Chương 2:

Thế giới này tồn tại theo một bản thuyết Bàn Cổ biến dị. Tương truyền, lúc trời đất còn hỗn độn, Bàn Cổ một dùng một đao, chém đất trời thành đôi, gọi đất là Mẹ, gọi trời là Cha. Trong lúc ấy, đất trời giao chuyển, thai nghén ra mười người con, gọi là Phụ Thần chi tử. Mười người con này, có chín người dựng nên nghiệp lớn, tạo dựng uy danh, chỉ riêng người con út vì không thể ngưng tụ linh khí mà tụt lại, sau này bỏ mình, hóa thành mặt trời của Linh Cảnh. Lại nói, Linh Cảnh còn một tên khác, gọi là Nguyên Linh Cảnh, do hình thành từ chấp niệm của Phụ Thần chi tử mà được xưng là mảnh đất của Thượng Cổ Chân Thần. Nhưng tứ hoang bát hải rộng lớn, ngoài Nguyên Linh Cảnh thì còn nhiều phiến lục địa khác, do không phải là vùng đất linh thiên mà được gọi là Thứ Cảnh.

Tuy nhiều Thứ Cảnh, nhưng lại hiếm có nơi nào linh lực sung túc, kỳ ngộ đầy đủ.

Tương truyền, Thượng Cổ Chân Thần định tuổi không giống phàm nhân, mà lấy 1200 năm làm một niên kỷ. Tiểu yêu hoặc tiểu tiên bình thường, một niên kỷ xem như nhập đạo, ba niên kỷ như trẻ sơ sinh, năm niên kỷ là đồng tử, bảy niên kỷ là thiếu niên, đến chín niên kỷ có thể coi như thành quan.

Nhưng Phụ Thần chi tử, đều đến gầm 30 niên kỷ mới thành thần, mà người con thứ chín dùng ba mươi chín niên kỷ mà chính thức kế vị chiến thần của Nguyên Linh Cảnh. Sau này người ta lưu truyền, thời gian thành quan càng lâu thì thành tựu càng cao.

Mười vạn năm trước, Ma Cảnh cử người đánh vào Nguyên Linh Cảnh, âm mưu đổi chủ nơi này. Đại chiến thần ma bất đầu, thượng giới bị ma khí làm cho ô nhiễm, dơ bẩn không chịu được, khiến nhiều tiểu tiên chưa đắc đạo bị ảnh hưởng. Nhẹ thì nguyên thần hao tổn, đạo tu suỵt lùi, nặng thì trực tiếp đọa ma.

Sau này, ba vị Tam Thanh lạo tộ dùng sức di đời phần lớn tiểu tiên ở đây đến Thứ Linh Cảnh. Sau đại chiến suốt niên kỷ, Thượng Cổ Chân Thần bỏ mạng rất nhiều, người trở về được từ đại chiến cũng dùng nguyên thần của mình mà tế trời, phong bế Nguyên Linh Cảnh, tinh lọc linh khí đã bị ma khí làm ô nhiễm.

Có một số Ma tộc trốn thoát đại chiến, đi xuống hạ giới ẩn mình. Trong vùng hỗn độn giao nhau của tam giới có một con sông, gọi là Vong Xuyên. Ngoại trừ thuyền làm từ gỗ của hoàng tuyền ra thì thứ khác khó mà qua, một bộ phận Ma tộc vì trốn sự truy đuổi của thượng giới mà hủy đi rừng cây hoàng tuyền, từ đó đến nay đã mười vạn năm.

Đại chiến thần ma chấm dứt dưới sự thắng lợi của thượng giới, nhưng Thượng Cổ Chân Thân gần như chế hết, Phụ Thần chi tử cũng tổn thất sáu người, chỉ còn lại ba người, tục gọi Tam Thanh lão tổ.

Đứa con trai thứ ba của Phụ Thần, Huyền Trạch trở thành chủ của Thượng Thanh cảnh Vũ Dư Cung, xưng thần, huyền danh Tiêu Thượng Thanh Viên Chúng Chân Quân. Con trai thứ bảy của Phụ Thần, Huyền Dực nhập Thái Thanh cảnh Đại Xích cung, xưng thần, huyền danh Tiêu Thái Thanh Huyền Thông Chân Quân. Còn lại một vị là con thứ chín của Phụ Thần, tục danh Huyền Thác, ở Thanh Vi Cung của Ngọc Thanh cảnh, huyền danh là Tiêu Ngọc Thanh Thái Vi chân quân.

Bởi vì chúng Chân Thần thiệt hại quá nhiều, chúng thần còn lại lần lượt hạ giới nhập tiên sơn, ở trong đại phủ Nam Bắc nghỉ ngơi lấy sức.

Nguyên bản trên dưới triều đình có rất nhiều Chân Thần, sau khi bị hủy diệt hoàn toàn, một số người trong đó đã từ bỏ thân phận, chuyển đến tiên sơn cùng An Trạch ở hạ giới để nghỉ ngơi. Hoàng đế Tây An Tam Tử Linh lên ngôi, sau hai mươi niên kỷ, thì sắp xếp lại cơ cấu của triều đại Tam Thanh gồm năm bộ và tám cục (Lại Bộ, Hộ Bộ, Binh Bộ, Hình Bộ, Công Bộ).

Ban đầu tám cục thuộc quyền quản lý của Binh Bộ, sau thì điều về dưới trứng của Tam Thanh, lấy tên Phong, Thủy, Quang, Lôi, Hỏa, Mộc, Kim, Thổ. Sau ngoài năm bộ đã có, lại được xếp thêm bộ Lễ, tục gọi lục bộ nội quan.

...

Thành Cẩm An

Người qua lại tấp nập, các quầy hàng ở chợ đêm nối tiếp nhau, giữa đám người đông đúc, khó mà phân biệt ai với ai.

Trước mỗi gian hàng đều có những chiếc đèn l*иg do người bán hàng đặt, bồng bềnh bay lượn, thu hút ánh nhìn, hai bên là những dãy nhà liền kề với mái ngói lưu ly được chạm khắc cầu kỳ. Thỉnh thoảng có những biệt viện treo dải lụa đỏ, phất phơ trong gió đêm, tạo cảm giác dịu dàng quyến luyến.

Vải lụa che đi ánh sáng của l*иg đèn, tạo thành những mảng tối sáng đối lập, như thể đất trời giao thoa.

Thành Cẩm An nằm ở phía đông của núi Ly Sơn, là một trong những ngọn tiên sơn nằm ở hạ giới, chạm đến thượng giới, xem như là điểm giữa của nhân gian.

Nguyên Linh Cảnh là vùng có nhiều linh khí, cũng có hệ thống tu luyện của riêng mình. Thế nên có rất nhiều người một lòng cầu đạo, hy vọng thành thần, trường sinh bất tử. Nhưng căn nguyên mỗi người khác nhau, khả năng tu hành cũng khác.

Phần lớn nhân loại không thể tu luyện đến Luyện Khí, cũng có một số người đến khi chết đi cũng chẳng bước được đến ngưỡng cửa của tu đạo. Sau này, có một về Chân Thàn rảnh rỗi mà tiếp xúc với phàm nhân tu tiên ở hạ dưới, chỉ điểm đôi chút. Về sau người ta gọi đó là Dạ Tập, thường xuất hiện dưới chân núi Ly Sơn - ngã ba giao nhau giữa thượng giới và hạ giới.

Người muốn tu tiên, ngoài linh căn mà mình có còn có thể sử dụng đan dược của chúng Thượng Thần, hoặc tinh thạch, bảo vật linh tinh,... Họ cũng có thể đổi chúng thành tinh tệ để sử dụng. Dạ Tập thường được tổ chức từ tháng chín đến tháng mười hai hàng năm.

Thế nhưng, có một câu hay lưu truyền đó là thiên giới một ngày bằng hạ giới một năm, vậy nên đối với những người như Lạc Vu, ngày nào cũng có Dạ Tập.

Lạc Vu đi theo Tần Nhiên, chen chúc trong đám đông, ghé qua từng sạp nhỏ rồi đi vào trong quán rượu quen thuộc. Vừa bước vào y đã nhìn thấy một tiểu nhị đứng nghênh đón mình. Cả hai người lên lầu hai, vào nhã gian riêng.

Tóc mà mắt của Lạc Vu khá giống nhân loại, chỉ là tóc y dài hơn rất nhiều, gần như chấm đất. Thoạt nhìn qua cứ như nhân loại bình thường. Nhưng con chim lòe loẹt kia thì khác, nàng chẳng bao giờ chịu che giấu thân phận yêu tinh của mình cả, đôi mắt xanh đi kèm bộ y phục đỏ rực luôn khiến nhân loại ở đây nhận thức rõ người trước mặt mình chính là "thần tiên" trên trời.

Ở phía dưới nhã gian, mấy người kia vẫn đang biểu diễn hí kịch, Lạc Vu nhìn mấy lần, vẫn không bắt được nhịp điệu của họ, cuối cùng đành mặc kệ.

Nhưng Tần Nhiên thì khác, nàng rất thích cái trò này của nhân giới. Cứ có thời gian là nàng sẽ đến đây, có khi là xem hí kịch, có khi lại nghe thư sinh thuyết giảng. Nếu như gặp thứ ứng ý, nàng còn thưởng cho vài món, nếu không thì cứ ở đó thưởng rượu nghe hát, trông rất tao nhã.

Kể từ lần đầu khi Tần Nhiên thấy thấy chuyện hơn 800 trước của Thiên Đế Lăng Tùy, nàng cứ lải nhải bên tai Lạc Vu miết, khiến y có hơi ám ảnh.

Trong khoảng thời gian đó Lạc Vu có để dành được ít tinh tệ, vốn định để mua đồ, ai ngờ bị Tần Nhiên phát hiện, thế là nàng cầm đi mua thoại bản hết. Nghe bảo đều là mua thoại bản liên quan đến thiên đế. Mãi đến sau này Tần Nhiên mới biết được mấy chuyện kia đều là bịa đặt. Tần Nhiên - một con Cửu Tước từ thời thượng cổ, lớn hơn Thiên Đế cả mười ngàn tuổi lại tin lời phàm nhân, sùng bái Thiên Đế một cách mù quáng, thật sự là quá mất mặt.

Sau này Lạc Vu biết được chuyện này thì cười nhạo Tần Nhiên suốt ba trăm năm. Đúng là ngu ngốc, một tiểu tiên sống ở Thiên Giới mấy niên kỷ như y còn chưa từng nhìn thấy Thiên Đế thì nhân loại làm sao biết Thiên Đế tròn méo ra sao.

Lạc Vu che miệng ngáp một cái, nhìn Tần Nhiên đang bừng bừng khí thế xem hí kịch, chỉ đành ăn chút bánh bao cho đỡ chán.

Tính ra Tần Nhiên cũng coi như là nhân vật phong vân của thượng giới. Nàng là một con chim nở ra từ quả trứng được thiên địa thai nghén, do đích thân Tây Vương mẫu ấp nở. Sau này nàng trở thành thuộc hạ đắc lực của bà, nhưng lúc ấy Tây Vương mẫu tuổi đã lớn, chẳng bao lâu thì mất.

Quan hệ của Chân Thần ngày càng loạn, sau này Thái Vi thần quân mang Lạc Vu đến núi Côn Luân, nhờ Tây Vương mẫu chăm sóc. Tây Vương mẫu tuy nhận lời nhưng mặc y tự sinh tự diệt, sau này Tây Vương mẫu mất, chỉ còn Lạc Vu làm bạn với Tần Nhiên.