Chương 12:Chú thích 6

1.Ba thứ tóc trên đầu: đầu đã đốm bạc, có ba thứ tóc đen, vàng (dở đen dở trắng) và trắng.

2.Âu: âm chính của chữ "ưu": lo

3.Lo lừa: lo tính , mưu làm một việc gì.

4.Lư-san: một núi có nhiều thắng cảnh ở tỉnh Giang-Tây, Trung-Quốc, đời Ân, Chu, anh em Khuôn Tục làm nhà ở ẩn trên núi này, nên cũng gọi là núi Khuông-Lư.

5. Ngũ viên: tên tự là Tử Tư, một tướng tài đời Xuân Thu, người nước Sở, cha và anh bị Sở Bình Vương gϊếŧ, Tử Tư chạy trốn sang Ngô. Ðến một dòng sông, gặp ngư phủ, ngư phủ thấy Tử Tư đói, đi kiếm cơm cho ăn, và chở qua cứu thoát nạn. Sau Tử Tư giúp Ngô đánh phá Sở, báo thù cho cha anh.

6.Ðình trưởng: đời Tần, Hán, cứ mười lý đặt làm một đình, có đình trưởng coi giữ trộm cướp, Ðình còn gọi là nhưng quán nghỉ lập dọc đường, năm dặm một "đoản đình", mười dặm một "trường đình" .

7.Hạng Võ: Hay Hạng Vũ, tên Tịch, người đất Cối Kê, thích nghề võ từ nhỏ, suốt ngày luyện tập võ nghệ. Sau tự lập làm Tây Sở Bá Vương,vì câu chuyện chiến tranh với Lưu Bang(Hán Cao Tổ sau này) mà có truyện Hán Sở tranh hùng.

8.Ân tình thế lợi khó tuyền đặng vay: một bên là ân tình, một bên là lợ thế (quyền thế, tài lợi), mâu thuẫn nhau, khó trọn vẹn được cả hai.

9.Ai cho sen muống một bồn: không ai trồng cây sen và rau muống trong một chậu

10.Phồn: tiếng miền Nam, có nghĩa là hạng người, như ta nói quân này, quân kia.

11.Thà không chót chịu một bề: thà không chồng mà ở một mình còn hơn.

12.Danh nhu (nho): người học trò nổi tiếng

13.Thủ khoa: người đậu đầu trong khoa thi hương.

14.Nhà cầu: cái nhà ngang nối nhà trước với nhà sau.

15.Tam canh: Canh ba (một đêm có năm canh)

16.Gay: buộc mái chào vào cọc chào, sửa soạn bơi thuyền đi.

17.Trớ trinh: tráo trở, đành hanh, trêu ngươi.

18.Cheo: tên một con thú, thuộc loài sóc.

19.Oan gia: chính chữ là "oán gia", tục (tiếng tục Trung-quốc), gọi trại là oan gia, chỉ kẻ oán thù với mình hay sự oán thù nói chung. Ðây là Vân Tiên nói có lẽ kiếp trước mình có nợ oán thù gì với Võ công, nên mới bị hãm hại như thế này (nói theo thuyết nhà Phật).

20.Thạch bàn: bàn đá, tảng đá lớn và phẳng.

21.Mưa tro: (tiếng miền Nam) mưa bụi, mưa phùn.

22.Du thần: vị thần đi dạo các nơi để xem xét nhân gian

23.Phù tiên: bùa tiên để giữ mình, tức đạo bùa của thầy Vân Tiên cho khi Vân Tiên đi thi.

24.Ðại lộc: lộc là chân núi, đại lộc tức dưới chân núi lớn (theo Kinh thư).

25.Sơn trung: trong núi.

26.Tới đường đại lộc là chừng: chừng: mức độ ấy, khoảng ấy, nói ông tiều qua rừng tới khoảng đường chân núi thì nghe thấy tiếng Vân Tiên ở quanh nơi đấy. Chữ "đại lộc" ở đây cũng như chữ "đại lộc" trên kia, nhiều bản chép là đại lộ (đường cái), xét ra không đúng nghĩa chỗ này. Du thần chỉ đưa Vân Tiên ra khỏi hang một dặm tới dưới chân núi trong rừng thôi, chứ không đưa ra ngoài đường cái, vì câu dưới nói: "Có tiếng trong rừng thở than", và mãi tới dưới nữa lại có câu: "Khỏi rừng ra tới ngã ba", rõ là Vân Tiên trước còn ở trong rừng, mãi sau ông tiều mới cõng ra đường cái.

27.Nhát (hoặc nát): dọa cho người ta sợ

28.Trong tuyết đưa than (hoặc cho than): do thành ngữ chữ Hán "Tuyết trung tống thán": cho than để sưởi ấm khi trời tuyết. Tống Thái Tông nhân tiết mưa tuyết, trời rét lắm, sai cho những người già yếu nghèo khổ than sưởi và gạo ăn. Nhân đó, người ta thường dùng chữ "Tuyết trung tống thán" để chỉ sự giúp đỡ người khi cần kíp cùng quẫn.

29.Khó ngồi giữa chợ, ai màng đoái thương: do câu thơ chữ Hán: "Bần cư nào thị vô nhân vần. Phú tại thâm sơn hữu khách tầm" nghĩa là người nghèo ở ngay giữa chợ búa nhộn nhịp không ai hỏi han, giàu ở tận trong núi sâu cũng có kẻ tìm đến.

30.Ẩn dật: ở ẩn không theo thế tục.

31.Hồi: trả lại, đền lại. Nói làm ơn mà trông báo đáp lại sao nên.

32.Bôn trình: đi vội trên đường, như nói rảo bước.

33.Còn nghi nỗi mình: Vân Tiên đã bị Trịnh Hâm và Võ công tráo trở hãm hại, nên tuy mừng gặp bạn cũ, nhưng vẫn còn nghi ngại nỗi mình.

34.Nhân huynh: người anh tốt, tiếng xưng hô.

35.Bán chầu: bán vào buổi ấy.

36.Non tòng: núi có nhiều cây thông.

37.Lộc rừng: lộc của rừng cho (đây là củi)

38.Lâm sơn: rừng núi.

39.Phản hoàn: quay trở về. Am mây: chùa trong mây, tức chùa trong núi. Ðây là ngôi chùa ở nơi vắng vẻ.

40.Ngọc hữu: bạn ngọc, bạn quí như ngọc

41.Viếng thân: thăm cha mẹ

42.Cưỡиɠ ɠiαи không nghì: lấy sức mạnh mà hãʍ Ꮒϊếp phụ nữ

43.Bẻ đi một giò: bẽ gãy một chân

44.Huyện đàng (đường ): dinh quan huyện

45.Sóc phang (phương): cũng như Bắc phương, nói quận ở phương Bắc.

46.Mai danh, ẩn tích: vùi tên, giấu tích, không cho ai biét đến mình.

47.Dào: mưa dào, mưa to.

48.Sinh thành: đẻ ra và nuôi dạy nên người, chỉ công ơn cha mẹ

49.Hữu tam bất hiếu: rút ra ở câu chữ Hán: "Bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại" nghĩa là bất hiếu có ba điều, không có con là điều nặng nhất. Ðây nói: mình phải bỏ cuộc thi, chưa lập được công danh, để báo đáp công ơn cha mẹ, lại đeo tật bệnh, chưa lập được gia đình, để nối dõi dòng giống, thật là điều bất hiếu to lớn.

50.Tiểu đồng trước đã vì mình đã thác oan: câu này nối câu trên nói: đã không vẹn đạo con với cha mẹ, lại không vẹn tình thầy với trò, Vân Tiên cảm thấy vô cùng chua xót .

51.Cam La: người nước Tần thời Chiến quốc, sớm có tài mưu lược, mười hai tuổi đã đi sứ sang nước Triệu, vua Triệu thân ra đón tận ngoại thành và phải nhượng đất cho Tần, khi thành công về nước, được phong là chức Thượng Khanh.Khương tử: tức Khương tử Nha, xem chú thích 66 ở chương 6. Hai câu này nói: công danh được sớm như Cam La (mười hai tuổi) càng hay, mà dù muộn như Khương tử (hơn tám mười tuổi) cũy vẫn vẽ vang .

52.Bôn chôn: vội vàng, hấp tấp, nóng ruột.

53.Am tự: am, chùa, chùa chiền.