- 🏠 Home
- Phật Giáo
- Luận Đại Thừa Một Trăm Pháp Minh Môn
- Chương 15: Tâm Sở Hữu Pháp: Thiện P2
Luận Đại Thừa Một Trăm Pháp Minh Môn
Chương 15: Tâm Sở Hữu Pháp: Thiện P2
VII. Vô Si.
Vô Si là gì? Vô Si là một loại trí huệ. Đối với tất cả sự lý, chân giả, đúng sai đều có thể thấu triệt. Nên gọi là Vô Si. Chỉ có một chữ Phật thôi đã có nghĩa là Giác Ngộ (hiểu biết). Từ đây, mục đích học Phật của chúng ta không ngoài trừ bỏ si mê, mở mang giác ngộ, chuyển thức thành trí, mong muốn trở thành một người thông minh, sáng suốt, hoàn toàn không bị tình cảm làm xung động (sự hoạt động vô ý thức) để làm những việc sai trái.
Vì vậy, Vô Si là một pháp cực kỳ quan trọng.
A. Thể tánh của Vô Si.
Thể tánh của Vô Si như thế nào? Bách Pháp Trực Giải nói: Vô Si là đối với Đế Lý (chân đế) và sự thật của các pháp thấu hiểu một cách rõ ràng. Đó là thể tánh của Vô Si. Có hai phần:
1. Đối với các Đế Lý thấu hiểu rõ ràng. Các Đế Lý là lý Tứ Đế: Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Thấu hiểu như thế nào? Kinh Di Giáo nói: Mặt trăng có thể nóng, mặt trời có thể lạnh, Phật nói Tứ Đế không thể đổi khác. Phật nói Khổ Đế thì khổ thật, không thể nào vui; Tập Đế đúng là nguyên nhân, không có nhân nào khác. Khổ Diệt thì nhân diệt. Nhân diệt nên quả diệt. Đạo Diệt Khổ, quả thật là đạo đúng đắn, không còn đạo nào khác. Đoạn văn trên ý nói: Tứ Đế được Phật nói ra đều sự thật, không chút hư dối. Đó là lý của chánh pháp, cho nên gọi, từ xưa đến nay, không hề thay đổi, trãi qua muôn kiếp vẫn như thế. Phật nói điều như thật, nếu đệ tử của Phật có thể hiểu và làm đúng như thật, gọi là vô si.
2. Đối với các sự thật thấu hiểu rõ ràng. Các sự thật là chỉ tất cả việc duyên khởi. Thấu hiểu như thế nào? Đối với những sự tướng hằng ngày đã thấy, nghe, hiểu biết đều có thể thấu hiểu rõ ràng. Việc này do những nhân duyên gì sanh ra? Việc kia do những nhân duyên gì sanh ra? Đều có thể biết pháp do tất cả nhân duyên sanh ra, đều là như mộng, như ảo, như bọt nước, như bóng dáng, không có tự tánh, hoàn toàn không thể được. Kinh Kim Cang nói:
凡 所 有 相 Phàm sở hữu tướng
皆 是 虛 妄 Giai thị hư vọng
Tất cả những gì có tướng, đều là hư vọng.
Nếu đệ tử của Phật có thể biết đúng như sự thật và tu tập đúng như thế thì gọi là Vô Si.
Tóm lại, vô tri đặc biệt chú trọng vào việc thấu hiểu lời Phật dạy rõ ràng, người ta ở đời, tùy nơi, tùy lúc, giữ gìn cho được trí tuệ là điều trọng yếu.
B. Nghiệp dụng của Vô Si.
Nghiệp dụng của Vô Si là gì? Bách Pháp Trực Giải nói: riêng là đối trị ngu si. Chung là làm các việc lành. Đó là nghiệp dụng của Vô Si, có hai:
1. Công dụng riêng của Vô Si: là đối trị ngu si. Vì ngu si nên khi tiếp xúc tất cả sự, lý u mê, tăm tối, không thể hiểu rõ. Một khi không còn ngu si nữa thì các pháp lành xuất hiện. Ngu si thì bị các pháp hàng phục. Hai tâm sở này phân biệt rõ ràng, đối lập nhau nên gọi là đối trị.
2. Công dụng chung của Vô Si: là có thể làm các việc lành. Vì người Vô Si thì tâm của họ, đối với tất cả sự, lý nhân quả, đều có thể thông hiểu rõ ràng, nên có khả năng làm các việc lành. Vô Si có thể làm tất cả việc lành, là căn bản của tất cả pháp lành. Luận Thập Trụ Tỳ Bà Sa, quyển 1, nói: Thiện căn là Không Tham, Không Sân, Không Si. Tất cả pháp lành từ ba căn bản này sanh ra.
VIII: Khinh An.
Khinh An là gì? Khinh là nhẹ nhàn. An là an lạc. Thân tâm nhẹ nhàng, an lạc gọi là khinh an. Khinh an và tu hành có nhiều liên quan, nên gọi là thân an, sau đạo nghiệp mới lớn. Thân tâm khinh an, đạo nghiệp mới tiến bộ. Pháp khinh an rất quan trọng phải biết.
A: Thể tánh của Khinh An.
Thể tánh của khinh an như thế nào?
Bách Pháp Trực Giải nói: Khinh An là xa lìa các thứ vụng về, nặng nề tạp nhiễm để cho thân tâm được điều hòa, thoải mái. Đối với các pháp lành đủ sức tu tập, giữ gìn. Đó là thể tánh của Khinh An.
Trong câu trên có cụm từ: vụng về, nặng nề
(thô trọng) là chỉ cho pháp ô uế tham, sân, si. Vì các pháp này có thể làm rối loạn, bức bách thân tâm của người tu hành và khiến cho tâm buồn rầu, lo lắng, ăn, ngủ không yên, buồn bã chẳng vui, nên gọi là thô trọng (nằng nề, vụng về)
Những pháp tạp nhiễm; là chỉ chung tất cả pháp hữu lậu (lậu; tên khác của phiền não). Tóm lại, trong tâm của người tu hành chỉ có một tí phiền não thì không được nhẹ nhàng, an lạc. Vì không khinh an thì niệm Phật mà không nhớ Phật, nghe pháp mà không nghe rõ, ngủ gục, hoặc vừa nghĩ đến liền quên, hoặc đêm mộng điên đão… Như vậy, khinh an là xa lìa các pháp ô uế và sự bức bách của các pháp hữu lậu, khiến cho trong tâm có cảm giác như cởi bỏ gánh nặng. Thân tâm được thoải mái, điều hòa, gọi là khinh an. Lúc này, có khả năng tu hành các pháp lành như Năm Giới, Mười Điều Thiện, Lục Độ và nhiều pháp lành khác.
B: Nghiệp dụng của Khinh An.
Nghiệp dụng của Khinh An như thế nào?
Bách Pháp Trực Giải nói: đối trị với mê mờ, tăm tối (hôn trầm), cốt chuyển đổi thân tâm ô nhiễm trở thành thân tâm thanh tịnh. Đó là nghiệp dụng của Khinh An. Chia làm hai:
1) Đối trị với hôn trầm (mê mờ, tăm tối). Đối với người bình dân, một khi đã hôn trầm thì không thể làm bất cứ việc gì thành công. Đối với người tu hành, một khi hôn trầm thì không thể tu quán hành (tâm quán lý, thân thực hành lý ấy). Như tu thiền thì không thể theo dõi thoại đầu; tu tịnh thì không thể nhất tâm, lắng nghe danh hiệu Phật. Nếu có được Khinh An, lìa xa những phiền não nặng nề, thì hôn trầm không có chỗ sinh ra.
2) Chuyển y. Chuyển thân tâm ô nhiễm thành thân tâm thanh tịnh. Nghĩa là pháp lành Khinh An một khi khởi lên hiện hành, thì thân tâm ô trược liền chuyển bỏ ngay và thân tâm thanh tịnh nhờ đó mà có được.
Có hay không khinh an, căn cứ vào Luận Thành Duy Thức, quyển 6, nói: Khinh An là một pháp chỉ trong định ở Sắc Giới và Vô Sắc Giới mới có. Tại sao? Vì do định thấm nhuần, nuôi dưỡng, nên tâm mới được điều hòa, thanh thản. Nếu chúng sanh ở Cõi Dục mà phiền não nặng nề, bốc cháy thì tâm tán loạn nên không có Khinh An. Bách Pháp Chuế Ngôn nói: Khinh An là một pháp chỉ khi tâm định mới có. Luận Du Già Sư Địa cũng có nói: Tâm và tâm sở ở Cõi Dục, do không có Khinh An nên không có định.
Tuy nhiên, chúng sanh ở Cõi Dục, trước khi vào trong Gia Hạnh Định, do khuất phục được Hoặc (phiền não) nên thân tâm cũng có chút cảm nhận điều hòa, thanh thản. Sự cảm nhận này gọi là Tương Tợ Khinh An. Người tu tập muốn có được Tương Tợ Khinh An, hãy tham khảo 25 phương tiện (cũng gọi là Gia Hạnh) của Tông Thiên Thai sau đây:
a) Đầy đủ 5 duyên: cơm áo đầy đủ; giữ
giới thanh tịnh; ở nơi vắng vẻ; dừng các công việc;
gần thiện tri thức.
b) Quở năm dục: quở về sắc; quở về tiếng; quở về
hương; quở về vị, quở về xúc.
c) Bỏ năm chi: bỏ tham dục; bỏ sân hận; bỏ ngủ
nghỉ; bỏ tâm lao chao và ăn năn; bỏ nghi ngờ.
d) Điều hòa năm việc: ăn vừa đủ; ngủ vừa đủ; thân không vội vàng; thở không nhanh không chậm; tâm không hăng hái không uể oải.
đ) Các pháp tiến hành: dục; tinh tấn; chánh niệm;
xảo huệ; nhất tâm.
Những phương tiện này là phương tiện tu hành của Thiên Thai Tông. Phương tiện gọi là thiện xảo (khéo léo). Phương tiện hành là tu hành khéo léo. Người tu thiền nếu không có phương tiện thiện xảo đúng mức để được thỏa mãn thì Thiền Định của Thế Gian còn không thể được; huống hồ là Diệu Lý Xuất Thế. Luận Duy Thức nói: khinh an và thiền định tương ứng, chỉ có Sắc Giới và Vô Sắc Giới mới có định. Cho nên 25 phương tiện cũng có thể nói là cách duy nhất để có dược khinh an. Không chỉ như thế mà người trì danh niệm Phật; nếu có thể dựa vào sự giúp đỡ của phương tiện này khởi lên tâm tin tưởng, mong muốn niệm Phật thì có khả năng thành niệm Phật Tam Muội và nhất định thành công.
IX: Bất Phóng Dật.
Tùy lúc tùy nơi kiểm điểm thân tâm, quyết không nhường nó (tâm phóng dật) mà hướng đến bất chánh, phát triển về phương diện vô đạo đức. Như thế gọi là Bất Phóng Dật. Nghiên cứu ba điểm như sau:
A: Giả thật.
Bất Phóng Dật là phương pháp giả có, tại sao? Bách Pháp Trực Giải nói: Bất Phóng Dật là tinh tấn và là ba thứ căn lành: không tham, không sân, không si. Đây là nói Bất Phóng Dật không có tự thể. Bốn pháp này lìa tan thì pháp Bất Phóng Dật không thể tồn tại, nên gọi là pháp giả có.
B: Thể tánh của Bất Phóng Dật.
Bách Pháp Trực Giải nói: Đối với ác đã đoạn, phòng ngừa đừng để sanh lại. Đối với thiện đã tu, tu tập cho tăng trưởng hơn. Đó là thể tánh của Bất Phóng Dật.
1) Ác đã đoạn trừ: Chỉ tất cả các ác nghiệp như sát, đạo, da^ʍ, vọng…,và tất cả phiền não như tham, sân, si, mạn…, Chúng ta đối với phiền não và ác nghiệp ấy phải đề phòng cẩn thận, đừng để sanh ra, chớ lơ đểnh, xem thường. Gọi đó là Bất Phóng Dật.
2) Thiện đã tu: Chỉ tất cả nghiệp lành tự lợi, lợi tha như: không sát sanh, mà còn phóng sanh và tất cả pháp lành như tín, tấn, tàm, quý… Chúng ta đối với thiện pháp và thiện nghiệp ấy luôn luôn chú trọng tu hành, làm cho mỗi ngày một tăng trưởng, tươi tốt. Gọi là Bất Phóng Dật.
C: Nghiệp dụng của Bất Phóng Dật.
Bách Pháp Trực Giải nói: Đối trị với Phóng
Dật, thành tựu đầy đủ tất cả thiện pháp của thế gian và xuất thế gian. Đó là nghiệp dụng của Bất Phóng Dật.
1) Đối trị phóng dật: Sao gọi là Phóng Dật? Bách Pháp Trực Giải nói: Đối với nhiễm ô không phòng ngừa, đối với thanh tịnh không tu tập, buông lung, lêu lỏng. Tức là đối với ác nghiệp, phiền não nhiễm ô không đề phòng làm cho nó không sanh. Đối với nghiệp lành, pháp lành không luôn chăn nom tu tập, làm cho nó sanh khởi. Tóm lại, buông lung không biết e dè, hành động sai trái, đó là Phóng Dật. So với Bất Phóng Dật thì hoàn toàn tương phản. Vì vậy nói Bất Phóng Dật là đối trị với Phóng Dật.
2) Việc lành thành công hoàn toàn: Trước đã giải thích pháp lành tinh tấn và đã nói công dụng của siêng năng là đem lại thành công cho việc thiện. Bất Phóng Dật cũng có công dụng vậy, đủ thấy Bất Phóng Dật và Tinh Tấn có liên hệ mật thiết với nhau, hơn nữa, lấy Tinh Tấn làm tự thể cho Bất Phóng Dật. Căn cứ vào luận Bà Sa, quyển 177, nói: Từ trước hai vị Bồ tát Thích Ca và Di Lặc ở chỗ Phật Để Sa, siêng tu phạm hạnh (dứt trừ dâʍ ɖu͙©). Tuy nhiên, Bồ Tát Thích Ca thì rất siêng năng, vượt qua chín đại kiếp (bốn trung kiếp là một đại kiếp. Hai mươi tiểu kiếp là một trung kiếp. Một tăng một giảm là một tiểu kiếp), và thành Phật trước Bồ Tát Di Lặc.
Trong Truyện Phó Pháp, quyển 10, Tổ Hϊếp Tôn Giả, ban đầu là cư sĩ, đến 80 tuổi mới xuất gia. Những đứa trẻ trong thành giễu cợt, chọc ông: lão già ngu si, đâu có chút trí tuệ gì đâu. Phàm người xuất gia phải làm hai việc: Một là tu tập thiền định, hai là tụng kinh. Nay ông đã già yếu không thể làm gì được, lạm dụng của tín thí, chỉ biết ăn ngủ no nê. Tôn giả Hϊếp nghe đàm tiếu như vậy, cảm ơn mọi người và thề rằng: nếu tôi không thông lý của Tam Tạng giáo pháp, không dứt du͙© vọиɠ trong Ba Cõi, được Sáu Thần Thông, đủ Tám Giải Thoát thì trọn đời lưng không dính chiếu. Vì vậy, Tôn giả ngày học tập giáo lý, đêm lo tu thiền định, liên tục ba năm, kết quả như lời nguyện. Lúc này mọi người ngưỡng mộ, cung kính, nên có hiệu là Hϊếp Tôn giả.
X: Hành Xả.
Thiện pháp thứ mười là Hành Xả. Chú ý chữ xả nghĩa là bỏ đi, lìa tướng, không vướng mắc. Đối với người tu hành, hành xả là phương pháp tu tập cực kỳ quan trọng. Vì người tu như người đi đường. Người đi đường quyết buông bỏ một bước đã đi thì mới có thể bước đến trước một bước, càng đi càng quên những bước chân đã đi thì mới có thể đến mục đích. Người tu hành phải vứt bỏ Tướng Ngã, Tướng Nhân, Tướng Chúng Sanh, Tướng Thọ Giả. Trừ bỏ dần dần những tướng này, cho đến không còn tí xíu nào thì mới có thể đến được cảnh giới rốt ráo tròn đầy. Dưới đây trình bày bốn điểm liên hệ.
A: Giản biệt (phân biệt sơ lược)
Bách Pháp Trực Giải nói: Hành Xả cùng với Xả Thọ trong năm thọ không giống nhau, nên gọi là Hành Xả. Trong Phật pháp vốn có hai thứ Xả: một là xả trong thọ uẩn, gọi là Xả Thọ. Đó là cảm thọ không vui, không buồn, mà bình thường. Trong ba tánh, xả thọ thuộc tánh vô ký. Hai là xả trong hành uẩn gọi là Hành Xả. Có nghĩa là trong tâm bình đẳng, không chấp trước, trong ba tánh, Hành Xả thuộc tánh thiện.
B: Giả thật.
Bách Pháp Trực Giải nói: Siêng năng, ba căn lành và Hành Xả cũng là pháp giả có. Vì nó cùng với pháp lành không buông lung ở trước đều là vay mượn tinh tấn và ba pháp lành thành bốn pháp để làm tự thể. Lìa bỏ bốn pháp này Hành Xả không thể có, nên gọi là pháp giả có.
C: Thể tánh của Hành Xả.
Bách Pháp Trực Giải nói: Hành Xả có thể làm cho tâm của mình bình đẳng, ngay thẳng, an trụ một cách tự tại không phải dụng công là thể tánh. Ý câu này nói rằng: công năng của hành xả, từ cạn vào sâu, chỉ ra ba tầng:
1) Bình đẳng là đối với sai biệt mà nói không có khác nhau giữa thấp cao, sâu cạn gọi là bình đẳng. Nghĩa là Hành Xả có thể trừ sạch quan niệm sai biệt về thân sơ, nhân ngã, xa lìa lỗi lầm do tối tăm, trạo cử, làm cho tâm an trụ trong bình đẳng, vắng lặng, an ổn.
2) Chánh trực (ngay thẳng): Hành động đúng đắn, suy nghĩ ngay thẳng, lìa xa tâm cong quẹo, gọi là chánh trực. Nghĩa là Hành Xả đã làm cho tâm này ngay thẳng, đúng đắn, không cong lệch, sai trái nên là chánh trực.
3) Vô công dụng trụ (an trụ tự tại không phải dụng công): tâm đã bình đẳng, chánh trực lại có sức siêng năng, càng tiến đến cảnh giới vô công dụng của địa thứ tám Bất Động Địa trong mười địa, tức là chẳng phải bằng con người vay mượn làm ra, mà tự nhiên tự tại. Tâm an trụ trên đường đạo, đó gọi là công năng rất thù thắng (vượt trội hơn hết) của Hành Xả.
D: Nghiệp dụng của Hành Xả.
Bách Pháp Trực Giải nói: Đối trị với trạo cử, ở trong vắng lặng. Đó là nghiệp dụng của Hành Xả. Cái gì chỉ cho trạo cử? Trạo là không ở yên, chỉ tâm của chúng ta dao động, suy niệm lung tung. Cử là lung lay, bộp chộp, chỉ tâm của chúng ta xem thường, cợt nhả, bồng bột, không yên ổn. Trạo Cử có thể khiến cho tâm chúng ta không thể yên ổn khi quán sát cảnh giới. Như khi niệm Phật thì vọng niệm dấy lên, không thể nhất tâm vào danh hiệu Phật. Còn Hành Xả có thể làm cho tâm yên lặng, bình đẳng (xa lìa trạo cử); ngay thẳng (xa lìa tà vọng); an trú trong tự tại (an trú trong vắng lặng đối với cảnh giới quán sát). Vì vậy, hai pháp này đối lập nhau, nên gọi là đối trị. Tóm lại, Hành Xả có thể làm vọng tâm ngưng bặt, tu quán cảnh giới dễ dàng. Đó là thành tựu trước tiên của người tu về Định và Huệ rất là cần yếu.
XI: Bất Hại.
Thiện pháp Bất Hại chính là không làm thiệt hại mạng sống của người, cho đến danh dự, tài sản chung và riêng. Có bốn điểm cần nghiên cứu:
A: Giả Thật.
Bất Hại là giả pháp. Vì sao? Bách Pháp Trực
Giải nói: Bất Hại lấy không nóng giận làm thể tánh, lìa bỏ hoàn toàn vô sân, đó là một pháp lành. Bất hại hoàn toàn không thể có, nên gọi là pháp giả có.
B: Thể Tánh Của Bất Hại.
Bách Pháp Trực Giải nói: Đối với các loài hữu tình không làm tổn thương, bức bách. Đó là thể tánh của Bất Hại. Câu trên có hai ý:
1) Không có cảnh bị tổn thương: tức đối với loại hữu tình là chỉ cho tất cả chúng sanh hữu tình như: thai sanh, noãn sanh, thấp sanh, hóa sanh đều không làm tổn thương chúng, chứ không chỉ đề cập đến loài người.
2) Nói rõ về hành vi bất hại: là không làm tổn thương, áp bức, buồn phiền. Câu này muốn nói đến sát, đạo, da^ʍ, vọng là những việc làm tổn thương, phiền muộn của chúng sanh đối với sanh vật khác.
C: Nghiệp Dụng Của Bất Hại.
Bách Pháp Trực Giải nói: có khả năng đối trị với tổn hại và thương xót, yêu mến là nghiệp dụng của Bất Hại. Câu này có hai ý:
1) Đối trị tâm sở hại: sao gọi là hại? Hại là hao tổn, đau buồn. Đối với tất cả loài hữu tình không có lòng thương; lại còn dùng dao, gậy, dây, đá đánh đập, gϊếŧ hại, trói buộc không chút nương tay. Những hành động ấy hoàn toàn trái ngược với Bất Hại, nên gọi là đối trị.
2) Thương xót, mến yêu: Đây là nghĩa rộng của Bất Hại. Nghĩa là quán sát chúng sanh trong cõi trần gian, từ trước chịu đựng bao nhiêu việc khổ sở, tổn thương, do vậy, chúng ta đối với tất cả chúng sanh, phải có tình thương yêu, thông cảm, chớ có hăm dọa, quấy rối người khác. Đó chính là tâm từ bi biểu lộ.
D: Phân Biệt Sơ Lược (giản biệt)
Bách Pháp Trực Giải nói: không nóng giận là từ (đem đến niềm vui cho người); không làm tổn hại là bi (làm vơi nỗi khổ cho người). Ban vui, cứu khổ là công dụng độ sanh tốt nhất, nên thể tuy là một mà dụng có thể chia làm hai.
Hoặc hỏi: Thể của Bất Hại đã là không nóng giận, mà tại sao phải lập riêng?
Đáp: Phải biết giáo nghĩa của nhà Phật cốt lấy Từ Bi làm căn bản. Từ là ban vui, Bi là cứu khổ. Từ, Bi là pháp môn ưu việt cứu độ và giáo hóa chúng sanh của nhà Phật.
Đã đành tác dụng của Từ, Bi không giống nhau, nên thể nương tựa của nó cũng khác nhau. Nghĩa là Từ lấy căn lành Vô Sanh làm thể. Nương vào Vô Sân kiến lập. Bi thì lấy căn lành Bất Hại làm thể. Nương vào Bất Hại kiến lập Bi. Nếu không kiến lập Bất Hại thì Bi tâm không nơi nương tựa. Hơn nữa, không thể hiển thị hết công năng độ sanh của nó (bi). Vì lý do này, Vô Sân và Bất Hại tuy là một tự thể, mà hiển thị hai công dụng của Từ và Bi khác nhau, nên không có gì phương hại khi chia ra hai thứ, tức là dựa vào thiện căn vô sân ấy giả lập ra pháp Bất Hại này, thì giáo nghĩa của Phật mới đầy đủ.
Trên đây là mười một pháp lành đều là căn nguyên hành vi đạo đức của chúng ta. Chỉ cần tu tập mười một nguyên tắc này chắc chắn xa lìa khổ đau và được an vui, giải thoát hoàn toàn.
- 🏠 Home
- Phật Giáo
- Luận Đại Thừa Một Trăm Pháp Minh Môn
- Chương 15: Tâm Sở Hữu Pháp: Thiện P2