Tải app Android hoặc iOS để đọc truyện nhanh hơn

Hỗ trợ: Fanpage TruyenHD

Loạn Thế Phiêu Diêu Khó Như Ý

Chương 2: Thiệu nham

« Chương TrướcChương Tiếp »
Sinh viên nổi dậy càng ngày càng nhiều, phạm vi ảnh hưởng cũng ngày một rộng. Như Ý không chịu được bắt đầu gạt người nhà viết bài cho các tờ báo lớn, phiên dịch bình luận ở hải ngoại. Cô không ngờ lại được hưởng ứng nhiệt tình, thậm chí biên tập của một tòa soạn có tiếng còn hẹn cô ra gặp mặt.

Như Ý không ngờ sẽ gặp lại người đàn ông mà mình đã vô tình gặp được trên phố.

Trong quán cà phê thanh nhã yên tĩnh, người đàn ông đang đọc tờ báo trong tay, nhìn thấy Như Ý thì cũng có suy nghĩ như cô, anh chần chừ mở miệng: “Cô Phương Như?”

Như Ý cũng ngạc nhiên: “Thẩm biên tập?”

Xác nhận là không lầm người, cả hai đều thở phào.

Người đàn ông này là Thẩm Thiệu Nham, biên tập kiêm tác giả nổi tiếng ở Bắc Kinh, đồng thời cũng là giáo sư ngành tiếng Trung của đại học Bắc Kinh. Trên phố hôm mùng 4 tháng 5 vừa rồi, anh đang tổ chức biểu tình cho sinh viên. Sau khi biết được Như Ý chính là tác giả Phương Như yêu nước có những phát biểu sắc bén dạo này, Thẩm Thiệu Nham híp mắt lại, âm thầm đánh giá cô một lát, cười nói: “Thẩm mỗ nhìn nhầm rồi*.”

* Ý của Thẩm Thiệu Nham là không nghĩ Như Ý lại bản lĩnh như vậy.

Hôm nay, Như Ý trước khi ra ngoài đã cố ý đổi trang phục, một chiếc sườn xám giáng sa màu xanh lơ, tóc dài xõa vai, tóc mái cắt ngang trán, vừa vặn tới chân mày, cặp mắt trong trẻo, sóng mắt lưu chuyển, trong vắt soi rõ bóng người. Nghe được sự khích lệ ẩn trong lời của anh, không hiểu sao trong lòng Như Ý lại có chút vui mừng, cô nở nụ cười ngại ngùng, lúm đồng tiền bên má phải càng sâu, trông càng ngọt ngào động lòng người.

Thẩm Thiệu Nham trông thấy nụ cười của cô, nhất thời có chút mất hồn, tách cà phê bưng lên đã quên uống, thật vất vả mới hoàn hồn, anh sợ mình lại thất lễ nên đành ho khan một tiếng, bắt đầu nói rõ ý đồ đến đây của mình. Hóa ra tòa soạn mà Thẩm Thiệu Nham đang làm việc gần đây rất cần dịch một lượng lớn bản thảo, nhân lực không đủ, mà những bình luận từ nước ngoài của Như Ý lại được dịch rất tốt nên muốn mời cô tới hỗ trợ. Như Ý sảng khoái đồng ý, anh vì muốn bày tỏ lòng cảm kích nên kiên trì muốn đưa cô về nhà. Như Ý chối từ không được nên đành ngồi vào xe, đến chỗ gần Tần phủ thì nói lời cảm tạ rồi xuống xe. Vì cô sợ bị láng giềng nhìn thấy nên bước chân nhanh như bay.

Thẩm Thiệu Nham đặt tay lên vô lăng, lặng im nhìn bóng dáng chạy trốn của Như Ý, vẻ mặt khó đoán.

* * * * *

Sau đó bọn họ thường xuyên gặp mặt, địa điểm lại đổi tới đổi lui. Thẩm Thiệu Nham đang ở trong tình cảnh tréo ngoe, một mặt thì được ca tụng, một mặt thường xuyên bị Chính phủ truy đuổi, do vậy anh làm việc cực kỳ cẩn thận. Anh chưa từng hỏi qua thân phận thực sự của Như Ý, vẫn xưng hô bằng bút danh của cô, điều này vừa hay lại hợp với tâm ý của Như Ý nên mỗi lần hẹn gặp cô đều không khước từ. Nhưng có đôi lúc, Như Ý cũng cảm thấy nghi ngờ, sao lại có nhiều bản thảo cần mình dịch như vậy?

Lúc đó Thẩm Thiệu Nham sẽ giải thích là: “Tôi du học ở Nga, nên không thông thạo tiếng Anh lắm. Những người khác lại không bằng cô.”

Như Ý bị lời ca ngợi thẳng thắn của anh chọc cười, nghi hoặc trong lòng cũng từ đó bay biến.

* * * * *

Đôi khi Thẩm Thiệu Nham cũng sẽ mời cô ăn gì đó. Toàn là đồ ăn vặt như bánh chiên vòng[1], bánh tai đường[2], hạt dẻ ngào đường[3], nóng hổi vừa ăn vừa thảo luận.

*Chú thích:

[1] bánh chiên vòng
🖼️ Hình ảnh không hỗ trợ ở phiên bản này. Vui lòng xem trên Phiên bản đầy đủ
[2] bánh tai đường
🖼️ Hình ảnh không hỗ trợ ở phiên bản này. Vui lòng xem trên Phiên bản đầy đủ


[3] hạt dẻ ngào đường
🖼️ Hình ảnh không hỗ trợ ở phiên bản này. Vui lòng xem trên Phiên bản đầy đủ
Có một lần khi đang tán gẫu, Như Ý đột nhiên hỏi tới ngày Ngũ Tứ hôm đó, hỏi anh sao có thể bình tĩnh như vậy: “Không khí sôi nổi là thế, mà nhìn anh lại giống như chẳng để tâm chút nào.”

Thời điểm cô nói những lời này thì hai người đang ăn pho mát[4]. Trong cái bát màu xanh nhạt là pho mát màu trắng sóng sánh, cắn một miếng, trong miệng đầy hương sữa xen lẫn mùi rượu nhàn nhạt. Thẩm Thiệu Nham nghe cô hỏi thì hơi sửng sốt một chút, sau đó nhìn cái bát trên tay nói với vẻ bình thản: “Bởi vì biết đường phải đi còn rất dài.”

*Chú thích:

[4] pho mát
🖼️ Hình ảnh không hỗ trợ ở phiên bản này. Vui lòng xem trên Phiên bản đầy đủ
Nỗi trống trải và buồn khổ trong giọng điệu bình lặng không sóng không gió của anh làm cho Như Ý thầm cảm thấy đau xót. Cô không thể chịu nổi bầu không khí ngưng trọng này nên ép bản thân cười thật tươi, đưa một muỗng pho mát tới chỗ anh, nâng lêи đỉиɦ đầu anh rồi nói: “Đúng là một giọt cũng không rơi, không thì mái tóc của anh đã gặp họa.”

Thẩm Thiệu Nham ngưng mắt nhìn chăm chú vào Như Ý, câu chuyện cười của cô thật vụng về, có thể nhìn ra rất rõ ràng ý đồ muốn làm cho anh vui vẻ. Anh chỉ cảm thấy trong lòng hơi xúc động, một tình cảm ấm áp xâm nhập vào tứ chi bách hải, rốt cuộc cong khoé môi khẽ cười.

* * * * *

Những cuộc gặp mặt bí mật như vậy cũng không phải chưa bao giờ gặp nguy hiểm.

Có một lần khi bọn họ đang thảo luận về bản thảo ở trong một quán rượu nhỏ thì bỗng nghe thấy tiếng ồn từ bên ngoài. Thẩm Thiệu Nham phản ứng cực nhanh, anh túm lấy tay Như Ý rồi chạy lên lầu. Cô giữ chặt bản thảo, bị động theo sát anh, cầu thang được làm bằng gỗ nên mỗi bước chân giẫm lên là lại có tiếng vang thùng thùng, Như Ý cảm thấy tim mình cũng theo đó mà kịch liệt nhảy lên. Lòng bàn tay anh nóng bỏng còn rịn mồ hôi, cô chỉ cảm thấy chỗ bị anh nắm tựa như bị ủi, bỏng đến dọa người.

Bọn họ trốn vào mật thất, xuyên qua khe hở, nhìn thấy bóng lưng của vài binh lính lên lầu. Cô bất an lo sợ, vô thức nắm chặt tay, lúc này thanh âm trầm thấp của Thẩm Thiệu Nham vang lên bên tai cô: “Đừng sợ, tôi sẽ không để cô xảy ra chuyện gì không may.”

Hơi thở nóng rực của anh khẽ lướt qua cổ Như Ý. Anh đang cách cô gần đến vậy! Mà bản thân vừa rồi lại nắm chặt tay anh! Như Ý chỉ cảm thấy hai má nóng bỏng, con tim lại trở nên yên bình đến lạ.

* * * * *

Một buổi sáng nọ, Tần Kính Lưu làm như vô ý hỏi han: “Anh thấy em dạo này hay nhốt mình trong phòng, đang bận chuyện gì sao?”

Lúc nói những lời này, anh ta và Như Ý đang ăn sáng cùng Tần lão phu nhân. Nghe vậy, cô cẩn thận nhìn mẹ chồng một cái, thấy bà vẫn trầm mặc uống cháo mới cảm thấy an tâm một chút, cô cười đáp: “Chỉ là rảnh rỗi nên nhàm chán, dịch lại một vài quyển sách mà thôi.”

“Cô vẫn nên ít đọc mấy cuốn sách đó thì tốt hơn.” Tần lão phu nhân thản nhiên nói tiếp: “Đàn bà con gái biết một chút là đủ rồi, làm gì mà cần học nhiều như vậy? Giúp chồng dạy con cũng đâu có cần nhiều học vấn.”

Thấy Như Ý lặng im, bà lại cau mày bổ sung thêm: “Huống chi mấy thứ cô xem toàn là của bọn giặc tây gì đó, lung tung lộn xộn, không ra cái gì cả. Ta thấy cô chính là vì đã xem mấy thứ kia quá nhiều, tính tình mới cổ quái như vậy, ta nhìn đã thấy phiền.”

Tần Kính Lưu thấy sắc mặt vợ có chút khó coi, lại nhìn mẹ đã có vài phần tức giận thì vội an ủi: “Mẹ, Như Ý cô ấy chính là người như thế, người cần gì phải so đo với cô ấy. Sức khỏe của mẹ mới tốt lên một ít, đừng giận, không thì đúng là mất nhiều hơn được!”



Tần lão phu nhân liếc con dâu với vẻ chán ghét, quăng bát xuống: “Ta không ăn nữa.” Nói rồi xoay người đi về hướng phòng mình.

Tần Kính Lưu vội đi theo, thấp giọng khuyên giải mẹ, thỉnh thoảng lại nói đùa một câu. Như Ý ngồi yên tại chỗ, nghe thanh âm của chồng ngày càng xa, đợi đến khi hoàn toàn không nghe thấy gì nữa mới chậm rãi thở dài.

Ngày nào gặp mẹ chồng cũng tức giận, quở trách không rõ lý do, bây giờ cô cũng quen nên chẳng thể nào cảm thấy khổ sở được.

* * * * *

Buổi chiều hôm đó, cô vẫn mạo hiểm đi ra ngoài gặp Thẩm Thiệu Nham. Hai người hẹn nhau ở bên bờ Bích Hồ, Thẩm Thiệu Nham cầm mấy quyển sách thật dày, đứng dưới một gốc cây đại thụ, cúi đầu không biết đang suy nghĩ gì.

Như Ý quan sát anh từ xa, trong lòng bỗng nhiên cảm thấy dáng người của anh còn cao lớn hơn cả cây đại thụ phía sau.

Hai người trao đổi bản thảo, sóng vai nhau vừa đi vừa nói chuyện dọc theo bên hồ. Thẩm Thiệu Nham đem một cuốn sách có bìa ngoài màu trắng giao cho cô, anh nói: “Lần trước cô nói với tôi cô vừa bắt đầu với văn học Nga đã bị chặt đứt, bây giờ muốn học lại, bảo tôi chọn cho cô mấy cuốn tiểu thuyết tiếng Nga. Tôi nghĩ đến nghĩ đi, dường như chỉ có bản này là thích hợp hơn cả, cô cầm lấy vừa xem vừa học tiếng đi.”

Như Ý nhận lấy, nhìn thấy dòng chữ màu đen trên bìa ngoài, dựa vào vốn tiếng Nga miễn cưỡng nhập môn của mình mà thì thầm: “‘Anna Karenina[5]’? Tôi biết bản này, do Leo Tolstoy[6] viết mà.”

*Chú thích:

[5] Anna Karenina: (tiếng Nga: Анна Каренина, đọc là An-na Ca-rê-nhi-na) là một tiểu thuyết của nhà văn Nga Lev Nikolayevich Tolstoy, được đăng tải nhiều kỳ trên tờ báo Ruskii Vestnik (tiếng Nga: Русский Вестник, “Người đưa tin”) từ năm 1873 đến năm 1877 trước khi xuất bản thành ấn phẩm hoàn chỉnh.

Anna Karenina được xem như là một đỉnh cao của tiểu thuyết hiện thực. Nhân vật chính trong truyện Anna Karenina được Tolstoy sáng tác dựa vào Maria Aleksandrovna Hartung, người con gái lớn của đại thi hào Aleksandr Sergeyevich Pushkin. Sau khi gặp cô ở một bữa ăn tối, ông bắt đầu đọc truyện viết dở dang của Puskin: Những người khách họp mặt trong biệt thự, Tolstoy nảy ra ý định viết Anna Karenina.

Theo một cuộc thăm dò gần đây, dựa trên ý kiến của 125 nhà văn nổi tiếng đương thời, tiểu thuyết Anna Karenina là tác phẩm có số phiếu bầu cao nhất trong danh sách 10 tác phẩm vĩ đại nhất mọi thời đại.

[6] Leo Tolstoy: Bá tước Lev Nikolayevich Tolstoy (phiên âm Tiếng Việt: Lép Ni-cô-lây-vích Tôn-xtôi) (tiếng Nga: Лев Николаевич Толстой, Lev Nikolaevič Tolstoj; 28 tháng 8 năm 1828 – 20 tháng 11 năm 1910) là một tiểu thuyết gia người Nga, nhà triết học, người theo chủ nghĩa hoà bình, nhà cải cách giáo dục, người ăn chay, người theo chủ nghĩa vô chính phủ, tín hữu Cơ Đốc giáo, nhà tư tưởng đạo đức, và là một thành viên có ảnh hưởng của gia đình Tolstoy.

Tolstoy được yêu mến ở khắp mọi nơi như một tiểu thuyết gia vĩ đại nhất trong tất cả các nhà viết tiểu thuyết, đặc biệt nổi tiếng với kiệt tác Chiến tranh và hoà bình và Anna Karenina; miêu tả sự phóng khoáng và hiện thực của cuộc sống Nga, hai tác phẩm là đỉnh cao của tiểu thuyết hiện thực. Là một nhà luân lý, ông nổi tiếng với tư tưởng kháng cự bất bạo động, được thể hiện xuyên suốt các tác phẩm của mình như Vương quốc Chúa Trời trong bạn, điều đã có ảnh hưởng tới những nhân vật quan trọng của thế kỷ XX như Mahatma Gandhi và Martin Luther King, Jr.

“Đúng vậy.” Thẩm Thiệu Nham cười nói, lại đưa cho cô một cuốn sách bìa ngoài màu đen, “Đây là bản dịch tiếng Trung, nếu cô đọc không hiểu thì có thể đối chiếu xem sao.”

Như Ý lật rồi lại lật, bỗng nhiên cảm thấy bất thường, cô cau mày nhìn danh tính dịch giả, sau đó cười nói: “Tôi đã nghĩ sao giọng văn này lại quen thuộc đến thế, thì ra là của anh dịch. Thẩm đại biên tập, không nghĩ đến ngoài việc viết báo, anh tự nhiên còn từng dịch tiểu thuyết dài như vậy!”

Thẩm Thiệu Nham lắc đầu nói: “Cô sẽ không lấy nó để cười tôi trước đây dịch như gì đấy chứ. Nếu cô không muốn bản này thì tôi tìm bản khác cho cô nhé?”

“Không, không cần.” Như Ý vội nói: “Tôi đọc bản này. Tôi thích nhất là đồ của anh.”

Thẩm Thiệu Nham nghe vậy thì giống như có chút sửng sốt. Như Ý nhìn sắc mặt của anh mới giật mình nhận ra bản thân vừa nói những gì, nhất thời lúng túng không biết nên làm thế nào cho phải.

Cô cúi đầu lật giở cuốn sách trong tay, ngẫm nghĩ vẫn cảm thấy cần giải thích một chút, đắn đo mãi mới nói: “Ý tôi là, anh dịch cái gì tôi cũng thích đọc…”

Thẩm Thiệu Nham cười cười không nói gì, ánh mắt hướng về những chú vịt trời đang bơi lội trong Bích Hồ.HẾT CHƯƠNG 2
« Chương TrướcChương Tiếp »