Chương 1: Xuất thân

Nhân vật

Lâm lão thái gia: Lâm Chiêu Tường

Lâm lão phu nhân

Đại phòng:

Lâm Đại lão gia: Lâm Trường Chính

Lâm Đại phu nhân: Tần thị

Thϊếp: dì Doãn, dì Bao

Con trai trưởng: Lâm Cẩm Lâu - con vợ cả

Con dâu cả: Triệu Nguyệt Thiền

Con thứ: Lâm Cẩm Hiên - con vợ lẽ (dì Doãn sinh)

Con út: Lâm Cẩm Viên - con vợ cả

Trưởng nữ: Lâm Đông Hoàn - con vợ lẽ ( dì Doãn sinh - đã gả chồng)

Thứ nữ: Lâm Đông Khởi - con vợ cả

Con gái út: Lâm Đông Tú - con vợ lẽ (dì Bao sinh)

Nhị phòng:

Lâm Nhị lão gia: Lâm Trường Mẫn

Lâm Nhị phu nhân: Vương thị

Tử: Lâm Cẩm Đình - con vợ cả

Nữ: Lâm Đông Lăng - con vợ cả

Dì Tống: chị gái Vương thị

Con trai: Tống Kha

Nữ: Tống Đàn Thoa

Tào Lệ Hoàn: cháu gái của em gái Lâm lão thái gia

Chương 1: Xuất thân

Ở Kim Lăng có cậu bé tên là Trần Vạn Toàn, năm sáu tuổi mất cha mẹ, anh trai chị dâu bán em trai cho phú hộ Lâm gia làm nô, trở thành người hầu làm việc trong một cửa hàng đồ cổ. Năm rộng tháng dài, hắn luyện ra năng lực phân biệt đồ cổ tranh chữ, vì hắn không có của cải nên không có nhà thể diện nào nguyện ý làm mai với hắn, hắn vẫn có chút tầm mắt, chướng mắt khuê nữ bình thường. Hơn ba mươi tuổi, chủ nhân đề bạt hắn làm Tam chưởng quỹ của cửa hàng. Lại qua một năm, phủ Lâm khai ân điển, cho hắn một nha đầu hạng ba tên Tiết thị làm vợ, mệnh hai người thành thân.

Tiết thị từng làm việc thêu thùa may vá cho Nhị phòng trong phủ, vì có chút nhan sắc, lại tranh cường háo thắng, bị một đám đại a đầu kiêng kị, đạp dưới lòng bàn chân, chỉ để nàng làm chút việc vặt như tưới hoa vẩy nước quét nhà, hơn hai mươi tuổi tùy tiện cho ra ngoài gả người. Tiết thị cũng nhận mệnh, từ khi theo Trần Vạn Toàn thì toàn tâm toàn ý sinh kế, tuy cuộc sống không giàu có, nhưng cũng ấm no vô ưu. Một năm sau, Tiết thị có thai, nằm mộng thấy ngàn đóa vạn đóa lan đồng thời nở rộ, kim quang chiếu mắt. Sau khi tỉnh, nàng đi tìm Mã Tiên Cô xem bói giải mộng, tiên cô kia khẳng định nàng sẽ sinh một cô con gái quý mỹ, về sau vợ chồng bọn họ nhất định được nhờ rể tốt. Tiết thị vui sướиɠ, cho không ít tiền thưởng.

Trần Vạn Toàn nghe nói Tiết thị cho Mã Tiên Cô mười đồng tiền thì thấy thịt đau, cười lạnh nói: “Con gái quý mỹ cái gì, hai ta đều là nô tài Lâm gia, đứa bé này là người hầu, cả đời làm trâu làm ngựa để người ta sai sử, có thể quý đến chỗ nào đi? Đồ ngu, đồ ngu, cô bị người ta lừa rồi.”

Tiết thị không phục nói: “Sao chàng biết đứa trẻ này sẽ làm nô tài cho người ta cả đời? Đừng có nói lời ủ rũ như thế, nếu sinh một đứa con trai hay con gái có tiền đồ, thăng chức rất nhanh, chẳng phải người làm cha như chàng cũng nở mày nở mặt ư?”

Trần Vạn Toàn nói: “Đúng, đúng, ta sẽ chờ cô sinh một cô quý nữ, tốt nhất quý đến làm phu nhân của quan lão gia, ra cửa ngồi xe ngựa lớn, phong cảnh giống các bà lớn trong phủ, mặc vàng đeo bạc, cơm ngon rượu say, ra cửa có tám nha đầu hầu hạ, thế mới rạng danh Trần gia chúng ta!” Nói xong quăng ngã mành đi ra ngoài.

Tiết thị lại tin tưởng không nghi ngờ lời xem bói, lúc nhàn hạ thì làm ít quần áo cho con, toàn tâm toàn ý dưỡng thân mình. Mấy tháng sau, quả nhiên sinh hạ một cô con gái, nhân giấc mộng của Tiết thị nên lấy tên con gái là Hương Lan. Trần Vạn Toàn vốn muốn con trai, không khỏi thất vọng, nhưng thấy Hương Lan ngọc trí lả lướt, trong lòng cũng dần dần vui mừng.

Chỉ là đứa bé này từ lúc sinh ra đã bệnh tật ốm yếu, còn chưa ra trăng tròn đã bị bệnh một trận, vừa khỏi lại bị phong hàn, vừa nôn mửa vừa ỉa chảy, sắp hấp hối. Tiết thị nóng lòng, lại vội vã đi tìm Mã Tiên Cô xem bói. Mã Tiên Cô bảo Tiết thị cầm đồng tiền lay động, nhìn quẻ tượng nói: “Đi về hướng đông nam sẽ có tin vui, được quý nhân cứu giúp.”

Tiết thị lau nước mắt đi về hướng đông nam, không bao lâu thì thấy phía trước có một tòa am Tĩnh Nguyệt, Tiết thị quỳ gối trước mặt Bồ Tát vừa dập đầu vừa hứa nguyện, khóc nửa canh giờ. Chợt có một ni cô già gương mặt hiền từ đi đến, hỏi vì sao nàng khóc. Tiết thị nói nguyên do sự việc, lão ni tự hỏi một lát, lại hỏi bệnh của Hương Lan, sau đó cầm bút viết một phương thuốc trên giấy, bảo về nhà sắc thuốc. Tiết thị như đạt được chí bảo, đi dược đường bốc thuốc cho Hương Lan dùng, một chén thuốc rót hết không bao lâu, Hương Lan tỉnh dậy, Tiết thị thử cho bú sữa, Hương Lan ăn một lát, lại ngủ say li bì.

Từ đây cô bé Hương Lan một ngày lớn hơn một ngày, Tiết thị vui vô cùng, chuẩn bị trái cây bánh ngọt và tiền dầu mè nến hương, ôm Hương Lan đi am Tĩnh Nguyệt cảm tạ ân nhân, lúc này mới biết ni cô kia là Đại Đức pháp sư Định Dật sư thái trong am. Định Dật sư thái nhìn Hương Lan một lát, lại hỏi bát tự của đứa trẻ, vuốt đầu Hương Lan nói: “Đứa bé này có duyên với ta, chi bằng làm đệ tử đỡ đầu của ta đi, ở trong Phật môn phù hộ nó lớn lên bình an.” Tiết thị nghe vậy liền đồng ý.

Từ lúc biết ký sự, Hương Lan đã ở am Tĩnh Nguyệt tụng kinh tu hành với nhóm ni cô. Định Dật sư thái mừng nàng chất phác khả nhân, đặt pháp danh cho nàng là “Thiền Tĩnh”, tự mình dạy nàng biết chữ đọc kinh, dạy cách ăn nói, ngoài kinh Phật còn dạy nàng tứ thư ngũ kinh và thơ từ ca phú. Hương Lan thông tuệ khắc khổ, rất có nghị lực, khiến Định Dật sư thái vui mừng. Định Dật sư thái vốn là con gái nhà quan lại, vì cha tính tình ngay thẳng đắc tội quyền thần trong triều, gia đạo luân hãm, vì tránh họa mới xuất gia làm ni. Sau khi sửa lại án oan, Định Dật sư thái nhận thấy hồng trần vạn trượng không thanh tĩnh bằng Phật môn, cự tuyệt ý muốn của người nhà, không muốn hoàn tục, mỗi khi cứu người giúp đời thì không thu tiền, lại thường hay phát cháo phát thuốc, vào nam ra bắc, rất có kiến thức. Hương Lan bám lấy bà hỏi chút vấn đề xảo quyệt, Định Dật sư thái cũng không phiền, kiên nhẫn trả lời, dốc lòng dạy dỗ. Chỉ mất mấy năm, Hương Lan thông hiểu thư sử, viết làm đều giỏi, cũng có chí riêng, đặc biệt vẽ tranh rất đẹp, thường được mọi người tán thưởng.

Thời gian thấm thoát thoi đưa, Tiết thị sau đó lại sinh ba thai, nuôi hai ba năm đều chết yểu, vì vậy hai vợ chồng chỉ có một cô con gái là Hương Lan, càng yêu như trân bảo. Chớp mắt Hương Lan đã mười bốn tuổi, Định Dật sư thái chọn ngày tốt, mệnh Hương Lan nhảy tường hoàn tục. Hương Lan và Định Dật sư thái tình cảm như bà cháu, quyến luyến không muốn xa rời, Định Dật sư thái nói: “Tính con trung hậu, chỉ là quá cương liệt, về sau càng phải tu thân dưỡng tính. Mỗi người đều có nhân quả của mình, con có trần duyên chưa xong, không thể ở lại Phật môn nữa, về sau có duyên, con hẵng trở về đưa tiễn ta.” Hương Lan nước mắt lưng tròng nói: “Con nhất định thường trở về thăm sư phụ.” Định Dật sư thái cười mà không nói, chỉ hành lễ làm nàng đi.

Sau khi về nhà, Hương Lan cả ngày ăn không ngồi rồi, Tiết thị cố ý để nàng và đám nữ hài láng giềng cùng tuổi thêu thùa may vá chơi đùa cùng một chỗ, Hương Lan đi hai lần, trở về nói: “Không cùng loại với con, ở cùng nhau cũng không thú vị.” Bèn ở nhà giúp Tiết thị làm chút việc nhà, khi nhàn hạ thì chỉ đọc sách chép kinh, thêu thùa may vá trợ cấp gia dụng.

Ngày này Hương Lan đang ngồi thêu hoa sát cửa sổ giường đất, chợt nghe trong viện ồn ào, có một giọng nói bén nhọn nói to: “Ai trộm xiêm y nhà mày? Ban ngày ban mặt vu khống người cũng không sợ trong cổ họng sinh nhọt, ta nhổ vào!”

“Ta tận mắt trông thấy cô cầm xiêm y của Hương Lan nhà ta, ta giặt quần áo trong viện, cô vào phòng bếp một chuyến, lúc ra thì giấu xiêm y vào trong ngực rồi vào nhà!” Người nói chuyện rõ ràng là Tiết thị, Hương Lan từ cửa sổ nhìn ra phía ngoài, thấy mẫu thân và thím hai Lữ mắt to trừng mắt nhỏ đứng trong viện, có mấy đứa trẻ ngó nghiêng ngoài cửa viện.

Nhà thím hai Lữ cũng là nô tài của Lâm gia, ở cùng một viện với nhà Hương Lan, xưa nay đều không lui tới. Lữ gia thích chiếm một ít tiện nghi, thường thường trộm đồ vật Trần gia, đồ lớn như xiêm y, chậu rửa mặt, thịt khô, đồ nhỏ như củi đun, hành tỏi, còn chuyên mượn gió bẻ măng.

“Đánh rắm, bà cô này chướng mắt xiêm y rách kia của mày, cô nhà chúng ta ở trong phủ phú quý có thế lực lớn, lăng la tơ lụa đều chỉ chùi đít! Đồ đĩ này thèm tiền thèm mù cả tâm, còn muốn lừa bịp đến trên đầu chúng ta!” Thím hai Lữ quen chửi đổng như người đàn bà đanh đá, đa dạng trăm biến, người vừa đen vừa khỏe, đứng chống nạnh trong viện, rất có khí thế một anh giữ ải, vạn anh khó vào, cái gì thối nát đều dám phun ra ngoài.

Tiết thị không giỏi chửi rủa, tức giận đến mức run rẩy cả người : “Cô rõ ràng cầm xiêm y nhà ta, vài ngày trước ta xả vải mịn, làm áo khoác mới tinh, còn thêu hoa văn trên tay áo. Trên đầu ba thước có thần minh, cô cũng không sợ âm ty báo ứng!”

Thím hai Lữ phun nước bọt vào mặt Tiết thị: “Có báo ứng thì cũng báo ứng đồ đĩ mày! Trước kia thông đồng đàn ông trong phủ, hạ lưu như bọn kỹ nữ, bị các phu nhân đuổi ra, không biết xấu hổ, không biết thẹn, còn không tìm chỗ xó xỉnh mà treo cổ, ngược lại còn hại người bôi nhọ bà cô này! Không biết trời có bao nhiêu cao đất có bao nhiêu rộng, hay đánh giá ta dễ bắt nạt? Ngày mai sẽ bảo bà cô nhà chúng ta tới làm chủ!”

Những lời này khiến Tiết thị lại oan lại thẹn lại giận, chỉ vào thím hai Lữ: “Cô...cô...” Nghẹn ngào đến nói không nên lời. Hương Lan thấy thím hai Lữ khinh nhục mẫu thân như thế, trong lòng giận dữ, ném kim chỉ, đi giày muốn chạy ra ngoài, lại bị Trần Vạn Toàn giữ lại nói: “Bà cô nhỏ của ta, bên ngoài ồn ào đến hung, con đi theo thêm loạn cái gì!”

Hương Lan giãy giụa nói: “Mẹ con chịu ức hϊếp, gặp nhục nhã lớn như vậy, sao con có thể đứng nhìn!”

Trần Vạn Toàn trừng mắt: “Con mau ngừng nghỉ ngừng nghỉ! Con gái cả nhà họ Lữ là thông phòng của Đại gia trong phủ, về sau sinh con gái con trai sẽ nâng di nương, chính là nửa chủ tử, chúng ta kính còn không kịp, sao lại vội vàng tìm không thoải mái? Mẹ con cách nhìn của đàn bà, tóc dài kiến thức ngắn, nàng khốn kiếp, con cũng đi theo khốn kiếp chắc?” Đang nói truyền đến “Ai da” một tiếng, thì ra Tiết thị bị thím hai Lữ xô đẩy một phen.

Hương Lan giận quá hóa cười nói: “Vợ mình bị người ta đuổi đánh chửi ‘đồ đĩ’, không ra mặt thì thôi, thế nhưng vô dụng đến mức này, mau lấy một hai phần uy phong cha thể hiện ở nhà với mẹ con ra, thì hôm nay nhà chúng ta cũng không chịu cơn giận này!” Nói xong đẩy Trần Vạn Toàn rồi chạy ra ngoài.

Thím hai Lữ khinh Trần Vạn Toàn không dám sinh sự, cố ý chèn ép Tiết thị, lại vì chồng nàng từng khen “nương tử Trần gia xinh đẹp”, tưởng nhìn lén Tiết thị tắm rửa bị nàng bắt được, hiện giờ nhớ tới thì hận đến đau răng, nắm tóc Tiết thị giật kéo, trong miệng mắng“Tiện nhân”, “Kỹ nữ” không ngừng, phố xá láng giềng đều biết thím hai Lữ nổi danh là người đàn bà đanh đá, không dám duỗi tay giúp đỡ, chỉ ở bên cạnh khuyên bảo.

Hương Lan thấy mẫu thân tóc mai tán loạn, đầy mặt nước mắt bị thím hai Lữ đè xuống đánh, càng thêm cáu giận, theo chân tường lặng lẽ chạy đến cửa viện, túm then cửa rồi xông lên, hét lớn: “Bà nương khốn kiếp này, dám đánh mẫu thân ta!” Hung hăng đánh vào lưng thím hai Lữ.