Tải app Android hoặc iOS để đọc truyện nhanh hơn

Hỗ trợ: Fanpage TruyenHD

Ký Ức Nửa Đêm

» Tác Giả: Sidney Sheldon
» Tình Trạng: Hoàn Thành
Sidney Sheldon, tác giả của nhiều cuốn tiểu thuyết thuộc hàng Best-selling được người đọc Việt Nam yêu thích như "Nếu còn có ngày mai", “Âm mưu ngày tận thế”, "Thiên thần nổi giận"..., đã từ trần ở tuổi 89.
Warren Cowan, một trong những cố vấn của Sheldon cho biết nhà văn từ trần vào chiều ngày 30/12 tại Bệnh viện Eisenhower ở Rancho Mirage (Mỹ) vì bệnh viêm phổi. Vợ ông, bà Alexandra, con gái Mary Sheldon đồng thời cũng là một nhà văn, đã có mặt bên cạnh Sheldon trong lúc lâm chung. Cowan xúc động nói: “Tôi đã mất một người bạn lâu năm và thân thiết nhất. Trong suốt những năm tháng được làm việc cùng Sheldon, tôi chưa bao giờ nghe thấy ai đó nói một từ không hay về ông”. Sidney Sheldon từng có thời gian làm việc tại Hollywood và là tác giả của nhiều kịch bản phim nhựa và phim truyền hình nổi tiếng.
Tuy nhiên, bước sang 50 tuổi, tức là vào khoảng những năm 1967, ông lại chuyển sang viết tiểu thuyết và nổi tiếng với hàng chục tác phẩm ăn khách nhất hành tinh, được dịch sang nhiều thứ tiếng khác nhau trên toàn thế giới. Những cuốn sách của Sheldon, như “Thiên thần nổi giận”, “Phía bên kia nửa đêm”, “Nếu còn có ngày mai” đã khiến tên tuổi của nhà văn Mỹ luôn tồn tại trong lòng bạn đọc.
Ông là một nhà văn có tài thực thụ. Bằng cách viết và diễn tả tình tiết câu chuyện rất ly kỳ với giọng văn hóm hỉnh nhưng đầy trí tuệ, những tác phẩm của Sheldon thường nói về những nhân vật thành đạt, nổi tiếng nhưng không có thật và thường là phụ nữ.
Trong một cuộc phỏng vấn năm 1982, Sheldon tâm sự: “Tôi cố gắng viết những tác phẩm để người đọc không thể đặt chúng xuống. Tôi viết để khi người đọc đọc tới cuối chương, họ phải đọc thêm một chương nữa”. Giải thích lý do tại sao có quá nhiều phụ nữ là các nhân vật chính trong các tác phẩm của ông, Sheldon nói: “Tôi thích viết về những người phụ nữ tài giỏi, và quan trọng hơn, là họ vẫn đầy quyến rũ, nữ tính. Phụ nữ có một sức mạnh vô cùng to lớn - đó là nét quyến rũ và người đàn ông không thể làm gì nếu thiếu điều này”. Không giống như những nhà văn khác thường sử dụng máy chữ hoặc máy tính để viết tác phẩm, Sheldon thường đọc ra 50 trang truyện mỗi ngày cho thư ký hay máy thu âm ghi lại. Sau đó, ông sửa bản sáng tác vào ngày hôm sau và cứ tiếp tục công việc như vậy cho tới khi tác phẩm của ông dài từ 1.200 tới 1.500 trang.
Sheldon nói: “Tôi đọc và sửa lại bản viết cuối cùng từ 12 tới 15 lần. Có thể tôi chỉ dùng cả năm để sửa lại bản viết đó”. Sidney Sheldon sinh ngày 11/2/1918 tại Chicago, Illinois dưới tên Sidney Schechtel, trong một gia đình có bố là người Do Thái gốc Đức, mẹ là gốc Nga. Ông bắt đầu việc viết lách ngay từ khi còn rất nhỏ. Lên 10 tuổi, cậu bé Sheldon đã kiếm được 10 USD cho một bài thơ. Thời trai trẻ, Sheldon từng làm nhiều nghề để kiếm sống trong khi là sinh viên tại Northwestern University và tham gia một nhóm chuyên viết những vở kịch ngắn.
Sheldon từng thú nhận ông suýt tự tử vào năm 17 tuổi. Năm 17 tuổi, Sheldon quyết định thử vận may tại Hollywood. Công việc ban đầu duy nhất mà Sheldon nhận được là đọc kịch bản phim tại Universal Studio với giá 22 USD/ tuần. Trong khi đó, ban đêm ông viết kịch bản phim riêng của mình và bán lại cho Universal với giá 250 USD. Sau thế chiến thứ 2, từ một phi công của Lực lượng không quân Mỹ, Sheldon giải ngũ và về làm việc cho sân khấu kịch Broadway - nơi đánh dấu những bước đi quan trọng trong sự nghiệp viết văn của ông. Cũng tại đây, Sheldon nhận giải Tony award cho kịch bản hay nhất cho “Redhead”.
Với hơn 300 triệu ấn bản được bán, Sheldon không chỉ là một trong những nhà văn “lão làng” của Mỹ mà còn có ảnh hưởng lớn trong nền văn học thế giới. Ông từng đoạt giải Oscar với kịch bản hay nhất cho phim “The Bachelor and the Bobby-Soxer” (1957), giải Tony Award cho vở nhạc kịch “Rehead” (1957) nổi tiếng của sân khấu kịch Broadway và giải Emmy cho “Dream of Jeannie” (1967) Tại Việt Nam, nhiều tác phẩm của Sheldon đã được dịch và xuất bản như “Âm mưu ngày tận thế”, “Bầu trời sụp đổ”, “Người lạ trong gương”, “Phía bên kia nửa đêm”, “Nếu còn có ngày mai”, “Kế hoạch hoàn hảo”, “Cát bụi thời gian”….
Chương 1
Khu cửu long, tháng 5 - 1949

- Phải như một tai nạn. Anh có thể bố trí được không?

Thật là một điều nhục nhã. Hắn cảm thấy tức giận sôi lên. Câu hỏi đó ông ta có thể hỏi những thằng đâm thuê chém mướn ngoài phố. Và hắn đã định trả lời một cách mỉa mai: Vâng, tôi nghĩ rằng tôi có thể làm như vậy. Ông có muốn một tai nạn ngay trong nhà không? Tôi có thể cho cô ta gãy cổ, rớt xuống thang máy. Như vụ, vũ nữ Marseilles. Hay, cô ta có thể uống rượu say rồi chết đuối trong bồn tắm. Như người đàn bà thừa kế ở Gstaad. Cô ta có thể uống bạch phiến quá liều.

Hắn đưa ra ba cách như vậy. Hoặc cô ta có thể ngủ thϊếp trên giường với một điếu thuốc cháy dở. Như nữ thám tử Thuỵ Điển trong khách sạn bên bờ sông ở Paris.

Hoặc, có thể ông thích một kiểu gì đó ngoài đường. Tôi có thể dàn dựng một tai nạn xe cộ, một vụ máy bay rơi, hay một vụ mất tích ngoài biển.

Nhưng rồi hắn lại chẳng nói những điều đó, vì sự thực hắn sợ cái con người đang ngồi trước mặt hắn. Hắn đã nghe nói quá nhiều chuyện đáng sợ về con người này, và hắn có nhiều lý do để tin vào cảm giác của mình.

Cuối cùng hắn chỉ nói: "Vâng, thưa ông, tôi có thể dựng một tai nạn. Sẽ chẳng ai biết gì hết".

Ngay khi hắn vừa thốt ra những lời đó, một ý nghĩ thoáng hiện ra trong đầu hắn: Thằng cha này biết rằng ta sẽ biết. Hắn đợi.

Cả hai người, đang ở trên lầu hai một toà nhà lớn trong thành phố Cửu Long bọc kín bởi những bức tường do một người Trung Hoa ở đây xây từ năm 1840 để bảo vệ thành phố chống bọn Anh man rợ. Những bức tường này đã bị đổ nát nhiều trong chiến tranh thế giới lần thứ hai nhưng còn có những bức tường khác, ngăn bọn ngoại bang không vào được:

Đó là các toán chuyên gϊếŧ người cắt cổ, bọn nghiện ngập ma tuý, và cướp bóc lang thang qua các phố chật hẹp, quanh co, đông đúc, đó là các tốp người tụ tập tại các cầu thang tối tăm dẫn đến những nơi u ám.

Người ta phải thông báo cho các khách du lịch nên xa lánh những nơi này, và ngay cả những tên cớm cũng chẳng dám bén mảng vào trong các thành phố Tung Tau Tshen, mà chỉ dám mon men bên ngoài. Qua cánh cửa sổ, hắn có thể nghe được những tiếng ồn ngoài phố, và cả các giọng the thé hay khàn khàn, các thứ tiếng của cư dân sống tại thành phố nhiều bức tường này.

Con người với đôi mắt lạnh sắc như mảnh chai, đang nhìn hắn với vẻ thăm dò. Mãi sau ông ta mới nói: "Rất tốt, tôi để anh tự quyết định phương pháp".

- Vâng, thưa ông. Thế mục tiêu đang ở đây, Cửu Long phải không?

- London, tên cô ta là Catherine. Catherine Alexander.

Một chiếc xe kiểu limousine, bám theo sau là một chiếc xe con khác trên đó có hai tên vệ sĩ đầy đủ súng đạn, họ đưa người đàn ông nói trên đến Ngôi Nhà Xanh ở Lascar Row, khu Tsim Sha Tsui. Ngôi nhà này chỉ mở cửa đón những ông chủ đặc biệt. Các vị nguyên thủ quốc gia, các ngôi sao chiếu bóng, và các vị chủ tịch của tổng công ty thường lui tới đây.

Người quản lý ngôi nhà lấy làm tự hào về sự thận trọng này: Khoảng sáu năm trước đây, một trong các cô gái làm việc tại ngôi nhà đã nói chuyện với một nhà báo về các vị khách của cô ta, và sáng hôm sau, người ta thấy cô nằm chết ở Cảng Aberden, lưỡi bị cắt.

Trong ngôi Nhà Xanh này, mọi thứ đều để bán: Sự trinh tiết, các cậu con trai, các cô đồng tính luyến ái tự thoả mãn với nhau không cần cái "của quý" của đàn ông, và cả súc vật cũng bán được. Chỉ có ở nơi đó, người ta mới bán nghệ thuật của Ishimpo thế kỷ thứ 10 còn lại là như thế nào. Ngôi Nhà Xanh là một biểu tượng tràn trề cho những lạc thú bị cấm đoán.

Người đàn ông lần này yêu cầu hai cô phục vụ. Họ là một đôi rất thích hợp, với những khuôn mặt xinh đẹp, thân hình tuyệt mỹ, và không có ức chế. Ông nhớ lại lần trước đến đây… cái ghế đẩu sắt không có đế ngồi với những ngón tay và đầu lưỡi mơn trớn nhẹ nhàng, với cái thùng tắm đổ đầy nước ấm ngọt ngào tràn ra cả sàn nhà lát gạch và miệng các cô gái ấy đã rà soát toàn bộ thân thể ông. Ông cảm thấy khoái lạc trào dâng. "Đã đến rồi, thưa ngài".

Ba tiếng đồng hồ sau, khi đã làm xong mọi việc với các cô gái, thoả mãn và hài lòng, người đàn ông ra lệnh cho chiếc limousine quay mũi xe về đường Mody. Ông nhìn qua cửa kính, ánh đèn lấp lánh của cái thành phố không bao giờ ngủ.

Người Trung Hoa gọi nơi đây là Cửu Long - chín con rồng, và ông hình dung những con rồng đó đang nấp khuất sau những ngọn núi trên cao, sẵn sàng bay xuống phá tan đi sự hèn yếu và bất cẩn… Họ đã tới đường Mody.

Nhà tu hành đạo Lão đang đợi ông ta. Trông nhà tu giống một hình vẽ trên tấm da thời da cổ, với chiếc áo dài đã nhạt màu của người phương đông xưa, và bộ râu dài đã bạc nhưng được vuốt một cách cẩn thận.

- Jou sahn!

- Jou sahn!

- Gei do chi!

- Yat-chihn!

- Jou. - Nhà tu nhắm mắt, lâm râm cầu kinh và bắt đầu lắc ống thẻ, một cái ống bằng gỗ đựng đầy những thẻ đánh số.

Một chiếc thẻ rơi ra, ông ta thôi không lắc nữa. Trong yên lặng ông tra số thẻ trong cuốn sách và ngước nhìn vị khách.

Nhà tu nói một thứ tiếng Anh nhát gừng: "Thánh dạy rằng ngài sắp được thoát khỏi một kẻ thù nguy hiểm".

Người đàn ông sửng sốt một cách vui mừng. Ông ta quá lạc quan nên không nhận ra rằng nghệ thuật gieo quẻ chỉ là một sự mê tín. Và ông ta cũng quá lạc quan để không biết đến điều đó. Hơn nữa, đó cũng là một lời tiên đoán may mắn.

Hôm nay là ngày thánh Constantin Agios, ngày của ông ta.

"Các thánh đã phù hộ ngài sống lâu".

"Do jich"

"Hou wah"

Năm phút sau, lại ngồi vào chiếc xe limousine trên đường đi Kai Tak, sân bay Hongkong, ở đó đã có một chiếc máy bay riêng đang đợi để đưa ông về Athens.

Đêm nào, nàng cũng nằm mơ, la hét rồi tỉnh dậy.

Nàng cảm thấy như đang lênh đênh ở giữa mặt hồ rộng lớn trong cơn giông tố khủng khϊếp, có một người đàn ông và một người đàn bà đang đè đầu nàng dìm xuống nước băng giá để cho nàng chết đuối. Mỗi lần bừng tỉnh như vậy tâm hồn hoảng loạn, nàng cố lấy lại hơi thở và mồ hôi toát ra đầm đìa.

Nàng không biết nàng là ai và nàng không còn trí nhớ về dĩ vãng. Nàng nói tiếng Anh - nhưng nàng cũng chẳng biết nàng là người nước nào và vì sao nàng lại đến đây, đất Hy Lạp này, sống trong tu viện Carmelite nhỏ bé, nơi đã che chở cho nàng.

Rồi thời gian cứ trôi đi, những ký ức quá khứ cứ thoáng hiện như nhử trêu nàng, những ý nghĩ mơ hồ, những hình ảnh mờ ảo hiện lên rồi lại tan đi nhanh chóng không cho nàng tóm chặt được nó, giữ nó và ngắm nghía nó. Những hình ảnh đó xuất hiện đột nhiên ở một lúc nào đó chộp vào đúng lúc nàng không có chút đề phòng, và làm nàng lẫn lộn hết cả.

Lúc mới đầu, nàng còn tự đặt ra những câu hỏi. Các bà xơ ở Carmelite rất tử tế và hiểu nàng nhưng hình như họ được lệnh phải im lặng, và chỉ có một người được phép nói với nàng là Xơ Theresa, người nhiều tuổi nhất và là Mẹ Bề trên yếu đuối.

- Xơ có biết con là ai không?

- Không, con của ta ạ, - Xơ Theresa trả lời.

- Làm sao con lại được đến nơi đây?

- Ở chân những quả núi kia có một cái làng tên là Ioanina. Con ở trong một con thuyền nhỏ lênh đênh trên mặt hồ khi trời giông bão, cái năm ngoái ấy. Con thuyền đang chìm nhưng nhờ ơn Chúa, hai trong các xơ của con đã thấy và cứu sống con. Họ đã mang con về đây?

- Nhưng… trước đó, con từ đâu đến hở Xơ?

- Xin lỗi con, ta không biết.

Nàng không thể thoả mãn với những điều đó.

- Đã có ai hỏi gì về con? Đã có người nào muốn tìm con?

Xơ Theresa lắc đầu.

- Không có ai cả, con ạ.

Nàng muốn oà khóc vì thất vọng. Nàng lại cố nhớ một lần nữa.

- Báo chí… họ phải có chuyện về việc ta mất tích.

- Như con biết. Chúng ta không được phép liên hệ với thế giới bên ngoài. Chúng ta phải theo ý của Chúa, con ạ. Chúng ta phải cám ơn Người về những ban ơn của Người. Con còn sống.

Và đó là tất cả những gì mà nàng có thể biết được.

Thời gian đầu, nàng quá yếu đuối để có thế hiểu được những điều đã xảy ra với mình, nhưng dần dà, sau nhiều tháng qua đi, nàng đã lấy lại được nghị lực và sức khỏe.

Khi nàng đã khỏe hơn để có thể đi loanh quanh, suốt ngày nàng cúi mình trong khu vườn đầy hoa thuộc phần đất của tu viện, dưới ánh sáng ấm cúng đã toả khắp Hy Lạp như trong một thiên đường huyền ảo, với cả những làn gió nhẹ thổi qua, mang theo hương vị thơm ngon của những quả chanh và những chùm nho.

Bầu không khí ở đây thật thần tiên và tĩnh mịch, tuy vậy nàng vẫn cảm thấy không yên. Ta đã bị lạc, nàng nghĩ vậy và chẳng ai chú ý. Tại sao? Ta có làm điều gì độc ác chăng? Ta là ai? Ta là ai? Ta là ai?

Những hình ảnh lại tiếp tục xuất hiện, không theo một đòi hỏi nào cả.

Một buổi sáng, nàng chợt tỉnh vì nhìn thấy mình trong buồng với một người đàn ông tя͢ầи ͙ȶя͢υồиɠ đang cởϊ qυầи áo nàng.

Phải chăng là một giấc mơ? Hay có điều gì đã xảy ra trong quá khứ đối với nàng? Người đàn ông đó là ai? Có phải rằng nàng đã lấy một người nào đó trước đây?

Nàng đã có chồng rồi ư?

Nàng không mang nhẫn cưới. Trong thực tế nàng không có một sở hữu gì khác ngoài những lệnh theo thói quen ở Carmelite mà Xơ Theresa đã ban cho nàng, một cái ghim cài áo, một con hoàng anh có đôi mắt mầu ngọc bích và sải cánh rộng.

Nàng chỉ là một người vô danh, một người lạ sống giữa những kẻ lạ. Chẳng có ai giúp đỡ nàng, không có nhà nghiên cứu tâm thần nào có thể bảo cho nàng rằng trí óc của nàng đã bị rối loạn, và chỉ có thể yên ổn nếu ngăn cách hẳn với quá khứ khủng khϊếp.

Và rồi những hình ảnh lại đến, nhanh hơn và nhanh hơn.

Cứ như là trí óc của nàng tự dưng rơi vào một trò chơi ghép hình vĩ đại, với các tấm hình rời rạc phải xếp vào đúng chỗ của nó. Nhưng những tấm hình này chẳng có nghĩa gì cả. Nàng như thấy một cảnh trường quay chật những người mặc quân phục. Họ như đang chuẩn bị làm một cuốn phim. Ta có là một diễn viên không?

Một người lính đưa cho nàng một bó hoa. Cô phải trả tiền cho những bông hoa này đấy nhé, anh ta cười.

Sau đó hai đêm, nàng lại mơ về cùng một người đàn ông.

Nàng đã chào tạm biệt người đó tại sân bay, và khi tỉnh dậy, nàng đã thổn thức vì đã để mất ông ta.

- Không còn có những giấc mơ thanh bình những lần sau đó.

Toàn là mộng mị. Đó là những mảnh vụn của đời nàng, quá khứ của nàng. Ta phải tìm ra ta là ai. Hiện ta là ai.

Và vào lúc nửa đêm, đột nhiên, một cái tên lóe ra trong tiềm thức nàng - Catherine - tên mình là Catherine Alexander.

🎲 Có Thể Bạn Thích?