Chương 10: Thi mưu văn sử

Lúc này cũng đã quá trưa, Minh Ngọc cơm nước no say xong, rảo bước tiến vào phòng thi. Các học sinh được sắp sếp thi ở những phòng khác nhau, mỗi phòng chỉ có một thí sinh.

Đằng sau cánh cửa gỗ là một căn phòng không rộng lắm, giữa phòng là một chiếc bàn bệt hình chữ nhật, kiểu dáng tao nhã. Kế bên nó được trải một tấm chiếu lát êm mát.

Minh Ngọc tiến tới ngồi lên chiếu, săm soi nhìn ngắm các đồ vật được bày biện trên bàn. Bên tay phải là một cái tráp* đựng nghiên* nhỏ, bên trong chứa chén nước lã, thỏi mực đen, nghiên mài mực, hai cây bút lông và một giá gác bút. Đặt ngay ngắn cạnh nó là một sấp giấy trắng, bền, dai và có cảm giác mịn màng khi chạm qua nó. Có vẻ như là một loại giấy đặc biệt, đắc tiền.

* Tráp: hộp gỗ nhỏ, đựng đồ vật nhỏ như bút viết hay trầu cau.

* Nghiên: dụng cù để mài và chứa mực viết.

Minh Ngọc lật lên tờ giấy ở trên cùng được viết đề bài thi Văn. Đây là một bài thi bá đạo, hóc búa; nó đòi hỏi người thi phải luận văn, lấy cảm hứng từ bài thơ của nhà thơ Nguyễn Trãi được viết bằng chữ Nôm. Học sinh phải dùng chữ Nôm để làm bài luận, cũng là loại chữ mà ông bà, tổ tiên xưa kia đã dùng.

Bài thơ như sau:

首尾吟

谷城南犼蔑間

奴搩俧少琟吿

昆隊遁揚埃眷

堏馭檝少几绖

傉瞸狹回坤且琾

茹涓趣庶礙挼働

朝官拯沛隱拯沛

谷城南伨蔑間

Dịch là:

Thủ Vĩ Ngâm*

Góc thành Nam, lều một gian,

No nước uống, thiếu cơm ăn.

Con đòi trốn, dường ai quyến,

Bà ngựa gầy, thiếu kẻ chăn.

Ao bởi hẹp hòi khôn thả cá,

Nhà quen thú thứa ngại nuôi vằn.

Triều quan chẳng phải, ẩn chẳng phải,

Góc thành Nam, lều một gian.

* Thủ Vĩ Ngâm: thơ tám câu, câu cuối lập lại câu đầu.

Tất nhiên, trong bài thi thì không có viết bài dịch. Cho nên người thi nào không biết chữ Nôm thì coi như teo luôn, đi đời nhà ma. Nhưng vì Minh Ngọc đã được gia đình bồi dưỡng từ thuở nhỏ, nên tất nhiên, cô rất thông thạo và hiểu biết về chữ cổ Việt Nam.

Minh Ngọc nhớ mang máng rằng bài thơ này đã được Nguyễn Trãi viết sau khi ông bị kẻ gian ác vu oan gián họa, làm ông bị vua Lê nghi ngờ và không còn trọng dụng ông nữa. Cho nên, giọng thơ có chứa đựng nỗi u buồn thê lương.

Nhưng bài thơ này là một bài thơ rất u sầu, khó mà có thể khơi dậy được cảm hứng cho các em học sinh viết luận văn, thật đúng là học viện làm khó dễ các em, không muốn cho các em đậu.

Sau một hồi vắt óc suy nghĩ, Minh Ngọc quyết định viết luận văn về sự quan trọng của việc lắng nghe tất cả các mặt của một câu chuyện, không nên vội vàng tin lời dèm pha của một bên, nhằm chia rẽ sự tín nhiệm của mình đối với người khác.

Cô chậm rãi mài mực, cẩn thẩn không để một giọt mực nào làm vấy bẩn lên giấy thi, rồi bắt đầu cầm bút viết.

Một hồi sau,

Minh Ngọc cuối cùng làm xong bài luận văn, nộp bài lên cho một vị giáo sư phụ trách giám thị rồi rời khỏi phòng thi, bước tới phòng thi thứ hai.

Phòng thứ hai là nơi tổ chức cuộc thi Mưu. Đề thi này gai góc không kém gì đề Văn, lại một lần nữa làm cho các em học sinh banh đầu, nổ óc làm bài.

Trên bài thi được vẽ một bàn cờ vây, bảy con cờ đen đang bị những con cờ trắng bao quanh. Nhìn sơ vào, cờ đen đang ở thế chết, khó có thể thoát thân.

Cờ đen là quân mình và cờ trắng là quân giặc, hỏi phải đi như thế nào để giải thoát quân mình? Giải thích bước cờ của bạn.

Nhìn vào bàn cờ vây làm tất cả các em học sinh ngán ngẩm, thầm nghĩ bụng… tiên sư thằng nào chơi ngu như vậy thì thua mịa nó đi rồi, còn giải thoát giải thuyết gì nổi!

Minh Ngọc cũng cảm thấy rất khó sử không kém gì các bạn học sinh khác. Cô cau mày, cắn bút suy nghĩ… Đây là một đề thi mưu, không phải thi cờ vây, trong bài này chắc chắn có ẩn ý.

Trong chiến tranh, chúng ta không thể nào ví quân binh như quân cờ - quân cờ là một vật vô giác, nhưng quân binh là con người, mà con người thì sẽ có cảm giác, có suy nghĩ riêng.

Nếu như có cảm giác, có suy nghĩ riêng của bọn họ, cũng đồng nghĩ là mình có khả năng lợi dụng bọn họ, lập mưu tính kế đánh thắng quân địch.

Nghĩ vậy, Minh Ngọc cong khóe môi cười, chấm bút mực, tô đen một con cờ trắng, rồi giảng giải:

Con cờ trắng tô đen đã được quân mình mua chuộc, làm gián điệp trong doanh trại giặc. Từ nơi này, gián điệp sẽ mở đường giúp quân mình tấn công, đánh vào lúc giặc không ngờ, khiến họ phải bỏ chạy rút về.

Cảm thấy đã hài lòng với câu trả lời của mình, Minh Ngọc nộp bài, đi tới phòng thi cuối cùng – phòng thi Sử.

Suốt tháng qua, đã có rất nhiều các em học sinh thức trắng không biết bao nhiêu đêm để ôn lại lịch sử Việt Nam, từ thời Hồng Bàng ngày xửa ngày xưa, khi tổ tiên Đại Việt mới khai cơ lập nghiệp, cho đến thời kỳ hiện đại.

Nhiều em còn luyện lại nguyên bộ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, là một bộ quốc sử Việt Nam do sử gia Lê Văn Hưu soạn vào đời nhà Trần, cho nên, không phải khoác lác khi nói kỳ thi lần này có rất nhiều cuốn bách khoa di động tham gia dự thi.

Nhưng rất tiếc, phần thi Sử không phải là phần thi kiểm tra khả năng học vẹt của các em. Nó được viết để khảo nghiệm khả năng suy luận, hiểu biết về ảnh hưởng sâu đậm của những sự kiện lịch sử và tầm quan trọng của việc sử gia bảo vệ lịch sử Việt Nam.

Đề thi lịch sử gồm hai câu hỏi:

1. Bạn hãy nêu ra một loại vũ khí đã từng được tổ tiên người Việt chúng ta sử dụng công dụng, và tầm quan trọng của nó trong quân sự Việt Nam.

2. Việt Nam đã nhiều lần bị Bắc thuộc, chịu đô hộ Pháp, đô hộ Mỹ; bạn nghĩ sử gia Việt Nam có nên quay về quá khứ để thay đổi phần lịch sử đau khổ này của đồng bào chúng ta hay không, tại sao?

Minh Ngọc lướt đọc qua đề thi, cảm thán đề thi thật thú vị rồi thầm suy tư… Nếu nói về vũ khí của dân tộc Việt Nam thì không thể không nói đến chiêu chôn cọc dưới nước sông của ông bà chúng ta.

Nước Việt Nam xưa nay không biết đã có bao nhiêu lần bị giặc ngoài dòm ngó, xâm lấn, và cũng đã có không biết bao nhiêu lần oai hùng, thành công xua đuổi quân giặc, bảo vệ nước nhà. Điều này có thể xảy ra là nhờ vào kỹ thuật đóng cọc ngầm dưới nước để mai phục thuyền bè của địch.

Ngày xửa ngày xưa, quân ta đợi thủy triếu xuống thì cắm cọc lập bẫy, nhử quân địch đến khi thủy triều dân cao, rồi canh khi thủy triều xuống lại thì dồn ép cho quân địch va chạm vào bẫy cọc, đâm thủng tàu bè của bọn chúng.

Tất nhiên, nếu đã nhắc đến cọc ngầm phải nhắc đến di tích bãi cọc Bạch Đằng huyền thoại của Việt Nam, nơi quân ta đã ba lần huy hoàng chiến thắng quân giặc ngoại xâm. Nơi này là một bằng chứng cho sự hữu dụng và sức công phá của loại vũ khí đặc sắc này.

Nghĩ vậy, Minh Ngọc bắt tay vô trả lời câu một, còn về câu hai, cô đọc sao cũng không thể không nghi ngờ nó là một câu hỏi mẹo.

Nếu như đã nói sử gia là những người quay về quá khứ, giúp ông, bà, tổ tiên của chúng ta bảo vệ quê nhà, vậy thì tại sao không lợi dụng cơ hội này mà đánh bại quân xâm lược Hán, Pháp, và Mỹ, giải thoát cho ông bà ta khỏi cảnh làm nô ɭệ cho giặc?

Câu trả lời là không thể nào! Sử gia phải bảo vệ lịch sử cho đúng với những gì đã được ghi chép trong sử sách, không thể nào tự ý mà đi sửa đổi lịch sử. Vì nếu như thời quá khứ bị thay đổi thì nó sẽ ảnh hưởng đến thời hiện tại và tương lai.

Có người, vì thay đổi lịch sử lại vô tình hại chết tổ tiên của họ, cho nên họ cũng tự bị xóa sổ, không còn tồn tại nữa. Còn có người thay đổi lịch sử mà làm cho đất nước của họ trở nên nghèo nàn hơn. Có người khác, vì thay đổi lịch sử nên đã hại đến nước bạn, gây ra chiến tranh tàn khốc giữa hai nước ở thời hiện đại.

Mọi thứ đều đã có định mệnh riêng của nó, con người không nên cố chấp thay đổi. Những gì đã xảy ra thì hãy để nó xảy ra… cho nên, thay đổi lịch sử là một điều rất nguy hiểm, và nó đã bị cấm kị. Ai không hiểu được quy tắc này thi không có tư cách trở thành sử gia!