Lò Rèn Bên Bờ Suối

1/10 trên tổng số 1 lượt đánh giá
Tác Giả: Đề Cử
Tình Trạng: Hoàn Thành
Sau một ngày làm việc cật lực, ông Tám đang lơi tay búa và sắp kết thúc công việc trong ngày. Thường khi ông chỉ làm việc tới giữa trưa là nghỉ, lúc này phải làm dồn nhiều việc do bà con trong làng đa …
Xem Thêm

Trời dứt mưa lúc xế trưa…

Thằng nhỏ đặt vài thân củi to vào lò tiếp tục làm công việc bơm ống thụt. Ông Tám dặn phải luôn giữ lửa trong lò có độ nóng. Xứ này là rừng có nhiều cây không lo tốn củi.

Những tia lửa dày, mạnh mẽ phun lên ào ào tạo thành những tiếng khè khẹt liên hồi theo nhịp bơm hơi của thằng nhỏ. Lò lửa nóng khiến thằng nhỏ thấy ấm trong người rồi chẳng bao lâu mồ hôi nó tuôn ra ướt đẫm cả người…

Đang làm công việc thường ngày của nó, chợt thằng nhỏ thấy bên mé rừng có một người đi ra trên vai vác một cái bao coi bộ nặng. Đó là một người đàn ông khoảng ngoài ba mươi tuổi. Anh ta vác cái gì vậy?

– Ê thằng nhỏ… – Người đàn ông kêu nó.

– Cái gì chú ơi! – Thằng nhỏ nói.

Người đàn ông dò từng bước đi qua ghềnh đá để đến cái chòi lá của ông Tám lò rèn. Trên vai anh ta là quần áo, dao rựa, cây cuốc nhỏ và một ít lương thực. Anh ta đi tìm vàng miệt trên, sẵn đường qua đây, ghé hỏi chuyện có ý hỏi thăm đường đi nước bước…

Không may cho người tìm vàng. Vàng chưa thấy mà cái chết cận kề. Bàn chân anh ta đặt lên bậc đá đầy rêu xanh nên trượt ngang. Vậy là anh ta chới với mấy giây rồi té xuống suối ngay ngã ba với con nước rất mạnh tràn qua ào ạt… Bao đồ nghề bị nước cuốn trôi cùng với người chủ của nó…

Thằng nhỏ hốt hoảng la lên:

– Ông Tám ơi có người té suối!

Ông Tám Được vừa chợp mắt nghe thằng nhỏ phụ việc la hoảng vội bật dậy liền. Ông lao ra suối, chạy theo cái bao và một con người đang bị nước cuốn trôi đi. Bất kể hiểm nguy ông phóng xuống dòng nước đang chảy xiết, vươn hai tay bơi theo thật nhanh…

Ngay ngã ba suối là vùng nước xoáy dữ dội.

Ông Tám không nhìn thấy người bị nạn đâu cả. Ông lo trong bụng:

– Đâu mất rồi? Trời ơi… có nước chết!

Ông lao qua bên này, bơi qua bên kia để mong cứu người đàn ông vô phước bị nước cuốn kia. Chắc anh ta không biết lội, chắc anh ta bị va chạm lúc té xuống suối nên bất tỉnh, rồi thì…

Ông Tám trồi lên đưa tay vuốt nước trên mặt rồi quay lại lò rèn lắc bàn tay với thằng nhỏ phụ việc. Thằng nhỏ hiểu ý lắc tay lại có nghĩa là nó cũng không thấy người đàn ông kia đâu cả.

– Thôi tiêu rồi…

Ông Tám Được bỏ cả buổi chiều lặn hụp dưới suối, bơi tuốt xuống dưới thật xa để tìm kiếm mà vớt xác người xấu số kia lên. Nhưng ông chỉ mò được cái bao dụng cụ đào vàng của anh ta mà thôi. Đúng là chưa tìm được vàng đã thiệt thân.

– Hên xui! Thằng này xui tận số luôn…

Ông Tám rời con suối, leo lên bờ đi thẳng vào chòi. Vài phút sau ông trở ra với ba cây nhang trong tay. Ông thắp nhang cắm bên bờ suối với lời khấn chân thành:

– Tôi chưa biết anh là ai. Thấy anh gặp nạn mà không cứu được thật cũng ái ngại. Anh có chết thiêng thì cho tôi thấy xác anh vướng lùm cây nào, bờ đá nào để tôi đưa lên chôn cất tử tế.

Đêm hôm sau, ông Tám Được thấy anh chàng tìm vàng về báo mộng. Và ông tìm được xác anh ta đem chôn ở mé rừng cạnh con suối cách cái chòi ông vài trăm mét.

Lâu lâu ông Tám thấy anh ta về, đứng xớ rớ trước lò rèn rồi bỏ đi.

Anh ta trở thành ma da “thường trú” ở con suối này. Và con suối trở nên dữ dằn, dòng chảy xiết, nước vỗ vô bờ ì ầm. Làm như thằng tìm vàng chết tức tưởi nên nó khuấy động dòng nước cho đã cơn tức tối.

Từ ngày đó tới nay là sáu tháng. Thỉnh thoảng thằng “ma tìm vàng” đến ngồi bên bờ suối gục đầu giữa hai gối rầu rĩ. Có lẽ nó tiếc cho giấc mơ làm giàu trên bãi vàng đồi Chuối đã vượt xa tầm tay nó? Hay nó nhớ quê?

Sau này khi hai người thân thiện nhau thì nó ứng mộng nói cho ông Tám biết nó phải ở lại con suối này rất lâu, lâu cho đến khi có ai đó chết ở con suối này thay thế cho nhiệm vụ ma da của nó mới thôi. Nó chờ đợi ở ông Tám hay thằng nhỏ phụ việc là người thay thế nó.

Nhưng cả hai đều sống phây phây…

Có lần thằng ma da đến uống rượu với ông Tám, lúc ngà ngà say nó nói lời cám ơn ông Tám đã cố mà cứu nó, nhưng số phận của nó đến đó là hết cho nên ông Tám có ráng cách mấy cũng uổng công:

– Sống chết có số ông… già ơi. Tôi… biết ông sống dai lắm. Phải chi ông… thay thế cho tôi thì hay lắm. Ông là người nhân đức…

– Tao sáu mươi mấy rồi. Có đi cũng chẳng sao. Nhưng mà cái số tao chưa tới.

– Ừ! Tôi… cũng biết vậy.

Thằng ma da thở dài lúc con trăng ngả hẳn về Tây. Nó uống tiếp một hớp rượu nữa rồi đi.

Nó xuống suối…

Ma thì có gì lạ?

Nhưng lạ là lần này ông nằm ngủ chập chờn nghe hai thằng ma nói chuyện mà thấy nổi gai ốc. Sẽ có hai nhân mạng đến đây, chết ở cái suối này để thế chỗ cho thằng ma da đi về cõi âm? Vậy hai người sắp chết ở con suối này, ngày hăm bốn sắp tới là ai?

Thằng nhỏ phụ việc trở lại lò rèn vào sáng hôm sau. Nghe ông Tám kể chuyện tối qua ông thấy hai thằng ma, nó rùng mình:

– Thấy ghê vậy ông Tám? Ủa mà sao lúc con… ở đây… con không thấy… ma hả ông Tám?

– Mày nặng… bóng vía quá làm sao thấy?

– Nặng bóng vía là sao ông Tám?

– Mày biết vậy thôi đừng hỏi lòng vòng. Coi đốt lò đi. Bữa nay còn một mớ đồ nữa đó…

Ông Tám nói xong thì bỏ đi. Ông không bỏ đi cái thằng này còn hỏi tiếp nữa. Mệt.

Ông Tám ngồi gọt dao rựa ngoài khoảng đất trống mà suy nghĩ riết. Thằng ma rừng nói với thằng ma da sẽ có hai mạng đến thay thế vị trí cho thằng ma da vào ngày hai mươi bốn. Hai mạng đó là ai? Không lẽ là ông và thằng nhỏ phụ việc? Nếu là ông thì chẳng ngại gì. Tội nghiệp thằng nhỏ còn quá trẻ. Nó chết uổng lắm.

Ông Tám tiếp tục suy nghĩ. Dân làng chỉ đặt hàng ông làm lúc ông xuống chợ. Rựa cỡ nào, dao cỡ nào, lưỡi cuốc nào đều được người đặt hàng ghi sẵn cùng với tên họ. Ông cứ làm xong là xuống chợ giao hàng. Còn người tìm vàng lúc này không đi qua đây nữa vì đã có con đường tắt từ chợ lên thẳng đồi Chuối.

Vậy thì vùng này còn ai léo hánh tới đâu mà có tới hai mạng người? Thằng nhỏ vô tư chẳng biết mối lo canh cánh trong lòng ông Tám. Ngày hai mươi hai tới. Còn hai ngày nữa thôi…

Giữa trưa ông Tám kêu thằng nhỏ giao việc:

– Mày vác mớ dao rựa đó xuống chợ giao cho ông Năm bán tạp hóa. Có tờ giấy đây. Dặn ông Năm giao cho khách giùm tao. Tiền bạc tính sau nghen…

– Dạ.

– Rồi mày…

Ông Tám đang lựa lời nói khéo.

– Sao ông Tám?

– Mày ở chơi dưới đó hết ngày hai mươi lăm hãy lên. Tao mắc công chuyện phải đi vài bữa.

– Ông Tám đi thì con lên đây coi chừng chòi…

Ông Tám xua tay:

– Không được! Lúc lên ghé chợ cõng một bao gạo, lấy một ký khô, một chai dầu ăn… Nói ông Năm… cho trừ vào tiền dao rựa giao khách hàng ở dưới. Dư thiếu tính sau.

– Tao dặn có nhớ không?

Thằng nhỏ gật đầu lặp lại:

– Ở chơi sáng hai mươi sáu lên. Cõng gạo, xách khô, chai dầu ăn con két…

Ông Tám chỉ cái bao ở gốc cây:

– Đi đi… Tao dặn phải nhớ không được trái ý của tao nghe chưa!

Thằng nhỏ vác đồ đi liền. Vừa đi nó vừa lấy làm lạ về cử chỉ của ông Tám:

– Mấy bữa nay thấy ông Tám kỳ kỳ…

Cả ngày hai mươi bốn ông Tám chẳng làm gì cả. Ông nấu cơm ăn xong thì ngồi trước chòi hút thuốc. Nhìn ống bể lạnh tanh ông thấy buồn. Ngọn gió rừng lào xào và tiếng suối reo làm lòng ông khó chịu. Trong đầu ông cứ xoay mãi câu hỏi: Hai mạng người hôm nay là ai? Là ai? Hay là chính ông và một ai nữa sẽ tới đây theo lời xúi giục của thần Chết?

– Không phải mình. Thằng ma da nói sống chết có số. Mình chưa tới số chết sao được?

Thêm Bình Luận