Cuối cùng, vào lúc bọn ta gần như không thể chống đỡ được nữa, một bà lão đi ngang qua đường đã đỡ bọn ta lên xe bò, chở đi một đoạn.
Ta cố mở mắt nhìn, thấy một bà lão nông thôn toàn thân rách rưới nhưng nở nụ cười rất hiền hậu.
Bà ấy đưa tay vào tay nải rồi lại rụt về mấy lần, cuối cùng dường như đã hạ quyết tâm, bà ấy mở gói đồ được xếp trong mấy lớp vải kia ra với thái độ hết sức thành kính, dè dặt lấy một quả trứng gà, sau đó nhỏ dịch trứng gà vào môi ta và Tạ Hòe An.
Trứng gà ơi là trứng gà.
Mày chính là nguồn sống, khiến trái tim đói khát khô héo này một lần nữa được sống lại.
Khuôn mặt của bà cụ khắc sâu vào trong lòng ta, trước khi ngất đi, ta thầm nghĩ, bà cụ có ơn cứu mạng, kết cỏ ngậm vành, đời này nhất định sẽ báo đáp…
Nhưng ta lại chẳng còn cơ hội để báo đáp nữa rồi.
Hai tháng sau, ta trở thành học trò của một y quán ở Nam An, trời chưa sáng ta đã phải đi đến rìa vực vùng ngoại ô để hái thuốc. Tiền công của ta là Tạ Hòe An có thể được y quán chữa trị miễn phí.
Vách núi cao khó leo, lúc ta kéo theo những vệt m/á/u dài xuống tới nơi đã đến giờ Dậu.
Trên đường về gặp phải một đám tang, mà người mất trong tang lễ ấy lại chính là bà cụ có ơn với ta.
Trấn Nam An bị cắt đi chia cho Nhu Nhiên, dân chúng trong thành ngoài thành đều bị đuổi đi, phải rời bỏ quê hương chẳng khác nào đám gia súc.
Quan viên từ triều đình đến giám sát nói, Thánh thượng đại ân đại đức đã chuẩn bị cho dân chúng đất đai màu mỡ, dân đến đó sẽ được phân đất chia nhà, còn được miễn hai năm thuế khóa.
Nhưng ổ vàng ổ bạc làm sao có thể sánh được với ổ rơm của mình đây?
Không ai bằng lòng rời khỏi, chẳng một ai muốn đi.
Vì để diễn tiếp cảnh thái bình giả tạo của hoàng thành Hoài Dương, thà rằng cắt bỏ mười ba thành vùng biên cảnh cho quân địch để đổi lấy nửa thiên hạ bình yên, chứ không nguyện chiến đấu anh dũng trong biển m/á/u, làm chỗ dựa chống lưng của binh lính khởi nghĩa?
Chẳng lẽ xương cốt của hai vị thừa tướng, sáu bộ và mười bảy thứ sử trên điện Kim Loan đều mềm cả rồi sao?
Ân nhân của ta chính là một trong số những người không muốn rời bỏ quê hương.
Quan binh đến khám xét ném đồ đạc của bà cụ ra ngoài, quần áo chăn ga gối đệm vương vãi trên mặt đất, bà ngồi trên đó khóc lớn:
"Ta không đi, ta không đi..."
Tiểu binh tức giận quát:
“Không đi? Không đi thì đợi đến khi kỵ binh Nhu Nhiên đến bắt đám người bản xứ như các ngươi làm nô ɭệ sao? Cái thứ hám lợi như bà.”
Bà cụ kích động nói lớn:
“Ta không đi! Ta không làm nô ɭệ!”
Trong lúc tranh cãi xô đẩy, đầu bà đập vào xà cửa, vết thương rách to bằng cái bát.
M/á/u chảy ra đất, chảy đến cửa nhà, bà lẩm bẩm một câu:
“Có ch/ết cũng phải ch/ết ở cửa nhà mình.”
Cứ như thế, bà qua đời.
Người kéo linh cữu là cháu trai của bà, một thiếu niên mười bốn tuổi có làn da ngăm đen.
Y lau mồ hôi trên trán, nói với ta:
“Cha mẹ của ông đây đi đánh quân Nhu Nhiên đều ch/ết hết rồi, ông đây không đi. Cho dù chỉ còn lại một khúc xương, ông đây cũng phải c/h/ô/n trên đất quê mình…”