Chương 45

Cậu cả còn mải đánh khăng ở thôn bên nên mãi nửa canh giờ sau bọn người làm mới vác được cậu về. Cậu vừa mới bước lên hiên nhà đã bị bu cậu tóm lại lột áo, bu trầm ngâm ngắm vết bớt trên lưng cậu hồi lâu. Bớt của cậu là bớt quý bớt hiếm không phải ai cũng có đâu nhé, mai sau cậu nhất định sẽ làm quan to, bu cậu bảo thế.

Cậu cả khoái chí cười sang sảng, trong khi đó mặt mày bà cả mỗi lúc một tím tái. Nhà phú ông tuy giàu nứt đố đổ vách nhưng lại không có vị thế trên quan trường, bởi vậy nên mới đầu sang hỏi thầy bu bà chưa ưng ngay đâu. Phải mãi tới khi mời thầy xem tướng về, thầy phán sau này phú ông sẽ có đứa con trai mang bớt rồng làm rạng danh gia tộc thầy bu mới gật đầu đồng ý gả con gái.

Cậu Hưng khi sinh ra, quả thực trên lưng có vết bớt lạ. Khổ nỗi, bà chưa từng thấy con rồng nào cái đầu nó lại nhỏ đến thế! Không lẽ ông thầy đó phán nhầm? Phải là đứa con trai mang bớt rắn làm rạng rỡ dòng họ mới đúng. Bà đã luôn chắc mẩm như vậy, cho tới khoảnh khắc nhìn thấy cái đầu rồng uy nghiêm trên người cậu hai.

Phú ông không chỉ có một người con trai. Phải, bà suýt thì quên mất. Cậu hai làm quan ư? Hoang đường, thực sự rất hoang đường, cậu đâu có biết chữ? Bà tự an ủi mình rất nhiều, bà cố gắng trấn an, mà chẳng hiểu sao chân tay bà run cầm cập, lòng bà bồn chồn không yên.

-"Bà ơi...bà ới...bà...ông biểu...ông biểu bà đưa cái vòng ngọc ông mua năm ngoái trên kinh thành cho bà hai đeo."

Con Nhài từ đâu co giò chạy tới, vừa báo cáo vừa thở hổn ha hổn hển, cậu cả thấy ức thay, rõ khi xưa thầy còn bảo chiếc vòng đó chỉ xứng với bu Yến, vậy mà thoáng cái đã thay lòng. Cậu bực thầy ghê đó, cậu toan cầm chổi lên phòng thầy lùa bà hai đi, nhưng bu cậu lại cản, bu ôm cậu vào lòng, giọng bu buồn buồn.

-"Tim thầy cậu nhiều ngăn, là do bu dại nên mới bị dỗ ngọt. Bu giờ chỉ trông mong vào cậu thôi, cậu cố học thành tài."

-"Vâng. Bu Yến yên tâm, sau này cậu đỗ đạt cậu làm quan lớn, rồi cậu đón bu xuống phố huyện cùng cậu nhé!"

Đón cả Trâm nữa cơ, nhưng chuyện đó giờ cậu giữ kín, sợ nói trước bước không qua. Cậu hứng khởi chạy về phòng luyện chữ. Bu nheo mắt nom theo bóng cậu, cậu cũng sáng dạ, bu biết mà. Chỉ là, công bằng mà nói, khí chất của cậu so với cậu hai thì còn thua xa. Giờ bà hai được phú ông cưng chiều hết mực, nhỡ đâu số cậu hai phất nữa thì bà với cậu cả chỉ có nước ra đê mà ở.

Càng ngẫm bà càng hoảng loạn, bà sai người làm lén theo dõi cậu hai. Qua một tuần, thằng Quất tìm bà thưa chuyện, nó kêu ngoài việc chiều chiều cậu hay trèo lên mãi tít ngọn đa ngồi chơi thì chắc có gì bất thường cả. Nó dẫu sao cũng chẳng khôn hơn con Bưởi mấy, nó không nhìn ra là đúng, bà thì khác, bà vừa nghe đã biết liền, cậu hai dám lén học chữ.

Ngay từ đầu nếu cậu muốn học thì cứ việc xin xỏ, bà không tới mức cấm đoán cậu, nhưng sẽ có cách kiểm soát cậu, cái loại con thứ như cậu chỉ cần học biết mặt chữ là được rồi. Đằng này nhà dưới đó lại giảo hoạt kêu dốt không cần, để bà lơ là không phòng bị, rồi cậu thì cứ thế lén vụиɠ ŧяộʍ nghe giảng.

Chẳng biết cậu bắt đầu nghe từ lúc nào? Thầy bà mời cho cậu cả là thầy giỏi nhất dưới phố huyện, bà mất bao nhiêu tiền của tâm sức đâu phải để cậu hai được điềm nhiên hưởng sái thế đâu? Bà uất điên cả người, bà cố nén đợi tới đúng tầm chiều, khi chúng nó báo cậu đã trèo lên cây rồi bà mới đường hoàng đi ra.

Bà sai người lặng lẽ rải đá dăm nhọn hoắt khắp vườn, rồi bà kêu mấy thằng thanh niên trẻ khoẻ cầm rìu đốn bên dưới gốc cây. Cậu hai kiểu này hết đường thoát, cậu ở trên đó thì cây đổ cậu ngã lộn cổ xuống ao, mà cậu nhảy xuống thì cũng vỡ mặt với đống đá dăm.

Cậu chọn cách thứ hai, có điều cậu giỏi hơn bà tưởng. Đầu cậu vẫn lành lặn, tuy nhiên cậu cũng chẳng cao siêu gì, chân bị đá đâm rách hết da, máu ứa ra từng dòng đỏ quạch, máu chảy bao phủ mấy vết sẹo trên mu bàn chân của cậu. Bà biết, có thể cậu căm bà lắm, nhưng bà còn biết, cậu không phải đứa hành xử bốc đồng, còn bà hai, còn mợ hai, cậu chẳng dám chống trả công khai đâu.

Ngay cả khi bị bà chửi rủa thậm tệ, cậu cũng chỉ lặng thinh rồi đợi bà xua tay mới tập tễnh lê từng bước về nhà. Bà thở dài nom theo bóng cậu, rõ là bà ghét cậu, bà uất bà hai nên bà hận luôn cả cậu, cớ sao mỗi lần bà hành cậu, trông cậu khắc khổ l*иg ngực bà lại ngột ngạt?

Bà làm việc xấu nên bà áy náy ư? Bà thấy bản thân mình đâu có lương thiện tới thế? Vì đâu đêm bà không ngủ được? Vì đâu mỗi lần nhắm mắt gương mặt cậu lại hiện lên trong tâm trí bà?



Bà mò mẫn bật dậy búi tóc, men theo vườn mận đi lối sau xuống căn nhà tranh của cậu. Ánh đèn dầu mờ mờ, mợ hai đang ngồi tựa lưng vào vách nhà, cậu hai nằm ngay bên cạnh, chân cậu gác lên chân mợ, hình như mợ rửa vết thương cho cậu rồi, còn nhá lá thuốc đắp lên nữa. Mợ gặng hỏi nhưng cậu chỉ bảo lỡ may bị vấp thôi, mợ cứ nhìn xuống chân cậu lòng mợ lại xót, mợ thút thít mãi không nguôi.

-"Đừng khóc."

-"Tui đâu muốn đâu, tại nước mắt nó cứ chảy ra ý."

Mợ nức nở lý sự, cậu đưa tay bấu eo mợ, cậu rất hay bấu eo mợ, lúc giận cậu sẽ véo thật mạnh, lúc bình thường thì đùa cợt trêu trêu, còn lúc muốn mợ nghe lời như bây giờ cậu sẽ chỉ nhéo chút doạ mợ thôi. Mợ thế mà không hề sợ, mợ càng khóc tợn, cậu bí quá liền gắng bật dậy, cánh môi cậu mơn man trên gò má mợ, môi cậu chạm tới đâu, má mợ ửng hồng tới đó, tim mợ thảng thốt từng nhịp, mợ lơ đãng hỏi cậu, nước mắt mợ có vị gì?

-"Ngọt."

Cậu đáp, mợ cười ngây ngốc. Cậu nói giỡn đó, nước mắt, vừa mặn vừa chát, mợ biết thừa mà. Nhưng mợ kệ, mợ ôm chầm lấy cậu, cố ý mè nheo.

-"Tui kể cậu nghe cái người này nhé, má thơm đằng má, môi thơm đằng môi, còn khen tui đẹp, còn ngủ cùng tui, còn sợ muỗi công tui, nhưng mà vẫn không chịu thừa nhận là thương tui. Ai mà nhát gan vậy cậu nhỉ?"

-"Không biết. Ai thế?"

Cậu thản nhiên hỏi lại mợ, mặt cậu tỉnh bơ, nhưng tay cậu đã nhéo eo mợ thêm một cái nữa rồi. Mợ dỗi, mợ quay mặt đi hướng khác, cậu ghé vai mợ thì thầm, cậu khen tóc ai mà thơm thế. Mợ sướиɠ, quên khuấy mất mình đang giận, ngoảnh lại tươi cười giải thích.

-"Tóc tui chứ còn tóc ai? Phòng có mỗi tui với cậu mà, tui gội đầu bằng nước đun bồ kết, lá sả với vỏ bưởi đó. Cậu thích không?"

-"Không."

-"Không thích sao kêu thơm?"

-"Thơm đâu có nghĩa là thích."

-"Vậy cậu thích hôi hả?"

Mợ vênh mặt đối chất đến cùng, riêng khoản nói nhiều, nói dai, nói dại thì cậu thua mợ rồi, cậu kêu mợ về giường mợ đi cho cậu còn ngủ. Nhưng mợ chẳng chịu, mợ lý sự rằng chân cậu đau, để mợ nằm bên này có gì đêm hôm mợ còn chăm cậu.

Hai cái giường cách nhau có mấy bước chân thôi, nhưng theo như lời mợ phân tích thì chắc phải một cái dưới làng một cái trên phố huyện. Vậy mà cậu cũng chịu, mợ quấn quít đeo bám như nào cậu cũng mặc kệ. Mợ bên trong ríu rít kể chuyện linh tinh, bà cả bên ngoài lòng bỗng trùng xuống, bà móc túi áo, lấy ra lọ thuốc để lại trên bệ cửa sổ cho cậu rồi lững thững về phòng.



Bà với phú ông, đã từng có những ngày như thế. Cuộc đời, rốt cuộc cũng chẳng đoán trước được điều gì cả, hạnh phúc hôm nay, ngày mai biết đâu lại rơi vào dĩ vãng?

Đau đớn, xót xa, đâu thể lột tả hết được tâm trạng của bà lúc này? Xưa kia đường đường là tiểu thư nhà quan lớn, xưa kia mặc kệ sự đời, xưa kia cao ngạo là thế, giờ đây tới một đứa nhóc cũng phải sân si tới cùng. Nhiều lúc bà mệt mỏi muốn vứt quách tất cả mọi thứ, kiếm con ngựa rồi lang bạt tứ phương, tự do tự tại. Nhưng biết làm sao, phóng lao rồi, thì phải theo lao thôi.

Còn thể diện gia tộc, còn mặt mũi thầy bu, còn tương lai cậu Hưng, và quan trọng nhất là, người đã trót yêu, nói bỏ, đâu có dễ dàng.

Vẫn là sống cùng dưới một mái nhà, vậy mà bẵng qua mấy tháng mới được gặp mặt. Hôm đó, là hai mươi ba tháng chạp, đại gia đình tụ tập liên hoan tiễn ông Táo về trời. Như thường lệ, phú ông phải chủ trì buổi này, đích thân phát lương thưởng cho người làm trước khi họ nghỉ sắm Tết.

Những ai không có người thân, đón Tết cùng nhà phú ông phú bà thì được mười quan, người về với mẹ già con nhỏ thì được hai mươi quan. Còn lại tiền thưởng dựa vào năng suất làm việc từng người. Bà cả chuẩn bị hết rồi, còn đóng từng túi nhỏ có thẻ tên bên cạnh, phú ông chỉ việc ngồi một chỗ, con Quỳnh gọi tới tên ai thì ông lựa rồi trao cho người đó.

Giọng con Quỳnh thì to phải biết rồi, trước khi bị cha bán vào nhà phú ông nó làm nghề ca chèo mà. Giọng phú ông ngược lại nhỏ tới bất thường, người ông xanh tái bợt bạt. Bà hai ngồi vắt vẻo trong lòng ông cũng không khá hơn mấy, rõ ràng được mặc yếm lụa nhưng khí sắc yếu ớt khác thường, ngồi một lúc thôi mà bà thấy nhức đầu ghê gớm, bà ghé ông nũng nịu, tất nhiên vẫn không quên đá mắt liếc đểu tiểu thư.

Bà cả lửa giận bốc ngùn ngụt, bà nhắm đúng mặt bà hai, cả chén trà trên tay không nể tình quăng thẳng. Bà hai biết nước trà nguội rồi nên cũng chẳng thèm tránh, trán bà có bị sưng một chút, nhưng đổi lại phú ông sốt sắng lòng bà như có trăm hoa đua nở.

Lần đầu tiên, phú ông quát bà cả lớn tiếng tới vậy.

Lần đầu tiên, trước mặt người làm, bà bị một trận bẽ bàng đến như thế. Bà hận bà hai thấu xương thấu tuỷ. Mợ hai nhìn sắc mặt bà gai ốc sởn hết cả lên, mợ đâu có thích ở trên này đâu, tuy đồ ăn ngon, nhà cao cửa rộng nhưng không khí ngột ngạt lắm. Tuy nhiên tục lệ vậy mà, mợ là phận làm dâu, vào cái dịp này thì phải dâng trà cho thầy bu xong mới được về.

Mợ Chi cũng thế, trà của mợ là trà hảo hạng, con Chanh nó pha hộ mợ. Trà thơm lắm, uống xong còn thấy ngòn ngọt nơi đầu lưỡi, ai cũng tấm tắc khen ngợi. Tới lượt mợ Trâm, mợ chỉ có lá trà tươi mới hái ban sáng thôi, mợ cẩn thận chắt những giọt sương buổi sớm trên núi để nấu cùng, cậu mợ tuy nghèo nhưng cũng cố gắng hết sức làm tròn đạo hiếu.

Mợ kính cẩn bưng lên dâng thầy bu, bu Yến tức nên không thèm nhấp, bu Phúc thì chê trà nhà quê nên cũng kiêu căng quay mặt đi, chỉ có phú ông cười cười gật đầu với mợ, từ tốn thưởng thức cả ba chén trà.

Cũng được, vị trà thanh mát dễ chịu. Thầy thưởng cho mợ hai quan tiền, mợ mừng huýnh trở về chỗ ngồi, còn chưa kịp quay sang chuyện trò với cậu hai thì bên trên thầy đã sủi bọt mép rồi lăn đùng ra đất co giật. Bà hai đang ngồi trong lòng ông nên cũng bị ngã theo, bà đập đầu xuống đất ngất lịm. Cả nhà lớn bé già trẻ được một phen nháo nhác, bà cả hốt hoảng lao vào ôm phú ông, bà vỗ vỗ lưng cho ông, bà dặn ông thở đều, nhưng người ông cứ yếu dần, được một lúc thì cứng đơ không nhúc nhích.

Ông không nghe thấy bà gọi nữa rồi, dù bà có kêu tới khản cổ.

Đang yên đang lành, tự dưng uống có chén trà của mợ hai liền bất tỉnh, chả nhẽ trà có độc? Không chỉ riêng mình bà nghi ngờ, bên dưới cũng bắt đầu xôn xao bàn tán. Nhưng sao phải hạ độc phú ông? Không, không đâu, không phải phú ông đâu. Là bà đó, là bà hại cậu hai suýt què nên cậu mượn tay mợ trả đũa, cậu muốn âm thầm gϊếŧ bà, may sao phú ông gánh nạn thay cho bà.

Bà giận run người, càng nghĩ bà càng thấy kinh tởm, cậu kể ra cũng xảo quyệt y như bu cậu. Được, lần này để bà cho cậu biết thế nào là mùi vị đau thương. Để bà cho cậu hiểu, thế nào là cảm giác người thân kiệt quệ trước mắt mà mình lại bất lực. Bà đau như nào, cậu phải nếm trải y hệt như thế. Bà gạt nước mắt, đoạn bà ngoảnh ra quát lớn.

-"Bay đâu, trói mợ hai lại, đánh đến chết cho bà."