Mỗi người lại lấy một tấm khăn trắng như bông mà lau chùi tủ sách cùng bàn chế sạch bóng như gương. Chúng lau chùi hàng nữa ngày trời mới nghỉ tay. Ôn Hữu Ðạo nói:
-Quế huynh đệ! Ðến bây giờ mà đức Hoàng thượng vẫn chưa ngự giá vào thư phòng chắc là ngài không tới nữa. Sau đây chừng một lát là Thị vệ đại nhân sẽ đến tuần tra, nếu đại nhân thấy Quế huynh đệ là người lạ mặt ở trong này thì chúng ta phải tội cả lũ. Vi Tiểu Bảo nói: Nhị vị hãy về trước đi, tiểu đệ ở đây chờ một lát rồi sẽ ra sau. Anh em họ Ôn đồng thanh nói:
-Như thế không thể được. Ôn Hữu Ðạo lại nói:
-Lề luật trong hoàng cung, Quế huynh đệ còn lạ gì nữa? Nơi nào đức Hoàng thượng ngự giá tới, ai là kẽ chầu hầu đều được sắp đặt nghiêm minh, chẳng thể sai suyễn mộy ly. Nếu không thế thì trong cung nào thái giám, nào cung nữ, hàng mấy ngàn người, ai muốn thấy mặt Hoàng thượng là cứ xồng xộc tới trước mặt Ngài thì cón ra thể thống gì nữa? Ôn Hữu Phương cũng ôn tồn nói:
-Hảo huynh đệ! Chẳng phải anh em tại hạ không chịu hết lòng giúp đở huynh đệ, nhưnh anh em tại hạ hàng ngày cũng chỉ được vào ngự thư phòng trong vòng nữa giờ để quét tướt lau chùi đồ vật. Xong việc là phải đi ra. Chẳng giấu gì Quế huynh đệ, đừng nói gì Quế huynh đệ không thể chần chờ ở lại ngự thư phòng, mà ngay cả anh em tại hạ hết giờ mà còn chưa ra mà bị Thị vệ đại nhân bắt được cũng bị nghiêm trị. Tội nặng thì phải chặc đầu, nhẹ thì cũng phải ngồi tù. Vi Tiểu Bảo hỏi:
-Làm gì mà nghiêm ngặt quá đến thế? Ôn Hữu Phương dậm chân đáp:
-Những công việc kề cận đức Hoàng thượng há phải trò đùa? Tiểu huynh đệ! Huynh đệ muốn được thấy mặt hoàng thượng thì ngày mai cũng vào giờ này, anh em tại hạ lại đến đón huynh đệ, may ra hên vận thì được như nguyện. Vi Tiểu Bảo nói:
-Thế cũng được! Vậy chúng ta về thôi. Anh em họ Ôn nghe Vi Tiểu Bảo nói vậy khác nào được trút gánh nặng. Một tên nắm tay phải gã, còn một tên nắm tay trái đưa gã ra. Chúng chỉ sợ gã nói rồi mà còn chần chờ không chịu đi ngay. Vi Tiẻu Bảo hất hàm hỏi:
-Thực ra chính nhị vị cũng chưa từng được thấy mặt đức Hoàng thượng phải không? Ôn Hữu Phương chưng hững ấp úng đáp:
-Sao…Tiểu huynh đệ…Tiểu huynh đệ… Gã toan hỏi: “Sao tiểu huynh đệ lại biết thế? ” Ôn Hữu Ðạo còn minh mẫn hơn vội nói:
-Sao anh em tại hạ không được thấy mặt rồng bao giờ? Ðức hoàng thượng thường đến ngự thư phòng đọc sách, viết thư, nên bọn tại hạ được thấy là thường. Vi Tiểu Bảo nghĩ thầm:
-Hàng ngày hai gã này cứ đến giờ mới vào quét tướt lau chùi thư phòng, dĩ nhiên không phải là lúc Hoàng đế tới ngự, chẳng lẽ Hoàng đế đến để coi những quân khốn kiếp quét tướt lau chùi mà lấy làm hứng thú? Hai tên con rùa này nói láo rồi. Ôn Hữu Ðạo lại nói:
-Tiểu huynh đệ mà chịu trả bạc cho Hải lão công thì anh em tại hạ tất có ngày đền đáp. Còn việc muốn thấy Long nhan thì phải tùy theo phúc phận từng người. Số mạng có chứa rõ, được phúc phận như vậy mới thành, chứ chẳng phải cưỡng cầu mà được. Ba người vừa đi vừa nói chuyện bất giác đã ra khỏi cửa ngách. Vi Tiểu Bảo nói:
-Ðã thế thì nhị vị đại ca hàng ngày đều đưa tiểu đệ vào ngự thư phòng thủ xem có phúc phận không? Hai gã kia đáp:
-Phải lắm! Phải lắm! Thế rồi ba người chia tay. Vi Tiểu Bảo bước lẹ ra về. Gã xuyên qua hai dãy hành lang đã cách xa anh em họ Ôn liền đứng lần vào sau một khuôn cửa. Qua một lúc lâu, gã liệu chừng anh em họ Ôn đã đi xa rồi mới rón rén ở sau cửa ló mặt ra. Gã theo đường cũ trở lại ngự thư phòng. Ði tới nơi Vi Tiểu Bảo đẩy cánh cửa ngách, không ngờ bên trong đã cài then. Gã chưng hững miệng lẩm bẩm:
-Vừa ra khỏi một lúc mà bên trong đã cài then rồi. Xem chừng lời anh em họ Ôn nói đúng sự thật, quả nhiên có thị vệ đi tuần tra qua đây. Chẳng hiễu bọn chúng chúng còn ở trong này hay đã bỏ đi rồi? Gã dán tai vào cánh cửa để nghe ngóng động tĩng nhưng chẳng thấy gì. Gã lại hé mắt nhìn qua khe hở thì trong đình viện chẳng có một bóng người. Vi Tiểu Bảo ngẫm nghĩ một lúc rồi thò tay vào trong bọc móc lưỡi đao trủy thủ ra. Ðao trủy thủ lưỡi mõng dính, bử trước Vi Tiểu Bảo đã dùng nó đâm chết Tiểu Quế Tử. Từ ngày gã ẩn mình trong hoàng cung, tự biết bốn mặt đều có nguy cơ rình rập nên từ hôm ấy gã đem theo lưỡi đao trủy thủ luôn bên mình. Vi Tiểu Bảo đưa lưỡi trủy thủ vào khe cửa khẻ đẩy mấy cái, then cửa đưa chênh chếch lên. Gã tiếp tục đưa then cửa sang một bên thì thấy cánh cửa hé mở được chừng hai tấc. Gã liền thò hai ngón tay vào trong vừa đẩy vừa giử cho then cửa khỏi rớt xuống đất mà phát ra tiếng động. Vi Tiểu Bảo liền mở hé cánh cửa lạng người chuồn vào, rồi xoay tay đóng cửa cài then. Gã cẩn thận lắng tai nghe trong phòng, thấy không có động tĩnh gì liến rón rén từng bước tiến lại gần thò đầu vào, may chẳng thấy một ai. Gã chờ một lúc rồi mới vào phòng. Vi Tiểu Bảo đi tới trước án sách thấy đặt một cái ghế có đệm gấm thêu rồng vẽ phượng thì trong lòng không khỏi rung động, miệng lẩm bẩm:
-Mẹ kiếp! Có long ỷ này đức Hoàng đế ngồi vào được, chẳng lẽ lão gia không ngồi được hay sao? Rồi gã khua chân bước xéo lại ngồi xuống ghế. Ban đầu gã thấy trống ngực đánh còn hơn trống làng. Sau một lúc gã nghĩ bụng:
-Ngồi ghế này cũng chẳng có thú vị gì. Con bà nó! Làm hoàng đế thì có chi mà khoái? Gã không dám ngồi lâu, liền đứng dậy lại bên giá sách để tìm kiếm pho Tứ Thập Nhị chân kinh. Nhưng trên giá sách có đến mấy ngàn bộ, bộ nọ xếp liền với bộ kia. Cả trăm bộ gã khó tìm được hai ba bộ mà gã biết chữ. Vi Tiểu Bảo cố gắng tìm ra chữ “Tứ”. Ðả có mấy lần gã tìm được chữ Tứ nhưng phía dưới không có chữ thập chữ nhị. Nguyên gã lục đến nào “Tứ Thư Tập Chữ”, nào “Tứ Thư Chính Nghĩa”. Gã tìm một lúc nữa thấy bộ “Thập Tam Kinh Cú Sở” gã biết được hai chữ thập tam trong bụng gã mừng thầm, nhưng lại biết đó không phải là “Tứ Thập Nhị chân kinh”, gã liền cụt hứng. Vi Tiểu Bảo đang hoang mang kiếm sách, bất thình lình gã nghe tiếng giày lẹp kẹp, có người đang đi tới. Vi Tiểu Bảo giật mình kinh hãi muốn chuồn ra nhưng không kịp nữa. Gã hốt hoảng đứng dán người vào tường ẩn phía sau những hàng sách vở. Vi Tiểu Bảo thấy người kia vào thư phòng lại không ngồi xuống ghế mà cứ từ từ thả bước trong phòng. Gã la thầm:
-Hỏng bét rồi! Nhất định bọn thị vệ đang thị sát trong phòng. Hay là mình theo cửa sau tiến vào đã bị chúng phát giác hành tung? Gã nghĩ tới chuyện bị bọn thị vệ bắt được là lập tức mất đầu thì chẳng còn hồn vía nào nữa, khắp mình hắn toát mồ hôi lạnh ngắt. Người kia thả bước trong phòng hồi lâu, bỗng nghe ngoài cửa có tiếng người dõng dạc:
-Tâu Hoàng thượng! Ngao Thiếu Bảo có việc cần bái kiến Hoàng thượng. Hiện Thiếu Bảo đang đợi chỉ ở ngoài ngự thư phòng. Người trong ngự thư phòng ờ một tiếng. Vi Tiểu Bảo vừa kinh hãi vừa mừng thầm tự nhủ:
-Té ra nhân vật trong này là đức Hoàng đế. Còn Ngao Thiếu Bảo kia là con người mà Mao Thập Bát đại ca ta đang muốn kiếm để tỹ đấu. Sử Tùng đã khoe hắn là đệ nhất dũng sĩ ở Mãn Châu, không hiễu hắn oai phong lẫm liệt đến mức nào? Ta phải dòm trộm một cái mới được. Vi Tiểu Bảo còn đang ngẫm nghĩ bỗng nghe ngoài cửa có tiếng bước chân nặng trịch. Một người tiến vào trong thư phòng lên tiếng:
-Nô tài là Ngao Bái khấu đầu bái kiến đức Hoàng thượng. Xin bái chúc Ngô Hoàng vạn tuế, vạn vạn tuế. Ngao Bái nói rồi quỳ mọp xuống dập đầu. Vi Tiểu Bảo vội thò đầu nhìn ra thì thấy một đại hán thân thể to lớn đang quỳ mọp dưới đất dập đầu lạy binh binh. Gã không dám nhìn lâu vì sợ Ngao Bái ngẩng đầu lên là ngó thấy gã. Gã liền thụt đầu vào, nhưng nhích mình ra ngoài một chút hướng thẳng về phía Ngao Bái mà hắn khó nhìn thấy gã. Vi Tiểu Bảo miệng lẩm bẩm:
-Ngươi dập đầu lạy Hoàng thượng mà cũng là lạy lão gia nữa. Ðệ nhất dũng sĩ, đệ nhị dũng sĩ ở Mãn Châu hay gì gì đi nữa ta không cần biết mà ta chỉ thấy ngươi dập đầu lạy Vi Tiểu Bảo. Lại nghe đức Hoàng thượng cất tiếng đáp:
-Miễn lễ cho khanh. Khanh hãy bình thân. Ngao Bái đứng dậy nói:
-Tâu Hoàng thượng! Tô Khắc Tất Cáp ra dạ hai lòng. Hắn dám làm tấu chương tỏ lòng đại nghịch vô đạo, phải dùng cực hình trừng trị mới được. Hoàng thượng chỉ ậm ừ chứ không phán bảo chi hết. Ngao Bái lại tâu:
-Hoàng thượng vừa lên chấp chánh mà Tô Khắc Tất Cáp đã làm bài tâu nói những gì:” Nay Hoàng thượng lên cầm quyền thiên hạ, xin cho thần đi giử lăng tẩm của đức tiên đế, để chút hơi tàn còn sinh tồn được “. Như thế há chẳng phải là có giọng khi quân? Ðức Hoàng thượng chưa lên chấp chính, hắn còn sống được. mà Hoàng thượng lên chấp chánh là hắn muốn chết. Chẳng lẽ Hoàng thượng đối với bọn nô tài tàn bạo như thế ư? Hoàng đế lại ừ một tiếng. Ngao Bái tâu tiếp:
-Hạ thần đã thương nghị cùng những bậc Vương Công đại thần, ai cũng nói là Tô Khắc Tất Cáp phạm 24 tội lớn, mưu đồ gian trá, ra dạ nhị tâm, khinh khi ấu chúa, không chịu quy chánh. Thật là đại nghịch bất đạo. Xét theo “Ðại nghịch luật” của bản triều thì nên xử hắn cùng con cả phải tội lăng trì. Còn 6 tên con thứ, một tên cháu và hai đứa con của anh em đều bị xử trảm. Người trong họ là Bạch Nhĩ Hách Ðồ và thị vệ Ngạch đô thống lãnh đội tiền phong cũng phải trảm quyết. Hoàng đế hỏi:
-Xử tội như vậy e rằng quá nặng thì sao? Vi Tiểu Bảo nghĩ bụng:
-Ðức Hoàng đế này giọng nói nghe còn trẻ nít mà lại hơi giống Tiểu Huyền Tử, thật đáng tức cười. Ngao Bái lại tâu:
-Muôn tâu Hoàng thượng! Hoàng thượng hãy còn nhỏ tuổi, thần hạ e rằng chưa hiễu rõ mọi việc triều chính. Tô Khắc Tất cáp đã vâng mệnh của Tiên hoàng cùng bọn nô tài làm việc phụ chính. Ðáng lý hắn được tin Hoàng thượng lên cầm quyến, nên hoan hỹ mới phải. Vi Tiểu Bảo nghe giọng Ngao Bái ra chiều kiêu ngạo thì nghĩ thầm:
-Lão con rùa kia miệng thốt ra những lời bất chính, làm việc lại vô lễ. Hắn nói Hoàng đế nhỏ tuổi, chẳng lẽ là đứa con nít? Nếu vậy thì thú thật! Thảo nào thanh âm Hoàng đế nghe hơi giống Tiểu Huyền Tử. Lại nghe hoàng đế phán:
-Tô Khắc Tất cáp tuy có lỗi lầm, nhưng y là phụ chính đại thần cũng như khanh vậy. Các khanh đều được đức Tiên đế trọng vọng. Nếu trẫm mới chấp chánh đã…sát hại những trọng thần của đức Tiên đế thì hương hồn ngài ở dưới suối vàng e rằng không được hoan hỹ. Ngao Bái cười khanh khách nói:
-Tâu chúa thượng! Chúa thượng nói mấy câu này là giọng nói của con nít. Ðức Tiên đế di mạng cho Tô Khắc Tất Cáp phải đối đãi ân cần với chúa thượng, làm việc cho hết lòng. Nếu Tô Khắc Tất cáp còn nghĩ đến hậu ơn của đức Tiên đế thì hắn phải cung sức tận tụy cho hết đạo thần tử, dù có phải nhãy vào nước lửa cũng không lùi bước mới phải đạo tôi trung. Nhưng Tô Khắc Tất Cáp lại đem lòng oán giận, công nhiên phĩ báng chúa thượng thì còn chi là phải đạo thần tử? Hắn đã lổi đạo như vậy tất chẳng coi đại sự triều đình của chúa thượng ra gì nữa? Ðó là hắn coi thường di mệnh của Tiên đế, chứ không phải chúa thượng khinh bạc hắn…ha ha…. Ngao Bái ở trước mặt Hoàng thượng mà dám nói to cười lớn là hiển nhiên cực kỳ càn rỡ, không còn biết úy kỵ là gì. Thực ra mấy câu này chẳng có gì đáng buồn cười. Hoàng đế hỏi:
-Ngao Thiếu Bảo làm gì mà cười dữ vậy? Ngao Bái chưng hững biết mình vô lễ, vội đáp:
-Dạ dạ! Hoàng đế lại nói:
-Dù không phải trẫm đối xử tàn nhẫn với Tô Khắc Tất Cáp, nhưng bây giờ ban chỉ hạ sát hắn thì không khỏi tổn thương đến lý trí minh mẫn của tiên đế. Trăm họ dù không cho là trẫm gϊếŧ lầm người thì cũng nói là đức Tiên đế không biết dùng người. Triều đình đem công bố ra kắp thiên hạ hai mươi bốn tội phạm của Tô Khắt Tất Cáp lại càng tệ hơn nữa vì ai cũng nghĩ ngay đến Tô Khắc Tất Cáp đã là kẽ nghịch thần phạm nhiều tội ác mà đức Tiên đế còn dùng làm phụ chính đại thần ngang hàng với Ngao Thiếu Bảo, há chẳng…là một việc cực kỳ vô ý thức. Vi Tiểu Bảo nghĩ bụng:
-Ông vua con nít này nói rất hợp lý. Ngao Bái lại tau:
-Chúa thượng mới biết một điều mà không biết hai…. Hoàng đế ngắt lời:
-Khanh bảo sao? Ngao Bái tâu:
-Trăm họ nghĩ thế nào thì nghĩ. Ðể họ nghĩ quanh nghĩ quẩn mặc họ, họ cũng chẳng dám nói ra miệng đâu. Họ mà dám dị nghị đến lỗi lầm của Tiên đế thì dù họ có bao nhiêu đầu cũng rụng hết. Hoàng đế nói:
-Trong cổ thư có câu: “Ðề phòng dư luận trăm họ còn hơn đề phòng nước sông “. Nếu chỉ gϊếŧ người để cấm trăm họ không được nói lên những ý nghĩ của lê dân là điều không hay. Ngao Bái nói:
-Bọn thư sinh người Hán nói không nghe được. Nếu những kẽ đọc sách người Hán nói phải, thì sao họ lại để cho mất nước, cho lọt vào tay nguời Mãn Châu chúng ta? Vì thế mà hạ thần khuyên Chúa thượng, dù người Hán để lại không biết bao nhiêu sách vở, Chúa thượng đọc ít đi là hơn, càng đọc nhiều trí óc càng bị mê muội. Hoàng đế hắng giọng một tiếng không trả lời. Ngao Bái lại nói:
-Hạ thần nhớ ngày trước đi theo Thái Tôn hoàng đế cùng đức Tiên đế đánh Ðông dẹp Bắc, lập biết bao nhiêu công hãn mã mà có biết chữ Hán nào đâu, hạ thần đã gϊếŧ bọn Nam Man, đánh cướp thiên hạ rồi bảo vệ giang sơn, nhất nhất dùng chính sách của người Mãn Châu. Hoàng đế lại hắng giọng một câu rồi nói:
-Công lao của Thiếu Bảo cực kỳ hiệu đại là chuyện dĩ nhiên. Nếu không thì đức Tiên đế đã chẳng trọng dụng Thiếu Bảo. Ngao Bái tâu:
-Hạ thần chỉ biết giử tấm lòng son tận trung với chúa, phụng sự hoàng thượng. Bắt đầu từ Thái Tôn hoàng đế, rồi qua Thế Tổ hoàng đế rồi dến Chúa thượng, thần hạ vẫn một dạ. Tâu Chúa thượng! người Mãn Châu chúng ta làm việc bao giờ cũng thưởng phạt phân minh. Kẽ trung tâm thì được thưởng, kẽ nghịch thần thì bị trọng phạt. Nay Tô Khắc Tất Cáp chẳng những không phải trung thần mà còn là một đại gian thần. Hạ thần nghĩ rằng nếu không xử trọng hình không được. Vi Tiểu Bảo nghĩ thầm:
-Con mẹ nó! Ta chỉ nghe tiếng thằng cha này cũng biết hắn là một tên đại gian thần. Hoàng đế hỏi:
-Khanh nhất định đòi gϊếŧ Tô Khắc Tất Cáp là vì nguyên nhân gì ở nơi khanh? Ngao Bái tâu:
-Hạ thần không có nguyên nhân gì hết. Chẳng lẽ chúa thượng cho là hạ thần có tư tâm chăng? Hắn càng nói càng lớn tiếng, giọng nói càng đanh thép. Ngao Bái ngừng lại một chút rồi tiếp:
-Hạ thần chỉ vì giang sơn của người Mãn Châu chúng ta. Ðức Thái Tổ hoàng dế, Thái Tông hoàng đế phải trăm nghìn cay đắng mới gây dựng được nên cơ đồ. Vậy con cháu đừng có lầm lở. Chúa thượng hỏi thần như vậy, thần thật không hiễu được ý tứ của Chúa thượng. Vi Tiểu Bảo nghe Ngao Bái nói bằng một giọng hung hăng không khỏi giật mình kinh hãi. Gã không nhịn được thò đầu ra nhìn thấy một gã đại hán thân thể cao lớn, mạt đầy thớ thịt lằn lên. Cặp mắt dựng ngược coi như như hung thần xùng xục tiến vào. Hai tay hắn nắm lại thành quyền. Những khớp xương trong người bật lên tiếng cách cách. Một chàng thiếu niên “ới” lên một tiếng ra chiều kinh hãi đang ngồi trên ghế nhãy chồm lên. Lúc thiếu niên nghiêng đầu sang một bên, Vi Tiểu Bảo ngó thấy cũng bật tiếng la:
-Ủa! Nguyên ông vua nhỏ tuổi này chẳng phải ai xa lạ mà chính là Tiểu Huyền Tử, thằng nhỏ vẫn đánh vật với gã. Giả tỹ như Vi Tiểu Bảo ngó thấy mặt hoàng đế thì dù ngài có bộ mặt hung dữ như quỷ sứ, gã cũng chẳng bật tiếng la. Nhưng gã lại thấy hoàng đế là Tiểu Huyền Tử nên kinh ngạc không bút nào tả xiết mà buột miệng kêu lên. Gã biết cơ sự bại lộ, muốn xoay mình chạy trốn ra khỏi phòng. Song gã lại nghĩ thầm:
-Nguyên một Tiểu Huyền Tử bản lãnh đã cao thâm hơn mình, huống chi còn có thêm Ngao Bái võ công khủng khϊếp thì mình chẳng tài gì trốn thoát. Gã chợt động tâm linh, tung mình nhảy ra ngăn chặn phía trước Hoàng đế, trợn mắt nhìn Ngao Bái quát hỏi:
-Ngao Bái! Ngươi làm gì thế? Sao dám lớn mật vô lễ với Hoàng thượng? Nếu ngươi muốn gϊếŧ người thì phải qua cửa ải này tức là ta đây. Ngao Bái là một vị đại công thần nhà Mãn Thanh đã từng đánh quen trăm trận, công cao quyền lớn, nên coi Khang Hy hoàng đế hãy còn nhỏ tuổi chẳng vào đâu. Vua Khang Hy chỉ trích hắn vì tư tâm mà muốn gϊếŧ Tô Khắc Tất Cáp là phanh phui nổi lòng bí ẩn của hắn. Nguyên hắn là con người võ biền quen thói xông trận. Ðang cơn thịnh nộ, hắn nắm tay xông vào lý luân với vua Khang Hy chứ không phải thực lòng phản loạn phạm thượng. Ðột nhiên Ngao Bái thấy phía sau giá sách có một vị tiểu thái giám xông ra ngăn cản trước mặt hoàng đế, quát tháo mắng mình thì không khỏi giật mình kinh hãi. Bây giờ hắn mới nghĩ tới kẽ thần tử có lý nào lại nắm quyền xông vào uy hϊếp Hoàng đế. Nên hấp tấp lùi lại mấy bước, lớn tiếng cãi:
-Ngươi nói nhăng gì thế! Ta có việc tâu trình thánh thượng, khi nào dám vô lễ với Chúa? Hắn vừa nói vừa lùi thêm hai bước, hai tay buông thõng xuống đứng yên. Nguyên hàng ngày Vi Tiểu Bảo tỹ võ với Tiểu Huyền Tử tức là tỹ võ với Khang Hy hoàng đế nhà Ðại Thanh hiện nay. Vua Khng Hy chính tên là Huyền Hoa, nhưng lúc gặp Vi Tiểu Bảo không biết là nhà vua, hỏi đến tên, nhà vua nảy lòng trẻ thơ mới buột miệng tự xưng là Tiểu Huyền Tử. Ðó là tính trẻ nít chẳng có chi làm lạ. Nhà vua tập quen tính người Mãn Châu, ưa chơi trò giác đấu (húc nhau). Nhưng muốn luyện trò này cần phải luyện vật với nhau đè đầu cưởi cổ. Tuy bọn thị vệ có dạy nhà vua cách đô vật, nhưng có ai dám vô lễ với hoàng đế? Ai dám dùng sức mạnh bẽ đẩy vật cổ hoàng đế? Gặp trường hợp bất đắc dĩ thì chỉ làm bộ hơi giống mà thôi. Nếu Hoàng đế đưa chân ra gạt mà bị té nhào thì một tay đở lấy quì xuống đầu hàng. Khi bị bắt buộc phải đánh lại một chiêu thì cũng chỉ đυ.ng đến tà áo là đã lập tức dừng tay. Vua Khang Hy thường bảo chúng đánh thật sự, nhưng bọn thị vệ khi nào dám lớn mật đến thế? Nhiều lắm là chúng chỉ dám thi diễn cho giống một chút thôi. Khi đánh cờ với hoàng đế thì còn có thể giả vờ đánh cầm chừng tựa hồ tranh đấu gay go rồi tới lúc tối hậu hãy chịu thua cũng được. Nhưng nghề đô vật thì khó bề giả vờ. Dù có muốn để đến lúc sau cùng hãy chịu thua, nhưng trung gian chẳng ai dám chụp lấy hoàng đế mà quật xuống đất. Vua Khang Hy ham mê nghề đô vật, khi ngài thấy bọn thị vệ tỹ đấu với nhau đưa ra không biết bao nhiêu là chiêu thức cùng thân pháp tuyệt diệu. Nhưng đến khi họ đấu với hoàng đế thì tên nào cũng nơm nớp dè đặt. Sau nhá vua không đấu với thị vệ, đổi bọn thái giám vào làm đối thủ. Bọn này cũng thà chịu đòn như người chết chứ không chịu phản kích. Làm hoàng đế muốn sao được vậy, nhưng muốn tìm ra một tay đối thủ tỹ võ chân chính thì thật là khó lòng. Có lúc nhà vua định cải trang ra khỏi hoàng cung tỹ đấu với dân gian để thử coi võ công của mình đến trình độ nào, nhưng như vậy lại mạo hiểm quá, nên tuy ông vua trẻ muốn vậy mà chỉ để dạ chứ không thi hành được. Buổi đầu vua Khang Hy gặp Vi Tiểu Bảo khai diễn một trường tỹ thí. Vi Tiểu Bảo đã đem toàn lực ra chiến đấu mà vẫn bị thua. Nhà vua vui mừng khôn xiết và đây là một cuộc tỹ đấu hào hứng nhất trong đời ngài. Tiểu Bảo ước hẹn ngày hôm sau tái đấu là rất hợp ý nhà vua. Từ hôm ấy hàng ngày hai người tỹ võ, nhưng vua Khang Hy thủy chung vẫn không nói rõ địa vị của mình. Mỗi khi đi tỹ võ nhà vua không cho một tên thái giám nào đi theo để khỏi bị tiết lộ bí mật vì ngài nghĩ bụng rằng: Nếu tên thái giám này mà biết ngài là ai thì đến lúc tỹ võ chẳng còn chi thú vị.