Tải app Android hoặc iOS để đọc truyện nhanh hơn

Hỗ trợ: Fanpage TruyenHD

Luận Đại Thừa Một Trăm Pháp Minh Môn

Chương 17: Tâm Sở Hữu Pháp: Tiểu Tùy Phiền Não.

« Chương TrướcChương Tiếp »
TÂM SỞ HỮU PHÁP: TIỂU TÙY PHIỀN NÃO.

Duy Thức Học nói đến phiền não có hai loại: Căn Bản Phiền Não có 6 thứ; Tùy Phiền Não cũng gọi là Tùy Hoặc.

Sao gọi là Tùy Phiền Não.

Luận Câu Xá, quyển 21 nói: Tùy Phiền Não có hai nghĩa.

1) Những phiền não có tên. Vì những phiền não đều chạy theo tâm. Vì sự bức xúc, loạn động của phiền não làm cho tâm không lìa xa nhiễm ô, làm cho tâm không được giải thoát, làm cho tâm không dứt trừ chướng ngại, nên gọi là Tùy Phiền Não (phiền não chạy theo tâm). Như Thế Tôn nói: Này các ông: Tham, Sân, Si suốt trong đêm dài, luôn bị não loạn, nên tâm thường ô nhiễm.

2) Đối với sáu thứ căn bản phiền não, nên những phiền não còn gọi là Tùy Phiền Não. Giữa hai loại phiền não này có hai loại:

a) Những phiền não không có thể riêng. Chỉ vì phiền não phân chia khác nhau, nên Tùy Phiền Não và Căn Bản Phiền Não có cùng thể. Nhưng đối với nơi chốn thì nó và Căn Bản Phiền Não không giống nhau, chỉ vay mượn một phần của Căn Bản Phiền Não để giả lập nên mà thôi. Có tất cả 13 thứ: phẩn, hận, não, hại, tật (năm thứ này đều lấy một phần của giận hờn làm thể), phú, cuống, siểm (ba thứ này đều lấy một phần của tham và si làm thể), kiêu, san (hai thứ này lấy một phần của tham, ái làm thể), phóng dật (lấy giải đãi và tham, sân, si làm thể), thất niệm (lấy niệm và si mỗi thứ một phần làm thể), bất chánh tri (lấy huệ và si mỗi thứ một phần làm thể).

b) Những phiền não có thể riêng. Tánh phiền não ấy như nhau với cùng loại. Đây là nói đến một loại Tùy Phiền Não, tuy với Căn Bản Phiền Não không cùng một thể, mà lại cùng loại với Căn Bản Phiền Não. Tuy cùng loại với Căn Bản Phiền Não, nhưng quyền lực của nó không mạnh hơn, không thể sanh tâm sở nhiễm ô khác. Vì nó không phải là nhân, nên không gọi là Căn Bản Phiền Não. Loại Tùy Phiền Não này có bảy thứ: vô tàm, vô quý, bất tín, giãi đãi, hôn trầm, trạo cử, tán loạn.

Kế tiếp Tùy Phiền Não sanh ra ba loại: Tiểu, trung, đại.

Tiểu Phiền Não có hình tướng thô kệch, mạnh bạo. Mỗi thứ tự làm chủ lấy, không tương dung nhau. Duy có ở trong tâm bất thiện thì mỗi thứ khởi riêng. Nếu cùng sanh một lúc thì ắt không có lần thứ hai, nên gọi là tiểu. Trung Phiền Não. Tự loại cùng khởi lên, chỉ riêng tánh bất thiện không đi cùng Hữu Phú Vô Ký. Tánh của nó nhiễm ô mà thể của nó yếu ớt, không đủ sức chiêu cảm quả khổ, vậy nên gọi là Hữu Phú Vô Ký, như cùng sanh ra cái chấp ngã và pháp, tức là thức thứ bảy.

Phú có hai nghĩa: 1) : ngăn chặn che khuất. Vì pháp nhiễm ô này có thể chướng ngại Thánh Dạo. 2) Hư xấu.

Vì pháp nhiễm ô này có thể làm cho tâm hư, xấu, không trong sáng được. Phạm vi của phú, so với trước, thì lớn, so với sau, thì nhỏ, nên gọi là Trung Tùy Phiền Não. Đại Tùy Phiền Não tự loại cùng khởi lên. Có khắp cả hai loại nhiễm tâm bất thiện và Hữu Phú Vô Ký, phạm vi rất lớn, nên gọi là Đại Tùy Phiền Não. Trước xin giới thiệu 10 thứ tiểu tùy phiền não

A - Phẫn.

Phẫn là tâm nóng giận dữ tợn. Bách Pháp Trực Giải nói: Đối với nghịch cảnh trước mắt, giận dữ sanh ra gọi là tánh. Có khả năng chướng ngại bất phẫn, dựa chặt vào gọi là nghiệp. Phẫn là một phần của nóng giận làm thể. Tâm giận dữ hung tợn này, khi nào thì phát tác? Một người đối diện với cảnh trước mắt thấy, nghe những gì trái ngược với lòng mình, tâm giận dữ hung tợn nỗi lên, gọi là Phẫn. Một khi nộ tâm nỗi lên thì không thể kiềm chế đến đỏ mặt, tía tai, nói lời hung dữ, thậm chí có thể dùng đến hung khí như dao, súng, gậy gộc cùng với đối phương ấu đả, rồi cả hai rơi vào vực sâu thống khổ. Duy Thức Tâm Yếu nói: một khi nỗi nóng lên, quên mình và người thân, cột họa buộc thù, không có gì lớn hơn, nên nói trước là ý này. Câu ấy có nghĩa là chỉ có một chữ Phẫn mà rất dễ dàng kết ác duyên với người, đem tai họa đến với mình, cho nên trong 20 thứ Tùy Phiền Não, đặc biệt nó đứng đầu. Với mục đích khuyên người tu tâm nên trừng trị giận dữ và hạn chế ham muốn. Vì tâm vốn không sanh, do cảnh mà có. Cảnh thì có thuận, nghịch, nên tâm có nóng giận, tham lam, hai thứ phiền não có tai họa cực lớn. Vì vậy, người tu phải răn dè và khắc chế nó.

Cuối cùng, xin bàn luận về thật và giả của phiền não. Thành Duy Thức Luận, quyển 6, nói: Phẫn là lấy một phần của giận hờn làm thể. Lìa sân thì không có riêng tướng, dụng của phẫn, nên biết phẫn là pháp giả có.

B - Hận.

Hận chính là nuôi lòng oán giận. Bách Pháp Trực Giải nói : Trước do phẫn, ôm lòng ác không bỏ, cột chặt oán thù là tánh, có thể làm chướng ngại bất hận; nóng nảy, bực tức là nghiệp. Hận cũng có một phần giận làm thể. Vì phiền não và phẫn không cùng sanh nhưng vì phẫn sau khi sanh ra thì nóng giận hung tợn tiếp theo. Tuy là đã quá khứ nhưng cảnh giới không vừa lòng, có thể ta vẫn nhớ đến cái ác cũ, oán xưa khó xóa hết, gọi là hận (oán giận). Luận Câu Xá quyển 21, nói : Hận là ở trong sở duyên của Phẫn, liên tục tìm kiếm, suy tư, cột chặt, oán hờn không buông. Đã là liên tục tìm kiếm, suy tư thì ở trong tâm nảy sanh sự bực bội sâu đậm, âm thầm, lâu dần không thể buông bỏ nỗi lòng ấy. Không chỉ như thế mà lại do hận sanh ra não, như lửa đốt tâm, thân tâm bực tức, buồn phiền. Mong cầu có cơ hội trả thù đối phương, để cho tâm xả ra bớt một phần bực dọc. Luận Thuận Chánh Lý, quyển 54, nói: Hận và Phẫn có khác nhau, như lửa cháy bằng vỏ cây hoa, tướng của nó rất mạnh mẽ mà thế của nó thì yếu ớt, gọi là Phẫn (tức giận, uất tức, bực tức, cáu). Như nhà mùa đông mà ấm áp, tướng của nó nhẹ nhàng mà thể của nó mạnh, gọi là hận (căm giận, căm thù, căm ghét, căm hờn).

Kế đến bàn luận về thật, giả của Phiền Não. Luận Thành Duy Thức, quyển 6, nói: Phiền Não lấy một phần của giận hờn làm thể, lìa sân không có tướng, dụng của hận nào nữa. Vì vậy Hận cũng là một pháp giả có. Cuối cùng nói một lời là ôm lòng ác không bỏ, hận thù khó tiêu trừ, nên cảnh giác.

C - Não.

Não là nhiệt não, nghĩa là thân nóng nảy, tâm bực bội. Luận Thành Duy Thức, quyển 6, nói: Sao gọi là Não? Trước là Phẫn, Hận bức ép cực độ đến quẩn bách. Đó là tánh của Não. Não có thể cản trở bất não, khó chịu như ruồi nhặng rút tỉa, cắn đốt. Đó là nghiệp của Não. Não cũng lấy một phần của giận hờn làm thể. Lìa xa sân không còn tướng dụng của Não. Đoạn văn này có 3 ý: Thể tánh, nghiệp dụng và giả thật của Não

1) Thể tánh của Não.

Vì Não này cùng hai tiểu tùy phiền não là Phẫn, Hận ở trước không thể cùng sanh, mà là một loại phiền não sanh ra sau Phẫn và Hận. Vì thế đoạn văn trên nói; não hoặc sanh ra là do truy xúc (bức ép). Truy là nhớ việc ác đã qua, tức là hận. Xúc là gặp nghịch duyên hiện giờ, tức là phẫn. Chúng ta một khi gặp nghịch cảnh giống như lửa đốt lòng, bèn sanh ra một loại hung ác, tàn độc, một tâm thái xung khắc, phản động hoàn toàn. Loại tâm thái này gọi là Não.

2) Nghiệp dụng của Não.

Do Não Hoặc này bèn phát ra những ngôn ngữ thô bạo, hung hăng, cải cọ phải trái, ngang ngược, đưa đến kiện tụng. Duy Thức Tâm Yếu nói: Do Não Hoặc này, nỗi lên nghiệp ác khẩu, độc còn hơn rắn độc. Cho đến sau khi chết, đầu thai làm loài độc trùng, không hẹn ngày ra khỏi. Người tu tâm răn dè nghiệp này. Lời nói ác còn hơn rắn độc cắn, không những hại người còn tự hại mình. Vì sao? Lời nói ác, việc làm ác, quả báo đời sau, chắc chắn làm súc sanh, đến muôn ngàn kiếp khó mà ra khỏi.

Vì vậy, người tu, đối với ngiệp thân, khẩu, ý cần phải cẩn thận. Chúng ta là những người tu học Phật, nên ra sức thực hành nhẫn nhục. Tuy có gặp nghịch cảnh, chúng ta cũng cố hết sức giữ tâm an trụ nơi chân lý Phật pháp, như như bất động, không nỗi lên tâm sân hận, không tạo nghiệp ác khẩu. Được như thế gọi là ngăn chặn nghiệp ác, ban đầu có khó khăn, lâu dần sẽ thành công như ý.

3) Luận bàn thật giả của não.

Não lấy một phần sân hận làm thể, nên biết được Não là pháp giả có.

Sau cùng lấy một phiền não này so sánh với hai phiền não (phẫn, hận) ở trước.

Điểm tương đồng: Cả ba Phẫn, Hận, Não đều lấy một phần của sân nhuế (tức giận) làm thể, đều là pháp giả có.

Điểm khác nhau:

a) Nói về phiền não (hoặc) khởi lên: Bực tức cái duyên cớ hiện tại, căm giận cái duyên cớ quá khứ, tức tối nhớ lại quá khứ rồi tiếp xúc với hiện tại(ở hiện tại có thể thấy, nghe tất cả nghịch cảnh tâm tức giận bùng lên, gọi là nộ. Oán cũ, thù mới giao nhau, thân nóng bức, tâm bực bội, gọi là Não).

b) Nói về nghiệp phát ra: Phẫn làm cho thân nghiệp phát ra. Hận chuyên tại ý. Não phát ra khẩu nghiệp.

D- Phú.

Phú là che giấu hay ẩn náu. Che giấu cái gì? Luận Câu Xá, quyển 21, nói: Che giấu tội của mình gọi là Phú. Thế nào là tội? tội chính là tội nghiệp, chỉ cho hành vi phạm pháp luật, làm sai chân lý. Tội nghiệp tuy rất nhiều, tóm lại có ngũ nghịch và thập ác. Ngũ nghịch là ngũ vô gián nghiệp: Gϊếŧ cha, gϊếŧ mẹ, gϊếŧ A La Hán, phá hòa hợp Tăng, làm thân Phật ra máu. Thập ác: sát sanh, trộm cướp, tà da^ʍ, nói dối, nói hai lưỡi, nói lời ác, nói thêu dệt, tham dục, sân hận, tà kiến. Tội, đối với Phật pháp, có nghĩa là tàn phá đày đọa. Nghĩa là thân, khẩu, ý của một người tạo ra tội nghiệp, nhất định phải chịu quả báo khổ đau trong ba đường (chánh báo). Ngoài ra, dư báo còn để lại cho nhân thân sẽ là nghèo túng, hạ tiện, các căn không đủ, gặp phải biết bao nhiêu đau khổ, tồi tàn, cho nên tội có nghĩa là tàn phá, đày đọa.

1) Thể tánh của Phú.

Đã biết tội nghiệp đáng sợ, mà những tội nghiệp ấy chúng ta vẫn tạo ra, đáng lý phải biết làm việc thiện sửa lỗi lầm và theo pháp sám hối mới đúng. Có thể là hiện giờ những người ngu si này còn giấu giếm lỗi lầm, sợ người khác biết. Vì lý do gì? Luận Thành Duy Thức, quyển 6, nói: Sao gọi là phú? tự mình gây nên tội lỗi rồi sợ mất lợi lộc, danh dự nên giấu giếm nó đi. Đó là tánh của phú. Đây là nói nguyên nhân che giấu tội lỗi của người ấy, vì sợ mất đi lợi lộc và danh dự. Luận Pháp Uẩn Túc, quyển 8 nói: Sao gọi là phú? Vì có loại người phá giới, phá chánh pháp, phá tịnh mạng, phá quy phạm, đối với giới đã thọ không thể giữ gìn trọn vẹn, không thể thuần tịnh, không thể viên mãn. Người ấy tự biết những sai phạm đã lâu, lại nghĩ rằng: Nếu ta đến trước người khác trình bày những lỗi lầm phạm phải của mình thì sẽ bị tiếng xấu, mất danh dự, chỉ trích, áp chế, chê cười, rồi không được người cung kính cúng dường. Ta thà chịu đọa vào ba đường dữ, quyết không nói với ai những lỗi lầm của mình. Đoạn văn này đã nói rõ ràng nguyên do giấu giếm tội lỗi.

Tóm lại phạm tội mà không biết, đó là người ngu si. Hay biết tội mà che giấu càng ngu hơn. Thật không lạ gì Phật nói chúng sanh mê lầm, điên đảo rất đáng thương xót.

2) Nghiệp dụng của Phú.

Sau đây nói về nghiệp dụng của phú. Luận Thành Duy Thức, quyển 6, nói: Nghiệp của phú là hay làm chướng ngại bất phú, hối hận và bực bội. Vì người cố che đậy tội lỗi, sau ắt hối hận, bực bội không an. Nghiệp dụng của phú có hai:

a) Hay chướng ngại bất phú. Không che giấu (bất phú) là một pháp lành. Không che giấu mà trình bày tội lỗi trước Phật hay trước mọi người, hoặc nhiều người xin được sám hối, sửa đổi lỗi lầm. Nhờ vậy mà không giấu che tội gọi là bất phú. Đó là thuộc không tham, không si mê, thuộc pháp lành, đối lập với thể tánh của phú, nên gọi là năng chướng (làm chướng ngại bất phú)

b) Hối hận và bực tức (hối não).

Sau khi hối hận, vì người che giấu tội lỗi, trong tâm dường như có cái gì ám ảnh; tuy không có ai phát hiện, nhưng có thể đêm dài thăm thẳm cũng bị lương tâm thôi thúc, khiển trách làm cho tâm, cảnh không an ổn.

Bởi vì tất cả Phật pháp, nói đến tu hành, không lìa chỉ, quán. Chỉ là ngưng bặt vọng niệm. Quán là soi sáng pháp tu. Người che giấu tội lỗi, hối hận về sau, suốt ngày buồn thương, dằn vặt, tâm cảnh không an. Tâm trạng này và xa ma tha (chỉ) trái ngược nhau. Ngăn vọng niệm không được thì quán tuệ không do đâu sanh ra. Vì vậy nói rằng: che giấu tội lỗi là ngăn trở lớn cho người tu hành. Ma ha chỉ quán lại nói: che giấu lỗi lầm là một trong mười tâm xuôi dòng sanh tử. Vì tất cả chúng sanh, khi làm việc ác, thì rất sợ sệt người khác biết, nên không tự thổ lộ được, không có tâm hối cải, thì tâm xuôi theo phiền não, trôi lăn trong sống chết là tất nhiên.

Trong giới luật của Phật có tội che giấu lỗi lầm gọi là Phú Tàng Quá Thất Tội.

3) Biện minh về giả, thật của Phú.

Có thể là thật, không thể là giả, dựa vào Luận Thành Duy Thức, quyển 6, nói: Phú là một phần của tham và si, nên Phú là pháp giả có. Vì sao một phần của tham nằm trong Phú? vì sợ mất tiền của, tiếng tăm, danh dự, nên che giấu tội lỗi chính là một tội. Đó là ý nghĩa của tham. Vì sao một phần của si nằm trong Phú? vì không sợ quả khổ đến ngày sau, nên mới che giấu tội lỗi của mình. Đó là tội lỗi của si.

4) Đối trị của Phú.

Kinh Tâm Địa Quán nói: Nếu người che giấu tội lỗi, tội càng lớn hơn, bày tỏ sám hối, tội liền tiêu mất. Duy Thức Tâm Yếu cũng nói: Tội không có lớn, nhỏ bày tỏ hết lòng thì tiêu mất, che giấu thì lớn hơn. Ví như rễ cây lộ trên mặt đất thì cây khô chết, chôn sâu dưới đất thì cây tươi tốt. Vì vậy, người có trí tuệ thì phát lồ sám hối, có thể tội nặng nhưng ngộ được vô sanh (Niết Bàn). Những người ngu si cố tình che giấu tội lỗi, tuy là tội nhỏ, mà chuốc lấy quả khổ đớn đau. Nói đến sám hối, Phật pháp có nêu lên ba cách:

a) Tác pháp sám hối: Nghĩa là mặt hướng về Phật, thân lễ bái, miệng tụng niệm, ý suy tư, ba nghiệp đã làm những sai phạm gì, dựa vào nghi thức trình bày những lỗi lầm đã xảy ra, cầu xin sám hối.

b) Thủ tướng sám hối: Nghĩa là bằng tâm an

định, mà vận hành suy nghĩ sám hối, giữ lấy tướng lành đang xảy ra, như ở trong đạo tràng, hoặc thấy Phật xoa đầu, hoặc thấy hoa bay, hoặc mộng thấy điềm tốt, hoặc nghe tiếng trong không gian, hoặc đã cúng hoa cho Phật rất lâu mà không héo, hoặc bệnh vì nghiệp chướng không uống thuốc mà hết..., đối với những tướng ấy, tội liền tiêu mất. Đó gọi là thủ tướng sám hối

c) Vô sanh sám: Đây là phương pháp lấy trí

huệ sám trừ tội nghiệp. Tức là tâm chánh, ngồi ngay, dùng trí huệ quán tưởng thật tướng về lý vô sanh. Một khi ngộ được lý vô sanh, tội ấy do sám hối trừ hết, như



kệ nói:

罪 性 本 空 由 心 造

心 若 滅 時 罪 滅 亡罪 亡 心 滅 两俱 空

是 則 名 為 眞 懺 悔

Tội tánh bổn không do tâm tạo

Tâm nhược diệt thời tội diệt vong Tội vong tâm diệt lưỡng câu không Thị tắc danh vi chân sám

hối

Nghĩa

Tánh tội vốn không do tâm tạo

Nếu tâm diệt rồi tội cũng không

Cả hai tội, tâm đều mất hết

Sám hối chân thật thế là xong.

Tội, nghiệp sanh ra từ đâu? Từ vọng tâm sanh ra. Vọng tâm nếu diệt thì tội, nghiệp cũng không còn. Có thể thấy vọng tâm và tội nghiệp đều sanh diệt, diệt sanh, như ảo như hóa, không có tự tánh. Trong kinh, có lúc ví dụ tội cấu như sương đầu cành, như móc sáng sớm, khi tia nắng ban mai rọi vào thì chúng tan ngay. Lấy ví dụ tội cấu chỉ trong sát na không dừng, trí huệ chiếu vào đâu còn gì nữa. Chúng ta đã tạo ra tội, nghiệp từ vô thỉ đến giờ, thật không kể xiết. Chớ vì vậy mà cảm thấy tội, nghiệp khó tiêu trừ, chúng ta chỉ cần dùng trí Bát Nhã soi sáng thì sẽ hiểu rằng tất cả pháp đều không tịch (vắng lặng), cho nên tánh của tội vốn là không (làm sao thật có). Một khi ngộ được lý này, lúc ấy dù cho tạo nghiệp đầy cả hư không chỉ cần quét một chổi là trời quang mưa tạnh. Loại sám hối này gọi là vô sanh sám hối.

Ba cách sám hối trên, hai cách đầu thuộc sự sám hối, cách sám hối thứ ba thuộc lý. Lý sám là chính, sự sám là phụ. Nếu chính, phụ cùng thực hành thì sự, lý cùng vận dụng thì tội gì mà không tiêu trừ, phước đức nào mà không sanh

E - Cuống

1) Thể tánh của Cuống

Cuống là dối lừa người khác. Luận Câu Xá, quyển 21, nói: Cuống nghĩa là lừa dối người khác, chính là ngôn ngữ, hành vi dối trá, dối mình, dối người, làm cho nhiều người sai lầm. Gọi đó là Cuống. Tiến thêm một bước, nghiên cứu về tâm lý của người ấy. Lấy cái gì để dối mình, dối người? Đối với người thì lừa phỉnh? Bách Pháp Trực Giải nói: Vì muốn được lợi ích, tiếng khen, tỏ ra đạo đức giả tạo. Tánh của Cuống là gian trá. Nguyên nhân của một người lừa mình, dối người chính là muốn có được danh và lợi, cho nên ngụy trang đạo đức để che chắn sự thật bên trong bằng vẻ học vấn, ngôn ngữ, hành vi bên ngoài. Gọi đó là Cuống, cũng gọi trong nhơ ngoài sạch. Trong tâm đầy bẩn thỉu, ác độc, chứa đầy phiền não tham, si mà bên ngoài hóa trang thành thanh cao, liêm khiết có vẻ nghiêm trang, bệ vệ; chưa chứng nói là chứng, không giữ giới nói là giữ giới. Đây là vẻ đẹp được miêu tả chân thật nhất của Tâm Sở Cuống.

2) Nghiệp dụng của Cuống

Bách Pháp Trực Giải nói: Hay làm trở ngại tâm sở Bất Cuống, sống đời bất chánh. Đó là nghiệp của cuống. Nghiệp dụng của Cuống có hai:

a) Hay cản trở Bất Cuống: Dựa vào các thiện pháp vô tham, vô si mà lập ra Bất Cuống. Bất Cuống là không dối mình, lừa người. Nói, làm đều đúng sự thật.

b) Cuộc sống bất chánh: Là loại người quỷ quyệt, lường gạt có cuộc sống như thế, đa số làm việc không đúng, không hợp pháp, chỉ mưu cầu lợi riêng cho mình. Gọi đó là tà mạng (cuộc sống bất chánh). Có bốn thứ tà mạng, năm thứ tà mạng trình bày như sau:

* Bốn cách kiếm ăn không đúng chánh pháp (tà mạng pháp): này các thầy Tỳ Kheo: Phải lấy khất thực trong sạch để tự nuôi sống, không nên sống nhờ vào cách: hạ khẩu, ngưỡng khẩu, phương khẩu, duy khẩu. Bốn cách kiếm ăn này không chánh đáng để nuôi sống thân mạng.

Hạ khẩu thực: Gieo trồng ruộng vườn, xem mạch bốc thuốc để cầu miếng ăn, cái mặc được sống còn. Ngưỡng khẩu thực: Xem thiên văn, địa lý, bói toán để cầu miếng ăn, cái mặc được sống còn. Phương khẩu thực: Uốn mình xu nịnh bọn phú hào, quyền thế, nói khéo vòi nhiều để kiếm sống. Duy khẩu thực: Học bùa chú, bói toán lành, dữ để cầu cơm, áo được sống còn.

* Năm cách kiếm ăn không đúng chánh pháp: dùng năm cách bất chánh này để mong cầu lợi dưỡng và nuôi sống, là Tỳ Kheo phải nhớ kỹ những răn dè này: 1) biểu hiện tướng lạ để lường gạt người khác: Các Tỳ Kheo làm trái lời dạy của đức Phật, trước người thể hiện tướng kỳ lạ, dối trá, như không ăn ngũ cốc, lấy vật nhọn chích vào người, hơ trên lửa và các việc kỳ lạ để làm cho kẻ khác tin tưởng, sùng bái, nhằm cầu lợi dưỡng. Đó là Tà Mạng. 2) khoe khoang công đức của mình: Các Tỳ Kheo dùng ngôn ngữ khéo léo, xảo hoạt để chê người, khen mình, tự khoe tài giỏi, làm cho người diện kiến sanh tâm tin tưởng, kính trọng để cầu lợi dưỡng. Đó là Tà Mạng: 3) Xem tướng tốt xấu: Tỳ Kheo chăm chỉ học các dị thuật, xem bói, xem tướng, bàn luận tốt, xấu (kiết, hung) để cầu mong lợi dưỡng. Đó là Tà Mạng: 4) các Tỳ Kheo nạt nộ, ra oai: oai nghi giả dối làm cho người khác kính, sợ để cầu lợi dưỡng. Đó là Tà Mạng. 5) nói năng cầu lợi, làm động lòng người: các Tỳ Kheo đối với người kia thì được lợi, đối với người này thì khen ngợi và ngược lại, làm cho tâm người dao động để cầu lợi dưỡng. Đó là Tà Mạng.

Bốn Tà Mạng là nói về khẩu nghiệp. Năm Tà Mạng nói về cả ba nghiệp (thân, khẩu, ý). Nhưng tất cả đều là Tà Mạng, chỉ do Cuống (dối trá) sanh ra. Do tâm dối trá ngược lại bản tánh, xa lìa Chánh Pháp, nên vô lượng tội nghiệp kéo đến và sanh tử không cùng, ngàn đời không giải thoát được.

3) Đối trị cuống.

Lỗi lầm của tâm lừa dối (Cuống) to lớn như thế. Người ta làm sao đối trị đây? Trước nói về lỗi lầm, là lấy thiện pháp Bất Cuống để đối trị lại. Nhưng thực ra bắc đầu như thế nào? Giờ thử phân tích ba nghiệp:

a) Hành động chỉ mong được bình thường. Bình thường là đạo. Đạo ở trong việc bình thường mỗi ngày. Từ trước đến nay chúng ta hành động gắng sức mong được bình thường, không hơn, trong cuộc sống, không bất chợt biểu hiện tướng lạ, không làm bộ làm tịch với ai.

b) Ngôn ngữ chỉ mong đơn giản chân thật không nên nói những việc quái lạ, không thực tế.

c) Trong tâm chỉ mong được bình tĩnh. Tâm là chủ của thân, ngôn, hành, đều được điều khiển từ tâm. Muốn cho ngôn, hành bình thường, chân thật, trước hết, mong cho nội tâm được bình tĩnh. Tâm người như nước, chỉ có yên lặng mới chiếu soi được muôn vật. Khi đã soi sáng sự vật, thì lúc ấy, tâm mới có thể phân biệt đúng, sai, thiện, ác và nhờ đó mới chỉ huy ngôn, hành một cách chính xác. Được như thế, đối với mình, với người đều được lợi ích, tránh tai hại. Nhưng muốn nội tâm bình tĩnh thì phải trừ sạch vật dục, ăn ở, áo cơm. Chỉ giữ những nhu cầu thiết yếu cho sinh hoạt mà thôi, không mong muốn nhiều quá. Tham cầu nhiều thì du͙© vọиɠ nhiều. Du͙© vọиɠ nhiều là gốc rễ của phiền não, nguồn cội của thống khổ. Tất cả tranh giành, rối loạn đều từ đó mà ra. Chỉ có an phận, đạm bạc, giữ đạo, biết đủ thì nội tâm mới bình tĩnh, trí huệ sáng soi mới biến đổi tận gốc rễ của Cuống

4) Thật, giả của Cuống.

Cuối cùng biện giải về thật, giả của cuống. Bách Pháp Trực Giải nói: Cuống cũng lấy tham, si một phần làm thể. Vì vậy tâm dối trá (Cuống) với phiền não phú tàng (che dấu lỗi lầm) giống nhau, vì cũng lấy một phần tham, si làm thể. Vì sao? Vì muốn có tiền của và danh dự nên làm và sống theo tà mạng. Đó là nghĩa của tham. Mê mờ lý Tứ Đế, giả dối biểu hiện đạo đức. Đó là nghĩa của si.

F- Siểm.

Siểm là siểm khúc (nịnh hót, bẻ cong sự thật). Một người vì muốn lấy lòng người khác và vui lòng người, bèn dùng ngôn ngữ không đúng, không thật, không chánh đáng nhằm nịnh hót kết thân với đối phương. Gọi đó là Siểm. Kinh Di Giáo do Ngẫu tổ chú rằng: Dùng Lời nói để nịnh hót người khác gọi là Siểm; tùy theo hoàn cảnh uốn éo tâm mình cho vừa lòng người là Khúc (bẻ cong tâm hồn lại). Siểm thì không thật. Khúc thì không ngay thẳng, chỉ là tự dối trá chính mình, cũng là dối trá người khác, chắc chắn không có ích lợi gì cho tu hành. Chính vì vậy Bách Pháp mới nêu lên tâm sở này với mục đích khai thị việc tu hành của chúng ta. Đó là phải giữ tâm ngay thẳng, lấy chân chất làm gốc, gọi là cây Bồ Đề của Giáo Pháp Mầu Nhiệm (bồ đề diệu pháp thọ) sanh ra từ tâm ngay thẳng (trực tâm), vì trực tâm chính là Đạo Tràng (kinh Duy Ma). Kinh Lăng Nghiêm cũng nói: Vì mười phương Như Lai có một đạo giống nhau, đều lấy trực tâm làm con đường xa lìa sống, chết.

Sau đây nghiên cứu về ba điểm của Siểm:

1) Thể tánh của Siểm.

Luận Thành Duy Thức, quyển 6, nói: Sao gọi là Siểm? vì muốn lừa dối người khác, giả dạng kỳ dị, xảo trá là tánh. Ở đây muốn nói đến người mưu mô vì tư lợi, tiếng tăm của mình mà bịa đặt ra sự thật nhằm lừa gạt người khác và biểu hiện ra ngoài một cách trang trọng, lễ phép để đánh lừa đối phương, hoặc khúm núm, cười nịnh, khom lưng luồn cúi, niềm nở tiếp đón, kết bạn đối phương. Trên là nói về bề ngoài của người Siểm Nịnh. Còn nội tâm của người ấy như thế nào? Xảo quyệt, không ngay thẳng. Duy Thức Thuật Ký, quyển 38, nói: Siểm là tên khác của bất thật (không thật). Khúc là nghĩa bất trực (không ngay thẳng). Luận Pháp Uẩn Túc, quyển 8, nói: Thế nào là Siểm? Có tánh che giấu những suy nghĩ sai trái bên trong và tùy cảnh quanh co miệng lưỡi, tâm không quang minh chánh đại, thiên lệch, không thể tiếp nhận Chánh Pháp…, đó là những tên khác nhau của Siểm.

2) Nghiệp dụng của Siểm.

Luận Thành Duy Thức, quyển 6, nói: Hay cản trở Bất Siểm và răn dạy. Đó là nghiệp của Siểm.

a) Hay cản trở Bất Siểm. Bất Siểm là tâm ngay thẳng (tâm thật thà, ngay thẳng, không dua nịnh, xảo trá). Đây là nhân ban đầu của người tu hành ra khỏi sống chết, thành tựu Phật đạo. Kinh Duy Ma nói: Trực tâm là cõi Tịnh Độ của Bồ Tát. Nghĩa là tu nhân của bồ tát là trực tâm, căn bản của muôn hạnh. Bồ Tát ban đầu là trực tâm, kết quả là Tịnh Độ, ở giữa hoàn toàn không có tướng cong vạy.

b) Hay cản trở việc răn dạy. Duy Thức Thuật Ký, quyển 38, nói: Nịnh nọt, bợ đỡ (Siểm) là nguyên nhân của sự che giấu tội lỗi, nên không thể lãnh nhận dạy giỗ, góp ý của thầy, bạn. Câu này ý nói: Nịnh nọt, gian xảo, do nội tâm của người ấy không chân thành, ngay thẳng, chỉ vì làm mọi cách để có danh, lợi cho riêng mình. Bằng mọi biện pháp lường gạt đối phương, đồng thời che giấu lỗi lầm của mình. Loại người này có tâm thái trái ngược với Chánh Đạo, nên không thể tiếp nhận lời dạy bảo, chia sẽ của thầy, bạn. Luận Tạp Tập, quyển 1, cũng nói: Cản trở nhận lãnh lời dạy đúng đắn, do không thật lòng Phát Lồ Sám Hối những gì mình đã sai phạm.

Giữa Siểm và Phú, hai loại phiền não này nương tựa lẫn nhau, cấu kết làm bậy, sau Siểm sanh ra Phú.

Gian xảo chính là nguyên nhân đưa đến che giấu tội lỗi

Người Siểm Khúc (dối trá), do thói quen giấu giếm tội lỗi của mình và không dám Phát Lồ Sám Hối,

nên tội chướng ấy càng lúc càng tăng

3) Luận thật, giả.

Luận Thành Duy Thức, quyển 6, nói: Siểm lấy một phần của tham, si làm thể, vì xa lìa hai phiền não Cuống và Si không tách rời tướng dụng của Siểm. Câu này ý nói Siểm và Si giống nhau cũng mượn một phần của tham, si giả lập ra. Vì sao? Duy Thức Thuật Ký, quyển 38, nói: Vì tham danh, lợi nên Siểm là một phần của Tham. Không trí huệ nên Siểm là một phần của Si.

Tóm lại, sự khác và giống của ba tùy phiền não Phú, Cuống, Siểm như sau:

a) Giống: Cả ba đều từ mưu cầu danh lợi mà có

b) Khác: Phú là giấu gím tội lỗi của mình. Cuống là giả hiện đạo đức. Siểm là tùy theo thuận, nghịch mà dối trá cho hợp.

G - Kiêu.

Kiêu là kiêu ngạo (khoe khoang, ngạo mạng), buông lung, tự cao tự mãn, ỷ tài, ngạo vật (cậy tài khinh người). Người kiêu ngạo thì không có trí tuệ, không luận là ở giai cấp, địa vị nào, thảy đều muốn hơn người một bậc, cho dù đang là kẻ ăn mày cũng so mình hơn người ăn mày khác một bậc. Họ không biết kiến thức vô bờ bến, tự cho hiểu biết của mình đầy đủ, dựa vào tài cán, xem thường tất cả, mục hạ vô nhân. Là đệ tử Phật phải khiêm tốn, tâm không như hang trống.



1) Tánh thể của Kiêu.

Luận Thành Duy Thức, quyển 6, nói: Sao gọi là Kiêu? Tự cho mình là quan trọng, say sưa trong ngạo mạn. Đó là tánh của Kiêu.

Cho mình là quan trọng là cảnh sở duyên của Kiêu. Chỉ sự giàu có của thế gian, vinh hoa, phú quý. Duy Thức Luận quy vào bảy thứ: không bệnh, trẻ trung, sống lâu, dòng dõi quý phái, thân hình xinh đẹp, giàu sang, học rộng.

Bảy thứ trên là pháp hữu lậu, mà người đời cho là sự chính đáng.

Nhiều đời thâm nhiễm kiêu căng là chỗ nương tựa của Kiêu. Vì kẻ phàm phu ở thế gian mờ mịt chân lý, không biết tươi rồi héo, thạnh ắt suy. Đó là nguyên tắt tự nhiên. Kẻ ấy ỷ vào bảy việc quan trọng trên, sanh tâm đắm nhiễm không thể buông bỏ, rồi khởi lên Hoặc tạo ra Nghiệp. Như thế, chẳng những làm hại chúng sanh mà mình cũng rước quả khổ vô cùng.

Người phàm phu, khi đã có bảy việc tốt đẹp trên, say mê, hôn ám, cho đó là tuyệt vời, vĩ đại. Rồi thỏa ý quên thân như người nát rượu, quên mất hình hài, chẳng biết kiêng sợ, như si như mê, say sưa trong cõi hư ảo do mình dựng lên. Đó đúng là giấc mộng giữa ban ngày

2) Nghiệp dụng của Kiêu.

Luận Thành Duy Thức, quyển 6, nói: Nghiệp của Kiêu là hay cản trở Bất Kiêu và gây ra nhiễm ô.

a) Hay cản trở bất kiêu: Bất Kiêu là khiêm tốn. Bách Pháp đã nêu lên tôn chỉ này để khuyên chúng ta tu tập phải diệt trừ tâm kiêu ngạo và phải bồi dưỡng đức khiêm nhường, mới mong thành tựu đạo nghiệp.

b) Tạp nhiễm được sanh trưởng: Duy Thức Thuật Ký, quyển 2, nói: Các pháp hữu lậu đều gọi là Tạp Nhiễm. Kinh Niết Bàn cũng nói: Pháp hữu lậu có hai thứ: một là Nhân, hai là Quả. Quả hữu lậu thì gọi là khổ. Nhân hữu lậu thì gọi là Tạp. Tóm lại, sở dĩ nói là Tạp

Nhiễm là căn cứ vào Nhân mà nói, tức là khởi lên Hoặc (mê lầm) rồi tạo ra Nghiệp; căn cứ vào Quả mà nói ba khổ, tám khổ vân vân. Giờ chỉ có Kiêu thôi mà có thể sanh ra, lớn lên Hoặc, Nghiệp, Khổ, tất cả pháp tạp nhiễm. Thế mới biết tai họa của Kiêu thật là to lớn. Từ đây có thể biết, người tu Phật, nếu không bỏ Kiêu Ngạo thì không thể Giải Thoát.

3) Luận về thật giả của Kiêu.

Luận Thành Duy Thức, quyển 6, nói: Kiêu có thể là một phần của tham ái, vì lìa tham thì không có tướng và dụng của Kiêu riêng biệt, nên Kiêu cũng là pháp giả lập. Bách Pháp Luận Soạn nói: Do ái mà cho mình là quan trọng nên sanh ra ngạo mạng.

H- Hại.

Hại là tổn hại (hao tổn, hư hại), bức hại, não hại. Luận Câu Xá, quyển thứ 21 nói: Hại nghĩa là thúc giục, bắt buộc đối với người khác. Do vậy, có thể đưa họ đến hành động đánh đập, chửi mắng. Luận Thành Duy Thức, quyển 6, cũng nói: Thế nào là Hại? Đối với loài hữu tình, tâm không thương xót mà còn làm não hại, buồn bực. Đó là tánh của Hại. Hay cản trở bất hại, nghiệp là bức bách, gây ra nhiều phiền não cho kẻ khác. Đây là thể của một phần sân hận. Giờ chia ba đoạn để nghiên cứu:

1) Thể tánh của Hại

Hại là đối với tất cả chúng sanh hữu tình, không những không có một chút tâm từ bi, thương xót, mà còn biểu hiện sự tàn khốc, ghê gớm, vô tình, tàn nhẫn bằng dao, gậy… mọi thứ hung khí để đánh đập, trói buộc, gϊếŧ hại các loại hữu tình ấy. Đó gọi là Hại.

2) Nghiệp dụng của Hại. Có hai phần:

a) Hay cản trở Bất Hại. Bất Hại là một loại tâm thương xót chúng sanh vô hạn, tâm muốn dứt hết khổ đau của người khác. Bất Hại là một pháp lành và đối lập với Hại.

b) Ép buộc chúng sanh. Bức bách, não hại chúng sanh, gồm những việc sau:

Bắn chim đang bay, rượt thú đang chạy.

Đào đất bắt sâu nằm dưới đất, trèo cây bắt chim non trên cao.

Bắn tổn thương con vật đang có mang, con chim đang ấp trứng.

Tóm lại, Hại là một tâm lý bất chánh, bất thường. Loại tâm lý, thỉnh thoảng, muốn phá hoại trật tự công cộng, thỉnh thoảng xâm phạm tự do cá nhân và còn làm người khác lo sợ. Vì vậy, nó làm cho người ta suốt ngày nơm nớp không yên, nên Duy Thức Học đề ra một loại phiền não đặc biệt xuất phát từ đấy, cốt để khuyên mọi người cắt đứt tâm lý bệnh hoạn này và đem đến an vui cho khắp mọi nhà.

3) Luận về thật, giả của Hại

Hại, Phẫn, Hận ở trước tương đồng, cũng lấy một phần nóng giận làm thể, nên biết Hại cũng là pháp giả có.

I- Tật

Tật là tâm tật đố (tâm ghen ghét). Có kẻ ghét người hiền, người tài, người giàu có, người xinh đẹp, đều là người có tâm ghen ghét (tật đố). Những người này, suốt ngày, chăm chăm lo nghĩ danh lợi cho mình. Nếu mình có được thì đắc ý, vui vẻ. Nếu người có được thì sanh tâm ghen ghét. Luận Câu Xá, quyển 21, nói: Tật nghĩa là thấy người khác thành công, lòng mình không vui. Luận Thành Duy Thức, quyển 6, nói: Sao gọi là Tật? Tật có tánh đố kỵ (ghen ghét), hay làm chướng ngại Bất Tật. Nghiệp của Tật là buồn lo. Tâm sở này cũng lấy một phần sân hận làm thể. Đặc tính chung của Tật là thà chết vì danh lợi của mình, không thể để người khác vinh hoa, phú quý vượt mình.

1) Thể tánh của Tật.

Chết vì danh lợi của mình, chết vì tham cầu của mình, đó là nói về một hạng người ở thế gian mong muốn danh, lợi cho dù đổi cả sinh mạng của mình cũng không tiếc.

Mặt khác, bản chất của Tật là không muốn người khác thành công, vinh hiển. Đó là thể tánh đố kỵ (ghen ghét) của Tật.

2) Nghiệp dụng của Tật.

Chia ra hai điểm:

a) Hay cản trở không ghen ghét. Không ghen ghét là vui mừng vì thấy người làm lành, có tài năng, được người cung kính, khen ngợi, phát tâm tùy hỷ, tán dương.

b) Lo buồn không an. Luận Ngữ nói: kẻ tiểu nhân lo đau đáu. Vì tiểu nhân không đạo đức, không học vấn, nuôi lớn lòng tham, tâm lượng hẹp hòi. Thấy người khác đẹp đẽ, giàu sang thì kẻ tiểu nhân có cảm giác như dao bén đâm vào tim, không bao giờ có cảm giác nhẹ nhàng, dễ chịu.

3) Luận thật, giả của Tật.

Tật và hại tương đồng, cũng lấy một phần của nóng giận làm tánh, nên Tật là pháp giả có.

K- San.

San là keo kiệt, bủn xỉn. Phiền não san và tham không xa nhau, nên thường gọi chung là san tham. Vì người keo kiệt thì bỏn xẻn cả đạo pháp lẫn tiền của, không sẵn lòng bố thí. Luận Pháp Uẩn Túc nói: Sao gọi là San: đam mê tiền của, chánh pháp không thể bố thí rộng rãi, bủn xỉn. Đó là tánh của San, hay cản trở Không San, chất chứa những điều thấp hèn. Đó là nghiệp của San. Tâm sở này cũng lấy một phần của tham ái làm thể.

Chia ra ba điểm sau:

1) Thể tánh của San.

San là chỉ cho người chìm đắm trong tiền của, bủn xỉn giáo pháp đối với người khác. Họ không vui lòng tài thí hay pháp thí mà cất giấu, giữ gìn cho riêng mình.

2) Nghiệp dụng của San. Chia ra hai điểm:

a) Hay cản trở Không San. Không San (không keo kiệt, bủn xỉn) là không cất giữ tiền của, giáo pháp cho riêng mình mà là thực hành tài thí và pháp thí.

b) Chất chứa tiền của mà nhỏ nhen, keo kiệt.

Loại người này tuy cất chứa tiền của, giáo pháp, nhưng đáng tiếc lòng quá nhỏ hẹp, bủn xỉn đối với tiền của và giáo pháp, không sẵn lòng bố thí cho người khác.

Duy Thức Tâm Yếu nói: Bủn xỉn tiền của thì đời đời nghèo túng. Bủn xỉn giáo pháp thì đời đời ngu si.

Phải nên nhớ kỹ điều này.

3) Luận về thật, giả của San.

San với Kiêu giống nhau, cũng lấy một phần của tham ái làm thể, nên biết San là pháp giả có.

Trên đã trình bày tiểu phiền não từ Phẫn đến San

(tất cả mười tâm sở), sao gọi là tiểu phiền não? Bách Pháp Trực Giải nói: Mười thứ này nổi lên riêng biệt, nên gọi là Tiểu tùy phiền não. Nghĩa là hành, tướng của mười thứ này thô, bạo, mỗi thứ tự làm chủ lấy, chỉ ở trong tâm bất thiện, mỗi thứ nổi lên riêng. Nếu một thứ đã sanh thì cái thứ hai không cùng sanh, nên gọi là Tiểu tùy phiền não.

Lại nữa, mười thứ phiền não này là pháp giả lập, không có thật thể. Nghĩa là tất cả được lập ra đều dựa vào một phần của Căn Bản Phiền Não.
« Chương TrướcChương Tiếp »