Chương 1: NGÔI MIẾU VEN SÔNG
Vào thời nhà Trịnh, ở Đàng ngoài,có một chàng trai tên là Trần Vĩnh chẳng biết từ đâu, lưu lạc đến vùng sông nước dưới chân núi Yên Tử, hạ lưu sông Bạch Đằng thuộc lập nghiệp. Thuở đó vùng đất ven sông này còn hoang vu, lau sậy cao lấp mặt người. Ở trong vùng có một con cá sấu già, sống lâu năm thành tinh, chuyên rình bắt ăn thịt người. Trần Vĩnh khi đó đang độ tuổi trẻ, thân thể cường tráng, khí độ hiên ngang, tính tình hào hiệp, rộng rãi, thấy tai ương của dân thì nóng lòng muốn trừ họa. Vĩnh liền bàn với với trai làng trong vùng đi săn cá sấu.
Ban đầu, họ trói một con dê béo đặt trên mép sông để dụ cá sấu đến rồi ngồi rình trong đám lau sậy um tùm trên bờ. Lũ trai làng ngồi trầu chực, chờ đợi cả ngày mà chẳng thấy cá sấu đâu cả. Ngồi chán, cảm thấy chờ đợi vô ích, một trai làng trong nhóm thợ săn liền xuống bờ sông, vất giáo sang bên cạnh, tháo dây trói để dắt dê lên. Ai ngờ chân y vừa chạm xuống mép nước thì một luồng khí tanh ập đến. Người thanh niên đó vội quay ra thì thấy một cái miệng đỏ lòm, mọc đầy răng nhọn lởm chởm ập đến nuốt trọn anh ta và con dê. Con cá sấu nhanh đến mức người kia chẳng kịp kêu lấy một tiếng đã nằm trọn trong mồm nó rồi. Đám thợ săn trên bờ cũng bị bất ngờ, run lẩy bẩy. Chỉ riêng có Trần Vĩnh linh động hơn người, chẳng hề hoảng loạn, mà nhân cơ hội con cá sấu đang ngoạm lấy người kia liền lao ra, lấy hết sức bình sinh đâm ngọn giáo sắc vào đầu con cá sấu. Vĩnh vốn là kẻ có sức khỏe hơn người, ấy vậy mà ngọn giáo sắc chỉ đâm vào da con cá sấu chừng hai phân rồi không thể nào nhúc nhích được nữa. Con cá sấu mắt đỏ lòm, da mốc xanh tức giận, liền quẫy đuôi nhằm quật ngã Trần Vĩnh rồi nhân đà quẫy, định ngoạm cả dê cả chàng thợ săn xấu số kia ra sông. Chiếc đuôi của con cá sấu như một chiếc roi sắt khổng lồ cắm đầy gai lởm chởm, chỉ cần nó quật vào thì Trần Vĩnh không chết cũng sẽ bị trọng thương nặng.
Nhưng Vĩnh là kẻ gan dạ, lâm nguy không hề nao núng. Chàng vận sức bật lên như con tôm, rồi vừa lăng mình trên không, vừa phi ngọn giáo vào mắt con cá sấu. Cả người con cá sấu được bọc bởi lớp da thô ráp, cứng như sắt như đồng, chỉ riêng có đôi mắt là điểm yếu duy nhất chí tử. Ngọn giáo cắm lút vào trong mắt con cá sấu khiến nó đau đớn, vùng vẫy. Có lẽ nó chưa bao giờ đau đớn đến như vậy. Con cá sấu nộ khí xung thiên, quăng miếng mồi trong miệng ra rồi lao mình đến chỗ Trần Vĩnh, quyết gϊếŧ chàng cho bằng được. Trần Vĩnh lúc đó, sau khilăng mình trên không thì loạng choạng ngã ra đất, ai ngờ lại đúng tầm lao đến của con cá sấu. Tình huống lúc đó nguy hiểm vô cùng, Trần Vĩnh cũng tưởng đời mình đến đây là xong. Ngờ đâu, chỗ chàng ngã xuống là vừa hay trùng với chỗ chàng thanh niên xấu số lúc nãy vất thanh giáo dài của mình. Trong tình thế cầu sinh, không kịp nghĩ ngợi gì, Vĩnhvới luôn thanh giáo chọc về phía vòm họng đỏ lòm của con cá sấu đang vồ đến. Khi Trần Vĩnh mở mắt ra, đã thấy mình nằm lọt thỏm dưới bộ răng sắc nhọn của con cá sấu. Tuy nhiên bộ răng ấy chỉ dừng trước tay của chàng mà không thể tiến lên thêm được nữa vì chiếc giáo dài đã găm lút sâu vào trong cổ của con cá sấu, xiên thẳng từ vòm họng lêи đỉиɦ đầu, chặn đứng nó lại. Trần Vĩnh toát mồ hôi lạnh, cảm giác như vừa giành được mạng sống của mình từ tay thần chết. Thanh niên trai làng lúc ấy mới ùa ra dùng gươm giáo gϊếŧ chết hẳn con cá sấu, lột lấy da rồi công kênh Trần Vĩnh về làng.
Chuyện Trần Vĩnh gϊếŧ cá sấu thành tinh được truyền tụng khắp vụng, già trẻ, trai gái đều ca ngợi mãi không thôi. Thế nhưng, từ ngày gϊếŧ cá sấu, sức khỏe của Trần Vĩnh bỗng yếu hẳn đi, đang tuổi trai tráng mà nằm liệt giường không rõ nguyên nhân. Dân làng trong vùng biết ơn chàng, liền quyên tiền mời một thầy pháp cao tay về thăm khám cho Vĩnh. Thầy vốn đã nghe về sự tích của Trần Vĩnh, khi đến nhà, sau khi thăm khám chẳng nói chẳng rằng, liền ra vườn nhổ lấy một bụi gừng, lột sạch vỏ rồi chà mạnh vào cột sống của Trần Vĩnh. Lạ thay gừng chà đến đâu thì trên da chàng, một lớp vảy sừng màu đen hiện ra đến đấy rồi bị hút vào củ gừng. Chà một lúc, củ gừng đen kịt, sư thầy liền thay củ khác. Cứ chà liên tục độ nửa canh giờ thì Trần Vĩnh thấy người nhẹ bẫng liền nhảy phốc từ trên giường xuống, quỳ lạy, bái tạ sư thầy. Sư thầy lúc ấy mới thở dài, mà nói:
- Con cá sấu mà ngươi gϊếŧ đã sống ít nhất một trăm tuổi, khi chết đi oán hồn sâu nặng không tiêu tan nên ám vào người ngươi. Cá sấu là giống sống dưới nước, mang tính hàn nên ta dùng gừng tươi để trừ. Tuy nhiên, oán hồn của con cá sấu này mạnh lắm, ta đã dùng hết sở học của mình cũng không thể trừ hết. Ngươi tạm thời qua khỏi cơn nguy này nhưng nên nhớ mỗi lần ngâm mình dưới nước bơi lội thì nên ngậm một củ gừng trong miệng để không bị ảnh hưởng. Gừng tươi mang tính nhiệt sẽ giúp ngươi khu trừ tà khí âm hàn của con cá sấu.
Sau đó, sư thầy đi đi lại lại, chừng như không an tâm lại dặn tiếp:
- Ta e rằng oán hồn của con cá sấu không chỉ ám mỗi đời ngươi mà còn tiếp tục gây họa đến đời con đời cháu của ngươi. Vậy nên ngươi cũng phải dặn con cháu ngươi phải luôn ngậm gừng tươi mỗi khi xuống nước. Hãy nhớ đừng quên.
Sau khi được chữa khỏi bệnh, Trần Vĩnh vẫn tiếp tục sống chài lưới ven sông, nhờ sức khỏe phi thường mà có cuộc sống cũng khấm khá.
Tám, chín chục năm thoắt trôi qua, con cháu Trần Vĩnh sống ở ven sông đã truyền được năm đời. Đến đời Trần Hoàn thì hoàn cảnh gia tộc ngày một sa sút dần. Vì nhà nghèo mà không có đủ tiền để cưới vợ. Trần Hoàn phẫn chí bỏ nghề chài lưới, đốt túp lều ven sông bỏ lên bờ theo học nghề một người làm nghề hàng thịt, chuyên mổ trâu, mổ lợn để kiếm sống. Những khó khăn thuở học nghề qua đi, dần dần, việc làm ăn xuôi dòng, Trần Hoàn trở lên giàu có và cưới một người vợ là Đào Thị. Hàng ngày, Hoàn gϊếŧ mổ thịt trâu, thịt lợn để Đào Thi đi bán, đi buôn khắp vùng. Thuận vợ, thuận chồng nên đời sống của hai vợ chồng chẳng mấy chốc mà sung túc.
Tuy vậy, do gϊếŧ mổ nhiều, nhà cửa nặng mùi máu tanh, hao tổn nặng nề đến âm đức nên đến tuổi tứ tuần mà hai vợ chồng Hoàn chẳng có nổi một mụn con. Cái thói ở đời, khi đói thì chỉ mong có cơm ăn, có cơm ăn thì lại cầu phú quý, đến lúc phú quý thì lại mơ tưởng con đàn cháu đống. Vợ chồng Hoàn tuy giàu có nhưng vì không có con nối dõi nên đêm ngày ăn ngủ không yên, tưởng giàu mà không sướиɠ.
Nghe dân làng mách nước, một hôm vợ chồng Hoàn trai giới sạch sẽ, bày biện lễ vật rồi chẳng ngại vất vả mà leo lên chùa Hoa Yên ở chốn lưng trời trên núi Yên Tử để làm lễ cầu tự xin trời phật ban cho một mụn con. Yên Tử là đất Phật, khí thiêng hun đúc nên thường có cao nhân tọa trấn. Phương trượng chùa Hoa Yên lúc đó là Định Giác nổi tiếng là bậc hiền triết, thấu tỏ lẽ đời. Vợ chồng Hoàn muốn xin được thầy làm lễ phật, ban phúc cho. Hai vợ chồng chầu ở cửa thư phòng của thầy xin được gặp gỡ nhưng thầy từ chối không gặp, chỉ cho chú tiểu ra báo:
- Ngày mai ta sẽ lên chùa Đồng trên đỉnh Yên Tử thiền tu một tháng. Kẻ nào có tâm, có chí thì mời đi theo.
Hai vợ chồng nghe vậy thì không biết nên buồn hay vui, liền chầu chực trước cửa chùa đợi đi theo thầy. Sáng sớm hôm sau khi sương mù còn giăng giăng ngang lưng núi đến mức cách nhau một hai trượng chẳng nhìn thấy mặt nhau, thầy Định Giác đã bắt đầu leo lêи đỉиɦ. Đỉnh Yên Tử cao chót vót, dốc núi dựng thẳng đứng, đất đá trơn trượt, đường đi khó khăn gian truân vô cùng. Thầy Định Giác mình hạc cốt tiên nên đi nhanh thoăn thoắt, hai vợ chồng Trần Phúc cắn răng theo sau, dù mỏi mệt cũng không dám dừng lại. Đi chừng nửa ngày thì họ lên đến đỉnh núi. Đỉnh Yên Tử là cổng trời, cảnh đẹp tựa như chốn bồng lai. Xung quanh sương mờ trắng xóa, trúc xanh rì rầm. Hai vợ chồng Trần Phúc mải mê ngắm quên cả mỏi mệt. Thầy Định Giác thiền tu trên đỉnh Yên Tử, hai vợ chồng ngồi bên cạnh, nghe thầy giảng đạo, thiền tu, ngày ăn trái rừng, đêm uống mưa giăng. Trải bao mưa gió, sương sa, hai vợ chồng ở đây cũng đã một tháng. Mặc dù ăn uống tuềnh toàng nhưng lạ thay họ lại thấy thân mình khỏe khoắn, nhẹ bẫng như mây.Bấy giờ thầy Định Giác mới gọi hai vợ chồng đến để nói:
- Từ lúc vợ chồng ngươi mới đến cổng chùa, ta đã ngửi thấy mùi tanh của máu, oan hồn oán khí đeo bám phía sau lưng liên miên không dứt. Các ngươi làm nghề sát sinh, tội nặng lắm nên trời phạt chưa cho có con. May mắn thay hai ngươi có lòng, có chí tu hành, đã lêи đỉиɦ Yên Tử này một tháng, được khí thiêng cửa phật gột rửa hết oán khí. Từ nay trở đi,các ngươi nên từ dao bỏ kiếm mà ăn chay, niệm phật, làm việc thiện, tích chút công đức, biết đâu Phật thương phật độ mà ban cho đứa con.
Vợ chồng Hoàn nghe theo, lạy tạ phương trượng rồi về nhà từ bỏ nghề hàng thịt, ăn chay trường, ngày đêm tụng kinh niệm phật. Gặp lúc dân tình đói kém, hai vợ chồng san sẻ gia sản của mình để bố thí giúp đỡ người nghèo khổ. Lòng thành động đến trời xanh. Hai năm sau thì Đào Thị thụ thai, sinh ra một bé trai trắng trẻo, kháu khỉnh đặt tên là Trần Phúc.
Phúc từ khi sinh ra đã có quý tướng, da thịt trắng trẻo hồng hào, trán vuông, mày sáng, lại lớn nhanh như thổi, thường cao hơn bạn cùng trang lứa một cái đầu. Trời cũng ban cho Phúc trí thông minh hơn người, năm tuổi đã đọc thông, viết thạo, thông làu một số bộ sách nhỏ. Vợ chồng Hoàn vì thế càng thêm yêu quý, nuôi nấng, chăm sóc Phúc chu đáo tỷ mỷ, chẳng bao giờ dám làm trái ý con một điều gì. Thói đời chiều quá sinh hư, Phúc sinh ra cái tính tính tự phụ, luôn tự hào về gia thế và tài trí của mình. Tuy nhiên, vì ngày nào cũng nghe bố mẹ niệm phật nên tâm tính của Phúc vẫn luôn hướng thiện, có lòng yêu thương người khác.
Lên mười lăm tuổi, cảm thấy đã học hết chữ của thầy đồ trong làng, Phúc xin bố mẹ đến xử Quảng Yên, xin học một thầy giáo có tiếng trong vùng. Cha mẹ không nỡ xa con nhưng cũng không dám cấm đoán trí tiến thủ của con nên cũng đành lòng đồng ý. Hai vợ chồng bàn bạc với nhau cử Đào Thị đi theo Phúc để chăm lo cơm nước sớm chiều cho con.
Thế là hai mẹ con lên đường đến xứ Quảng Yên. Trần Phúc hứng thú học hành lại thông minh sáng dạ nên học rất nhanh, vượt trội so với bạn bè cùng trang lứa. Còn Đào thị thì hàng ngày lo việc cơm bưng nước rót cho con, tuy vất vả nhưng thấy con học thành tài thì vui mừng khôn xiết. Được một thời gian, ở quê nhà báo lên là Hoàn bị ốm, Đào Thị đành thuê cho con một người hầu, còn mình phải về chăm chồng và trông coi sản nghiệp.
Mẹ ra về, không có người bên cạnh dạy bảo nên Trần Phúc càng tự tung tự tác. Vào ngày cúng thành hoàng của làng quê nhà thầy, mọi người có tổ chức hội thi đánh cờ người. Trần Phúc vốn tự tin về tài đánh cờ của mình nên cũng ghi danh tham dự. Trần Phúc thắng một lèo các trận đấu, cuối cùng đấu với chính thầy giáo của mình trong trận tranh ngôi vị quán quân. Cả làng thấy sự lạ, trò đánh cờ với thầy liền hò reo, kéo nhau đến xem ngày một đông. Trần Phúc đánh với thầy cả thảy năm ván. Hai người đấu trí nhau, căng thẳng như đánh trận nhà binh. Cuối cùng Trần Phúc thắng được ba ván giành ngôi vị quán quân. Dân làng thấy Trần Phúc trẻ tuổi mà tài cao liền công kênh Trần Phúc lên reo mừng. Trong lúc vui sướиɠ quá đà, Phúc liền trỏ vào thầy mình và nói: "Học chữ thánh hiền, ông là thầy ta nhưng đánh cờ thì ta mới là thầy ông". Thầy giáo vốn đang bẽ mặt vì thua nay nghe thấy thế tức thì giận tím tái mặt mày. Ngay ngày hôm sau, thầy liền cho gọi Trần Phúc đến trách mắng một trận. Phúc nghĩ thầy lòng dạ hẹp hòi nên cảm thấy uất ức, đồng thời lại cho rằng thầy đánh cờ thua mình thì chứng tỏ tài trí cũng kém mình, không xứng đáng để dạy mình nữa liền xin bỏ học về quê. Phúc và người hầu gói ghém đồ đạc và tức tốc bỏ về ngay trong ngày hôm đấy.
Hai chủ tớ đi đến sông Bạch Đằng thì đã cũng đã gần tối, liền ngồi chờ đò đưa sang sông. Chỉ cần qua con sông này thì sẽ đường về nhà chẳng còn bao lâu nữa. Lúc đó, trên trời mây giăng, gió bắt đầu thổi mạnh, báo hiệu một cơn mưa to sắp đến. Ngồi chờ đò với hai chủ tớ nhà Phúc còn có một gia đình nữa có hai mẹ con. Bộ dạng họ rách rưới bẩn thỉu, khoác trên mình bộ áo tơi đi mưa. Thằng con chỉ kém Phúc độ ba bốn buổi, mặt mũi lấm lem, cứ thỉnh thoảng lại quay sang Phúc nhe răng cười. Vốn là cậu ấm trong nhà giàu, Phúc rất ghét chơi với những đứa trẻ nhà nghèo, thấy bộ dạng bẩn thỉu của tên kia thì lại càng ngoảnh mặt làm ngơ, tỏ ý không muốn kết giao. Vừa lúc đó thì đò cập đến. Hai chủ tớ nhà Trần Phúc và gia đình nhà kia lục tục lên đò.
Sông Bạch Đằng rộng mênh mang, đứng bên này bờ không nhìn thấy bờ bên kia. Chiều muộn, thủy triều bắt đầu lên, sóng cuộn cuộn như một đàn ngựa có bờm màu trắng bạc, tung vó ầm ầm lao ngược dòng lên trên. Hai bên bờ sông, những dãy núi đá nhấp nhô, hùng vĩ, nom như một đạo quân khổng lồ ngạo miệt trời đất.Trần Phúc nhìn sóng trắng vỗ vào núi đá rêu xanh thì cảm thán không nói lên lời, ngâm nga ngân một vài câu thơ.
Lúc đó, đò đang đi giữa dòng thì nước từ phía đằng đông, gió bỗng thổi lên ầm ầm, mây đen giăng kín bầu trời. Rồi mưa bỗng bỗng ào ạt đổ xuống mà không một lời cảnh báo. Trời đất nhòa đi trong mưa. Con đò chòng chành, cố xoay sở để đứng vững trên sóng nước. Vì ra về vội vàng nên chủ tớ nhà Trần Phúc không mang theo áo tơi che mưa. Mưa quất lên mặt chàng ta lạnh ngắt. Thấy Trần Phúc ướt và lạnh trong mưa, đứa trẻ con nhà nghèo kia liền lôi từ trong nải hành lý ra một tấm áo tơi đi mưa. Nó cười hềnh hệch rồi mang đến đưa cho Trần Phúc. Trần Phúc nhìn thấy chiếc áo tơi xám ngoét, cáu bẩn toàn đất cát thì thà chết cũng không thèm mặc. Vốn bản tính cao ngạo nên khi đứa trẻ đưa áo tơi đến, Trần Phúc liền đưa tay hất văng ra, nói:
- Ta không cần.
Ai ngờ chiếc thuyền đang chòng chành, vì hạnh động văng tay của Trần Phúc bỗng nhiên chao đảo rồi lật úp xuống, khiến tất cả mọi người lộn ùm xuống sông sâu sóng cả. Trần Phúc vốn biết bơi nên có thể xoay xở dưới nước, thấy đứa bé kia đang nặn ngụp thì liền tiện tay túm tóc nó lôi ngoi lên bờ. Phúc kéo đứa trẻ về chiếc đò đã lật úp, bảo nó bám tay vào thành đò. Ngay khi đứa trẻ hết sặc nước, nó liền la toáng lên tìm mẹ. Trần Phúc lúc đó mới nhìn xung quanh, ở phía bên kia, người lái đò đã cứu được tên người hầucủa mình lên, còn người mẹ của đứa trẻ thì bị trôi ra phía xa. Bà ta, không biết bơi, càng quẫy đạp lại càng chìm xuống. Đứa bé kia hoảng hốt, bấu lấy tay Phúc, cầu xin chàng cứu mẹ nó.
Phúc tuy là người cao ngạo nhưng từ nhỏ đã được nghe cha mẹ giảng đạo phật nên bản tính lương thiện, thấy người gặp nạn thì chẳng nề hà sức mình cứu giúp. Chàng liền lao xuống nước như một con dái cá, bơi về phía người mẹ, lấy hết sức bình sinh, túm chặt tóc bà ta, kéo bà ta về phía chiếc đò. Tuy nhiên, khi còn cách chiếc đò chừng hai chục sải bơi, Trần Phúc bỗng thấy cơ thể mình đột nhiên nặng nề, sức khỏe tự dưng mất hết. Lưng chàng bỗng nặng như đeo đá, sờ tay về phía đốt sống lưng thấy những chiếc vảy sừng bắt đầu nhú lên. Trong cơn hoang mang, Trần Phúc sực nhớ đến câu chuyện mà cha kể hồi nhỏ về cụ tổ Trần Vĩnh và lời dặn dò phải luôn mang gừng khi bơi lội dưới nước. Phúc biết ám hồn của con cá sấu năm xưa vẫn chưa từ bỏ quyết tâm làm hại dòng họ mình. Nay giữa sóng nước mênh mông, nó lại hiện về, muốn kéo Phúc xuống đáy sông. Tuy nhiên, trong tay Phúc lúc này chẳng có một củ gừng nào cả, chẳng khác nào để mặc kẻ thù thoải mái gϊếŧ mình.
Người lái đò lúc đó thấy cả Phúc và người mẹ đứa bé tự nhiên chới với giữa sông liền bơi lại giúp. Ông ta nắm áo Phúc, định kéo cả hai người về chiếc đò. Nhưng sức ông ta có hạn không thể kéo cả hai người cùng một lúc. Lớp vảy trên lưng Phúc ngày càng mọc ra càng nhanh, trọng lượng cứ thế tăng dần khiến chàng càng lúc càng đuối, chân tay bải hoải chẳng hề có chút sức lực nào cả. Cảm thấy nếu cứ thế này thì cả ba sẽ cùng chết chìm dưới sông nước, Phúc liền giằng tay người lái đò đang nắm áo mình ra và dồn hết chút sức lực cuối cùng đẩy người mẹ kia về phía ông ta. Người lái đò trong lúc nguy cấp, biết ý muốn hy sinh của Phúc liền túm lấy áo người mẹ lôi được về phía đò. Còn Trần Phúc thì bắt đầu trầm xuống dưới. Chàng đưa mắt nhìn trời đất một lần cuối trước khi chìm hẳn, trong lòng không hoảng loạn mà chỉ thấy chua xót: "Than ôi, Phúc ta đây một thân đầy tài năng mà chưa một lần được ra bể lớn thi thố đã bỏ mình nơi chốn sông núi heo hút. Than ôi."
Người lái đò sau khi đưa người mẹ kia bám được vào đò, quay lại tìm kiếm thì không còn thấy tăm hơi của Phúc đâu cả. Sau một lúc lâu dò tìm, ông ta đành ngậm ngùi đưa mọi người lên bờ rồi báo tin cho người dân xung quanh đi tìm thi thể của Phúc. Đứa hầu đêm đó chạy suốt đêm về nhà họ Trần báo tin. Trần Hoàn biết con mình đã thác, đau đớn như bị sét đánh, liền từ trên giường bệnh bổ nhào đi tìm con.
Sáng hôm sau, hai vợ chồng Trần Hoàn, Đào Thị cùng người lái đò và hai mẹ con đứa trẻ nghèo kia tìm thấy thi thể của Phúc ở một gò đất ven sông Bạch Đằng. Quái lạ thay, phần lớn thân thể của Phúc đã được bọc bằng lớp vảy sừng màu đen như da cá sấu. Xunh quanh người chàng, mối đã đùn đất lên, rồi nhanh chóng phủ kín người chàng thành một ngôi mộ lớn. Trần Hoàn thấy sự lạ liền vời thầy bói ở trong vùng đến. Thầy bói phán rằng Trần Phúc trước khi chết đã hai lần làm việc thiện nên thần linh đã kéo xác trôi dạt vào một huyệt kết, là đất báu phong thủy. Nếu cứ để thi thể tại đất này thì sau này linh hồn có cơ hội thăng thiên thành tiên.
Dân làng xung quanh nghe thế liền quyên tiền cùng với Trần Hoàn xây dựng một miếu thờ, tôn Trần Phúc lên làm thành hoàng làng, thường xuyên cắt cử người trông nom nhang khói.
Miếu Trần Phúc nằm ở nơi tàng phong đắc thủy, lưng dựa vào non thiêng Yên Tử, chân gác biển Đông vạn dặm, phía bên hữu là dòng sông Bạch Đằng lượn vòng quanh, được khí thiêng non sông hun đúc, trở lên linh thiêng. Dân trong vùng đến cúng bái thường cầu gì được nấy. Ngôi làng thờ Trần Phúc làm thành hoàng thì an thuận, dân chúng giàu có nên họ càng thêm tín, hương khói cực thịnh.
Trải qua gần hai trăm năm, bãi bể hóa nương dâu, khu vực miếu thờ Trần Phúc xưa kia nay đã được bao vây bởi thị thành đông đúc, nhà cửa san sát. Mặc dù trải qua bao gió mưa đổi dời nhưng ngôi miếu vẫn giữ được nét cổ kính ngày xưa. Ngôi miếu hình chữ nhật, rộng chừng ba gian với mái ngói cong vυ"t, tường bằng gạch cổ lẩn trong rêu phong, vương gió bụi thời gian. Ngoài sân, có tượng bốn con chó đá xếp thành hai hàng, chạm chổ tỉ mỉ.
Cuộc sống càng hiện đại thì càng có nhiều áp lực nên người dân càng tìm đến tâm linh để giải tỏa những bức bối. Vì thế mà miếu thờ Trần Phúc vẫn hương khói nghi ngút, người thăm viếng quanh năm không ngớt. Tuy vậy, năm tháng xa xôi khiến chẳng mấy ai còn nhớ người được thờ trong miếu là ai. Người ta chỉ gọi đây là miếu đức chúa ông, thờ thành hoàng của làng.
Thật là:
Khí thiêng gột rửa thai phàm
Cứunhân độ thế thác làm đức ông.(ǤR