Chương 20:Chú thích 10

1.Phản hồi bổn quân: xem chú thích 61

2.Dạ đài: lâu đài đêm, đêm có nghĩa là tối tăm, chỉ nơi tối tăm của người chết. "Dạ đài" cũng như "tuyền đài" (đài suối vàng, tức là lâu đài dưới đất), nghĩa chính là "cái mả", mà nghĩa bóng là nói cõi âm, cõi chết.

3.Nam Tào: theo thần thoại. Nam Tào và Bắc Ðẩu là hai vị thần giữ sổ sinh tử của trần gian.

4.Dung nghi: dáng điệu

5.Tính danh: họ tên

6.Kiêng dè: dè dặt, thận trọng

7.Gió trăng: chỉ thói da^ʍ tà xấu xa

8.Phăn: lần (phăn mối chỉ). Hỏi phăn: hỏi lần cho biết

9.Thệ hải minh sơn: thề bể hẹn non, tức là chỉ bể chỉ núi mà thề: lời nói của mình bền vững như núi như bể.

10.Khúc nôi: hay khúc nhôi, những chi tiết của sự việc, lai lịch khúc chiết. Ðầu bài: như nói câu chuyện. nói câu chuyện lai lịch thế nào, xin bàytỏ cho biết .

11.Quân ó vang vầy: quân thét vang lừng.

12.Can qua: mộc và mác, đồ binh khí. nói: quân gia kéo đến chung quanh rừng, la liệt những binh khí.

13.Khải ca hồi trào: hát khúc ca thắng trận trở về triều.

14.Trào ca: triều đình, triều ban.

15.Ðề huề: dắt tay nhau cùng đi. Nghĩa bóng là thân thiện mà dìu dắt nhau.

16.Kim giai: thềm vàng

17.Trà đô: nơi đô thị có triều đình.

18.Qua mâu: giáo mác. Dấy động qua mâu: dấy binh xâm phạm

19.Khi quân: dối vua, lừa vua. Dưới chế độ phong kiến, khi quân là một trọng tội và thường bị chu di tam tộc,ngũ mã phân thây,tịch biên gia sản và thường không được nạp thực miễn hình(đóng tiền để thoát tội).

20.Dân thứ: cũng như dân chúng. nói: thiếu gì con gái nhân dân mà lại phải dùng đến nàng.

21.Chậu úp: do chữ Hán "phú bồn", sách Bảo phác tử có câu "Tam quan bất chiếu phú bồn chi nội" , nghĩa là ánh tam quang (mặt trời, mặt trăng và các vì sao) không soi vào được trong lòng cái chậu úp. Người ta thường nói: "Phú bồn chi oan": cái oan chậu úp, là chỉ sự oan ức không giải bày được. nói hai câu này: dù sáng suốt như mặt trời mặt trăng mà không xét đến nỗi oan tối tăm thì cũng mang tiếng xấu với đời .

22.Trữ dưỡng: chứa chấp và nuôi nấng.

23.Ghe phen: (tiếng miền Nam) nhiều phen, có phen.

24.Tướng ngỏ: ngỏ có nghĩa là trung, giải bày cả tấm lòng thành thực với vua.

25.Chín trùng: do chữ "cửu trùng": chín trùng cửa. Sở-từ có câu: Quân chi môn dĩ cửu trùng", nghĩa là cửa nhà vua những chín trùng, nói vua ở một nơi sâu thẳm. Nhân thế người ta gọi nơi vua ở hay bản thân vua là "cửu trùng" . Ðây nói: thái sư muốn cướp ngôi vua.

26.Nhà Lưu: nhà họ Lưu, tức nhà Hán.

27.Bạo thần: kẻ bày tôi tàn ác

28.Xử phân pháp hình: Theo hình phép nhà nước mà trị tội.

29.Gϊếŧ ruồi đâu xứng gươm vàng: nói người quân tử không thàm gϊếŧ kẻ tiểu nhân, cũng như gươm vàng không đáng đem mà gϊếŧ ruồi cho bẩn gươm. Câu này do câu ca dao: "Ðạn đâu bắn sẻ, gươm đâu chém ruồi".

30.Vô nghì: phi nghĩa, bạc ác.

31.Dung: tha cho

32.Chề bề: một từ ngữ hình dung cái bộ mặt ê chệ khi bị nhơ nhuốc.

33.Sề: một thứ rổ, đan bằng tre nứa, dùng đựng đồ vật. Sề thịt trâu: nói như cái rổ thịt trâu trông nhầy nhụa ê chệ .

34.Vinh qui: vẻ vang trở về. Thời xưa, những người thi đỗ tiến sĩ, được vua ban mũ áo, cờ biển cho vẻ vang mà trở về, và được nhân dân tổ chức cuộc đón rước long trọng. Kịp chầu vinh qui: kịp thời (buổi, lúc) vinh qui. Trước đây Vân Tiên thi đỗ xong, chưa được vinh qui, phải đi đánh giặc ngay, nên nay mới xin vua cho kịp thời trở về.

35.Rước về Nguyệt Nga: tức là rước Nguyệt Nga về. Câu này cũng như câu: "Vợ Tiên là chị Trực" ở phần trên, đảo ngữ gò ép để cho có vần.

36.Báo ứng: giả lại xứng đáng những việc mình làm. Theo thuyết nhà Phật: làm điều thiện thì gặp thiện, làm điều ác thì gặp ác, đó là lẽ báo ứng. Rất ưng: rất phải, rất đúng.

37.Mộ phần: mồ mã, cũng như phần một.

38.Hài cốt: xương người chết. Tiểu đồng đi khuyên giáo được một số tiền, định thuê người đưa hài cốt chủ (người chết mà tiểu đồng nhận nhầm là Vân Tiên) về chôn ở quê nhà.

39.Thiềng: do tiắng "thành" đọc chệch.

40.Bài vị: mảnh gỗ hay giấy có đề tên tuổi người chết để thờ cúng.

41.Từ ngằn: từ độ ấy đến nay.

42.Bổn quan: bản quan, cũng như bản chức, tiếng tự xưng hô của người làm quan thời trước đối với người dưới. ở đây là tiếng của tiểu đồng xưng Vân Tiên.

45.Tuần du: đi chơi để xem xét. Chữ "tuần" nguyên trước chỉ nghĩa là đi mà xem xét, như nói "tuần du" "tuần thú" (sự đi xem xét các nước chư hầu của thiên tử thời xưa), sau lại dùng thêm nghĩa: đi qua lại mà xem xét, như nói "tuần tiễu" (về quân sự), "tuần cảnh" (về cảnh sát).

46.Hồng nhan: sắc đẹp.

47.Ðổ thừa Võ công: đổ cả việc hãm hại Vân Tiên cho Võ công.

48.Ra phòng rước duyên: phòng là chờ, hòng, nói Thể Loan trang điểm xong, ra nơi lộ trình của Vân Tiên để hòng đón rước mối duyên.

49.Biêu: do chữ "tiêu" là nêu đọc chệch đi. Có bản chép là "bêu", cũng do chữ "tiêu" mà ra, nhưng tác giả dùng tiếng miền Nam với nghĩa tốt của nó (nêu), chứ không dùng theo nghĩa xấu (bày ra một cách nhơ nhuốc) ở miền Bắc, như nói: bêu đầu, bêu xấu, bán bêu.

51.Bưng bát nước đầy, Ðổ ngay...: nói tình duyên đã dứt, không thể nối lại, cũng như bát nước đã đổ xuống đất, không thể hốt lại đầy được nữa. Dùng tích vợ Chu Mãi Thần (xem chú thích ở câu 416) .

52.Ca ca: anh (chữ này ta thường đọc là kha, nhưng chính âm là ca). Chịu đi: ưng thuận đi.

53.Tẩu tẩu: chỉ Nguyệt Nga. Hớn Minh và Tử Trực bảo Vân Tiên sao không ưng thuận, cho Thạ Loan về để xách giày cho Nguyệt Nga.

54.Thương-tòng: cái hang mà Võ công đã bỏ Vân Tiên trước đây

55.Quả báo: tiếng nhà Phật, chỉ cái kết quả đền lại, giả lại nhưng việc mình đã làm (nói chung cả việc thiện lẫn việc ác)

56.Xấu còn bia danh: tiếng xấu còn lưu lại như tạc bia, để cho người đời chê cười mỉa mai

57.Sáu lễ: sáu lễ trong việc cưới xin thời xưa, tức: nạp thái (đưa lễ kén chọn), vấn danh (hỏi tên tuổi), nạp cát (đưa điềm tốt), nạp trương (đưa sính lễ), thỉnh kỳ (xin ngày cưới), thân nghinh (đón dâu).

58.Gót lân: do chữ Hán "lân chi" là chân con kỳ lân, một loài thú tượng trưng cho đức tính nhân hậu (người xưa bảo con kỳ lân không dẫm chân lên các sinh vật bé nhỏ và làn cỏ xanh tươi). Thơ "Lân chi" ở Kinh thi khen ngơi con cháu và họ hàng của Văn vương (vua tổ nhà Chu) là nhưng người sang cả mà có đức tốt, nhân lấy con lân ví với cha mẹ (Văn vương) và chân của nó ví với con cái. Do đó, người ta gọi người con hiền, con quí là "lân chi". Ðây nói Vân Tiên lại sinh được con hay, lập nên công danh, nối dõi nghiệp cha lâu dài.