Khi Thư mang thai đến tháng thứ 6, thì ông nội Nghiêm nói rằng tính cách đứa trẻ thứ này khá giống với bố nó hồi nhỏ. Thằng bé ở trong bụng mẹ cực kỳ ngoan ngoãn. Không làm cô phải ốm nghén hay đau bụng giữa đêm gì cả.
Cô để Nghiêm đặt tên cho con. Anh ngồi trong nhà mười bốn ngày, mới nghĩ ra một cái tên: “Vinh.”
Kể từ khi có Vinh, Gạo Nếp Phùng Như Yên của chúng ta cũng dịu dàng hơn hẳn. Con bé biết tự giặt quần áo của mình, dù cho Thư vẫn phải vò lại và cho vào máy giặt, đồng thời còn biết đặt lịch ru em ngủ mỗi ngày.
Con bé nói còn chưa sõi nữa, hát cứ “ê a” cả ngày. Mỗi lúc nghe chị hát, Vinh ở trong bụng cô sẽ đạp nhẹ một cái.
“Mẹ! Em đang chào con này! Bố ơi.”
Hai người lớn trong nhà đều “ừm”.
Con bé lại bật cười giống một ông già nào đó trong phim, là một vai phản diện ghê gớm:
“Đệ đệ mau ra đời đi. Sau này tỷ sẽ mang đệ đi đánh nam dẹp bắc, nhất thống thiên hạ.”
Nói xong nó còn làm động tác vuốt râu một cái.
Thư vốn dĩ tưởng con gái mình đã ngoan ngoãn hơn rồi, giờ nghe xong câu này lại vùi đầu vào trong gối, giả chết.
Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời. Con gái cô sau này không làm chính trị gia thì cũng trở thành nhân vật máu mặt trên thương trường. Thư tự mình an ủi thế, rồi cũng kệ cho nó tự phát triển. Chỉ cần nó không làm điều gì sai trái, muốn cầm chổi lau nhà tập trận quanh khu nhà cô cũng mặc kệ.
Dù đứa trẻ có ngoan như thế nào, những tháng cuối cùng của thai kỳ vẫn người mang thai cảm thấy khó khăn. Dạo này Thư ham ngủ, vừa đặt lưng xuống giường là chìm vào trong cơn mơ ngay.
Hôm nay, khi Nghiêm hối hả việc công ty về đến nhà đã thấy cô nằm yên rồi. Anh chỉ tắm rửa qua loa, ăn tối nhẹ rồi lên giường cùng Thư…
Cô nghĩ rằng Vinh là đứa trẻ ngoan ngoãn, nhưng Nghiêm không hề thấy như thế. Anh âm thầm để ý, mỗi khi mẹ say giấc ngủ, anh chỉ động khẽ thôi là nó sẽ đạp anh vài cái.
Một lần thì không sao, đến lần thứ ba, Nghiêm đoán rằng con trai ghét mình. Sắc mặt của anh trở nên phức tạp khi nghĩ đến trường hợp này.
“Con trai. Đừng nói là ghét bố đấy nhé? Bố không ghét con thì thôi đấy.”
Cậu chàng trong bụng lại đạp một cái, làm anh giơ tay đầu hàng: “Thôi tôi thua ông đấy ạ, ông để cho vợ tôi ngủ một chút đi.”
Vinh như nghe hiểu, im lặng không làm ồn nữa.
Đến lúc đó, Nghiêm mới mệt nhoài trở mình sang một bên. Anh sợ khi say ngủ sẽ đè vào hai người.
Giấc ngủ rất nhanh tìm đến Nghiêm. Lâu lắm rồi, anh mới lại nằm mơ. Trong giấc mơ đó, anh trở về nơi từng là ác mộng, đồng thời cũng là nơi lưu giữ ký ức ngọt ngào của mình, trung tâm dạy đàn Thiên An.
Mẹ anh, bà Vân An là một giáo viên dạy dương cầm. Sau khi bà lấy chồng, làm con dâu nhà giàu có vẫn sẽ đi làm. Gần như cả cuộc đời bà đã gắn bó với nơi này.
Đây là một trung tâm rất nổi danh, giáo viên hướng dẫn đều là những nghệ sĩ giỏi. Từ hồi nhỏ, Nghiêm đã theo chân mẹ mình và lớn lên với những bản nhạc. Anh thuộc làu vị trí của sân khấu, các ngọn đèn, phẩm chất và màu sơn của các cây đàn.
Nhưng anh lại không đánh đàn. Bởi lẽ bà Vân An cho rằng những người gắn với nghệ thuật đều có một cuộc đời trúc trắc, chẳng mấy ai vẹn tròn bao giờ. Bà muốn anh sống thật hạnh phúc.
Ký ức kinh hoàng bám lên trí óc ngây thơ của một thiếu niên trẻ tuổi. Mới bảy tuổi, Nghiêm đã chứng kiến sự ra đi của mẹ. Bà ngồi trong căn phòng cô đơn lạnh lẽo, trước cây đàn mà ông Lâm mua cho mình. Lửa liếʍ lên chiếc váy màu xanh dương của bà, cây đàn và tấm ảnh cưới treo trên tường, đốt rụi toàn bộ sự hạnh phúc cùng với đau khổ.
Trước khi đi, bà nói rằng: “Xin lỗi. Mẹ nhu nhược quá. Sau này chỉ còn mình con thôi.”
“Những gia đình hạnh phúc đều có duy nhất một kiểu. Còn những gia đình bất hạnh, có muôn vàn cách thức khác nhau khiến nó sụp đổ.” Hình như đã có ai nói thế, Nghiêm cũng không nhớ rõ nữa.
Kể từ đó, Nghiêm không nói chuyện, đến nỗi người trong nhà họ Phùng đều nghĩ người thừa kế của họ bị câm rồi. Anh giam mình trong căn phòng nơi bà Vân An từng làm việc, vì nơi này còn lưu lại một chút hơi ấm của mẹ anh.
“Này! Anh! Có làm quen không? Tôi là Từ Minh Thư.”
Khi Nghiêm mở mắt ra, thứ anh thấy đầu tiên là căn phòng mẹ mình dừng dạy học. Nơi này đã bị đốt bằng sạch vào hai mươi năm trước. Mà giờ đây, nó vẫn hiện lên vẹn nguyên một cách thần kỳ.
Đứng trước mặt anh, là một cô bé bảy tuổi mặc váy màu trắng. Đôi mắt cô ấy sáng rực, nhìn anh cười.
“Anh không nghe thấy hả? Tôi là Từ Minh Thư.”
Tròn nháy mắt, mặt Nghiêm đơ ra.
Đây là… lẽ nào anh đang trở lại quá khứ hay sao?
Không đúng! Anh lập tức phủ nhận. “Đây chỉ là một giấc mơ mà thôi.”
Bởi lẽ trong quá khứ, anh gặp Thư ở nơi này, nhưng cô không hề tiến lên chào hỏi anh. Cho đến khi hai người chia xa không gặp lại, Nghiêm cũng không biết cô bé từng ở bên mình tên là gì.
Anh chỉ biết cô có một chiếc vòng tay. Trên chiếc vòng có hai chiếc chuông nhỏ. Cô kể cho anh từng điểm đặc biệt trên chiếc vòng ấy.
“Đây là vòng chị em tặng đó. Trên đó có khắc tên viết tắt của hai đứa em.”
Cho nên khi Nhã Linh cầm chiếc vòng, Nghiêm mới nhận lầm. Nào ngờ, cô ta là kẻ giả mạo, kẻ cướp đi ký ức giữa anh và Thư.
Thảo nào ngay từ khi gặp mặt, khi cô ta cứ dính sát vào mình, Nghiêm chỉ cảm thấy bức bối, muốn ném người phụ nữ này ra xa vạn dặm…
Vậy mà lúc này đây, Thư trong hình dáng trẻ con lại xuất hiện trước mặt Nghiêm.
“Cậu bé Nghiêm” đưa tay ra, bắt lấy tay cô.
“Anh là Nghiêm, Phùng Thanh Nghiêm.”
Thư hơi ngẩn người một chút. Rồi cô ấy kéo anh lên:
“Sao anh lại ở đây một mình thế? Anh không có bạn chơi sao?”
“Không có. Anh muốn chơi cùng em có được không?”
Đôi mày của Thư lúc này nhíu chặt lại, giống như gặp phải chuyện gì khó hiểu lắm.
Anh búng lên trán cô:
“Không được nhăn mày như thế. Xấu lắm. Sau này chồng chê đấy.”
Thư há miệng ra định cắn cậu nhóc trước mặt mình, nhưng lại bị trượt.
Cô rơm rớm nước mắt:
“Giờ mới biết anh còn nhỏ đã khó chơi vậy đấy.”
“Em nói gì cơ?”
“Không có gì. Đồ khó ưa.”
Suốt ba ngày trời, Thư và Nghiêm vẫn cùng chơi với nhau. Cô dạy anh đánh đàn, dắt anh đi chơi bắn bi với đám trẻ con ở cô nhi viện ngay sát bên trung tâm, còn đi bẻ trộm xoài ở lề đường. Đều là những việc mà anh chưa từng làm bao giờ.
Nhớ đến những chuyện quá khứ, Nghiêm đã thấy ký ức và giấc mơ này đã khác xa một trời một vực. Ngày đó, anh mới là người chán nản trêu chọc cô. Còn cô nhóc kia vì bị anh chê là đàn quá kém, nên mới dốc sức học tập.
Lần đó, nếu như anh nhớ không nhầm, Thư đạt giải Nhất toàn quốc. Cô hớn hở khoe anh, rồi lại khóc thút thít mang những mảnh vỡ trở về.
Nghiêm cố gắng thu thập chúng, muốn hàn gắn lại cho cô. Chỉ tiếc rằng anh không làm được.
Trong giấc mơ này, Nghiêm không chê cô, nên có vẻ Thư cũng không muốn học đàn làm gì cả.
Anh nhìn cô khó hiểu: “Em không học đàn sao?”
“Còn có mấy ngày nữa là thi rồi. Em học cũng đâu có kịp.”
Nghiêm nói rất chính nghĩa: “Anh tin em làm được. Anh nhìn thấy tương lai của em, em là một thiên tài dương cầm.”
Cô lại nhíu mày lại lần nữa, đăm chiêu.
“Sao anh kì thế nhỉ. Em cũng biết trước tương lai. Sau này anh là một ông lão hồ đồ lắm chuyện, hai chân vểnh ra hai bên, đi như một con lật đật.”
Thằng nhóc hàng xóm đứng bên cạnh hai người nãy giờ, tự nhiên xen vào.
“Tao cũng dự đoán được tương lai. Tao thấy hai đứa lắm mồm như chúng mày phải trở thành vợ chồng.”
“Không thể nào!”
“Làm thế nào mà cậu nhìn ra được?”
Hai người cùng nhìn đối phương, thốt ra một câu.
Thư không nhìn Nghiêm lâu, tức giận quay sang một bên.
“Tôi mà làm vợ của anh á, có mà hối hận cả đời.”
“Nếu như anh mà làm chồng của em, anh sẽ hét ở bên tai em cả ngày. Cho đến khi nào em quen thì thôi.”
“Đồ lưu manh!”
“Đồ không phân biệt phải trái.”
Năm tháng êm đềm trôi qua. Trong giấc mơ này, tất cả mọi thứ chỉ diễn ra trong chớp mắt.
Hôm ấy, khi anh đang ở trong phòng đợi Thư luyện đàn xong, thì người nhà họ Phùng đến. Dẫn đầu đoàn người là bà Xuân Lan với khuôn mặt dữ tợn.
“Mày giỏi lắm. Trốn nữa đi. Có giỏi thì trốn nữa đi. Tao không ngờ là mày dám giả câm để qua mặt tao. Hôm nay tao phải khiến cho mày quỳ để về nhà.”
Nghiêm đã quên mất sự kiện Hoàng Xuân Lan sẽ đến đây vào ngày hôm nay. Bởi vì trong mắt anh, bà ta chỉ là một kẻ đáng chết mà thôi.