh : lừa dối. (theo nghĩa miền Nam)

60.Giao, sách, trùng: cách bói Dã-bạc (bói Dịch), cầm ba đồng tiền gieo xuống cái đĩa, một đồng sấp là "sách", ba đồng sấp là "trùng", ba đồng cùng ngửa là "giao". Mỗi lần gieo tiền sấp ngửa như thế, ghi làm một hào, gieo đủ sáu lần là sáu hào thành một quẻ, sẽ theo tính chất mỗi hào trong một quẻ mà đoán sự việc. Quẻ bói ở đây, lần thứ nhất gieo được hào giao (ba ngửa), lần thứ hai hào sách, lần thứ ba hào trùng...

61.Trang: sắp đặt ra, trình bày ra. "Trang quẻ, trang lá số": trình bày nội dung cái quẻ, lá số.

62.Lục xung: sáu hào trong quẻ bói đều xung khắc với nhau.

63.Phụ mẫu, tử tôn: theo sách bói Dã-hạc: sáu hào trong quẻ bói, mỗi hào chủ về một sự việc, nên có nhưng tên hào: phụ mẫu (cha mẹ), huynh đệ (anh em), thê tài (vợ và tiền của-gọi tắt là hào "tài"), tử tôn (con cái), quan quỉ (quan sự và quỉ thần-gọi tắt là hào "quan"), trong đó lại có một hào đại biểu cho bản thân gọi là "thế", một hào đại biểu cho người hay việc bên ngoài trực tiếp quan hệ đến bản thân gọi là "ứng". Những hào này, theo ngũ hành, có tính chất tương sinh hay tương khắc nhau. ở đây, hào phụ mẫu khắc hào tử tôn, ứng vào việc cha mẹ gặp nạn mà con cháu đau thương.

64.Du hồn: tên quẻ bói (hồn đi chơi vẩn vơ).

Quẻ bói hóa ra quẻ du hồn, chỉ việc Vân Tiên bị long đong bệnh hoạn nơi đường xa đất khách.

65.Thế động: hào"thế" tức hào bản thân bị xung động. Hào quan: tức hào "quan quỉ" gọi tắt, quan chỉ chung những sự việc: thi cử, công danh, văn thư, kiện tụng. Thế động khắc hào quan, chỉ cuộc đời của mình bị biến chuyển mà công danh trắc trở.

66.Mẫu tang: tang mẹ.

67.Thày pháp: pháp sư, thày phù thủy.

68.Bôn bôn: bon bon.

69.ấn: phù phép của thày pháp để bắt ma, trừ tà.

70.Phù chú: lá bùa và câu chú.

71.Hồ linh: bầu thiêng liêng.

72.Sái đậu thành binh:dùng các hạt đậu làm binh lính

73.Diêm vương: vua ở âm phủ,coi quản sinh tử nhân gian. Hai câu này nói: sai được âm binh bằng đậu, bằng rơm xuống phá thành vua âm phủ.

74.Ðạo hỏa phó thang: Dẫm chân lên lửa cháy, dấn mình vào nước sôi.

75.Ngồi gươm, đứng giáo: ngồi trên gươm, đứng trên giáo. Khai đàng thiên hoang: mở lối đi ở cõi trời xa vắng chưa có ai tới.

76.So đo: có nghĩa là suy hơn tính thiệt.

77.Hề: người theo hầu, như nói "hề đồng": chú bé theo hầu.

78.Kinh quyền: hành sự theo lẽ thường là kính, theo lẽ biến là quyền. Hai chữ này thường dùng chung là một danh từ để chỉ sự hành động biết tùy thời, không cố chấp câu nệ.

79.Thuyên: bớt đau, khỏi bệnh.

81.Bàn cổ: theo truyền thuyết Trung-quốc. Tọa niền chứng miêng (minh): chứng tỏ trước bàn thờ

82.Ðại thánh Tề thiên: tức Tôn Ngộ Không, một nhân vật chính trong chuyện Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân. Tôn Ngộ Không là một chiến binh tinh thông võ nghệ, từng đánh bại những Thiên binh thần tướng giỏi trên Trời , Trời phải phong y là Tề thiên đại thánh (thánh lớn bằng trời). Sau Ngộ Không qui Phật, theo Ðường Tam Tạng sang Tây trúc lấy kinh,sau được phong làm Đấu Chiến Thắng Phật.