- 🏠 Home
- Ngôn Tình
- Cổ Đại
- Làm Ruộng Giúp Người Ta Giàu Có
- Chương 3: Sự thật khi về thôn
Làm Ruộng Giúp Người Ta Giàu Có
Chương 3: Sự thật khi về thôn
Ban đêm, Phòng Đại Ni nhi đã lải nhải bên tai Phòng Ngôn rất lâu, ví dụ như, "Muội muội à, muội hãy nhanh chóng khỏe lên đi. Sau này đám người kia cũng không dám nói muội ngốc nữa. Nương cũng không cần phải buồn bã thêm." Hoặc như là, "Sau này ngày nào tỷ cũng dạy muội thêu hoa được không, chờ đến lúc muội thêu đẹp, là có thể gả cho một nam nhân tốt rồi, ai da, tỷ nói với muội những cái này làm gì, thật là xấu hổ quả."
...
Chờ đến khi Phòng Đại Ni nhi lải nhải xong, thanh âm nói chuyện của Vương thị và Phòng Nhị Hà trong đêm khuya lại vọng đến đây. Từ trong lời nói của bọn họ, Phòng Ngôn cũng có thể hiểu sơ lược về chuyện của gia đình này.
Phòng Nhị Hà rõ ràng là một tiểu tử trong nông thôn, ông là lão nhị trong nhà, cha không đau, nương không thương, gia gia nãi nãi không nhìn đến. Cho nên, lúc còn nhỏ đã đi làm công rồi. Lúc ở trên trấn làm công cũng học được một kỹ thuật từ người sư phụ già, qua năm tháng cũng tự làm một mình. Về sau, ông cũng bắt đầu đi làm thêm, kiếm được không ít tiền lời.
Nhưng, đang lúc ông đến tuổi chuẩn bị cưới vợ, nương của ông lại không đưa tiền, nói ông phải cưới muội muội của biểu cữu gia*. Cô nương kia từ nhỏ đã thích đến nhà họ, nhưng ông không thích biểu muội này. Nếu như bởi vì bản thân không thích, thì Phòng Nhị Hà cũng không muốn phản đối. Cưới ai mà chẳng như nhau, mọi người đều thế cả. Con nhà nghèo, có tiền cưới vợ là được.
* Em gái của cậu
Vấn đề ở chỗ trong lòng vị biểu muội này đã có người thương rồi, hơn nữa người nàng ta thích lại chính là tam đệ của ông. Dưới tình huống như thế, làm sao Phòng Nhị Hà đồng ý được. Hôn sự này, ông nhất quyết phản đối. Nương ông cũng nói, nếu không đồng ý, vậy thì một phân tiền cũng đừng mong lấy được. Về sau cũng đừng mong bà ta sẽ hỗ trợ cưới vợ, tự mình đi tìm tức phụ đi.
Từ nhỏ đã không nhận được nhiều yêu thương lắm, dưới sự tức giận, Phòng Nhị Hà liền rời khỏi nhà, ông đi lên trấn làm công, sau đó tự mình bày quán kiếm sống. Lâu sau cũng có được chút của cải.
Trùng hợp là, ông đi vào một nhà kia ở trấn trên để làm đồ, cảm thấy người nhà này cũng không tệ lắm. Hơn nữa, nữ nhi của bọn họ cũng coi trọng ông. Cô nương này đúng là Vương thị. Cứ như thế, hai bên tiếp xúc rồi tự do yêu đương với nhau.
Lúc Phòng Nhị Hà nói chuyện này với nương hắn, bà ta còn xúc động, cho là ông đã đổi ý. Nào ngờ, ông thế mà lại tìm được một tức phụ, không cần một đồng tiền nào của nương cả. Phòng Nhị Hà dùng tiền mình kiếm được ở trấn trên để cưới Vương thị, sau khi thành hôn cũng ít khi về thôn.
Việc làm ăn ở trấn trên của ông ngày cành phát triển, sau khi thành thân còn có Vương gia hỗ trợ, thuê được một mặt tiền ở trấn trên. Mỗi ngày trôi qua rất thoải mái. Hai nhi tử được đi học đường đọc sách, đại nữ nhi ngoan ngoãn đáng yêu, tiếc nuối duy nhất là thân thể của tiểu nữ nhi có chút khiếm khuyết. Cũng may bọn họ ở trấn trên, mỗi nhà đều làm buôn bán, mọi người đều từ nơi khác đến, cho nên không quen biết với nhau lắm, rất hiếm người biết Phòng Nhị Ni nhi là đứa ngốc.
Không ngờ, năm nay vừa qua, ở trên trấn có một người thợ mộc mới đến, cửa hàng này theo hướng lãi ít tiêu thụ mạnh, đa dạng đồ đạc, còn có chỗ dựa, khiến Phòng Nhị Hà không làm ăn được nữa. Việc làm ăn ngày càng đi xuống, cuối cùng không còn ai đến cửa. Phòng Nhị Hà trừ làm thợ mộc ra thì không biết gì nữa, trải qua nhiều lần thử nhưng không có kết quả, cũng có phần thất vọng và chán ngán.
Mắt thấy còn một tháng là đã đến hạn đóng tiền nhà năm nay, hơn nữa tình hình trong nhà quá tệ, sau khi tự hỏi hồi lâu, Vương thị và Phòng Nhị Hà đóng cửa bàn bạc, quyết định trở về thôn.
Ông vẫn còn tay nghề, không làm ở trên trấn, cũng không cần trả số tiền thuê nhà lớn mỗi năm, Phòng Nhị Hà vẫn có thể nhận một số đơn ở gần thôn để trang trải cuộc sống. Hơn nữa, nhiều năm trước khi vẫn còn trẻ, ông đã dựa vào nghề mộc này để kiếm tiền, bây giờ càng không thành vấn đề.
Năm đó khi ông thành thân, tuy nương ông tức giận Phòng Nhị Hà không thông báo một tiếng đã chủ trương cưới tức phụ, nhưng lúc ông muốn phân gia, nương vẫn phân cho ông vài mẫu đất. Hơn nữa, năm đó ông cũng lo xa, làm buôn bán là thứ không có căn cơ hẳn hoi, lúc tốt khi xấu, nếu ngày nào đó không làm được nữa, vậy thì cũng phải có một gian phòng để ăn ở ngủ nghỉ. Cho nên, ông mua một miếng đất, xay mấy gian phòng đơn giản.
Ở trong thôn, nếu nhà ai có nhi tử thành thân, đều sẽ được phân một khu đất. Nhà Phòng Nhị Hà nằm ở giữa thôn, vậy nên khi phân đất, nhà của Phòng Nhị Hà cũng ở quanh đấy. Nhưng Phòng Nhị Hà không muốn, bởi vì ông biết nương mình không thích tức phụ, cho nên, ông đi tìm trưởng thôn để mua một khu đất hoang ở đầu thôn phía tây. Kiếm vài người quen, tiêu chút tiền thuê mấy người làm công, nhanh chóng tạo ra một cái sân.
Vì thế, sau khi trở về thôn, nhà bọn họ mới có phòng để ăn ở ngủ nghỉ.
Nhưng mà, dù bọn họ đã suy tính mọi thứ, chuyện Phòng Nhị Ni nhi là một đứa ngốc vẫn bị trẻ con ở trong thôn biết. Tuy nhà họ ở đầu thôn phía tây, ít người qua lại, nhưng bên nhà lớn Phòng gia vẫn biết được một chút.
Đặc biệt là Trương thị, vợ của Phòng Tam Hà, năm đó Trương thị không quan tâm Phòng Nhị Hà, ngược coi trọng Phòng Tam Hà hơn. Sau đó, nàng ta cũng được như nguyện gả cho Phòng Tam Hà. Chỉ tiếc, Phòng Tam Hà là một tên không biết tiến tới, lười biếng nhưng thích dùng mánh khóe, ham ăn biếng làm. Dần dần nàng ta cũng hối hận, đặc biệt là khi thấy Phòng Nhị Hà lại trải qua cuộc sống ở trấn trên tốt như vậy, lúc về nhà thăm mẹ chồng đều mặc quần áo mới tinh. Trang sức trên người Vương thị, vợ ông cũng chọc vào mắt nàng ta. Dưới sự đối lập như vậy, đương nhiên là nàng ta sẽ ghi hận Vương thị và Phòng Nhị Hà rồi. Trương thị cảm thấy đều là do Phòng Nhị Hà năm đó khăng khăng không cưới nàng ta. Hơn nữa còn cho rằng do Vương thị đi câu dẫn Phòng Nhị Hà. Tóm lại, nàng ta chán ghét tất cả người ở nhị phòng.
Trước đó nàng ta cũng chỉ nghe thấy Phòng Nhị Ni nhi có chút vấn đề, lần này khi nhị phòng về thôn, nàng ta cố ý mặc quần áo và trang sức áp đáy hòm* đi sang chỗ ở của nhị phòng một vòng, không ngờ, đúng là một đứa bé ngốc. Nữ nhi của nàng ta cũng đi theo, sau khi trở về, Trương thị cũng không ngăn cản nó. Cho nên, chuyện Phòng Nhị Ni nhi là đứa ngốc như mọc cánh bay đi, truyền khắp mọi chỗ trong thôn. Bình thường người trong thôn đều không có hoạt động giải trí gì, chỉ có cái miệng là thích bô bô suốt ngày.
* Đồ áp đáy hòm đều là đồ tốt và quý nhất của cô dâu
Nhưng, có một số người không phải cố ý thích đi chế nhạo người ta, cũng không phải loại vui sướиɠ khi thấy ai đó gặp họa, họ chỉ đơn thuần coi đó là sự kiện để buôn chuyện, coi là như là đề tài bàn tán sau khi ăn cơm xong.
Trong khoảng thời gian này, người tới chỗ nhị phòng của Phòng gia cực kỳ nhiều. Có vài người đi theo chân người quen nhà bọn họ đứng ở ngoài cửa ngó vào trong, mãi cho đến khi thấy Phòng Nhị Ni nhi mới rời đi. Có mấy đứa trẻ không hiểu chuyện, trực tiếp gọi Phòng Nhị Ni nhi là đứa ngốc.
Vì thế, người nhà Phòng Nhị Hà mới cực kỳ coi trọng chuyện này, bình thường trong nhà đều có người, luôn chú ý động tĩnh bên ngoài, tránh cho người khác đến đây dọa Phòng Nhị Ni nhi.
"Chàng nói xem, sao người trong thôn lại như thế chứ, cứ thích ở cửa nhà chúng ta nói lải nhải. Nhị Ni nhi nghe xong buồn quá, hôm nay thấy nhiều người như thế đã bị dọa sợ, nằm lên giường ngủ. Lúc tỉnh lại liền ngồi ngốc ở bậc cửa." Vương thị đau lòng nói.
"Ừm, cho nên ngày mai nàng đừng ra ruộng với chúng ta, cứ ở nhà nhìn Nhị Ni nhi. Hiện tại khó khăn lắm con bé mới tốt lên, cũng không thể để cho mấy người đó dọa về như cũ." Phòng Nhị Hà trịnh trọng nói.
"Nhưng, việc trong ruộng còn nhiều như vậy, ba người làm đến khi nào, thêm một người đi hỗ trợ vẫn tốt hơn." Vương thị vừa đau lòng con gái vừa lo cho phu quân và nhi tử, "Nếu không như vầy đi, ta để Đại Ni nhi ở nhà rồi khóa cửa lại, thế thì người ở ngoài sẽ không thấy nàng được."
"Nương tử à, nói thật, nàng đừng đi xuống ruộng. Từ nhỏ nàng chưa từng xuống đất, không làm được chuyện như vậy đâu. Hơn nữa, ta cũng không muốn để nàng vất vả. Chuyện này cứ quyết định như thế đi, nàng ở nhà nhìn nữ nhi, chúng ta ở phía tây đầu thôn, để hai con gái ở nhà ta cũng không yên tâm. Chẳng lẽ nàng yên tâm? Đây cũng không phải là trên trấn, mỗi nhà gần nhau, còn có người tuần tra." Phòng Nhị Hà nói.
Nói đến đây, Vương thị liền từ bỏ ý định xuống ruộng, vẻ mặt cũng lo lắng hơn: "Chàng nói đúng, mấy ngay nay còn có người muốn đẩy cửa đi vào nhà đấy, nếu không ở nhà không biết sẽ ra sao nữa. Thôi, ta vẫn nên ở nhà thì hơn."
"Tốt, nàng nghĩ thế là được." Phòng Nhị Hà thấy Vương thị không muốn xuống ruộng nữa, liền vui mừng cười.
"Ai, chàng nói một chút, chuyện Nhị Ni nhi là bé ngốc sao lại truyền đi được? Có phải là Trương thị..." Vương thị nhỏ giọng nói.
Nghe thấy người này, Phòng Nhị Hà im lặng một lúc, nói: "Cũng không phải không thể. Người này có tâm ghen tị rất mạnh, nàng cẩn thận nàng ta một chút."
Vương thị vừa nghe xong, cười bảo: "Đúng thế, nàng ta ghen ghét ta gả được cho chàng, hơn nữa còn sống tốt hơn nàng ta."
"Không, cưới nàng là phúc khí lớn nhất của ta."
"Chàng đã một đống tuổi, sao còn không đứng đắn như thế." Vương thị trêu chọc nói.
"Ha ha, ở trước mặt tức phụ của mình thì đứng đắn làm gì." Phòng Nhị Hà là người lăn lộn trong xã hội mười mấy năm rồi, đương nhiên là ông không giống với những nam nhân cổ hủ luôn sống ở trong thôn kia. Lúc nên thật thà thì thật thà, khi không cần thì vẫn miệng lưỡi trơn tru được, nếu không sao mà cưới được Vương thị.
Nhưng, đề tài vừa chuyển, Vương thị còn nói thêm: "Nhưng hiện giờ, nàng ta có lẽ cũng giải hận được rồi, dù sao chúng ta cũng không ở trên trấn được nữa. Nàng ta có thể khoe khoang lên mặt rồi."
Phòng Nhị Hà nhíu mày: "Nàng không cần sợ Trương thị, nếu nàng ta lại đến nói những lời không hẳn hoi, nàng cứ đánh nàng ta ra ngoài."
"Ta đánh nàng ra ngoài? Vậy không phải nương càng hận ta hơn sao?"
"Sao lại thế được? Nếu nương biết chuyện nàng ta đi ra ngoài nói chuyện của Nhị Ni nhi, chắc chắn sẽ không tha cho nàng ta. Tuy nương không thích nhà chúng ta, nhưng bà ấy trọng mặt mũi nhất, có thể coi là khá công bằng đấy."
- 🏠 Home
- Ngôn Tình
- Cổ Đại
- Làm Ruộng Giúp Người Ta Giàu Có
- Chương 3: Sự thật khi về thôn