Tải app Android hoặc iOS để đọc truyện nhanh hơn

Hỗ trợ: Fanpage TruyenHD

Lệnh Cuối Xuân

Chương 2: Yết kiến

« Chương TrướcChương Tiếp »
*Đôi lời trước khi vào chương: Từ chương 2 đến 24 mình sẽ mượn bản dịch của bạn Cẩm Băng Đơn của nhà makjyoko. Mình đã edit chương 1, và sẽ edit từ chương 25 đến hết truyện. Bao giờ hoàn mình sẽ quay lại edit chương 2-24. Cảm ơn nhà makjyoko đã cho mình mượn bản dịch. Hy vọng các bạn có thời gian đọc truyện vui vẻ!

Editor: Cẩm Băng Đơn (nhà makjyoko)

Quận Sóc Phương nằm nơi biên giới, lấy từ chữ ‘thi’ trong “Thiên tử lệnh ta thành thành Sóc Phương”, lấy thành Sóc Phương làm châu quận cai quản. Mấy chục năm qua kể từ lúc xây thành, Hán Đình chiêu mộ hơn mười vạn người từ trong đất liền gieo trồng nơi biên giới, còn bên trong thành, đồng không mông quạnh được khai khẩn toàn bộ, bờ ruộng tung hoành ngang dọc.

Nơi đây lấy trấn thủ biên cương làm nhiệm vụ trọng yếu, cho nên không phồn hoa như các thành khác. Quân sĩ, dân chúng đến từ các nơi, giọng đã pha trộn. Chẳng qua với người Hán, đã quá quen rồi. Hoàng Đế giá lâm, nơi nơi trong thành đều là quân sĩ thực binh* mặc giáp, xếp thành hàng trên đường, lui tới tới lui, bộ dạng nghiêm nghị, thấy rồi đột nhiên làm cho người ta hồi hộp thêm không ít.

(Thực binh là lính chuyên đi làm nông)

Lúc đám người Huy Nghiên ra khỏi cửa, trời bắt đầu mưa phùn, nhưng không bao lâu đã ngớt lại. Sương mù tan đi, ánh mặt trời bắt đầu lộ ra. Ngồi cùng xe với Huy Nghiên còn có hai nữ quan, đều là thị nữ của Yên thị, một người tên Lý Chi, một người tên Lương Diệu. Các nàng lúc trước đều lấy thân phận gia đình đàng hoàng tuyển vào hoàng cung, sau đó được tuyển làm người theo hầu công chúa đi hòa thân, đi tới Hung Nô xa xôi. Bởi vì gặp hoàng đế, nên mọi người đều mặc quan phục. Huy Nghiên cũng mặc nữ quan, khuê y cao kế*, nhưng bởi vì lễ tang của Yên thị, nên không tô phấn.

(*Khuê y là nữ phục đắt tiền thời Hán. Cao kế là búi tóc cao)

Ngự giá ở trong công thự, mới đến trước phố công thự, xe ngựa đã bị Chấp Kim Ngô ngăn lại. Xe ngựa đồ quân nhu không được đi phía trước, mọi người đành phải xuống xe đi bộ. Sóc Phương là nơi hoang vu, trong thành lại nhiều binh lính đi lại, Huy Nghiên cùng hai vị thị nữ vừa bước xuống xe, liền hấp dẫn ánh mắt của rất nhiều người. Huy Nghiên sớm đã quen với những việc như thế này, chỉ ung dung sửa sang lại ống tay áo, nhìn khắp bốn phía, những người đó vội thu tầm mắt trở về.

“Vương nữ quan?” Một giọng nói truyền đến từ bên cạnh.

Huy Nghiên nhìn lại, là một Tiểu Hoàng môn mặt trắng không râu*, bộ dáng hai mươi mấy tuổi, đang mỉm cười nhìn nàng, có vài phần quen quen, “Ngài là…”

(*Tiểu Hoàng môn: Hoạn quan thời nhà Hán, chức vụ thấp hơn Hoàng Môn Thị Lang một bậc.)

Tiểu Hoàng môn vội nói: “Tiểu nhân Từ Ân, từng đảm nhiệm chức vụ ở Cung học, nữ quan còn nhớ?”

Huy Nghiên nhớ lại, lúc nàng mười hai tuổi, từng làm hầu thư trong Cung học. Năm đó quả thật trong Cung học có người này, chỉ là đã quá nhiều năm, diện mạo thay đổi chút.

“Hóa ra là Từ nội thị, thứ cho thϊếp ngu dốt, nhất thời chưa nhớ tới.” Huy Nghiên hành lễ nói.

“Đâu có đâu có, là tiểu nhân mạo muội.” Từ Ân cười híp mắt nói. Thái độ của hắn hào phóng, lại không mất thông minh, làm lễ với Huy Nghiên xong rồi nói với đám người Trương Đỉnh: “Sáng sớm bệ hạ đã đi tuần tra quân doanh, hiện tại còn chưa về, phiền chư vị chờ một lát.”

Mọi người đều kinh ngạc, không dám có câu oán hận nào, nhao nhao đáp lại.

Trương Đỉnh hàn huyên với hắn, “Bệ hạ ra ngoài lâu rồi ư?”

Từ Ân nói: “Chừng ba canh giờ rồi.”

Trương Đỉnh kinh ngạc, nhìn sắc trời, “Giờ chưa tới buổi trưa, bệ hạ dậy sớm như vậy?”

Từ Ân cười cười, nói, “Bệ hạ trước giờ đều quen dậy sớm, đến đây là muốn kiểm tra nhiệm vụ trấn thủ biên cương, giờ sửu người đã tới doanh trại rồi.”

Mọi người đều khóc nức nở ca ngợi không thôi.

Huy Nghiên nghe bọn họ nói chuyện, không nhịn được nghĩ tới năm đó.

Hoàng đế là con trai thứ hai của tiên đế, thuở nhỏ thông tuệ, nhưng nổi danh không nghe lời. Trong mấy hoàng tử, hắn gặp rắc rối nhiều nhất, thường hay chọc tiên đế nổi giận. Năm đó Huy Nghiên ở trong cung, thường nghe thấy người ta nói nhị hoàng tử lại bị bệ hạ phạt quỳ cả ngày. Hắn thích vui đùa, thường xuyên dẫn đám đệ tử hoàng tộc đi săn bắn trong ngự uyển, trước thì hô hô hào hào sau thì ủng hộ rầm rộ. Đến ngay cả tiên đế cũng nói rằng nếu không phải đứa con trai này sinh ra trong hoàng thất, e rằng sẽ là một kẻ ăn chơi hạng nhất.

Nhưng nói ra cũng kỳ lạ. Trong cung quản giáo các hoàng tử rất nghiêm ngặt, nhất là lúc chưa liền quốc*, các hoàng tử ở trong cung, khi nào đi ngủ, khi nào thức dậy, đều có quy tắc. Hoạn quan giám sát sinh hoạt hàng ngày nếu phát hiện vị hoàng tử nào chưa làm đúng, thì người hầu bên cạnh hoàng tử sẽ bị phạt. Khi đó, Huy Nghiên thường xuyên nghe nói có cung nhân nào đó lại bởi vì chuyện này mà bị phạt, từ Thái tử đến đến hoàng tử nhỏ nhất, gần như đều từng mắc phải, ngược lại nhị hoàng tử, lại chưa bao giờ nghe qua… Đương nhiên, những chuyện mà nhị hoàng tử phạm phải quả thực không thẻ so sánh với mấy lỗi trong sinh hoạt thường ngày được, hẳn là tiểu vu kiến đại vu*, khả năng bị không để mắt đến.

(*Liền quốc: Nhận đất vua ban, tiến hành cai quản vùng đất đó)

(*Tiểu vi kiến đại vu: Phù thủy nhỏ gặp phù thủy lớn, ở đây ám chỉ khi con nít gặp người lớn tuổi thường được nhắm mắt cho qua)

Lại nói, đối với vị bệ hạ này, kỳ thật nàng cũng không xa lạ gì, bởi vì nàng từng đắc tội với hắn.

Tuy rằng trong Cung học đều là hoàng tử hoàng nữ, nhưng việc học cũng không bởi vậy mà thả lỏng. Dựa vào quy củ trong Thái học, Cung học sẽ để mỗi người giám sát một tháng, chuyên đi giám sát việc đi muộn về sớm cùng việc học, nếu phạm quy củ, sẽ dùng thước đánh lòng bàn tay. Mà cái tháng Huy Nghiên làm giám sát đó, nhị hoàng tử phạm vào quy củ trễ giờ.

“Người nghĩ xong chưa?” Nàng còn nhớ rõ lúc hắn vươn tay ra, đầu ngẩng cao ngất, một đôi mắt phượng lạnh lùng liếc nàng, như cười như không.

Khi đó Huy Nghiên chẳng hề biết sợ, chỉ biết làm việc chiếu theo quy củ. Nàng cũng không thèm nhìn hắn, trước mặt chúng hoàng tử hoàng nữ, thực sự đánh hắn 30 thước vào lòng bàn tay.

Đương nhiên, nàng biết tính nết nhị hoàng tử, sau chuyện đó, nàng từng lo lắng hắn sẽ trả thù.

Nhưng kỳ lạ là, chuyện trả thù này không hề xảy ra. Mỗi lần gặp nhị hoàng tử, hắn đều lạnh lùng lại cao ngạo, không thèm nhìn Huy Nghiên hành lễ, đi ngang qua trước mặt nàng.

Nàng không biết hoàng đế có còn nhớ việc này hay không, hi vọng hắn đừng nhớ rõ.

Năm tháng tuổi trẻ, Huy Nghiên muội muội hồi tưởng lại, luôn cảm thấy đúng là đơn thuần cùng buồn cười, nhưng lại rất quý báu.

Bởi vì năm tháng sau này, sẽ không còn vô ưu vô lự nữa.

Trần Lưu Vương thị, ở trong đông đảo thế gia vọng tộc, cũng chẳng nổi tiếng gì. Nó nổi danh, là bởi vì phụ thân của Huy Nghiên – Vương Triệu.

Vương Triệu 20 tuổi đã được làm Hiếu Liêm*, đầu tuổi 30 đã được điều tới kinh thành nhậm chức. Hắn học thức uyên bác, trước làm tiến sĩ ở Thái Học, sau lại thăng làm thái phó. Sau khi tiên đế lập Thái tử, bổ nhiệm Vương Triệu làm Thái phó của Thái tử.

(*Hiếu Liêm là cách xưng hô chức vụ của một cử nhân thời đó)

Trước khi Huy Nghiên sinh ra, nhà bọn họ đã nổi tiếng ở Trường An. Huy Nghiên là con thứ ba, trước có một tỷ tỷ, một huynh trưởng, sau có đệ đệ cùng muội muội, lúc Huy Nghiên rời khỏi Trường An, đệ đệ của nàng 10 tuổi, muội muội mới bảy tuổi.

Thân là nữ nhi thái phó, có thể nói thuở nhỏ Huy Nghiên muốn gió được gió muốn mưa được mưa, nàng có thể hưởng thụ được những thứ tốt nhất của Trường An, bao gồm cả hôn nhân. Nàng 12 tuổi đã nhập Cung học, trở thành hầu thư của đám hoàng tử hoàng nữ; 16 tuổi, tiên đế chọn vợ cho Thái tử, Huy Nghiên được tuyển vào Dịch Đình. Hoàng Hậu Đổng thị rất thưởng thức Vương Triệu, cũng rất hài lòng với Huy Nghiên, lúc lựa chọn danh sách, Huy Nghiên được đứng đầu tiên.

Gả cho Thái tử, ngày sau chính là Hoàng hậu. Hết thảy thoạt nhìn đều trong tầm tay, Huy Nghiên chỉ cần nhấc chân, liền có thể lên trời. Khi đó, vài bằng hữu của cha mẹ, đến nhà bái phỏng đều vụиɠ ŧяộʍ chúc mừng.

Nhưng tất cả những chuyện đó chỉ như một giấc mơ.

Khi đó, đúng lúc Thiền Vu Hung Nô quy thuận triều Hán, tự xin làm rể. Tiên đế nhận lời, trong đám tôn nữ đông đảo chọn trúng một vị, phong làm công chúa, ban hòa thân cùng Thiền Vu.

Đợi đến khi Thái tử xác định chọn vợ, mọi người đều thất kinh. Trở thành Thái tử phi là một người khác, mà Huy Nghiên, bị định làm nữ quan của công chúa, cùng nhau đi hòa thân tới Hung Nô.

Huy Nghiên vẫn nhớ lúc mình biết được chuyện này, khϊếp sợ và không thể tin được cỡ nào, chỉ thấy giống như sét đánh ngang trời.

Hung Nô, theo quan điểm của thầy giáo nàng, đó là nơi xa xôi và hung ác, không cam lòng, nàng từng khóc nháo với cha, cầu ông trần tình với tiên đế, xin người thu hồi mệnh lệnh đã ban ra. Nhưng cha thờ ơ, nhìn nàng, vẻ mặt bi thương lại thâm trầm.

“Huy Nghiên, vi phụ ngu dốt, không xem kỹ hung hiểm, đến nỗi liên lụy người nhà. Nay họa phúc của cả nhà, đều chỉ có thể mong đợi từ bề trên, con có thể hiểu?”

Lời của cha, giống như tiếng vang trong giếng cạn, khô khan mà mê hoặc. Huy Nghiên khi đó còn nhỏ, cũng không thể lý giải lời này của cha có ý gì, nhưng ông cũng không giải thích thêm với nàng. Nàng khẩn cầu cũng không có bất cứ tác dụng gì, không bao lâu, nàng liền mang theo mê mang cùng sợ hãi đầy cõi lòng, đi theo đội ngũ hòa thân rời khỏi Trường An, bước lên con đường đi về phía Hung Nô.

Chuyến đi này, thoắt cái đã tám năm.

Trong tám năm đó, Trung Nguyên thay đổi đột ngột.

Đổng hoàng hậu của Tiên đế sinh hạ trưởng hoàng tử, Lý quý nhân được sủng ái nhất sinh hạ tam hoàng tử. Từ ngày tam hoàng tử ra đời, nhà mẹ đẻ Đổng thị cùng Lý thị tranh đấu chưa bao giờ ngừng lại. Mặc dù Tiên đế dựa vào tông pháp, lập trưởng hoàng tử làm Thái tử, nhưng vẫn bất công tam hoàng tử, lại sợ Đổng thị phát triển càng lớn mạnh, nên nâng đỡ Lý thị, cùng Đổng thị chế ước lẫn nhau.

Nhưng chuyện tiếp sau đó, đã vượt qua dự liệu của Tiên đế.

Sau khi hắn chết, Thái tử kế vị, vốn là thuận lý thành chương. Nhưng sau khi Thái tử kế vị, không đến mười ngày, đột nhiên chết không rõ lý do ở trong cung. Con của Thái tử lại đều là con gái, không có con trai có thể kế vị, tam hoàng tử liền thành tân quân.

Đổng thị há chịu bỏ qua, công bố tam hoàng tử gϊếŧ vua soán ngôi, phát động cung biến. Lý thị đã có phòng bị, nắm Nam quân hoàng cung cùng thủ vệ kinh thành trong tay, mặt khác lại điều động tích trữ phủ binh nhiều năm, ước chừng vạn người. Đổng thị lại có căn cơ thâm hậu, cuối cùng xúi giục Bắc quân cùng với tam phụ binh vây kín Trường An.

Tam hoàng tử cùng Lý thị chung quy khó địch lại Đổng thị căn cơ trăm năm, ngày cửa hoàng cung bị phá, tam hoàng tử bị Thường thị gϊếŧ chết, đầu treo ở trước cửa cung.

Đổng thị chiếm triều đình, vì ngồi yên thiên hạ, đưa con nhỏ của tiên đế là Hội Kê Vương lên kế vị. Không ngờ, Hội Kê Vương còn chưa tới kinh thành, nhị hoàng tử đang bình định loạn giặc Khương ở Tây Lương đột nhiên dẫn quân về triều. Đổng thị tuy rằng đắc thắng, nhưng lúc này nguyên khí lại hao tổn hơn nửa. Hơn nữa quân sĩ dưới tay vốn là quân của triều đình, sau khi trải qua đại chiến, nhân tâm thấp thỏm, không muốn bán mạng cho Đổng thị nữa. Lúc binh tới dưới thành, nhị hoàng tử phát cáo thị dẹp phản loạn, Đổng thị Lý thị mang họa tới kinh thành, Bắc quân, Nam quân, tam phụ binh bảo vệ kinh thành, trước đây vì phản tướng kìm kẹp, nay nếu đầu minh*, có thể bỏ qua chuyện cũ; nếu tiếp tục trợ giúp kẻ ngoài gây loạn, gϊếŧ không cần hỏi.

(*Đầu minh: Theo chính nghĩa)

Sau khi cáo thị được công bố, màn đêm buông xuống, liền có người bất ngờ làm phản ở trong kinh thành, mở cổng thành ra. Đổng thị binh bại như núi đổ, trú đóng ở hoàng cung không đến hai ngày, liền bị nhị hoàng tử công phá, bè phái bị tiêu diệt hoàn toàn, toàn tộc bị diệt.

Cứ như vậy, sau khi tiên đế qua đời, không đến hai tháng, trong triều trời thay đất đổi, nhị hoàng tử đăng cơ làm đế.

Tuy Hung Nô cách Trung Nguyên rất xa, nhưng tin tức không hề tắc nghẽn.

Huy Nghiên vẫn còn nhớ rõ năm đó, quan hệ giữa Nhân Chiêu yên thị cùng Thiền Vu căng thẳng một trận, nguyên nhân là do sau khi Thiền Vu thấy Đổng thị chiếm Trường An, muốn nhân lúc này thừa nước đυ.c thả câu tấn công Trung Nguyên. Chỉ là đại quân của hắn còn chưa vượt qua biên giới thì nhị hoàng tử đã bình ổn lại thế cục, Hán quân trấn thủ biên cương cũng chưa từng lười biếng, đánh đội quân tiên phong của hắn trở về, Thiền Vu đành phải bực tức quay về.

Mà về tân đế, đủ loại phỏng đoán truyền nơi nơi. Trương Đỉnh là lão nhân trong cung, kiến thức rộng rãi. Huy Nghiên từng nghe ông ta lén phân tích, đúng lúc nhị hoàng tử lĩnh quân đi bình định loạn giặc Khương thì tiên đế bệnh nặng. Có lẽ là người đã sớm dự liệu được khó tránh khỏi nội loạn, nên mượn cớ này tự bảo vệ mình, lại đợi đến khi hai vị trong triều kia đấu tới lưỡng bại câu thương, hồi mã một thương*, trai cò tranh nhau, ngư ông đắc lợi…

(*Hồi mã nhất thương: là một kỹ thuật chiến đấu tay đôi trong các cuộc chiến đấu bằng thương thời cổ. Đây được coi là một tuyệt chiêu võ thuật của người Trung Hoa. Hồi mã thương là đòn thế cơ bản và đặc trưng của Dương gia thương pháp được cho là bắt nguồn từ thời nhà Tống trong lịch sử Trung Quốc, được sáng chế bởi các danh tướng của gia đình họ Dương (Dương gia tướng) và được ưa chuộng sử dụng trong thời này.)

Lúc đang nghĩ ngợi, bỗng nhiên, một trận náo động truyền đến.

Tiếng vó ngựa dồn dập mà trong trẻo, nhắc nhở nghi thức chỉnh tề, từ ngã tư đường dần dần lộ ra. Trông thấy nhật nguyệt trên lá cờ, mọi người biết đó chính là ngự giá, vội vàng yên lặng, chấn chỉnh y quan, chuẩn bị hành lễ nghênh giá.

Đợi đến khi càng gần lại, Huy Nghiên nhìn trộm qua, thấy không có xe ngựa nào. Sau khi mấy binh sĩ mặc giáp cưỡi ngựa đi qua, một người chợt xuất hiện ở trước mắt.

Hoàng đế mặc y phục màu đen đi săn, hiên ngang cao ngất. Bên trên y phục lớt ngớt vài giọt nước mưa, lấp lánh dưới nắng mai, càng có vẻ tinh thần phấn chấn.

Tuy rằng nhiều năm chưa gặp hắn, nhưng chỉ cần liếc mắt Huy Nghiên vẫn nhận ra được. Gương mặt kia, từ nhỏ đã có một vẻ lạnh lùng lơ đãng, lúc nghiêm túc lại càng tỏ rõ hơn, quả thực năm tháng cũng không thay đổi được.

Lúc ngựa sắp đi qua trước mặt thì nàng vội vã cúi đầu, thu hồi ánh mắt, đứng ở dãy trước người phía sau.

“Sao bệ hạ không ngồi xe mà lại cưỡi ngựa?” Hai thị tỳ tò mò nhỏ giọng nghị luận, người khác nhắc nhở ho nhẹ một tiếng.

Hoàng đế phóng ngựa chạy tới trước công thự, nhìn sứ thần chờ ở ngoài cửa công thự, dứt khoát quay đầu ngựa, dừng lại ở trước mặt bọn họ.

“Bệ hạ.” Từ Ân thấy thế, vội đi đến trước mặt Hoàng đế thi lễ, nói, “Những người theo hầu Nhân Chiêu Yên thị, tới yết kiến Bệ Hạ.”

Hoàng Đế mỉm cười, giao roi ngựa cho người hầu, đi qua.

“Trương nội thị” Hắn nói, “Từ biệt tám năm, vẫn còn khỏe chứ.”

Trương Đỉnh kích động không thôi, lớn tiếng nói, “Bẩm Bệ hạ, thần không có việc gì! Bọn thần tới nước Hồ xa xôi, dùng hết sức mọn đền đáp, cứ tưởng rằng sẽ sống nốt phần đời còn lại nơi bắc trường thành, không ngờ về Hán còn gặp mặt thánh giá, đời này không uổng rồi!” Dứt lời, nằm sấp dưới đất. Mọi người cũng xúc động, ào ào khóc theo nằm sấp dưới đất.

Hoàng Đế tự mình nâng Trương Đỉnh dậy, “Các khanh vạn dặm tới Hung Nô, gian khổ trong đó, Trẫm hiểu được.” Dứt lời, hỏi Từ Ân, “Đã chuẩn bị tiệc xong chưa?”

Từ Ân đáp: “Đã dọn tiệc trên Đại Đường xong.”

Hoàng đế mỉm cười, nói với mọi người, “Sóc Phương là nơi hẻo lánh, tuy vô Trường An món ăn quý và lạ, nhưng có rượu nếp mới ủ thơm ngon, Trẫm hôm nay đã chuẩn bị, tiếp đón các khanh.”

Mọi người mừng rỡ.

Nhạc sĩ tấu cổ nhạc, không khí vui vẻ, đám hầu thần về Hán thi lễ lẫn nhau, đi theo Hoàng đế đi vào công thự, bỏ giày đi vào phòng khách.

Hoàng Đế ngồi trên cao, Trương Đỉnh cùng đám hầu thần chính thức yết kiến.

Huy Nghiên thân là nữ quan nhiều tuổi, nên chỉ đứng ở phía sau Trương Đỉnh. Lúc đến phiên nàng bái kiến, Hoàng đế nhìn nàng, mỉm cười, “Trẫm biết Vương nữ quan, năm đó ở Cung học, nữ quan và Trẫm cùng là học trò.”

Trong lòng Huy Nghiên bùm một tiếng.

Quả nhiên hắn còn nhớ rõ.

Huy Nghiên không dám nghĩ nhiều, vái lạy nói, “Thϊếp Vương Huy Nghiên, bái kiến bệ hạ, chúc bệ hạ an khang.”

“Nữ quan bình thân.” Hoàng đế đáp, so với năm đó, giọng đã hơi trầm.
« Chương TrướcChương Tiếp »