Phần 2. chương 11

Người ta nói là khi chết đi con người không còn gì vương vấn thì sẽ siêu thoát và đầu thai rất nhanh. Hai cô gái đã cùng nhau chết đi, họ mang theo tình yêu của mình nhưng lại quên mất chữ hiếu. Kiếp này e là chữ hiếu còn nợ phải trả cho hết. Mong sao trải qua cái khổ của kiếp này. Kiếp sau họ sẽ được hạnh phúc cùng nhau.

Khi họ lớn lên thì đất nước đã hoà bình. Họ chỉ được nghe về chiến tranh qua lời kể của thế hệ trước.

Thương là một tiểu thư đài các, gia đình giàu có nhất nhì thôn lúc bấy giờ. Còn Ngọc thì là một cô bé bình thường, gia đình chả có gì khá giả. Bố mất sớm, chỉ có hai mẹ con nương tựa vào nhau. Tuy vậy nhưng mẹ nàng vẫn cố gắng cho nàng đi học cho bằng bạn bằng bè.

Hai cô bé học cùng nhau từ mẫu giáo xuyên suốt cho đến lớp chín. Dù học cùng lớp với nhau nhưng họ lại chả ưa nhau. Thương lúc nào cũng sạch sẽ, quần áo là lượt, con ngoan trò giỏi, cô giống như trung tâm của vũ trụ vậy, bạn bè lúc nào cũng vây quanh. Còn Ngọc thì khác. Nàng dù có nét hơn, da trắng hơn, tóc dài và đen hơn nhưng quần áo lúc nào cũng cũ kỹ, dù học giỏi cũng chả được ai chú ý. Bài kiểm tra có làm tốt như nhau thì nàng cũng chỉ được chín chứ chả được mười như cô. Những điều nho nhỏ đó đã vô tình làm nàng ghét cô cay đắng. Còn cô thì lại khác. Cô luôn thấy áy náy vì cô biết về tài về sắc mình vẫn thua bạn một chút. Chỉ có điều, bản thân là con nhà giàu nên được ưu ái hơn. Ở lớp ai cũng nịnh bợ cô, chỉ có nàng là không, nàng cứ đi học rồi về nhà phụ mẹ, chả cần phải chơi với ai cả.

Học hết lớp chín. Nàng được người trong thôn giới thiệu công việc làm phục vụ trong nhà hàng trên thành phố. Hầu hết những cô gái trong thôn tầm tuổi nàng nếu không đi học nữa thì đều được người móc nối lên thành phố làm việc. Ngọc biết mẹ mình chẳng thể nuôi mình học tiếp. Vậy nên nàng quyết định nghỉ học để lên Sài Gòn làm việc kiếm tiền gửi về cho mẹ. Nhưng cuộc sống không như những gì mình muốn. Mẹ nàng ngày một già yếu. Nàng bước lên thành phố làm phục vụ với đồng lương ít ỏi chả đủ nuôi bản thân huống chi là nuôi mẹ.

Trong giây phút bất lực nhất, khi bệnh của mẹ ngày càng trầm trọng. Bà chủ nhà hàng đã hỏi nàng rằng có muốn bán thân kiếm tiền không. Với sắc đẹp trời phú này của nàng, bà đảm bảo sẽ khiến nàng trở thành cô đào có giá nhất nhì thành phố lúc bấy giờ, vậy là nàng đồng ý.

Nàng được bà ấy chăm sóc làm đẹp cho mỗi ngày, chỉ dẫn những kỹ năng giường chiếu điêu luyện, cách để phục vụ khiến bọn đàn ông phải chết mê chết mệt nàng.

Người đàn ông đầu tiên "mua nàng" là một tên Việt kiều. Với số tiền lúc đó đủ để nàng mua một căn nhà tử tế, đón mẹ lên ở cùng, không phải chịu cảnh dột nước mỗi khi trời mưa.

Bản thân nàng khi ấy chỉ muốn kiếm tiền để mẹ con nàng đỡ khổ. Để bản thân đòi được một chút công bằng giữa cái xã hội coi trọng đồng tiền này. Nàng không hứng thú với chuyện trai gái lả lơi. Nhưng vì tiền, nàng chấp nhận. Nàng dùng cả những thứ kí©Ꮒ ŧᏂí©Ꮒ nhất để bản thân hưng phấn mỗi khi "làm công việc" kiếm tiền của mình.

Mẹ nàng đã rất yếu, bệnh chồng bệnh, lúc nhớ lúc quên, đi lại không được, chỉ nằm một chỗ, chẳng thể chữa được. Nàng chỉ có thể cố gắng dành thời gian chăm sóc, ở cạnh bà để bà được vui vẻ đến cuối đời. Số lượng khách nàng nhận trong thời gian này cũng hạn chế. Vì vậy mà giá của nàng cũng ngày một cao hơn. Khách muốn hẹn nàng thì phải trả giá cao và được lòng bà chủ nữa. Nàng cứ như vậy mà an phận với công việc bán hoa của mình vừa có tiền lo cho mẹ, lại có thời gian ở bên bà.

Bản thân nàng cũng chả nghĩ đến việc sẽ từ bỏ công việc này. Mọi thứ cứ để thuận theo tự nhiên đến đâu hay đến đấy. Thoát ra được cái nghèo cái khổ đối với nàng là tốt rồi. Nàng bất cần với cuộc đời này. Miệng lưỡi thế gian cũng kệ họ. Nhưng biến cố của Thương đã làm cuộc đời nàng bước sang một trang giấy khác.