Chương 29: Truyền Thuyết Về Hồ Vọng Âm

Trong lúc đó ở bên trong một ngôi nhà nhỏ phía ngoài thành, Minh Nguyệt đang ngồi trên giường vận khí trị thương thì tên Trương Thiên Đãng bước vào cùng một tên khác có mã ngoài khá là bảnh bao. Hắn mặc một bộ y phục màu nâu đất với hoa văn đồi núi trên áo ngoài, trông rất chi là bụi bặm. Vừa bước vào Trương Thiên Đãng nói:

- Này Minh Nguyệt! Cô ổn hơn chưa?

Minh Nguyệt thu khí lại rồi đáp:

- Nguyên khí chưa tích đủ, nhưng ta khá hơn rồi - nàng bước xuống giường rồi nhìn qua tên lạ mặt vừa bước vào hỏi - người này là ai?

Trương Thiên Đãng đáp:

- Đây là Lý Hoàng do Thánh Tôn phái đến, hắn sẽ là cộng sự của chúng ta trong thời gian sắp tới.

Lý Hoàng nói:

- Con mắt thứ tư của Chúa Trời, xin được diện kiến Nguyệt Thần công chúa.

Minh Nguyệt nhìn tên Lý Hùng đáp:

- Gọi ta là Minh Nguyệt được rồi, không cần phải câu nệ đâu.

Lý Hoàng đáp:

- Ơ... vậy sao được ạ?

Minh Nguyệt bước ra cửa:

- Không sao! Từ giờ cứ xem nhau là cộng sự, giúp đỡ lẫn nhau là được.

Nói rồi Minh Nguyệt đi mất, để lại Lý Hoàng ngơ ngác, thấy vậy Trương Thiên Đãng nói:

- Làm quen dần đi, cô ấy là vậy đó, dù bề ngoài có vẻ lạnh lùng nhưng sâu bên trong cô ấy là một người rất tình cảm.

- Ra là vậy! Cũng thú vị đấy!

*

Sáng hôm sao Trần Phúc, Thiên An và Trương Lĩnh khởi hành đến Bắc Tuyên Quang để ổn định an ninh khu vực biên giới. Đi bộ ba ngày ba đêm thì họ cũng sắp rời khỏi địa phận Thái Nguyên và chuẩn bị vào Nam Tuyên Quang. Đường đi ở đây khá hiểm trở do đồi núi khá nhiều làm cả ba nhanh chóng mất sức. Trưa đó khi đang ngồi nghỉ trong rừng thì Trần Phúc vừa thở hổn hển vừa hỏi Trương Lĩnh:

- Nè Trương Lĩnh, huynh có chắc là mình đi đúng đường không vậy? Sao đi mãi hết leo đèo, lội suối, băng rừng mấy ngày nay rồi mà vẫn không tới Tuyên Quang vậy?

Thiên An cũng thở dốc hỏi:

- Đúng rồi đó! Đi mấy ngày mấy đêm vượt muôn trùng trắc trở rồi mà vẫn chưa tới, có nhầm lẫn gì không Trương Lĩnh?

Trương Lĩnh cũng nhăn nhó, chàng lấy địa đồ ra xem thử:

- À ùm... tôi e rằng chúng ta chỉ mới đi được một phần ba đoạn đường thôi mọi người ạ.

Trần Phúc té ngửa:

- Cái gì? Còn xa nữa á? Chắc tôi chết mất thôi!

Thiên An nói:

- Vậy thôi! Chia hành lý đi, ai về nhà nấy, ta cũng mệt lắm rồi, hai chân rã rời hết cả này.

Trương Lĩnh nhăn mặt:

- À chuyện này...

Trần Phúc đứng lên sốt sắng:

- Rồi! Vậy thì giải tán! Ai về nhà nấy! Nghỉ khỏe!

"Boan"

Thiên An tức giận lao lên đấm Trần Phúc một phát u đầu.

- Về cái đầu của ngươi! Giỡn mặt hả? Có chết cũng phải đi! Suốt ngày than vãn, nhứt hết cả đầu.

Nói rồi Thiên An lôi đầu Trần Phúc đi như mẹ lôi con về nhà sau khi cho nó một trận vậy.

- Á! Á! Nhẹ! Nhẹ tay Thiên An ơi! Tôi đi mà...

Ở phía sau Trương Lĩnh thở dài:

- Cái đội này... không ổn chút nào.

Rồi bọn họ lại đi tiếp, sau băng qua một ngọn đèo thì họ cũng tới địa phận Tuyên Quang. Trước mặt họ hiện ra một dãy núi cao và dày như vô tận. Từ xa nhìn lên dãy núi thấy cá biệt có ba ngọn núi ở giữa mọc lên đến tận tầng mây. Đứng trước dãy núi hùng vĩ, cả ba đều choáng ngợp, nhưng rồi Trần Phúc lại nhăn mặt:

- Cái gì nữa đây Trương Lĩnh? Đừng có nói là chúng ta phải băng qua nó nha?

Trương Lĩnh đáp:

- Tôi e rằng... phải như vậy!

Trần Phúc như chết lặng chỉ có thể thốt lên ba chữ:

- Gϊếŧ tôi đi!

Đứng bên này nhìn lên, Thiên An tưởng tượng ra chặn đường sắp tới, nàng cũng toát mồ hôi:

- Thật sự là vượt qua dãy núi này không phải dễ đâu Trương Lĩnh, có đường khác không vậy?

Trương Lĩnh cười tươi đáp:

- Không có đâu nhé! Đây là đường duy nhất để lên Tuyên Quang nếu không muốn vòng lên vùng núi phía Đông, độ cao ở bên đó còn hơn ở đây nữa đấy.

Thiên An thở dài:

- Đành chịu vậy, chúng ta tìm chỗ nào nghỉ ngơi đi, mặt trời cũng sắp xuống núi rồi.

Trương Lĩnh chỉ tay về phía chân núi phía trước nói:

- Chúng ta vào ngôi làng dưới chân núi phía trước đi.

Nói rồi Trương Lĩnh đi trước, còn phía sau thì Thiên An phải lôi Trần Phúc đi vì chàng đã hóa đá từ nãy đến giờ. Sau một hồi thì ba người bọn họ cũng xin tá túc được tại nhà một bà lão ở cuối làng. Tối đó, trong lúc đang dùng cơm cùng nhau thì bà lão hỏi:

- Ba cháu định đến Tuyên Quang sao?

Thiên An đáp:

- Vâng ạ? Sao vậy bà?

Bà lão đáp:

- Nếu vậy... các cháu phải cẩn thận, đường đi qua núi rất trắc trở, hai cậu thanh niên này còn chưa chắc qua được huống chi là nữ nhi như con.

Thiên An lườm Trần Phúc nói:

- Chuyện đó bà không phải lo, nhìn vậy chứ có một số thanh niên còn sức yếu hơn cháu nữa đấy bà.

Trần Phúc ngượng chín người chả nói được gì, chỉ biết cuối mặt lấy ăn để. Còn Trương Lĩnh thì cười khúc khích, thấy vậy bà lão cũng cười nói:

- Dù vậy nhưng cũng phải cẩn thận, nhất là đoạn hồ Vọng Âm, rất nhiều người đã mất tích một cách bí ẩn khi đi qua đó đấy.

Thiên An ngạc nhiên:

- Hồ Vọng Âm sao? Cụ thể là như thế nào vậy bà?

Nghe thấy có người mất tích Trần Phúc và Trương Lĩnh cũng ngừng ăn để chăm chú ngồi nghe.

Bà lão bỏ đũa xuống, từ từ kể:

- Từ xa xưa, dãy núi này đã được gọi là Tam Đảo, sở dĩ có cái tên như vậy là vì dãy núi có ba khối núi nổi bật ở phần giữa, vượt hẳn lên trên phần còn lại khi quan sát từ phía nam. Dân gian gọi ba đỉnh núi này là Thạch Bàn, Thiên Thị và Phù Nghĩa. Ba đỉnh này tuy không phải là đỉnh cao nhất của dãy núi, nhưng lại nổi bật và đặc trưng nhất, có thể nhìn thấy rõ từ thành Thăng Long vào những ngày trời trong. Còn vào ngày trời mây, ba ngọn núi bị phủ kín bởi những đám mây trắng xóa giống như ba hòn đảo ở giữa biển mây vậy.

Bà lão ngưng một nhịp rồi nói tiếp:

- Và ở trên lưng chừng dãy Tam Đảo, nơi ba sườn núi tụ hợp, tạo ra một cái hồ nước lớn. Theo thời gian, người ta gọi nó là hồ Vọng Âm, Vọng Âm là cái tên xuất hiện khi có truyền thuyết kể rằng, cái hồ đó là nơi sinh sống của Tiên Nữ Rừng Xanh, người bảo hộ cho khu rừng này. Khi người ta đứng trên đỉnh của ba ngọn núi và tịnh tâm lắng nghe, sẽ nghe thấy tiếng hát của Tiên Nữ vọng lên từ dưới hồ, do đó gọi là hồ Vọng Âm.

Nghe xong Trần Phúc sáng mắt lên:

- Tiên Nữ Rừng Xanh sao? Chắc chắn nàng ấy rất xinh đẹp, ước gì con có thể gặp được nàng ấy.

Thiên An lườm Trần Phúc:

- Xí! Đúng là háo sắc mà.

Trương Lĩnh cười trừ:

- Thôi đi Trần Phúc! Chuyện đó không ổn đâu.

Bà lão nhìn Trần Phúc nói với vẻ nghiêm túc:

- Con không được gặp cô ấy, nếu không... con sẽ chết.

Cả ba người họ tắt hẳn nụ cười trên mặt, Thiên An hỏi bà lão:

- Sẽ chết? Tại sao vậy bà?

Bà lão đáp:

- Lúc trước, khi đứng ở trên núi nhìn xuống, người ta nhìn thấy dưới đáy hồ có một bông sen màu xanh lá khổng lồ, bông sen đó tượng trưng cho sức sống vĩnh cửu của khu rừng trước dòng thời gian. Thế nhưng, vào khoảng thời gian bảy năm trước, người ta phát hiện màu của bông hoa sen dưới hồ Vọng Âm đã chuyển từ màu xanh của núi rừng sang màu đỏ của... máu. Lúc đó, sương mờ bắt đầu che kín mảng rừng xung quanh hồ Vọng Âm, và trong dân làng phát hiện có người mất tích khi vô tình đi lạc vào màng xương mờ đó. Khi đó, dù có đứng trên ba đỉnh núi bao lâu đi chăng nữa cũng không còn nghe thấy tiếng hát vọng lên nữa. Và người ta đồn rằng Tiên Nữ Rừng Xanh đã chết, máu của bông sen dưới hồ là máu của cô ấy. Do linh hồn không được siêu thoát, cô ấy đã hóa thành ma quỷ để hút lấy máu của những người vô tình đi lạc vào trong màng sương quanh hồ, chuyện là như vậy...