CHƯƠNG XVIII
TÂM SỞ HỮU PHÁP: BẤT ĐỊNH
BÀI 6
不 定 四 者:
一 睡 眠, 二 惡 作, 三尋四伺
Bất định tứ giả
Nhất thụy miên, nhị ác tác, Tam tầm, tứ tứ.
Nghĩa:
Bất định có bốn:
1. Thụy miên, 2. Ác tác (làm ác),
3. Tầm (tìm), 4. Tứ (dò xét).
Sao gọi Bất Định?
Vị thứ 6 trong 6 vị tâm sở. Vị thứ 6 của tâm sở có tên là Bất Định. Bách Pháp Trực Giải nói: Bất Định là thiện, Bất Định là phiền não, Bất Định có mặt tất cả tâm, Bất Định có mặt tất cả địa, nên gọi là bất định. Có nghĩa là bốn tâm sở Bất Định không nhất định là tánh thiện, không nhất định là tánh ác (tức phiền não), không nhất định là có mặt trong tất cả các tâm vương, tâm sở, không nhất định là có mặt trong ba cõi, chín địa, nên đặt tên là Bất Định. Trước hết trình bày về Thụy Miên.
Thụy Miên chung cả ba tánh: do Thụy Miên và thức thứ 6 tương ứng có nhiều mộng trong lúc ngủ.
Thiện: Nếu trong mộng tu tập Thập Thiện, Lục Độ thì gọi là thiện.
Ác: Nếu trong mộng tạo tác sát, đạo, da^ʍ, tham, sân, si thì gọi là ác.
Vô ký: Mộng chẳng thiện, chẳng ác thì gọi là vô ký.
Ác tác cũng có tên là hối, cũng có chung ba tánh:
Thiện: Trước làm ác, giờ hối hận, trước không làm lành, giờ hối hận đều gọi là thiện.
Ác: Trước đã làm thiện, giờ hối hận, trước không làm ác, giờ lại hối hận, đều gọi là bất thiện.
Vô ký: Trước làm việc vô ký, trước không làm việc vô ký, đều gọi là vô ký.
Tầm, Tứ cũng có chung ba tánh: Khế Kinh nói: Vì có Tầm Tứ mới có ngôn ngữ.
Thiện: Lời nói trung tín thì gọi là thánh ngôn, tức là thiện.
Ác: Lời ngon tiếng ngọt trái lại với thánh ngôn, tức là ác.
Vô ký: Lời nói chẳng phải thiện, chẳng phải ác, tức là vô ký.
Tóm lại, bốn tâm sở này, đối với thiện và nhiễm ô, đều không nhất định, nên gọi là Bất Định. (nhiễm ô là bất thiện và hữu phú vô ký, cùng vô phú vô ký).
Thành Duy Thức Luận, quyển 7, nói: Không giống như xúc, tác ý, thọ, tưởng, tư có mặt khắp các tâm, không giống như dục, thắng giải, niệm, định, huệ có mặt khắp các địa, vì vậy nên đặt tên là Bất Định.
Đoạn văn này hàm ý:
1) Nói riêng về Biến Hành:
Xúc, tác ý…năm tâm sở này, tuy chung với ba tánh, chắc chắn có mặt trong tất cả tâm và tâm sở, nên không gọi là bất định. Nhưng bốn tâm sở: thụy miên, tác ác, tầm, tứ cũng cùng với ba tánh nhưng chúng không giống như Năm Biến Hành, nên đặt tên là Bất Định (bốn bất định tâm sở chỉ tương ứng với Thức Thứ 6 mà thôi).
2) Nói riêng về Biệt Cảnh:
Xúc, tác ý,… năm tâm sở Biệt Cảnh, tuy cùng với ba tánh, chắc chắn có mặt trong ba cõi, chín địa, nên không gọi là Bất Định. Nhưng bốn tâm sở Bất Định tuy cũng cùng với ba tánh nhưng chúng không giống như Năm Biệt Cảnh tâm sở, nên gọi là Bất Định. (hối, miên: ăn năn, thân tâm hôn muội khi nhân duyên với cảnh giới chỉ có mặt ở Cõi Dục và Sơ Thiền ở Cõi Sắc. Từ Nhị Thiền trở lên không có Tầm, Tứ).
A. Thụy Miên
Đó là một loại tác dụng của tinh thần khiến cho tâm thức tối tăm, nặng nề (hôn trầm) và làm mất sự hiểu biết. Luận Thành Duy Thức, quyển 7, nói: Ngủ nghỉ khiến cho thân không còn tự tại, mê muội, đó là tánh của Thụy Miên, chướng ngại quán sát, đó là nghiệp của Thụy Miên. Câu trên có hai ý:
1) Thể tánh của Thụy Miên, có hai điểm:
a) Khiến cho thân không còn linh hoạt (tự tại), vì người ở trong mộng nên co duỗi, nắm, buông đều không thể tự chủ.
b) Khiến cho tâm mê muội không thể hiểu rõ đối
tượng (thủ cảnh). Sự duyên cảnh của Thức Thứ Sáu thông cả trong và ngoài, giờ ở trong mộng (lúc ngủ) chỉ là Độc Đầu Ý Thức (một loại của ý thức) chỉ hướng nội thôi, bỏ qua năm giác quan không chướng ngoại.
2) Nghiệp dụng của Thụy Miên.
Cản trở quán. Tám vạn bốn ngàn pháp môn trong pháp Phật, nói đến tu tập, không ngoài một chữ Quán. Quán chính là dùng trí tuệ quán chiếu pháp môn đang tu. Ví như người tu Tịnh Độ thì tu tập như thế nào? Khi bắt đầu tu, quan trọng nhất là buông bỏ các duyên. Gọi đó là Chỉ. Sau đó, toàn tâm chú ý vào lục tự Di Đà. Miệng niệm tai nghe, tự niệm, tự nghe. Miệng niệm thật rõ ràng, tai nghe thật rõ ràng. Đó là Quán, gọi đó là niệm Phật quán. Tóm lại, quán là lợi khí cho chúng ta tu tập, là pháp bảo để chuyển thức thành trí, là pháp môn bất nhị chuyển phàm thành thánh.
Nhưng mà tâm sở Thụy Miên, vì hay khiến tâm hôn trầm và làm mất hiểu biết, nên rất chướng ngại cho người tu quán. Thật là một sự mất mát quá lớn! Chính vì vậy, trong kinh, luận, Phật, tổ nhiều lần quở trách về ngủ nghỉ. Pháp Giới Thứ Đệ nói: Thụy Miên là một trong Ngũ Cái. Cái có nghĩa là che đậy.
Vì chúng sanh do năm thứ phiền não này che đậy tâm thức, nên đối vói chánh đạo không thể hiểu nỗi và chìm đắm trong ba cõi không sao ra khỏi. Phiên Dịch Danh Nghĩa nói: Thụy Miên là một trong Thập Triền. Triền là cột chặt, là bó buộc. Vì chúng sanh do mười pháp này trói buộc, không thể ra khỏi khổ đau của sống, chết để tiến đến Phật đạo. Trong một ngày, đêm phải siêng năng, chuyên cần, đừng vì ngủ nghỉ để cho một đời rỗng không vô ích, không có chút sở đắc. Nên nhớ đến lửa vô thường thiêu tất cả thế gian, sớm cầu tự độ, chớ có ngủ nghỉ.
Kinh Lăng Nghiêm nói: Trong mười đệ tử của Phật có tôn giả A Na Luật Đà, mới xuất gia mà thường ưa ngủ nghỉ. Cứ mỗi lần nghe Phật nói pháp thì tôn giả ngủ gục. Vì thế, Phật quở là loài súc sanh.
Có bài kệ như sau:
咄 咄 何 為 睡螺 螄 蚌 哈 類一 睡 一 千 年
Đốt đốt hà vi thụy
Loa sư bạng cáp loại
Nhất thụy nhất thiên niên Bất văn Phật danh tự.
不 聞 佛 名 字
Nghĩa:
Chao ôi! Sao ngủ mãi Tựa loài ốc, loài trai
Một giấc đến ngàn năm
Không nghe được pháp Như Lai.
Tôn giả A Na Luật Đà nghe Phật quở, tự trách, khóc thống thiết cho nghiệp chướng nặng nề của mình. Vì thế, trong bảy ngày đêm, Ngài dũng mãnh, siêng năng không ngủ nghỉ, nên hai mắt bị mù (mắt lấy ngủ làm thức ăn, bảy ngày không ngủ nên mù). Phật thương xót Ngài, liền dạy cách tu: Tam Muội Nhạo Kiến Chiếu Minh Kim Cang, và ngài chứng ngay thiên nhãn, thấy cõi Diêm Phù Đề (Nam thiện bộ châu) như thấy trái a ma la trong lòng bàn tay.
B. Ác Tác
Luận Thành Duy Thức, quyển 7, nói: Hối (ăn năn vì tội ác gây ra) nghĩa là Ác Tác. Nghiệp do ác làm ra, ăn năn là tánh, chướng ngại chỉ (định) là nghiệp. Đoạn văn có hai điểm:
1) Thể tánh của Ác Tác
Trong Luận Duy Thức gọi Ác Tác là Hối, là dựa quả mà đặt tên. Nay gọi Ác Tác là dựa nhân mà đặt tên. Vì sao? Chữ Ác trong ác tác có nghĩa là chán ghét, tức là chán ghét những việc ác đã làm ở quá khứ, nên gọi là Ác Tác. Do vậy, khởi lên tâm tự trách, buồn phiền cho chính mình. Gọi đó là Hối hoặc Hậu Hối (về sau mới hối hận). Nhờ đây có thể thấy Hối là hậu quả của Ác Tác, là nhân của Hối.
Sau Hối rồi làm gì? Luận Du Già, quyển 11, nói: Ác
Tác có nhân là họ hàng của Tầm, Tứ nên tâm sanh hối hận:
a) Vì cớ gì mà ta rời xa họ hàng?
b) Vì cớ gì không ở cõi nước như thế?
c) Vì cớ gì rời bỏ cõi nước như thế, mà đến đây
ăn, uống, y phục như thế, tọa cụ, bệnh duyên, chữa trị và cuộc sống đầy đủ như thế?
d) Ta vì duyên gì mà xuất gia lúc nhỏ, tại sao
không chờ tuổi cao, già yếu.?
Với bao nhiêu nhân duyên như thế, sanh tâm buồn lo, luyến tiếc mà sanh ra hối hận.
2) Nghiệp dụng của Ác Tác.
Làm trở ngại cho chỉ hay là định. Ác Tác hay gây trở ngại cho tâm định, chỉ ở một chỗ, của người tu tập. Tại vì sao? Người tu tập do nhớ lại những việc đã làm ở quá khứ, sanh ra tâm buồn rầu, áo não nên khiến cho tâm xáo động không yên, không thể vắng lặng được. Vì vậy, nên mới nói hối và trạo cử có cùng nghiệp dụng, cả hai đều trở ngại cho chỉ (định). Luận Du Già lấy hối và trạo cử cho là cùng một xứ sở, chắc chắn tương ứng khởi lên, nên cả hai hợp thành một tâm sở cái, gọi là trạo hối cái. Nghĩa là chúng sanh vì trạo hối này che phủ tâm thức nên đối với chánh đạo không thể thấu đạt và thiện pháp thiền định không thể phát sanh. Do đó gọi là trạo hối cái.
Nghĩa chủ yếu của hối. Như trên đã nói: hối thật sự là chướng ngại lớn cho người tu định, nên Ngẫu Tổ, trong Duy Thức Tâm Yếu, quyển 7, đặc biệt chỉ dạy yếu nghĩa của năm hối cho người tu tập, rằng: Người tu tập năm hối, quý nhất là dứt hẳn sự tiếp nối của năm hối, siêng năng làm nhiều việc lành, không nhớ lại việc ác đã làm mà buồn lo, phiền muộn. Ngũ cái là năm cách sám hối nghiệp chướng mà Phật đã dạy để diệt trừ tội nghiệp. Gọi là sám hối, khuyến thỉnh (chính thức khuyến mời bậc chí tôn mà mình cầu sám hối), tùy duyên, hồi hướng, phát nguyện. Dưới đây xin nói rõ:
Sám Hối: Tức tự mình trình bày tội lỗi đã tạo ra, nhờ đó có thể diệt trừ tội lỗi ấy.
Khuyến Thỉnh: Tức khuyến mời mười phương Như Lai chuyển pháp luân lớn, nhờ đó có thể tiêu diệt tội ác của ma vương Ba Tuần mời Phật nhập diệt.
Tùy Hỷ: Tức là đối với tất cả công đức căn lành của mình và người đều tùy hỷ, khen ngợi, nhờ đó có thể diệt trừ tội ghen ghét người khác làm lành, tu tập thiện pháp.
Hồi Hướng: Tức là tất cả công đức căn lành mình đã tu tập được, hồi hướng hết cho chúng sanh, cho Phật đạo, nhờ đó có thể diệt trừ tội điên đảo mong cầu sanh vào trong ba cõi.
Phát nguyện: tức là phát Bốn Thệ Nguyện Lớn, nhờ đó có thể diệt trừ lỗi thoái chí tu hành.
Do đây có thể biết điều quan trọng của người tu tập Năm Hối này là sửa chữa tội lỗi đã qua, tu tập việc lành sắp tới. Sửa đổi, ân hận nhân ác ở quá khứ, siêng năng tu tập quả lành ở tương lai. Tuyệt đối không nên chỉ hối hận tự trách mà thôi.
C. Tầm, Tứ
Hai pháp Tầm, Tứ thể loại giống nhau (thể đều là tư huệ, loại đều là suy đoán)
1) Thể tánh của Tầm, Tứ
Thành Duy Thức Luận, quyển 7, nói: Tầm nghĩa là tầm cầu, khiến cho tâm vội vàng, hấp tấp. Đối với ý thức nói năng và cảnh sở duyên còn thô (sơ sài). Đó là tánh của Tầm và Tứ. Do đây, có thể biết Tầm và Tứ có điểm giống nhau là làm cho tâm hấp tấp, vội vã. Tâm chỉ Thức Thứ Sáu. Hấp tấp, vội vã là khi căn và trần gặp nhau, Tầm và Tứ đều làm Thức Thứ Sáu hối hả, hướng về cảnh của ý ngôn một cách nhanh chóng, cảnh mà ý thức nắm giữ, phần nhiều dựa vào danh ngôn, nên cảnh sở duyên của ý thức gọi là cảnh của ý ngôn.
Nếu Thức Thứ Sáu đối cảnh của ý ngôn mà phân biệt một cách thô thiển (sơ sài, qua loa) thì gọi là Tầm.
Nếu Thức Thứ Sáu đối với cảnh của ý ngôn phân biệt một cách sâu sắc, tế nhị thì gọi là Tứ.
2) Nghiệp dụng của Tầm, Tứ
Luận Thành Duy Thức, quyển 7, nói: Nghiệp của hai tâm sở này dựa vào sự phân biệt an hay bất an thân và tâm. Vì thân, tâm của chúng ta trước sau một sát na hoặc an trụ thư giản, hoặc vội vàng không an trụ đều khởi lên từ Tầm và Tứ. Vì sao? Luận nói: vì mỗi tâm sở này đều dùng một phần của tư huệ làm thể. Tư là nghĩ ngợi, tính toán từ từ mà sâu sắc và tế nhị. Huệ là chọn lựa vội vàng mà cạn cợt. Vì vậy tư nhiều huệ ít nên huệ thì gấp gáp tùy theo tư thì thong thả, có thể khiến cho thân tâm được vững vàng, an ổn. Ngược lại, huệ nhiều tư ít thì tư thong thả tùy theo huệ gấp gáp, có thể khiến cho thân, tâm vũng vàng, an ổn.
Hoặc có người hỏi: Tư đã là thư giản, chậm rãi, huệ đã là vội vã, đơn sơ thì chỉ có thể từ tư tùy theo cấp huệ, há có cấp huệ lại tùy theo từ tư sao?
(cấp huệ là huệ vội vã, từ tư là tư chậm rãi)
Đáp: Phải lấy ví dụ làm sáng tỏ hai trường hợp trên. Giả sử có hai người đi qua một cây cầu khỉ (cầu chỉ bắt có 1 cây). Người đi trước tánh từ tốn, chậm rãi. Người đi sau tánh hấp tấp, vội vã. Người đi sau tuy tánh vội vã cũng phải chìu theo người đi trước có tánh chậm rãi, mà đi, làm sao có thể qua mặt đi trước? Đó chính là tư nhiều, huệ ít, tức tư là chánh, huệ là phụ. Cấp huệ xứng hợp với từ tư sẽ làm cho thân, tâm an ổn, vững vàng.
3) Luận về giả, thật của Tầm, Tứ
Luận nói: Tầm, Tứ là giả có do tư và huệ hợp thành, Thánh Giáo nói như vậy. Thánh Giáo nói Tầm và Tứ là pháp giả có, vì cả hai tâm sở này đều dựa vào một phần của tư và huệ hợp lại mà thành. Lìa bỏ tư và huệ thì Tầm, Tứ không có tự tánh.
Tầm, Tứ xưa dịch là Giác, Quán. Thô tư gọi là Giác, tế tư gọi là Quán. Sở dĩ Tầm, Tứ còn gọi là giác quán là vì cả hai đều trở ngại cho tâm định. Cho nên Luận Trí Độ, quyển 23, nói: Đó là Tam Muội nhiễu loạn giác quán. Nhân đây có thể có hay không giác quán đều do tâm phán đoán sâu hay cạn. Như nói các định ở cõi Sắc, cõi Vô Sắc, sơ thiền thì có Định Tầm Tứ, Nhị Thiền trở lên không có Định Tầm, Tứ. Ở giữa Sơ Thiền và Nhị Thiền thì không Tầm mà có Tứ. Đây là dựa vào sự có hay không của Tầm, Tứ mà chia hai loại tâm sở này thành ba loại Tam Muội:
Xin dẫn kinh nói: Tầm, Tứ là gốc của ngôn ngữ, cho nên biết rằng Nhị Thiền trở lên không có Tầm, Tứ, tức là không có ngôn ngữ, cũng không nghe âm thanh.
Nói tóm lại về mục đích nghiên cứu.
Đến đây, sáu vị tâm sở đã giải thích xong. Mục đích nghiên cứu tâm sở để làm gì? Để cho người tu tập luôn luôn lấy tâm sở làm tấm gương soi mình, tùy lúc phản chiếu nội tâm, hiểu rõ tâm hơn. Từ trước đến nay không khởi tâm động niệm đã đành. một khi khởi tâm động niệm liền tác ý như lý (tác ý đúng như thực). Hiện giờ một niệm của ta rơi lại nơi nào? Thiện chăng? Phiền não chăng? Nếu là tâm thiện, là tâm thiện nào? Không tham? Không sân? Không si? Nếu là phiền não, là phiền não gì? tham, sân, si? Sau khi nghiên cứu tâm sở, mong rằng có thể khởi tâm, động niệm luôn luôn đối chiếu, tỉnh thức. Nếu đã sanh thiện nên tăng trưởng, chưa sanh thiện nên mau sanh, đã sanh ác nên dứt trừ, chưa sanh nên không sanh. Tâm lành ngày một tăng thì phiền não ngày một giảm. Phiền não giảm dần đến lúc thành người toàn thiện.
Ấn tổ trong sách Văn Sao có nói: Người lành niệm Phật, cầu sanh Tây phương, khi lâm chung chắc chắn vãng sanh. Đã được vãng sanh thì tâm của ta với Phật hợp nhau, nên cảm ứng đến lòng từ, Phật đến tiếp dẫn. Ngược lại, người ác niệm Phật thì tâm và Phật ngược nhau thì khó vãng sanh. Vì tự tâm mình phát sanh chướng ngại, Phật cũng không có cách nào rũ lòng từ đến tiếp dẫn. Còn như người chứa cả ác tâm và thiện tâm thì làm sao? Ở trong sáu vị tâm sở đã nêu và giải thích rõ ràng để cho người tu tập biết cách chọn lựa, giữ hay bỏ, Năm Biến Hành, Năm Biệt Cảnh và Bốn Bất Định đều thông cả ba tánh hoặc thiện, hoặc ác. Nếu thiện tâm sở đủ 11 điều thì tánh thuần thiện, phiền não tâm sở đủ 26 điều thì tánh thuần ác. Vì thế nên biết nghiên cứu 100 pháp, đối với việc tu học pháp môn Tịnh Độ, có sự giúp đỡ, ích lợi rất lớn.