Lá Nằm Trong Lá

10/10 trên tổng số 1 lượt đánh giá
Tác Giả: Đề Cử
Tình Trạng: Hoàn Thành
“Bước vào khoảng thời của tuổi biết buồn, Nguyễn Nhật Ánh đã ghi lại những bâng khuâng rung cảm đầu đời. Trong tâm tưởng các em, bây giờ không chỉ nghĩ về cái gì mà còn nghĩ về ai, về một người khác g …
Xem Thêm

- Ngươi nhìn xuống giếng xem ta làm phép nhé!

Cô nói khi chàng trai bước lại gần, hai tay vẫn không ngừng phủi vào quần để làm sạch cỏ bám trên tay.

Công chúa mở những ngón tay cho cọng cỏ rơi xuống khi chàng trai cúi nhìn vào lòng giếng, vui vẻ nói:

- Ngươi chờ một chút!

Mặt nước dập dềnh, lay động, bầu trời và mây và mặt người rung rinh, tan ra, gờn gợn, nhập nhòe, chập choạng rồi chầm chậm lắng dần. - Ngươi thấy chưa?

Công chúa reo lên khi mặt nước trở lại phẳng phiu và trong lòng giếng yên bình đó, tất cả – trời xanh, mây trắng, chùm hoa đỏ và vàng trên suối tóc mượt đen lại bỗng chốc vẹn nguyên như được một bàn tay vô hình cắt dán, sắp xếp một cách hoàn hảo.

Chàng chăn ngựa chưa kịp trả lời, công chúa bỗng “ơ” lên một tiếng ngân dài. Đấy là vì trong một thoáng cô chợt nhận ra kế bên gương mặt của cô là gương mặt tuấn tú của một chàng trai lạ. Dĩ nhiên cô biết đó là gương mặt của chàng chăn ngựa – bây giờ đã là bạn thân của cô, nhưng khi cô nhìn qua tấm gương lung linh dưới kia cô thấy chàng lạ hẳn như thể cô mới nhìn thấy chàng lần đầu. Cảm giác ngờ ngợ bỗng chốc lấp đầy cô, cũng bởi vì lần đầu cô thấy hai người ở gần nhau đến vậy, hình ảnh mà cô tưởng tượng cô chỉ có thể bắt gặp trong những giấc mơ nửa đêm về sáng.

Như một phản xạ tự nhiên, nàng công chúa bé bỏng ngoảnh mặt sang bên cạnh như muốn kiểm tra xem hình ảnh dưới kia có thật không và vì chàng chăn ngựa đứng quá gần cô nên đôi môi cô vô tình chạm vào má chàng trai… ”.

Chàng chăn ngựa và nàng công chúa trong câu chuyện của văn sĩ Mã Phú càng xích lại gần nhau bao nhiêu thì bọn thi sĩ chúng tôi và các nàng thơ gặp lắm trục trặc bấy nhiêu.

Sau Thỏ Con, Xí Muội đến Cúc Tần.

Trước nay, các bậc phụ huynh đáng kính của tám đứa tôi vẫn nghe đồn (có khi nhìn thấy) bốn đứa con trai chở bốn đứa con gi đi diễu ngoài đường nhưng khi được bọn tôi giải thích bọn tôi đi công việc cho nhà trường vì tất cả đều là thành viên của ban báo chí, các bậc phụ huynh chẳng có ý kiến gì, thậm chí còn có vẻ hãnh diện về trọng trách của bọn tôi.

Đôi lúc các ông bố phát hiện các ông quý tử lấy trộm chìa khóa honda chuồn đi chơi, bọn thi sĩ chúng tôi cũng nhờ lý do cao đẹp này mà thoát nạn.

Nhưng kể từ khi thi sĩ Trầm Mặc Tử và nàng Cúc Tần rủ nhau chơi trò Romeo và Juliet, đểnh đoảng để ba của Juliet phát hiện thì mọi chuyện không còn suôn sẻ với chàng Romeo nữa.

Một hôm, Cúc Tần gặp Thọ, méo xệch miệng:

- Ông gạch tên tôi khỏi ban báo chí đi!

Y như có một phát đạn sượt qua tai, thi sĩ Lãnh Nguyệt Hàn nhảy bắn lên, ú ớ:

- Ê, ê… không có giỡn chơi à! Có giận gì thằng Hòa thì…

- Chuyện này chẳng liên quan gì đến ai hết! – Cúc Tần thở dài và cụp mắt xuống – Đây là mệnh lệnh của ba tôi.

Nghe vậy, mặt Thọ lập tức chảy dài. Nó không hỏi lại, cũng không năm nỉ. Nó nhớ ngay đến chuyện hôm trước, biết “làm con không thể chống lại ba mẹ”, nhất là khi ba mẹ đó đã bắt quả tang đứa con đó từng chọn đống rơm sau hè vào lúc tối trời để “bàn chuyện làm báo” với một thằng con trai hết sức khả nghi.

Kể từ hôm đó, thi sĩ Trầm Mặc Tử đành xách xe không chạy theo bọn tôi.

Có lần tôi nhìn Hòa, thương tình đề nghị:

- Hay mày bổ sung một đứa con gái khác vô ban báo chí cho thằng Hòa có bạn đi, Thọ!

- Dẹp! – Thọ gạt phắt – Ban báo chí không phải là cái chợ!

Nó quay sang Hòa, vừa nói vừa nhe nanh như muốn cắn thằng này:

- Nó muốn làm Romeo thì nó ráng chịu! Hừ!

Như chưa nguôi bực tức, Thọ quét mắt sang tôi và Sơn, ợ ra một tràng chửi rủa:

- Hai đứa mày cũng cùng một giuộc với thằng Hòa. Tao phải lo chuyện đại sự, có rỗi hơi đâu mà suốt ngày đi thu xếp chuyện giận hờn của tụi mày.

Thọ càng nói càng cao giọng, lần này nó đấm tay lên ngực thay vì đấm lên mặt bàn như mọi lần:

- Tụi mày thấy tao với Hạt Dưa không! Có bao giờ xảy ra chuyện gì đâu! Đó là mối quan hệ mẫu mực giữa thi sĩ và nàng thơ! Êm thắm! Chan hòa! Thân thiện!

Ba câu cuối, cứ nói một câu Thọ đấm ngực một cái như nhạc công đệm trống cho ca sĩ. Êm thắm – binh! Chan hòa – binh! Thân thiện – binh!

Ba đứa tôi cũng có cảm giác đó là ba tiếng trống thật, nghe ù cả tai. Và chẳng đứa nào hó hé một tiếng. Chẳng phải tụi tôi sợ gì Thọ. Đơn giản vì nó nói đúng quá! Quả thật, so với ba cặp còn lại, cặp Lãnh Nguyệt Hàn – Hạt Dưa chưa từng để xảy ra bất cứ một xích mích gì.

Đúng là mẫu mực!

Mẫu mực trong tình cảm chưa chắc đã là mẫu mực trong học tập.

Kết quả thi học kỳ hai, và tính chung cả năm, thằng Thọ xếp dưới tôi, Hòa, Sơn, chỉ trên mỗi thằng Lợi.

Tính cả ban báo chí, toàn bộ thi sĩ lẫn văn sĩ đều xếp dưới các nàng thơ, thế mới nhục!

Tôi đau nhất, vì năm lớp tám, lúc thằng Thọ chưa bày ra bút nhóm Mặt Trời Khuya và chưa làm trưởng ban báo chí nhà trường, tôi học khá hơn nhiều. Cuối năm lớp tám, tôi đứng hạng nhì, ngày bế giảng ôm phần thưởng đến xệ cả vai, phải nhờ thằng Sơn lấy xe đạp chở về.

Năm nay tôi tụt xuống hạng sáu. Thỏ Con năm ngoái xếp hạng mười, năm nay đột ngột vọt lên hạng nhì, chiếm chỗ của tôi khiến tôi ấm ức vô kể. Tôi với nó là một cặp, cả năm dung dăng dung dẻ bên nhau, chia ngọt sẻ bùi bao nhiêu thứ, thế mà trong khi tôi cặm cụi lo làm thơ… cho nó thì nó cắm cổ học bài làm bài để bây giờ nó trèo lên cao chót vót và co cẳng đạp tôi văng tuốt luốt xuống dưới.

Mẹ tôi chắc cũng nghĩ như tôi. Khi nghe tôi rụt rè thông báo thứ hạng, mẹ tôi lắc đầu và nhìn tôi bằng ánh mắt phiền muộn như nhìn một đứa con hư:

- Con suốt ngày cứ cặp kè với mấy đứa con gái, đầu óc đâu mà học hành hả con!

Ba tôi cụ thể:

- Tao mà thấy mày rớ vô chiếc honda của tao lần nữa, tao đánh mày què tay!

Tôi đứng hạng sáu, đã ủ ê như thế, thằng Thọ xếp hạng mười lăm, tôi tưởng nó sầu đời đến mức nhảy xuống sông Ly Ly làm bạn với Hà Bá, nào ngờ nó tỉnh queo. Tôi trêu nó:

- Mày là thi sĩ lừng danh Lãnh Nguyệt Hàn, lại là trưởng ban báo chí, vậy mà xếp hạng dưới Hạt Dưa cả chục bậc, mày không thấy xấu hổ với nó hả?

- Ngu! Việc gì xấu hổ! – Thọ nhún vai như một triết gia và khi mở miệng thì nó giống triết gia thật – Thi sĩ ra đời là để hy sinh cho các nàng thơ, nếu không thế Thượng Đế chẳng sinh ra thi sĩ làm gì. Đàn ông con trai chứ đâu phải mớ giẻ rách mà lúc nào cũng tranh hơn thua với bọn con gái!

Tôi cảm giác lập luận của Thọ có vẻ ngụy biện nhưng tôi vẫn khoai khoái, ít ra là vì nếu có đứa nào trêu tôi (như tôi đang trêu Thọ) tôi có thể dùng lý lẽ của nó để đáp trả. Lòng nghĩ vậy, nhưng tôi vẫn chọc ngoáy nó, sung sướиɠ khi thấy một đứa có hoàn cảnh khốn nạn giống mình:

- Tao nhớ năm ngoái lúc chưa cặp với Hạt Dưa thì mày đứng hạng tám, Hạt Dưa đứng hạng mười. Năm nay nó ngồi lên đầu mày rồi!

Tôi chọc tức, giọng hả hê. Nhưng Thọ chẳng tức. Nó nhếch môi:

- Lại ngu! Mày đừng bắt tao tin mày vừa lọt lòng mẹ đã ngu rồi đấy nhé!

Đột ngột, nó quắc mắt:

- Mày là Cỏ Phong Sương mà cóc biết sứ mệnh của thi sĩ là gì! Chỉ toàn so bì những thứ vớ vẩn!

Thấy mặt tôi nghệt ra thay cho câu hỏi “Là gì?”, Thọ xung tay làm một tràng:

định nghĩa “Làm thi sĩ nghĩa là ru với gió/ Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây”. Xuân Diệu cũng cóc thuộc bài, cũng dốt toán như tao. Rất có thể lúc học lớp chín, Xuân Diệu cũng xếp hạng mười lăm. Nhưng Xuân Diệu hãnh diện vì điều đó: “Hãy biết rằng tôi lúc ở trường/ Rất tồi toán pháp, khá văn chương/ Chàng trai đi học nghe chim giảng/ Không thuộc bài đâu: ấy sự thường!”.

Bình Luận (1)

  1. user
    Nguyễn Tiến (2 tháng trước) Trả Lời

    hay nha

Thêm Bình Luận