Lá Bài Thứ XII

Chưa có ai đánh giá truyện này!
Tác Giả: Đề Cử
Tình Trạng: Hoàn Thành
Bất cứ điều gì cũng có nguyên nhân và nguồn gốc của nó. Không có gì là ngẫu nhiên cả. Quá khứ, hiện tại, và tương lai. Tất cả đều được xâu chuỗi vào nhau, ghép vào nhau hoàn hảo đến từng giây từng phú …
Xem Thêm

Chương 8
Người đàn ông to lớn bước xuống vỉa hè ở Harlem, nghĩ tới cuộc nói chuyện trên điện thoại cách đây một tiếng đồng hồ. Nó đã làm hắn vui, làm hắn lo sợ, và khiến hắn thận trọng hơn. Nhưng hắn hầu như chỉ đang nghĩ rằng: Cuối cùng thì, mọi việc đang khả quan hơn.

À, hắn xứng đáng có một sự khích lệ, chỉ cần một thứ gì đó để giúp hắn vượt qua tất cả.

Jax đã không may mắn lắm trong thời gian qua.

Chắc chắn là vậy rồi, hắn đã rất vui sướиɠ khi thoát ra khỏi trại giam. Nhưng hai tháng từ khi được phóng thích khỏi nhà tù thực sự là quãng thời gian hết sức khó khăn: cô độc và không có nổi dù chỉ một chút xíu vận may rơi vào vạt áo. Nhưng ngày hôm nay thì khác. Cú điện thoại về Geneva có thể thay đổi cuộc đời mãi mãi.

Hắn đang đi bộ dọc khu phía trên của Đại lộ 5, nhằm thẳng hướng Công viên St. Ambrose, với điếu thuốc trên mép, tận hưởng cái không khí mát lạnh của mùa thu, tận hưởng ánh mặt trời. Tận hưởng sự thật rằng mọi người xung quanh đây đều đang giữ khoảng cách với hắn. Một vài là do vẻ mặt lạnh tanh không cười của hắn. Một vài là vì những hình xăm tù. Và cả dáng đi khập khiễng của hắn nữa. (Mặc dù sự thật là cái chân khập khiễng chẳng có vẻ gì là của một tay chơi cứng đầu, cũng chẳng phải của một tay gangster kiểu biết-nể- tao-chưa, đó lại là cái dáng đi khập khiễng kiểu “Chết cha, tao bị bắn trúng rồi”. Nhưng chẳng ai ở đây biết điều đó cả.)

Jax mặc kiểu quần áo hắn vẫn thường mặc: quần bò và chiếc áo khoác dã chiến tả tơi và đôi giày da nặng trịch gần như đã cũ mòn cả đế. Trong túi áo hắn đựng một cục tiền khá dày, hầu hết là tờ hai mươi đô, trong đó có cả một con dao găm, một bao thuốc lá và gắn với cái móc treo là chiếc chìa khóa căn hộ nhỏ của hắn ở trên phố 136. Đó là căn hộ hai phòng với một chiếc giường, một cái bàn, và hai cái ghế, một máy vi tính đã qua sử dụng và bộ xoong chảo mua hai tặng một từ một cửa hàng tạp hóa. Nó chỉ đơn giản là chỗ chui ra chui vào hơn là chỗ ở hiện tại của hắn ở Sở quản giáo tiểu bang New York.

Hắn khựng lại và nhìn quanh.

Kẻ đó kia rồi, gã đàn ông gầy giơ xương với làn da nâu bụi - tầm từ ba mươi lăm đến sáu mươi tuổi. Gã dựa vào một hàng rào lung lay được nối với nhau bằng một sợi xích quanh công viên nằm ở trung tâm Harlem. Ánh mặt trời phản chiếu lóe lên từ miệng chai ẩm ướt chứa mạch nha hoặc rượu chìm một nửa bên dưới lùm cỏ úa vàng phía sau gã.

“Gì vậy?”, Jax hỏi, rồi châm một điếu thuốc khác khi sải bước rồi dừng lại.

Một cái chớp mắt từ gã đàn ông gầy gò. Gã nhìn vào gói thuốc mà Jax đưa ra mời. Gã không dám chắc đây là vì cái gì nhưng vẫn rút một điếu thuốc. Và nhét nó vào túi áo.

Jax tiếp tục: “Ralph phải không?”.

“Anh là ai?”

“Bạn của DeLisle Marshall. Cùng nhà S với hắn.”

“Lisle?” Gã gầy gò thoải mái hơn. Một chút. Hắn nhìn ra chỗ khác khỏi gã đàn ông to lớn có thể bẻ hắn làm đôi và nhìn ngó xung quanh từ cái chỗ ngồi ngất ngưởng trên hàng rào. “Lisle ra rồi?”

Jax cười. “Lisle đã nhồi bốn viên đạn vào đầu một thằng khốn nạn nào đó. Đợi đến khi có một người da đen ở Nhà Trắng thì hắn sẽ được ra ngoài.

“Họ có luật cam kết thả sớm.” Ralph nói, sự phẫn nộ không thể che giấu việc hắn đang thử Jax. “Vậy Lisle nói gì?”

“Chuyển lời của hắn ta. Bảo tôi kiếm anh. Hắn ta sẽ nói giúp cho tôi.”

“Nói giúp cho anh, nói giúp cho anh. Được rồi, nói tôi biết, hình xăm của hắn nhìn thế nào?” Ralph gầy guộc nhỏ thó với chòm râu dê mảnh đã lấy lại được cái vẻ khệnh khạng nửa mùa của mình. Lại thử Jax.

“Cái nào?” Jax đáp lại. “Bông hồng hay lưỡi dao? Và tôi đoán biết là anh ta có một cái khác ở gần cái của quý. Nhưng tôi chả bao giờ ở gần đến mức có thể thấy rõ nó cả.”

Ralph gật đầu, không cười. “Tên anh là gì?”

“Jackson. Alonzo Jackson. Nhưng hãy gọi tôi là Jax.” Biệt danh thường có một tiếng tăm nhất định đi cùng nó. Hắn tự hỏi liệu Ralph đã từng nghe tới tên của hắn chưa. Nhưng rõ ràng là chưa - chính xác là đôi lông mày không hề nhướn lên. Điều này khiến Jax như bị chọc giận. “Anh muốn dùng DeLisle kiểm tra tôi, cứ làm đi, chỉ đừng nhắc đến tên tôi qua điện thoại, anh hiểu tôi đang nói gì chứ? Hãy chỉ nói với anh ta rằng vua Graffiti tạt qua và tán phét với anh thế thôi.”

“Vua Graffiti.” Ralph lặp lại, rõ ràng đang băn khoăn nó ám chỉ điều gì. Liệu đó có phải là Jax phết máu của những thằng khốn nạn ra xung quanh như xịt sơn? “Được rồi, có thể tôi sẽ kiểm tra. Còn tùy. Vậy anh đã ra tù?”

“Tôi ra rồi.”

“Vậy anh vào vì lý do gì?”

“Cướp tài sản và có vũ khí.” Rồi hắn nhấn mạnh với một giọng trầm hơn: “Họ đã muốn gán cho tôi bản án hai mươi lăm năm. Nó đã được rút xuống còn là tội hành hung mà thôi”. Bản án hai mươi lăm năm ám chi đến một điều khoản trong Bộ luật hình sự về tội gϊếŧ người, phần 125.25.

“Và giờ anh lại có tự do. Thật tuyệt.”

Jax đã nghĩ rằng điều này thật buồn cười - Ralph đáng thương e sợ khi Jax tới cùng với một điếu thuốc và hỏi “gì vậy”. Nhưng rồi lại bắt đầu thấy thoải mái khi hắn biết rằng Jax đã ngồi tù vì cướp có vũ trang, tàng trữ vũ khí bất hợp pháp và có hành vi gϊếŧ người, cùng với xịt máu như sơn.

Harlem. Bạn không chỉ yêu nó thôi sao?

Ở trong tù, chỉ ngay trước khi được thả, hắn đã nhờ đến sự giúp đỡ của DeLisle Marshall và người anh em đó đã nói với hắn là hãy gặp và làm việc với Ralph. Lisle đã gi thích tại sao cái gã ăn bám loắt choắt này là một kẻ cần phải biết. “Hắn lang thang khắp nơi. Như kiểu hắn sở hữu những con phố. Biết mọi thứ. Hoặc có thể tìm ra bất cứ gì.”

Giờ, Vua Graffiti rít thật sâu điếu thuốc và đi thẳng vào vấn đề. “Tôi cần anh giúp đỡ.” Jax nhẹ giọng nói.

“Thật sao? Anh cần gì nào?”

Ý rằng anh cần gì và tôi sẽ kiếm được gì từ việc đó?

Tốt bụng vừa đủ.

Khẽ liếc quanh. Không có ai khác ngoài họ trừ những con chim bồ câu và hai cô gái Dominica thấp, ưa nhìn sải bước qua. Ngược lại với cái không khí giá rét, họ mặc những chiếc áo thiếu vải và những chiếc quần soóc bó sát trên cơ thể tròn trĩnh và khêu gợi kiểu hãy- lôi-em-xuống. “Này, cưng”, một cô nói với Jax kèm một nụ cười và tiếp tục bước đi. Hai cô gái bước sang đường và rồi rẽ hướng đông vào khu vực của họ. Đại lộ 5 là ranh giới giữa khu Harlem dành cho người da đen và khu dành cho những người nói tiếng Tây Ban Nha trong nhiều năm rồi. Một khi bạn bước vào phía đông của Đại lộ 5, đó là phía Bên kia rồi. Có thể vẫn ổn, nhưng đó không phải là cùng một Harlem.

Jax nhìn họ biến mất. “Mẹ kiếp.” Hắn đã ở trong trại một thời gian dài.

“Đồng ý”, Ralph nói. Gã chỉnh lại dáng đứng dựa vào hàng rào và khoanh tay trước ngực giống như những Hoàng tử Ai cập.

Jax đợi một phút rồi cúi xuống, thì thầm vào tai của vị Pharaoh: “Tôi cần một khẩu súng”.

“Anh đang có hồ sơ sạch”, Ralph trả lời sau giây lát. “Anh sẽ lại bị bắt với một khẩu súng, nó sẽ khiến hồ sơ của anh đen tối trở lại trong một phút. Và anh sẽ lại bóc lịch hằng năm ở Rikers vì khẩu súng. Tại sao anh lại tìm đến một cơ hội kiểu như thế?”

Jax hỏi một cách kiên nhẫn: “Anh có thể làm được hay không?”.

Người đàn ông gầy gò điều chỉnh góc dựa của mình và ngẩng lên nhìn Jax. “Tôi nghĩ là chúng ta đều hiểu rồi. Nhưng tôi không chắc chắn rằng mình biết ở đâu có cái thứ gì đó cho anh. Ý tôi là, khẩu súng.”

“Vậy tôi không chắc là mình sẽ phải đưa cái này cho ai cả.” Hẳn lôi cuộn tiền ra, rút vài tờ hai mươi đô la, giơ về phía Ralph. Tất nhiên, phải thật sự cẩn thận. Một người da đen đưa tiền cho một người khác trên những con phố ở Harlem có thể khiến một viên cảnh sát phải nhíu mày, ngay cả khi anh ta mới chỉ là đang nộp tiền thuế ủng hộ cho mục sư ở một nhà thờ của giáo phái Tin lành Baptist.

Nhưng đôi lông mày duy nhất nhướn lên lúc này là của Ralph khi hắn ta nhét những đồng tiền vào trong túi áo và nhìn vào phần còn lại của cọc giấy. “Hắn có nhiều tiền ở đó nhỉ.”

“Chính xác. Và giờ thì anh có cho mình một ít rồi. Sẽ còn cơ hội để có nhiều hơn nữa. Một ngày vui vẻ.” Anh cất tập tiền đi.

Ralph càu nhàu. “Kiểu súng như thế nào?”

“Nhỏ. Làm sao mà tôi có thể giấu nó một cách dễ dàng, hiểu những gì tôi nói chứ?”

“Năm trăm nhé.”

“Hai trăm thôi, tôi cố được.”

“Thế thôi?”, Ralph hỏi.

Như thể Jax sẽ muốn một khẩu súng với số đăng kiểm vẫn còn trên khung. “Anh nghĩ sao?”

“Quên cái giá hai trăm đi”, người Ai Cập nhỏ bé nói. Hắn ta đã chịu mạo hiểm hơn; bởi hắn biết ta sẽ

không gϊếŧ người mà có thể đưa cho ta thứ ta cần.

“Ba”, Jax đề nghị.

“Ba trăm năm mươi.”

Jax suy nghĩ một lúc. Hắn nắm tay lại và chạm vào nắm tay của Ralph. Một cái nhìn quanh nữa.

“Giờ, tôi cần một thứ khác. Anh có thông tin nào về các trường học chứ?”

“Một vài. Anh đang nói về cái trường nào? Tôi không biết gì ở Queens hay Brooklyn hay là Bronx. Chỉ trong lãnh thổ của tôi ở đây thôi.”

Jax cảm thấy giễu cợt trong lòng, nghĩ: “Lãnh thổ của tôi ở đây”, mẹ kiếp. Hắn đã lớn lên ở Harlem và chưa bao giờ sống ở bất cứ đâu khác trừ những trại lính và nhà tù. Bạn có thể gọi một nơi là “khu vực”, nếu bạn phải gọi, nhưng nó không phải là “lãnh thổ”. Ờ L.A., ở Newark, họ có phân chia lãnh thổ. Một vài khu vực của BK nữa. Nhưng Harlem lại là một thế giới khác, và Jax nổi cáu với Ralph vì đã dùng từ đó, mặc dù hắn cho rằng Ralph không phải không tôn trọng nơi này; gã này chắc hẳn đã xem quá nhiều chương trình ti vi không ra gì.

Jax nói: “Chỉ ở đây thôi”.

“Tôi có thể dò hỏi quanh đây.” Ralph nói với một chút không thoải mái - không có gì đáng ngạc nhiên lắm, nên nhớ là gã đang nói chuyện với một người từng là phạm nhân mới ra tù với lệnh bắt giữ 25-25 đang có hứng thú với một khẩu súng và một trường trung học. Jax nhanh cho gã bốn mươi đô nữa. Nó dường như khiến cho lương tâm của gã đàn ông nhỏ thó giãn ra một cách đáng kể.

“Được rồi, nói xem tôi phải tìm kiếm cái gì nào?” Jax lôi một tờ giấy ra khỏi túi của chiếc áo khoác dã chiến. Đó là bài báo mà hắn tải trên trang web của tờ New York Times. Hắn đưa bài báo, nằm trong mục Tin nổi bật cập nhật, về phía Ralph.

Jax nhấn vào tờ báo với một ngón tay dày mập. “Tôi cần tìm con bé. Mà họ nói đến trong này.”

Ralph đọc bài báo bên dưới tiêu đề, CÁN BỘ BẢO TÀNG BỊ BẮN CHẾT TRONG THÀNH PHỐ. Hắn ngẩng lên nhìn. “Nó chẳng nói gì về con bé cả, nơi sống, trường học, chả có gì cả. Thậm chí còn chẳng cho biết tên nó là gì.”

“Tên con bé là Geneva Settle. Còn với tất cả những thông tin khác” - Jax hất đầu về phía túi áo của gã đàn ông nhỏ thó chỗ những đồng tiền biến mất. - “là lý do mà tôi trả công cho anh để tìm kiếm.”

“Tại sao anh muốn con bé này?”, Ralph hỏi, nhìn chằm chằm vào bài báo.

Jax dừng lại một phút rồi nghiêng xuống gần cái tai bụi bặm của gã. “Đôi khi người ta hỏi, nhìn xung quanh, và thấy có nhiều phiền phức rắc rối hơn những gì họ chỉ cần biết.”

Ralph mở miệng định hỏi một điều gì đó nhưng rồi hắn hiểu ra rằng, mặc dù Jax có thể đang nói về điều gì đó mà con bé đã làm, ông Vua Graffiti máu me này cũng có thể đang ám chỉ rằng gã đã quá tọc mạch. “Cho tôi một hoặc hai tiếng.” Hắn đưa cho Jax số điện thoại của mình. Vị pharaoh nhỏ bé đẩy người ra khỏi sợi xích, nhặt lên chai rượu mạch nha từ bãi cỏ và bắt đầu xuôi xuống phố.

Roland Bell thận trọng lái chiếc Crown Vic mới cáu cạnh xuyên qua trung tâm Harlem, xen lẫn những tòa nhà chung cư và trung tâm thương mại. Những quần thể trung tâm mua sắm - Pathmark, Duane Reade, Popeyes, McDonald’s - nằm san sát với những cửa hàng kinh doanh cá thể, nơi mà ta có thể đổi tiền, thanh toán các hóa đơn và mua những bộ tóc giả được làm từ tóc thật hay những tác phẩm nghệ thuật châu Phi, từ rượu cho đến đồ nội thất. Rất nhiều những tòa nhà cũ kỹ hơn đã không còn được sử dụng và một số bị đóng ván kín mít hoặc bị đóng chặt bởi những tấm kim loại được vẽ đầy những hình graffiti. Bên dưới những con phố đông đúc hơn, vài thiết bị hư hỏng vỡ nát chờ đợi những người thu gom phế thải, rác chất đống bên những tòa nhà và rãnh thoát nước, cả cỏ dại và những mảnh vườn mọc hoang lấp đầy mảng đất trống. Những tấm bảng quảng cáo được vẽ theo kiểu graffiti cho những diễn viên của vũ đoàn Apollo và các sân khấu lớn khác ở khu trên thành phố, trong khi hàng trăm tờ rơi quảng cáo dán kín trên những bức tường và tấm gỗ dán, tuyên truyền về những M, DJ và những diễn viên hài kịch có một chút tiếng tăm. Những cậu trai trẻ túm tụm thành các nhóm, một vài trong số đó nhìn chiếc xe cảnh sát phía sau Bell với sự cảnh giác và khinh khỉnh xen lẫn một chút thách thức.

Nhưng khi Bell, Geneva và Pulaski tiếp tục đi về hướng tây, không khí thay đổi. Những tòa nhà bị bỏ hoang đang được phá sập hoặc nâng cấp lại; những tấm biển quảng cáo ở phía trước những công trường cho thấy hình ảnh những ngôi nhà mới bình dị sẽ sớm thay thế những ngôi nhà cũ kỹ già nua. Khu nhà của Geneva khá đẹp, không quá xa Đại học Colombia và công viên Momingside đầy sỏi đá, với vỉa hè sạch sẽ và có hàng cây thẳng tắp. Những dãy nhà cũ kỹ đã được tu sửa khá tốt. Những chiếc xe có thể được gắn mác Clubs trên bánh lái nhưng cũng có những chiếc có các thanh sắt bảo vệ bao gồm cả Lexus và Beemers.

Geneva chỉ về phía tòa nhà bốn tầng sạch sẽ bằng đá nâu, được trang trí với bề ngoài được chạm khắc, những phần bằng sắt ánh lên màu đen bóng dưới mặt trời cuối buổi sáng. “Đó là tòa nhà của cháu.”

Bell vượt lên quá hai ngôi nhà và dừng xe, đỗ ngay bên cạnh một chiếc xe khác.

“Ừm, Thanh tra”, Ron Pulaski nói: “Tôi nghĩ rằng cô bé muốn nói tới căn nhà phía sau kia”.

“Tôi biết”, anh nói. “Một điều tôi luôn làm là không lộ liễu vạch ra cho người khác biết địa chỉ của những người chúng ta đang phải bảo vệ.”

Viên cảnh sát trẻ gật gật đầu, như để ghi nhớ điều này. Quá trẻ, Bell nghĩ. Còn phải học quá nhiều.

“Chúng tôi sẽ vào trong một vài phút. Hãy canh chừng bên ngoài.”

“Vâng, thưa ngài. Chính xác là canh chừng cái gì ạ?”

Viên Thanh tra thực sự không có thời gian để giáo dục anh chàng về những điểm cần thiết trong nhiệm vụ cảnh giới; sự có mặt của anh ta thôi đã đủ để làm một chướng ngại cho cái công việc nhỏ nhặt này. “Kẻ xấu”, anh nói.

Chiếc xe cảnh sát đi cùng đến đây với họ dừng lại ở chỗ Bell chỉ, phía trước chiếc Crown Vic. Viên cảnh sát bên trong có thể đi nhanh trở về chỗ Rhyme với những bức thư mà anh cần. Một chiếc xe khác đến ngay sau đó một lúc, một chiếc Chevy cáu cạnh. Nó chở tới hai sĩ quan từ đội bảo vệ nhân chứng SWAT của Bell, những người này có thể ở lại bên trong và xung quanh ngôi nhà. Sau khi rút kinh nghiệm rằng hung thủ có thể nhắm vào những người đứng xung quanh đơn giản chỉ để đánh lạc hướng, Bell đã ra lệnh củng cố thêm lực lượng. Đội bảo vệ anh chọn cho nhiệm vụ lần này là Luis Martinez, một điều tra viên trầm lặng và rắn rỏi, và Barbe Lynch, một sĩ quan trẻ, sắc sảo mặc thường phục, là người mới vào nghề nhưng lại được ban tặng một trực giác nhạy bén để nhận biết những mối đe dọa.

Viên thanh tra người Caroline nhấc thân thể chắc nịch ra khỏi chiếc xe và nhìn quanh, cài lại chiếc áo khoác thể thao anh đang mặc để giấu hai khẩu súng ngắn đeo ở bên hông. Bell từng là một cảnh sát tốt ở một thị trấn nhỏ và là một điều tra viên có năng lực ở thành phố lớn nhưng anh thực sự phát huy sở trường của mình khi đến với công việc bảo vệ nhân chứng. Đó thực sự là một tài năng, giống như cách anh đánh hơi thấy con mồi khi đi săn và trưởng thành trên những cánh đồng. Bản năng. Những gì mà anh có thể cảm giác thấy còn hơn cả những thứ đã rõ rành rành - giống như phát hiện ra ánh đèn flash nằm ngoài tầm nhìn của một chiếc kính thiên văn hoặc nghe thấy tiếng “cách” lên đạn của khẩu súng ngắn hay phát hiện ra một ai đó đang dõi theo nhân chứng trong ánh phản chiếu từ một cánh cửa sổ ở tiền sảnh của một cửa hàng. Bằng tất cả các lập luận của mình, anh có thể nói khi nào thì một người đàn ông đang bước đi với một mục đích nào đó hay khi nào thì chẳng có mục tiêu nào cả. Hoặc là khi một người hoàn toàn vô ý đậu chiếc xe ở vị trí hoàn hảo để tạo điều kiện cho kẻ gϊếŧ người dễ dàng chạy thoát mà không hề phải lùi hay tiến. Anh có thể nhìn vào tổng thể của tòa nhà, con phố và cửa sổ rồi nghĩ: Giờ thì, đó là nơi mà một kẻ nào đó có thể ẩn mình để làm một điều mờ ám.

Nhưng hiện tại anh thấy không có một mối đe dọa nào và thúc Geneva Settle ra khỏi xe rồi đi vào bên trong ngôi nhà, ra hiệu cho Martinez và Lynch đi theo. Anh giới thiệu Geneva với họ, rồi hai viên sĩ quan quay ra bên ngoài để kiểm tra khu vực xung quanh. Cô bé mở khóa cánh cửa an toàn bên trong và họ đi vào, bước lên tầng hai, theo sau là những viên cảnh sát mặc sắc phục.

“Bác Bill”, cô gọi, đập tay lên cánh cửa. “Là cháu đây.”

Người đàn ông to lớn khoảng năm mươi tuổi với một vệt những cái bớt nhỏ trên má ra mở cửa. Ông mỉm cười và gật đầu với Bell. “Rất vui được gặp anh. Tôi là William.”

Viên thanh tra giới thiệu mình và bắt tay.

“Cháu yêu, cháu ổn chứ? Những gì xảy ra với cháu thật là khủng khϊếp.”

“Cháu không sao. Ở bên ngoài lúc này chỉ có những cảnh sát đang đi vòng quanh mà thôi. Họ nghĩ rằng kẻ tấn công cháu có thể sẽ thử làm điều đó lần nữa.”

Khuôn mặt tròn của người đàn ông nhăn lên vì lo lắng. “Chết tiệt.” Rồi ông vẫy tay chỉ về phía chiếc ti vi. “Bản tin về cháu ở trên đó.”

“Họ đã nhắc đến tên cô bé rồi à?” Bell hỏi, cau mày, khó chịu với bản tin.

“Không. Bởi vì tuổi của con bé. Và cũng không có bức ảnh nào hết.”

“À, đó là một điều gì đó...” Sự tự do của báo chí cũng tốt nhưng có những lần Roland Bell không ngần ngại kiểm duyệt sát sao - khi nó có khả năng hé lộ danh tính và địa chỉ của những nhân chứng. “Nào, tất cả mọi người ra đợi ở sảnh. Tôi muốn kiểm tra bên trong.”

“Vâng, thưa ngài.”

Bell bước vào bên trong và xem xét căn hộ. Cửa trước được bảo đảm an toàn bằng hai thanh chốt cố định và một thanh chốt an toàn bằng sắt. Cửa sổ phía trước nhìn thẳng qua bên kia đường là những ngôi nhà thành thị. Anh kéo các tấm rèm xuống. Những cửa sổ bên hông ngôi nhà mở ra phía một con hẻm và nhìn ra tòa nhà ở phía bên kia đường. Mặc dù bức tường đối diện là những viên gạch đặc và không có cửa sổ để có thể tạo ra một vị trí đứng lý tưởng cho một tay bắn tỉa, anh vẫn đóng và khóa những cửa sổ lại, rồi hạ những tấm màn che xuống.

Căn hộ khá rộng - có hai cửa trên lối ra sảnh, một ở phía trước, trong phòng khách và cái thứ hai ở phía sau, phía phòng giặt đồ. Anh kiểm tra chắc chắn rằng những chiếc khóa đã được chốt và quay trở lại sảnh. “Được rồi”, anh nói. Geneva và bác của cô bé bước vào. “Nhìn nó khá ổn. Chỉ cần giữ khóa cửa chắc chắn và những chiếc rèm che được kéo xuống.”

“Vâng, thưa ngài”, người đàn ông nói. “Chắc chắn tôi sẽ làm thế.”

“Cháu sẽ đi lấy những bức thư”, Geneva nói. Cô bé biến mất vào trong những phòng ngủ.

Bởi đã kiểm tra sự an toàn của căn nhà, Bell nhìn quanh căn phòng ở. Nó mang lại cho anh cảm giác lạnh lẽo. Những đồ nội thất màu trắng không một chấm màu, bằng da và vải lanh, tất cả đều được che phủ bằng những lớp nylon bảo vệ. Có rất nhiều sách, những bức tượng và tranh vẽ châu Phi và Caribe, một chiếc tủ kiểu Trung Quốc chất đầy những thứ giống như những chiếc đĩa và ly rượu đắt tiền. Những chiếc mặt nạ châu Phi. Có rất ít đồ cá nhân hay tình cảm. Khó mà thấy một bức ảnh gia đình nào.

Ngôi nhà của Bell thì treo đầy những bức ảnh của gia đình - đặc biệt là hai cậu con trai của anh, cũng như tất cả những anh chị em họ của chúng trong gia đình ở phía bắc Carolina. Và cả một số bức ảnh của người vợ đã mất, nhưng vì sự tôn trọng dành cho người phụ nữ mới của anh - Lucy Kerr, là một cảnh sát trưởng ở tiểu bang Tarheel - không có bức ảnh nào của anh và vợ cũ, chỉ có ảnh của người mẹ cùng với những cậu bé. (Lucy, có được vị trí quan trọng trên những bức tường của anh, đã từng nhìn thấy những bức ảnh của người vợ quá cố cùng với các con và thẳng thắn nói rằng cô tônh vì đã giữ lại những bức ảnh đó trên tường. Và một điều về Lucy: Luôn nói thẳng những gì muốn nói.)

Bell hỏi bác của Geneva xem liệu ông ấy có nhìn thấy ai đó lạ mặt xung quanh ngôi nhà thời gian gần đây không.

“Không thưa ngài. Chẳng có một ma nào.”

“Khi nào thì bố mẹ cô bé trở về?”

“Không thể nói trước được, thưa ngài. Geneva đã nói với họ chưa”.

Năm phút sau cô bé quay lại. Cô đưa cho Bell một chiếc phong bì có đựng hai mẩu giấy đã úa vàng, khô cứng. “Đây thưa chú.” Cô bé do dự. “Hãy cẩn thận với chúng. Cháu không có bản sao nào hết.”

“Ồ, cháu không biết chú Rhyme rồi. Chú ấy gìn giữ những vật chứng như thể đó là chén Thánh vậy.”

“Cháu sẽ quay lại trường.” Geneva nói với bác mình. Rồi nói với Bell: “Cháu sẵn sàng đi rồi”.

“Nghe này, cô bé”, người đàn ông nói. “Bác muốn cháu phải thể hiện sự lịch sự, theo cách ta nói với cháu. Cháu hãy nói ‘vâng, thưa ngài’ khi nói chuyện với các sĩ quan cảnh sát.”

Cô bé nhìn bác mình rồi nói một cách thẳng thắn: “Bác không nhớ cha cháu đã nói những gì à? Rằng mọi người cần phải đấu tranh để giành quyền được gọi là ‘ngài’? Đó là những gì cháu tin tưởng”.

Người bác cười. “Quả là cháu gái của ta. Có cách nghĩ của riêng mình. Đó là lý do chúng ta rất yêu cháu. Ôm ta một cái thật chặt nào, cô bé.”

Ngượng ngùng, giống như những cậu bé của Bell khi anh vòng tay quanh chúng ở những nơi đông người, cô bé đón nhận cái ôm một cách ngúng nguẩy.

Ở trên lối ra sảnh, Bell đưa cho viên cảnh sát mặc sắc phục những lá thư. “Đưa những cái này tới chỗ Lincoln càng nhanh càng tốt.”

“Vâng, thưa ngài.”

Sau khi anh ta đi khỏi, Bell gọi Martinez và Lynch trên chiếc điện đàm. Họ báo cáo rằng con phố an toàn. Anh giục cô bé đi xuống và bước vào trong chiếc Crown Vic. Pulaski chạy tới và nhảy vào ngồi trong ghế sau.

Khi khởi động chiếc xe, Bell nhìn cô bé. “À, cần phải nói, Geneva này, nếu cháu có được một phút, cháu có thể nhìn vào trong cái ba lô đó của mình và nhấc một quyển sách cháu không cần cho ngày hôm nay cho ta mượn không.”

“Sách?”

“ một quyển sách học của cháu ở trường ý.”

Cô bé lấy ra một quyển. “Nghiên cứu xã hội? Hơi chán.”

“Ồ, nó không phải để đọc. Chỉ là để đóng giả một giáo viên thay thế thôi.”

Cô bé gật đầu. “Giả vờ chú là một giáo viên. Hay đấy.”

“Ta cũng nghĩ thế. Giờ thì cháu kéo cái dây an toàn vào đi. Tốt nhất là phải như vậy. Cả anh nữa, chàng lính trẻ.”

Thêm Bình Luận