Chương 2: Lão cái té nhào, địch vân thủ thắng
Bỗng nghe Lữ Thông cười lạt lên tiếng:
– Mười năm trước anh em ta gây nên án mạng ở phủ Thái Nguyên có kẻ ngấm ngầm thông báo quan nha, phá hoại công cuộc làm ăn của bọn ta. Cái đó chưa đáng kể, nhưng còn làm liên lụy đến người huynh đệ của ta là Lữ Hòa phải chết uổng về tay bọn ưng trảo. Mãi đến ba năm trước đây mới điều ra ra được đó là hành động của tên cẩu tặc Vạn Chấn Sơn. Vụ này ngươi tính sao đây?
Vạn Chấn Sơn đáp:
– Đúng rồi! Chính Vạn mỗ đã tố giác. Những ai làm nghề buôn không vốn trên chống giang hồ để kiếm cơm ăn cũng là chuyện thường, nhưng người huynh đệ của trại chủ là Lữ Hòa lại cưỡиɠ ɠiαи hoàng hoa khuê nữ và gϊếŧ liền bốn mạng người. Hành động thương thiên bại lý này, Vạn mỗ chẳng thể thõng tay ngồi nhìn mà không can thiệp.
Quần hào nghe nói đều lớn tiếng la ó:
– Hành động bỉ ổi như vậy mà không biết hổ thẹn ư?
– Phải cột tên tặc cường đạo lại giải hắn lên quan.
– Tên thái hoa đại đạo kia! Sao dám hành động càn rỡ ở phủ Giang Lăng?
Lữ Thông đột nhiên tiến lên một bước từ đình viện đến trước sảnh đường.
Hắn vung cánh tay đập vào cây cột đánh chát một tiếng. Cây cột lớn bằng miệng chén gẫy làm hai đoạn. Ngói trên mái rớt xuống ào ào. Trong viện và trước sảnh đường đất bụi tung bay mờ mịt. Nhiều người phải chạy ra ngoài nhà khách.
Quần hào thấy Lữ Thông thi triển Thiết tý công đều kinh hãi nghĩ thầm:
– Nếu con người bằng xương thịt mà để hắn quét cánh tay vào thì còn chi là tính mạng?
Lữ Thông lại nhảy xuống sân lớn tiếng quát:
– Vạn Chấn Sơn! Nếu ngươi quả là con người nghĩa hiệp thì nên ra mặt chống đối một cách đường hoàng, ta sẽ phục ngươi là bậc hảo hán. Sao ngươi lại lén lút đi báo quan tư? Ngươi còn nuốt cả sáu ngàn lạng bạc mà người anh em ta đã lấy được vào tay. Con mẹ nó! Chính ngươi cũng là kẻ đê hèn vô liêm sỉ hơn ai hết. Ngươi có giỏi thì hãy cùng ta quyết đấu một trận sinh tử.
Vạn Chấn Sơn cười lạt đáp:
– Lữ đại trại chủ! Mười năm nay Vạn mỗ không được gặp, bản lãnh của đại trại chủ đã tăng tiến một bước dài. Có điều đáng tiếc là một nhân vật như đại trại chủ thì võ công càng cao, hại người càng lắm. Vạn mỗ tuy đã tuổi già nhưng cũng phải lãnh giáo một phen.
Lão vừa nói vừa từ từ bước tới.
Đột nhiên trong đám đông có một thiếu niên chuồn ra. Thiếu niên vai to mắt lớn tiến lại gần không một tiếng động. Chàng xoay tay một cái đã nắm được hai cánh tay Lữ Thông rồi lớn tiếng quát:
– Ngươi làm dơ bẩn tấm áo mới của sư phụ ta. Biết điều thì bồi thường ngay đi!
Thiếu niên đó chính là Địch Vân, đệ tử của Thích Trường Phát.
Lữ Thông chấn động hai tay định hất thiếu niên ra. Không ngờ Địch Vân sức khỏe phi thường. Chàng giữ rịt không chịu buông tay.
Thiết tý công của Lữ Thông tuy lợi hại, nhưng có đâm ngang dọc mới phát huy được uy lực. Hắn bị chụp bất ngờ không kịp đề phòng nên bị giữ chặt thành ra tý lực không sử dụng được.
Lữ Thông tức giận vô cùng, đưa đầu gối bên phải lên thúc mạnh vào bụng dưới Địch Vân. Đồng thời miệng lớn tiếng quát:
– Buông tay ra!
Địch Vân chịu đau phải nới tay.
Lữ Thông liền ra chiêu "Phong vân sạ khởi" cựa thoát khỏi hai tay chàng, rồi vung quyền đánh véo một đòn. Đó là chiêu "Ô long thám hải" trong Lục hợp quyền.
Địch Vân né tránh la lên:
– Ta không đánh nhau với ngươi. Tấm áo bào mới của sư phụ ta mới may mất ba lạng bạc. Chúng ta phải bán con trâu cày mới sắm được ba bộ áo và nay mới xỏ tay lần đầu...
Lữ Thông tức giận quát:
– Thằng lỏi con này! Ngươi nói nhăng gì thế?
Địch Vân lại xông vào hỏi:
– Ngươi có thường hay không?
Chàng là đệ tử nhà nông rất tiếc đồ vật. Chàng thấy sư phụ phải hy sinh con trâu rất thân ái để may áo mà mới mặc lần đầu đã bị hư hại thì không đau xót sao được?
Địch Vân không lý gì đến những chuyện xích mích giang hồ giữa Lữ Thông và Vạn Chấn Sơn mà chỉ cần bắt đền cho bằng được tấm áo bào của sư phụ.
Vạn Chấn Sơn nói:
– Hiền điệt hãy lui ra! Tấm áo bào của lệnh sư sẽ do ta bồi thường cho là xong.
Địch Vân đáp:
– Tiểu điệt phải bắt đền hắn. Để hắn chạy đi rồi sư bá cũng không chịu thường thì làm thế nào?
Chàng vừa nói vừa giơ tay ra níu áo Lữ Thông.
Lữ Thông né mình đi vung quyền đánh vào trước ngực Địch Vân đến binh một tiếng. Người chàng lảo đảo suýt nữa té xuống.
Vạn Chấn Sơn lại la lên:
– Địch hiền điệt hãy lui lại!
Giọng nói của lão lộ vẻ nghiêm khắc.
Địch Vân hai mắt đỏ sọng quát:
– Ngươi đã không thường áo lại còn đánh người ta. Đúng là kẻ không biết điều.
Lữ Thông bật cười hỏi:
– Ta đánh thằng lỏi con thì đã sao?
Địch Vân đáp:
– Ngươi đánh ta, ta cũng đánh ngươi.
Chàng vung tay trái đánh xéo tới. Tay mặt luồn xuống đẩy ra.
Lữ Thông không khỏi ngạc nhiên, miệng lẩm bẩm:
– Thằng lỏi này ngớ ngẩn nhưng quyền pháp của gã không đến nỗi kém cỏi.
Hắn liền sử chiêu "Đảo hổ thức". Chân trái đá dứ, tay mặt vung quyền đánh ra.
Hai người khai diễn cuộc đấu. Chớp mắt đã trao đổi mười mấy chiêu.
Địch Vân được Thích Trường Phát truyền dạy võ công từ thuở nhỏ. Hàng ngày chàng dượt kiếm với sư muội Thích Phương nên đã giàu kinh nghiệm lâm địch.
Lữ Thông tuy là tay đại đạo ở đất Tấn mà cũng là nhân vật nổi danh trong phe Hắc đạo, nhưng không thể hạ Địch Vân trong thời gian ngắn. Hắn mấy lần thi triển Thiết tý công nhưng chàng đều tránh được. Hắn đã đánh hai quyền trúng vai Địch Vân nhưng chàng xương cứng thịt dầy nên chưa bị thương.
Hai bên tiếp tục thi triển mấy chiêu nữa, Lữ Thông đã nổi nóng nghĩ thầm:
– Mình ở xa đến tầm cừu mà không thu thập xong một tên đệ tử vô danh để vụ này đồn đại ra ngoài thì còn chi là thể diện?
Đột nhiên hắn biến đổi quyền pháp, từ Lục hợp quyền chuyển sang Xích khảo liên quyền.
Quyền pháp này cũng là một ngành trong Lục hợp quyền, nhưng pha lẫn Hầu quyền vào. Nói rộng ra những chiêu đấm đá, đâm phóng còn thêm tám thức là Miêu thoán, Cẩu thiểm, Thỏ cổn, Ưng phiên, Tùng tử linh, Tề hung xảo, Diêu tử phiên thân, Tử cước. Thức nào cũng biến ảo khôn lường.
Địch Vân chưa từng thấy qua những đường quyền pháp này, trong lòng không khỏi hoang mang. Đùi bên trái chàng bị đá trúng hai phát liền.
Vạn Chấn Sơn thấy chàng không địch nổi lại thét:
– Địch hiền điệt hãy lùi lại! Ngươi không địch nổi hắn rồi!
Địch Vân tính tình cố chấp cũng la lên:
– Đánh không nổi thì cũng đánh.
"Bình" một tiếng! Ngực chàng lại trúng một quyền của Lữ Thông.
Thích Phương đứng bên ngoài vẫn lo cho sư ca, lúc này cô không nhịn được liền hô:
– Vân ca! Bất tất phải đánh nữa. Để Vạn sư bá thu thập hắn.
Nhưng Địch Vân hai tay vẫn vung lên đánh xuống, liều mạng xông vào.
Miệng chàng không ngớt la:
– Ta không sợ ngươi! Ta không sợ ngươi!
Chát một tiếng! Địch Vân lại bị một quyền đánh trúng sống mũi, lập tức máu tươi chảy ra lênh láng.
Vạn Chấn Sơn chau mày nhìn Thích Trường Phát nói:
– Sư đệ! Gã không chịu nghe lời ta. Sư đệ bảo gã lùi lại thôi!
Thích Trường Phát hắng dặng đáp:
– Để gã chịu đau một chút cũng không sao. Lát nữa tiểu đệ sẽ đối phó với tên Thái hoa đại đạo kia.
Giữa lúc ấy, một lão khất cái đầu bù tóc rối, mặt mũi lem luốc từ ngoài cổng lớn tiến vào. Tay trái lão cầm một cái bát mẻ, tay mặt chống cây gậy trúc. Lão cất tiếng ấm ớ:
– Bữa nay lão gia đây có việc vui mừng. Hãy bố thí cho lão hóa tử này một miếng cơm nguội.
Quần hào đang mải chú ý đến cuộc đả đấu giữa Lữ Thông và Địch Vân, nên không ai để ý đến lão cái.
Lão vừa rên vừa la:
– Chao ôi! Chết đói rồi! Ta chết đói đến nơi rồi!
Đột nhiên chân trái lão dẫm phải vũng nước phân dưới đất, trượt một cái, người ngã chúi xuống.
Lão lại gầm lên:
– Trời ơi! Té chết rồi!
Cái bát vỡ và cây gậy trúc trong tay đồng thời bắn ra.
Khéo sao! Cái bát mẻ đập trúng vào huyệt Chí Đường sau lưng Lữ Thông.
Đầu cây trượng trúc điểm trúng huyệt Khúc Hoàn trên đầu gối hắn.
Lữ Thông đột nhiên đầu gối nhũn ra té khuỵu xuống. Đồng thời toàn thân tê chồn, dường như bao nhiêu đầu xương đều trật khớp.
Địch Vân vung cả song quyền đánh ra "binh binh" khiến cho tấm thân to lớn của Lữ Thông bay đi. Rồi "bõm" một tiếng, nước hôi thối bắn tung tóe. Hắn đã rớt trúng vào thùng phân của hắn đem tới.
Biên cố đột ngột xảy ra ngoài sự tưởng tượng của mọi người. Lữ Thông lâm vào tình trạng rất thảm hại, lồm cồm đứng dậy rồi ôm đầu chạy đi.
Những tân khách nổi lên tràng cười ha hả, đồng thanh hô hoán:
– Bắt lấy hắn! Bắt lấy hắn! Đừng để tên tặc tử chạy thoát!
Địch Vân cũng la lên:
– Bồi thường tấm áo của sư phụ ta đi!
Chàng toan rượt theo nhưng cánh tay trái bị người nắm giữ không cử động được. Chàng quay đầu nhìn lại thì chính là sư phụ mình.
Thích Trường Pháp hỏi:
– Ngươi may mà thủ thắng lại còn muốn rượt theo ư?
Thích Phương rút khăn tay lau máu trên mặt cho Địch Vân.
Địch Vân cúi xuống nhìn thấy trên vạt áo mới của mình cũng lốm đốm vết máu. Chàng hốt hoảng la:
– Hỏng bét! Hỏng bét! Tấm áo mới của tiểu huynh cũng dơ hết rồi.
Bỗng thấy lão khất cái chệnh choạng đi ra cổng lớn, miệng lảm nhảm:
– Xin cơm không được lại bể mất cái chén.
Địch Vân biết rõ vừa rồi mình thủ thắng được là nhờ ở cái té của lão khất cái. Chàng liền móc trong bọc lấy ra hai chục đồng tiền, rượt theo nhét vào tay lão.
Lão khất cái nói:
– Đa tạ! Đa tạ!
Tối hôm ấy, Vạn Chấn Sơn mở tiệc lớn khoản đãi tân khách.
Mọi người ai cũng nhắc tới câu chuyện thú vị lúc ban ngày và cho là Địch Vân may phước đến lúc không địch nổi thì lão khất cái tiến đến té nhào làm rối loạn tâm thần Lữ Thông. Nhưng ai cũng ca ngợi chàng nhỏ tuổi mà đởm lược hơn người, mới chiến đấu được đến mấy chục chiêu cùng một nhân vật thành danh. Cái đó không phải chuyện dễ dàng.
Dĩ nhiên cũng có người cho là hồng phúc của Thọ Tinh Công tầy đình mới gặp được lão khất cái té nhào và lui được cường địch. Giả tỷ Vạn Chấn Sơn tự mình động thủ cũng có thể đẩy lui được ác khách, nhưng động tới đại giá của Thọ Tinh Công là chuyện mất hứng thú.
Tân khách càng xưng tán Địch Vân càng khiến cho tám tên đệ tử của Vạn Chấn Sơn mất mặt. Vì Lữ Thông kiếm chuyện với Vạn Chấn Sơn mà bọn đệ tử ở Vạn môn lại không ra tay, để cho tên đệ tử quê mùa, ngớ ngẩn của sư thúc phải xuất đầu đánh lui địch nhân.
Tám tên đệ tử kia trong lòng tức giận vô cùng, nhưng không tiện nổi nóng.
Vạn Chấn Sơn chính mình rót rượu mừng rồi đến đại đệ tử Lỗ Khôn, nhị đệ tử Chu Kỳ, tam đệ tử Vạn Khuê, tứ đệ tử Tôn Quân, ngũ đệ tử Bốc Viên, lục đệ tử Ngô Khảm, thất đệ tử Phùng Viên, bát đệ tử Cẩm Thành tiếp tục mời rượu.
Tám tên đệ tử của Vạn môn đều dùng chữ Thổ để đặt tên. Trong bọn này tam đệ tử Vạn Khuê là con trai độc nhất của Vạn Chấn Sơn. Người gã cao lớn, khuôn mặt xương xương, phong tư tuấn mỹ, thái độ ung dung, ra vẻ phú gia công tử, khác hẳn đại sư huynh Lỗ Khôn, nhị sư huynh Chu Kỳ.
Tám tên này đến mời rượu những quý nhân có công danh và những bậc tôn trưởng trong võ lâm. Chúng lại mời sư thúc một chung rồi sau cùng mời rượu Địch Vân.
Vạn Khuê nói:
– Bữa nay Địch sư huynh đã gỡ thể diện cho gia phụ, vậy tám anh em tiểu đệ mỗi người phải mừng Địch huynh một chung mới được.
Địch Vân trước nay chưa từng uống rượu liền xua tay loạn lên đáp:
– Tiểu đệ không uống. Tiểu đệ không uống.
Vạn Khuê nói:
– Ban ngày gia phụ kêu Địch huynh lùi lại ba lần mà Địch huynh lờ đi, coi lời nói của gia phụ như làn gió thoảng. Bây giờ bọn tiểu đệ mời rượu Địch huynh lại không chịu uống thì anh em tiểu đệ nghĩ là Địch huynh khinh nhờn Vạn gia quá.
Địch Vân ngạc nhiên đáp:
– Không phải... Tiểu đê..... không dám thế.
Thích Trường Pháp nghe giọng nói của Vạn Khuê có điều gay gắt liền giục:
– Vân nhi! Ngươi uống rượu đi!
Địch Vân ấp úng đáp:
– Đệ tử... đệ tử không biết uống rượu.
Thích Trường Pháp trầm giọng:
– Cứ uống đi!
Địch Vân không sao được đành uống của mỗi tên một chung. Chàng uống liền tám chung rượu, mặt mũi đỏ gay, hai tai ù đi. Đầu óc choáng váng.
Đêm hôm ấy, Địch Vân lên giường nằm, đầu óc hồ đồ, lại cảm thấy trước ngực, đầu vai, vế đùi bị quyền cước của Lữ Thông đánh trúng sưng vù lên đau quá.
Chừng nửa đêm, Địch Vân đang ngủ bỗng nghe có tiếng người gõ cửa sổ rồi tiếng người hô:
– Địch sư huynh! Địch Vân! Địch Vân!
Địch Vân giật mình tỉnh giấc hỏi vọng ra:
– Ai đó?
Người ngoài cửa sổ đáp:
– Tiểu đệ là Vạn Khuê, có chuyện muốn nói. Mời sư huynh ra đây.
Địch Vân ngơ ngác từ trên giường bước xuống, mặc áo đi giày rồi ra mở cửa...
Chàng thấy tám người đứng thành hàng chữ nhất mà người nào tay cũng cầm trường kiếm. Chàng nhận ra đây là tám đệ tử của Vạn môn, lấy làm kỳ hỏi:
– Các vị kêu tiểu đệ ra đây có chuyện gì?
Vạn Khuê đáp:
– Bọn tiểu đệ muốn lãnh giáo mấy kiếm chiêu của sư huynh.
Địch Vân lắc đầu đáp:
– Gia sư đã dặn không được tỷ võ với môn hạ của Vạn sư bá.
Vạn Khuê cười lạt nói:
– Té ra Thích sư thúc là người sáng suốt đã tự biết mình.
Địch Vân tức giận hỏi:
– Cái gì mà sáng suốt đã tự biết mình?
Đột nhiên ba tiếng "véo véo véo" rít lên. Vạn Khuê đứng cách cửa sổ đã phóng kiếm đâm vào ba chiêu. Chiêu nào cũng sát bên mặt Địch Vân chỉ cách chừng nửa tấc.
Địch Vân thấy bên má mát rượi, giật mình kinh hãi, vội vã lùi lại. Chân trái chàng đυ.ng vào ghế loạng choạng người đi, coi bộ hoang mang.
Bọn đệ tử ở Vạn gia liền bật lên tràng cười rộ.
Địch Vân tức giận vô cùng, quay lại rút thanh trường kiếm ở đầu giường rồi nhảy qua cửa sổ.
Chàng thấy bọn chúng tám người đều ra chiều bất thiện, trong lòng không khỏi đo đắn. Tuy chàng căm giận bọn chúng, nhưng nhớ lời sư phụ căn dặn không được gây mối bất hòa với đệ tử của sư bá. Chàng đành nhẫn nại hỏi:
– Các vị muốn sao bây giờ?
Vạn Khuê múa kiếm trên không cho kiếm phong rít lên veo véo rồi hỏi lại:
– Địch đại ca! Bữa nay đại ca ra mặt cự địch là cho rằng nhà họ Vạn ở Kinh Châu chết sạch chẳng còn một mống, phải không? Hay đại ca tưởng ở đây không một ai bản lãnh cao thâm bằng mình?
Địch Vân lắc đầu đáp:
– Người đó làm hư tấm áo của gia sư, dĩ nhiên tiểu đệ bắt hắn bồi thường.
Cái đó có liên quan gì đến các vị?
Vạn Khuê lạnh lùng nói:
– Trước mặt bao nhiêu tân khách nổi danh, Địch đại ca khoa trương thân thủ khiến bọn tiểu đệ tám người không còn mặt mũi nào nữa. Đừng nói tiếng tăm đồn đại ra ngoài giang hồ, mà ngay trong thành Kinh Châu này anh em tại hạ cũng hết đất đứng rồi. Hành vi của đại ca bữa nay như vậy là quá lắm!
Địch Vân ngạc nhiên đáp:
– Tiểu đê..... chẳng hiểu chi hết.
Chàng là một thanh niên ở nông thôn thì hiểu làm sao được những chuyện tranh hơi cùng những âm mưu xảo trá của người đời.
Đại đệ tử ở Vạn môn là Lỗ Khôn hỏi:
– Tam sư đệ! Gã tiểu tử này khéo giả vờ. Sư đệ nhiều lời với gã làm chi?
Động thủ đi thôi!
Vạn Khuê phóng kiếm nhằm vai bên trái Địch Vân đâm tới.
Địch Vân biết đây chỉ là hư chiêu, chàng đứng yên không nhúc nhích, cũng không hươi kiếm lên gạt.
Vạn Khuê thấy chàng khám phá ra kiếm chiêu của mình, thu kiếm về, lòng càng tức tối, nói móc:
– Giỏi lắm! Địch huynh không thèm động thủ với tại hạ.
Địch Vân đáp:
- Sư phụ đã dặn đừng để xảy chuyện bất hòa với môn hạ của sư bá.
Đột nhiên nghe đánh véo một tiếng. Vạn Khuê đã phóng kiếm đâm thủng tay áo của Địch Vân một vệt dài.
Địch Vân rất trân quý tấm áo mới này mà tự nhiên bị người đâm rách, chàng không nhịn được liền quát lên:
– Ngươi đâm rách áo ta rồi, phải bồi thường ta đi!
Vạn Khuê cười lạt lại phóng kiếm đâm vào tay áo bên trái Địch Vân.
Địch Vân vung kiếm lên gạt đánh "choang" một tiếng. Chàng gạt kiếm rồi, thừa thế đánh tới.
Hai người khai diễn cuộc tỷ đấu mỗi lúc một cấp bách.
Hai bên cùng học một môn kiếm pháp, nên sau khi trao đổi mười chiêu, Địch Vân nổi hứng phóng kiếm đâm vào chỗ trọng yếu trong người Vạn Khuê.
Chu Kỳ la lên:
– Chà! Gã tiểu tử này định gϊếŧ người thật rồi! Tam sư đệ! Đừng nể nang gì nữa.
Địch Vân kinh hãi nghĩ thầm:
– Ta mà lỡ tay đả thương gã là rắc rối to.
Thế công của chàng chậm lại.
Vạn Khuê tưởng kiếm pháp của đối phương còn kém mình, ra chiêu liên miên bất tuyệt. Kiếm thế cực kỳ lợi hại.
Địch Vân phải lùi hoài, chàng quát hỏi:
– Ta không muốn đả đấu chân thực với ngươi. Ngươi làm gì thế này?
Vạn Khuê đáp:
– Làm gì ư? Ta muốn đâm lòi ruột ngươi ra.
Chân gã đạp cung trung, phóng kiếm đâm tới đánh "véo" một cái.
Địch Vân chạy chênh chếch đi, lướt qua mé tả.
Chàng thấy vai bên hữu đối phương sơ hở, liền đưa thanh trường kiếm thiên đi. Giả tỷ chàng đâm thẳng thì nhất định Vạn Khuê đã bị trúng thương rồi.
Cổ tay Địch Vân xoay đi một chút, thanh kiếm bằng bặn đưa lên đập vào bả vai gã.
Địch Vân cho là đã phân thắng bại, Vạn Khuê nên lùi lại mới phải.
Ngày thường chàng vẫn tỷ kiếm với Thích Phương sư muội, đấu đến trình độ này là dừng tay.
Không ngờ Vạn Khuê đỏ mặt tía tai lại phóng kiếm đâm tới.
Địch Vân bị cú bất ngờ không kịp đề phòng. Chàng cảm thấy đùi bên trái đau nhói lên. Nguyên Vạn Khuê đã thừa cơ chàng lơ là phóng kiếm đâm trúng vào đùi.
Bọn Lỗ Khôn, Chu Kỳ vỗ tay hoan hô, nói mỗi người một câu:
– Tiểu tử! Nằm xuống đi!
– Ngươi nhận thua sẽ được buông tha.
– Thích sư thúc dạy một tên đồ đệ quê mù té ra mới được có chiêu mèo què mà thôi.
Địch Vân bị trúng kiếm vào đùi đã tức giận, lại nghe chúng làm nhục sư phụ, chàng phẫn nộ như người phát điên, nghiến răng ken két, múa trường kiếm như gió táp mưa sa tấn công ráo riết.
Dưới ánh trăng tỏ, Vạn Khuê thấy đối phương tấn công như con cọp điên khùng không khỏi đem lòng khϊếp sợ.
Gã được nuôi dưỡng chiều chuộng từ thuở nhỏ, tuy kiếm pháp luyện được kha khá, nhưng chưa từng trải những cuộc ác đấu liều mạng. Trong lòng khϊếp đảm, tay kiếm không khỏi bối rối.