Tải app Android hoặc iOS để đọc truyện nhanh hơn

Hỗ trợ: Fanpage TruyenHD

Luận Đại Thừa Một Trăm Pháp Minh Môn

Chương 13: Tâm Sở Hữu Pháp: Biệt Cảnh.

« Chương TrướcChương Tiếp »
TÂM SỞ HỮU PHÁP: BIỆT CẢNH.

Bài 2:

別 境 五 者

一 欲 二 勝 薢

三 念 四 三 地 Âm:

Biệt cảnh ngũ giả: Nhất dục, nhị thắng giải tam niệm,

Tứ tam ma địa, ngũ huệ

五 慧

Nghĩa:

Biệt cảnh tâm sở có 5:

Một dục, hai thắng giải, ba niệm,

Bốn tam ma địa, năm huệ.

Sao gọi là Biệt Cảnh?

Biệt có nghĩa là đặc biệt, riêng biệt. Cảnh là cảnh giới hoặc công việc. Ý muốn nói năm tâm sở Biệt Cảnh là đối với cảnh giới đặc biệt, là sự vật khác nhau, mới có thể sanh khởi, hoạt động. Mà còn năm tâm sở này không sanh khởi cùng một lúc. Có lúc sanh khởi một thứ, có lúc hai thứ cùng sanh khởi một lúc, cho đến có lúc cả năm cùng sanh khởi. Thậm chí có lúc năm tâm sở biệt cảnh đều không sanh khởi. Vì trong 4 nhất thiết, không thông tất cả thời, tất cả tâm (4 nhất thiết là: tánh, địa, thời, tâm). So với tâm sở Biến Hành thì tâm sở Biệt Cảnh khác nhau rất nhiều.

Tình huống sanh khởi của năm tâm sở Biệt Cảnh như sau:

1) Có khi khởi lên một: a) chỉ có dục, b) chỉ có thắng giải. c) chỉ có niệm, d) chỉ khởi huệ.

2) Có khi khởi lên hai: a) Dục, giải, b) Dục, niệm, c) Dục, định, d) Dục, huệ, e) giải, niệm, f) giải, định, g) giải, huệ, h) niệm, định, m) niệm, huệ, n) định, huệ.

3) Có khi khởi lên ba: a) Dục, giải, niệm, b)

Dục, giải, định, c) Dục, giải, huệ, d) Dục, niệm, định, e) Dục, niệm, huệ, f) Dục, định, huệ, g) giải, niệm, định, h) giải, niệm, huệ, i) giải, định, huệ, m) niệm, định, huệ.

4) khi khởi lên bốn: a) dục, giải, niệm, định, b) dục, giải, niệm, huệ, c) dục, giải, định, huệ, d) dục, niệm, định, huệ, e) giải, niệm, định, huệ.

5) Có khi khởi lên năm: Dục, giải, niệm, định, huệ

Ở trên là tình huống hoạt động của 5 biệt cảnh khởi lên. Tổng cộng 31 trường hợp. (Nếu là sanh khởi của 5 biến hành thì chỉ có một trường hợp đồng thời sanh khởi).



I: Dục.

Dục chính là hy vọng, chia ra hai điểm để nghiên cứu. 1) Thể tánh của dục.

Bách Pháp Trực Giải nói: Đối với cảnh vui vẻ thì mong cầu, hy vọng. Ấy chính là thể tánh của dục. Đó là nói chúng ta khi gặp cảnh giới vui vẻ, hy vọng cho bằng được. Gọi đó là dục. Ngược lại, nếu như cảnh vui vẻ không có trước mặt thì không khởi dục tâm sở. Ví dụ: Anh A có cảnh vui vẻ là danh vị (địa vị tốt), nhưng anh B cảnh vui vẻ là tài lợi (tiền của), như thế, khi danh vị trước mặt thì anh A liền sanh ra tâm sở dục, anh B thì không. Ngược lại, khi tiền của trước mắt, anh B liền khởi dục tâm sở, anh A thì không. Từ đó có thể biết tâm sở dục không phải bất cứ thời gian, không gian nào cũng đều khởi lên hoạt động. Đây là sự không giống nhau giữa Biệt Cảnh và Biến Hành.

Lại dục tâm sở có tốt có xấu. Sự ham muốn nào dẫn đến luân hồi, sanh tử là xấu. Sự ham muốn nào dẫn đến thành Phật, làm tổ là tốt.

2) Nghiệp dụng của dục.

Bách Pháp Trực Giải nói: Siêng năng dựa vào đây mà sanh ra. Ấy là nghiệp dụng. Ý nói chúng ta đối với cảnh vui vẻ đã phát khởi mong cầu, thì sẽ hướng về cảnh vui vẻ một cách siêng năng dũng mãnh, tìm kiếm không chán nản. Vì vậy, dục là động lực bắt chúng ta làm bất cứ công việc gì. Có được động lực này mới có khả năng đạt được mục tiêu cuối cùng.

II. Thắng giải.

1) Thể tánh của một thắng giải.

Bách Pháp Trực Giải nói: Đối với cảnh quyết định thì không do dự, giữ gìn vững chắc. Ấy là thể tánh của thắng giải. Ý nói chúng ta đối với cảnh quyết định, như đối với chủ trương của một học thuật hoặc một tôn giáo mà anh đã khẳng định hoàn toàn, nhận thức hoàn toàn thì giữ chặt trong lòng điều ấy, Thế là, đối với việc ấy, anh đã hiểu biết rất tốt. Gọi đó là thắng giải.

Tại sao thắng giải không phải là biến hành? Chỉ vì đối cảnh quyết định mới phát khởi thắng giải. Nếu đối với cảnh do dự thì thắng giải không sanh.

Thắng giải cũng có tốt, có xấu. Ví như, cảnh quyết định là chánh pháp và phát khởi thắng giải với cảnh này. Thắng giải này là pháp lành. Ngược lại, nếu đối với cảnh quyết định là tà pháp và phát khởi thắng giải với cảnh này. Thắng giải này là pháp ác.

2) Nghiệp dụng của thắng giải.

Bách Pháp Trực Giải nói: Không thể dùng duyên khác để dẫn dụ và thay đổi. Ấy là nghiệp dụng của thắng giải. Ý nói chúng ta đối với cảnh quyết định đã có sự hiểu biết trọn vẹn, thì tâm chí của chúng ta cũng sẽ không bị người khác lừa gạt hoặc bị hoàn cảnh làm thay đổi. Quán Kinh, thϊếp sớ 4, nói: Dù cho có hóa Phật, báo Phật hiện ra hoặc một hoặc nhiều, cho đến đầy khắp mười phương. Ánh sáng huy hoàng và tướng lưỡi rộng dài bao trùm cả mười phương của mỗi vị Phật, và mỗi vị Phật ấy đều nói: Đức Thích Ca khen ngợi và khuyên cho tất cả phàm phu chuyên tâm niệm Phật và tu các việc lành khác, nguyện được sanh vào cõi Tịnh độ của Ngài (Phật Thích Ca). Đó là điều giả dối, nhất định không có việc ấy. Cho dù với hoàn cảnh, tình huống nào ta cũng không theo lời dẫn dụ làm giao động tín tâm về pháp môn Tịnh độ. Như thế mới có thể gọi là thắng giải.

III. Niệm.

Niệm là nghĩ nhớ lại. Chia ra hai điểm để nghiên cứu.

1) Thể tánh của niệm.

Bách Pháp Trực Giải nói: Cảnh đã quen thuộc ở quá khứ, khiến cho tâm nghĩ nhớ, không quên. Ấy chính là tánh thể của niệm. Ý nói chúng ta, đối với cảnh giới ở quá khứ đã từng trãi, học tập, trung tâm ghi nhớ những ấn tượng thâm sâu, ký ức rõ ràng không thể quên được. Tác dụng tâm lý này gọi là niệm tâm sở.

Ngược lại, đối với cảnh chưa từng quen biết thì không thể nhớ nghĩ, hoặc là tuy đã từng quen biết với cảnh ấy, mà tâm không chuyên chú (để ý), tâm tản mạn không hề vướng bận như gió thổi qua tai nên niệm cũng không sanh. Dựa vào đây có thể biết niệm cũng không phải là tâm sở Biến Hành. Niệm cũng có tốt, có xấu. Ví như cảnh đã từng quen biết là chánh pháp. Đối với cảnh ấy ghi nhớ rõ ràng không quên, đó là chánh niệm. Ngược lại, nếu cảnh từng quen biết là tà pháp. Đối với cảnh ấy ghi nhớ rõ ràng không quên là tà niệm.

2) Nghiệp dụng của niệm

Bách Pháp Trực Giải nói: chỗ nương tựa của Định là nghiệp dụng. Ý nói chúng ta có nhiều nhớ nghĩ canh cánh, rõ ràng không quên. Nương tựa vào đây thì có thể sanh Định (tâm niệm dừng ở một cảnh mà không tản

mát, loạn động, gọi là Định)

IV. Tam ma địa



Tam ma địa còn gọi Tam Muội là Tiếng Phạn, dịch ra có nhiều tên như:

a) Định như đã biết ở trước.

b) Chánh Thọ: lìa xa tà loạn gọi là chánh. Nhận pháp ở tâm gọi là Thọ. Giống như gương sáng vô tâm hiện vật.

c) Điều Trực Định: điều phục cái tâm hung dữ, uốn thẳng cái tâm cong queo, định tĩnh cái tâm tán loạn. Đó là Điều Trực Định.

d) Chánh Tâm Hành Xứ: Sửa hành động của tâm cho ngay thẳng, phù hợp nơi nương tựa là pháp. Luận Đại Trí Độ, quyển 23 nói: Tâm từ vô thỉ đến giờ, thường cong không thẳng, được tâm ngay thẳng để thực hành thì tâm sẽ đoan chánh. Ví như rắn đi hay cong vẹo, vào ống thẳng ngay.

e) Dứt nghĩ tâm ngừng: Dừng bặt vương vấn suy tư, tâm niệm ngưng đọng.

f) Đẳng Trì: Xa lìa chìm nổi thì định, huệ như nhau, nên gọi là Đẳng. Tâm không tán loạn, an trụ một cảnh, nên gọi là Trì. Theo các nhà Duy thức chia ra hai điểm để nghiên cứu.

1. Thể tánh của Tam ma địa.

Bách Pháp Trực Giải nói: đối với cảnh sở quán, làm cho tâm chú ý, không loạn. Ấy là thể tánh. Ý nói chúng ta giữ vững tinh thần, chú ý vào cảnh sở quán. Cảnh sở quán là gì? Bách Pháp Minh Môn Luận soạn nói: Nói cảnh sở quán là năm uẩn, vô thường, khổ, không, v v… tức là trong mỗi ngày bình thường, dùng tâm quán sát sắc là gì? Thọ là gì? Sắc là cái gì? Thọ là cái gì? Cho đến dùng tâm quán sát thế gian vô thường, cõi nước mong manh, bốn đại khổ không, năm ấm Vô Ngã, v v…Như nhất tâm bất loạn gọi là Tam ma địa.

Đoạn trên còn hai điểm phải nói rõ:

a) Tâm chuyên chú (tâm chú ý): là chỉ rõ tâm tưởng này cần chuyên chú cảnh nào, liền khiến cho tâm này dừng lại ở cảnh đó. Đồng thời, tâm không chỉ chú ý một cảnh mà còn di chuyển. Nói thêm: chỉ khiến cho tâm định còn cảnh mặc tình thay đổi. Như khi tâm duyên sắc thì không duyên tiếng. Sắc hết đến tiếng thì tâm duyên tiếng, không chạy theo sắc.

Giống tấm kính phản ảnh bóng dáng của đối tượng. Bóng dáng này có thể thay đổi mà ánh sáng không đi theo, nên gọi là chuyên chú (chú ý), không phải là chỉ một cảnh.

b) Đối với cảnh sở quán, chú ý hoàn toàn thì Định mới sanh. Nếu không để tâm hoàn toàn vào cảnh thì không thể có Định, nên tâm sở Định không thuộc Biến Hành.

2. Nghiệp dụng của Tam ma địa.

Bách Pháp Trực Giải nói: Trí nương vào đây mà sanh ra, ấy là nghiệp dụng của định. Ý nói vì do tâm chuyên chú, nương vào đây liền có trí chọn lựa sanh ra (gọi là trí quyết trạch). Quyết là quyết đoán hay phán đoán. Trạch là giản trạch (chọn lựa). Đây là hai đặc tính tác dụng của trí, gọi là Quyết Trạch Trí, vì đối với Thánh Đạo có khả năng quyết đoán nghi ngờ, phân biệt phải trái. Chúng ta thường hay đối với tất cả cảnh tượng hết sức tác ý, quan sát. Tuy là việc nhỏ, hoặc có lúc hợp với tâm, hoặc có lúc không hợp, đều là biểu hiện đạo lý vô thường, khổ, không, vô ngã. Đi, đứng, nằm, ngồi không xa lìa Trí Quyết Trạch. Cứ như thế dài lâu, vọng niệm mỏng dần, Trí Quyết Trạch nhờ đó mà sanh ra.

V. Huệ.

Đây là một loại phân biệt sự lý, tác dụng của quyết đoán, dứt trừ tâm niệm nghi ngờ. Được chia ra hai điểm để nghiên cứu.

1. Thể tánh của Huệ.

Bách Pháp Trực Giải nói: đối với cảnh sở quán rạch ròi chọn lựa, đó là thể tánh của Huệ. Ý nói chúng ta ở trong cảnh mất, còn của các pháp (như công đức, lỗi lầm, …) có sức mạnh phân biệt và chọn lựa, gọi đó là Huệ.

Nếu đối với cảnh chẳng phải sở quán và trong tâm ngu muội, do đó không còn sức mạnh phân biệt và chọn lựa thì Huệ không thể sanh. Cho nên tâm sở Huệ không tùy thuộc vào Biến Hành, lại nữa, tâm sở Huệ thuộc tánh vô ký. Do đó, nếu nó tương ứng với 11 tâm sở thiện thì thuộc thiện huệ. Nếu nó tương ứng với 26 tâm sở phiền não thì thuộc ác huệ.

2. Nghiệp dụng của Huệ.

Bách Pháp Trực Giải nói: Nghiệp dụng của tâm sở Huệ là dứt trừ nghi ngờ. Ý nói do kết quả phân biệt và chọn lựa nên có thể dứt trừ nghi ngờ. Đối với các pháp ly dục xuất thế gian có khả năng thấu hiểu trọn vẹn.
« Chương TrướcChương Tiếp »