Tải app Android hoặc iOS để đọc truyện nhanh hơn

Hỗ trợ: Fanpage TruyenHD

Kinh Thánh Của Một Người

Chương 12

« Chương TrướcChương Tiếp »
Chuông điện thoại réo vang, anh tỉnh giấc do dự không định cầm máy. Magritte quay nhìn anh và bảo:

- Cô nào gọi cho anh đấy, quên hẹn rồi sao?

- Có thể là phòng tiếp tân báo thức.

- Lúc nãy anh đang ngủ say, em đã nghe tiếng gõ cửa. Anh ngẩng đầu và thấy rõ vài tia nắng lách qua rèm nhung chiếu lên đệm tựa sopha, ngoài kia trời sáng từ lâu, khách sạn đã cho người đi phát nhật trình, giắt dưới khe cửa, anh cầm máy nhưng mất tín hiệu.

- Đã muốn dậy chưa? - Anh hỏi Magritte.

- Em cảm thấy hư không quá đỗi vì những tràng tiếng ngáy của anh.

- Sao không thức anh dậy, mãi mới ngủ được một lát. Anh vừa nói vừa xoa xoa bờ vai tròn mịn của Magritte mà giờ đây trở nên thân thiết lạ lùng, kể cả hơi ấm nơi người cô đang nhè nhẹ tỏa ra.

- Thấy anh ngủ ngon lành quá nên em không nỡ, ngủ nữa nghe, hai đêm rồi thức trắng.

- Em cũng thế, chứ hơn gì anh? - Câu nói đó được bàn tay đưa đẩy, từ bờ vai lần xuống vùng ngực, dừng lại, và nắm chặt hai nụ hoa.

- Anh vẫn còn muốn cùng em?

- Magritte thân yêu, em nói gì vậy?

- Thỏa mãn, xong xuôi, anh lăn ra ngủ.

- Thật xấu hổ, ngủ say như một con thú!

- Có gì đâu anh, suy cho cùng thì con người cũng là một loài thú, nhưng phụ nữ chúng em thường muốn an toàn.

Anh nói, cùng ở với cô anh cảm thấy vô cùng thoải mái, bởi cô khẳng khái, nhân từ.

- Đương nhiên phải xem đó là ai, chứ không phải với người nào cũng đều trao cho họ tất cả.

- Cám ơn em.

- Và sớm muộn gì rồi anh cũng quên lời cám ơn này. Ngày kia, không, trưa mai, em bay về Đức, anh sang Paris, chúng ta chẳng còn sống với nhau nữa.

- Chúng ta nhất định sẽ gặp lại kia mà!

- Có gặp lại nhau thì chỉ là bè bạn, em không muốn làʍ t̠ìиɦ nhân của anh.

Magritte hất tay anh ra khỏi phần ngực của mình.

- Vì sao?

- Vì ở Pháp anh có khối đàn bà.

- Và em cũng đâu thiếu đàn ông.

- Nhưng em không muốn tiếp tục quan hệ tính dục như thế này, chúng ta chỉ nên là bạn, thậm chí bạn tốt, em không ngờ mới gặp nhau mà đã quá ư phức tạp.

- Có gì phải đắn đo, anh yêu em, Magritte.

- Em không tin, thằng đàn ông nào khi làʍ t̠ìиɦ mà chẳng nói câu đó.

- Em thật kì lạ, thật đặc biệt.

- Chẳng qua em là gái Do Thái, mà anh chưa hề gặp, anh chỉ cần em trong chốc lát, chứ nào đã hiểu em.

Anh nói, anh rất muốn tìm hiểu, nhưng cô cứ kín như nút chai, bảo mở nhiều lần, vẫn không chịu, ngay lúc ái ân cũng ấp a ấp úng.

- Anh cần thân xác em, chứ đâu cần em.

Magritte nhún vai, anh cứu vãn, rằng rất muốn tìm hiểu cô, cuộc sống, nội tâm và tất cả.

- Để có thể làm tài liệu cho sáng tác.

- Không, chỉ là bạn tốt mà thôi.

Anh nói, cô đã làm thức tỉnh bao cảm xúc trong anh, không chỉ mỗi tính dục, anh cho rằng nhờ có cô mà bao kí ức anh từng quên lãng đã phục sinh.

- Anh bảo anh quên, sai toét, bất quá chỉ là anh không muốn nhớ, thế thôi, bởi chẳng có nỗi đau nào mà có thể lãng quên, có thể xóa nhòa.

Nói đoạn, Magritte nằm vật xuống, anh lặng lẽ ngắm nhìn và định kéo rèm cửa thì cô ngăn lại.

- Em không thích ánh sáng mặt trời?

- Thích, nhưng không muốn cho anh nhìn rõ thân hình em dưới luồng sáng cực mạnh đó.

- Em rất đặc biệt, không giống con gái phương Tây, ngược lại, có cái gì đó như các thiếu nữ Trung Hoa.

- Bởi vì anh chưa hiểu em.

- Anh rất muốn, nhục thể lẫn tâm hồn.

- Không được đâu, người này không thể hiểu người kia tất cả, nhất là đàn ông đi tìm hiểu đàn bà.

Anh đuối lí, tay ôm đầu, quay sang hỏi cô ăn hay uống cái gì, vì đã quá trưa. Cô nói chẳng cần mà chỉ muốn nghe anh kể chuyện. Anh phản bác, giờ đến lượt cô phải kể về mình. Cô bảo, đời cô có gì mà kể, đâu phong phú, phức tạp như anh.

- Những gì từng trải của mỗi người phụ nữ, đều có thể viết thành một pho sách - anh lập luận.

- Nhưng với em là một pho sách bình thường, tẻ nhạt.

- Dẫu sao thì vẫn có những cảm thụ đặc biệt. Ví như bao điều khi làʍ t̠ìиɦ em đã nói đều là chân thật?

- Sẽ có một ngày em nói rõ cùng anh, nhưng em hi vọng là chúng ta phải hiểu nhau chứ không chỉ mỗi sinh hoạt tìиɧ ɖu͙© như mấy hôm nay, bởi em sợ nhất là nỗi cô đơn, tĩnh mịch.

Anh bảo cô đơn, tĩnh mịch anh chẳng hề sợ, chính vì thế mà không bị hủy diệt, ngược lại nỗi cô đơn, tĩnh mịch nội tâm đã bảo vệ anh. Nhiều lúc anh rất muốn chìm đắm, rơi xuống nơi sâu thẳm, tận cùng của người phụ nữ.

- Nếu như vậy thì đó không phải là trụy lạc. Thiên kiến của đàn ông là xem phụ nữ như tội ác, chỉ lúc nào không yêu thì mới khiến người ta ác ý.

- Và em cũng đã yêu? Hay bị người ta lợi dụng?

- Ban đầu tưởng là yêu, nhưng sau phát hiện thì biết bị lừa, đàn ông khi cần phụ nữ thì nói rất dễ nghe, dùng xong là hết. Còn phụ nữ cứ tôn thờ sự giả dối đó, nên rốt cuộc mình tự lừa mình. Em biết anh cho rằng em hãy còn mới mẻ, chưa ai sử dụng.

- Trong mỗi chúng ta có một con quỷ.

- Nhưng ở anh, con quỷ đó chân thành hơn.

- Chưa hẳn.

Cô ta cười.

- Đây mới là Magritte.

Anh vui vẻ và cũng cười theo.

- Là một con điếm? - Cô hỏi.

- Đó là em nói ra!

- Tự mình đem cho khách một món hàng rẻ mạt? - Cả hai đều im lặng.

Điện thoại réo vang.

- Nghe đi anh, chắc sẽ có người đàn bà mới khác. Một người bạn mời anh đi ăn cơm tối, anh hỏi cô có cùng đi hay không, nếu không, anh sẽ báo lại họ thay đổi ngày giờ để còn có thời gian quanh quẩn bên cô.

- Chúng ta không thể chỉ ở miết trên giường, như vậy anh sẽ biến thành một bộ xương và bạn bè anh hẳn quở trách em, sao ham thế.

Magritte xuống giường vào buồng tắm, chẳng cần đóng cửa, tiếng nước nghe rào rào gợi cảm, anh mơ màng cô như người bạn đời không thể cách xa và hét toáng:

- Magritte, em thật là cô gái tốt!

- Món quà tặng anh mà anh không nhận!

Cô cũng hét to, át cả tiếng nước. Anh gào lên, anh yêu em, cô đáp lại, em yêu anh, nhưng sợ. Anh đứng dậy xông vào buồng tắm thì cửa đã đóng, nhìn đồng hồ trên bàn, lúc này hơn bốn giờ chiều.

Từ ga tàu điện ngầm Thượng Hoàn bước lên là cả một dãy dài bến cảng, không khí mát mẻ, trong lành. Trong vịnh biển tàu thuyền lượn lờ lui tới nhuộm màu hoàng kim của ánh nắng tịch dương trông thật sáng vô cùng. Một chiếc xà lan mớn nước sâu gần ngập khoang hàng rẽ sóng, bọt trắng bắn tung lên. Cộn trên bờ hằng hà sa số cao ốc đại lầu, một trực quan về chất thép và bê tông hiển hiện rõ ràng, đường viền những kiến trúc đó đều phát ra ánh sáng lung linh. Anh muốn hút một điếu thuốc để xác nhận rằng, đây không phải ảo giác, và nói với Magritte là dưới chân chúng ta đều nhẹ thênh thênh, cô áp sát người anh, nhoẻn miệng cười. Dưới tấm bảng quảng cáo cao to cho hãng thuốc lá Malbrough bày một dãy hàng bán đồ ăn vặt, nhưng khi vào cổng soát vé thì giống như ở Mỹ, đâu đâu cũng thấy biển đề cấm hút thuốc. Đúng vào lúc tan tầm, nên cứ mười lăm hoặc hai mươi phút lại có một chuyến tàu hỏa về các đảo nhỏ. Anh và cô đi đảo Nam Ya. Hành khách đa phần là thanh niên, một số ít người nước ngoài. Chuông reo đến là chói tai, du khách vội vã lên tàu nhưng trật tự, không ai chen lấn ai, ngồi vào ghế và tranh thủ ngủ một giấc hoặc lẹ làng xem báo, không gian lặng ngắt chỉ còn nghe mỗi tiếng động cơ “bình bịch” như một điệu hát ru, quần thể cao ốc đại lầu cứ thế dần xa, dần xa. Gió biển thổi vào khoang tàu mát rượi, Magritte mắt lim dim tựa sát người anh thiu thiu ngủ, đoạn ngả hẳn vào lòng anh say giấc, anh cảm thấy tự tại vô cùng, nhìn khuôn mặt khả ái của người con gái Tây Dương, chắc đang trong một giấc mơ đẹp, anh bỗng nuối tiếc khôn nguôi. Trong khoang tàu ngoài những dòng chữ cấm hút thuốc ra không một câu khẩu hiệu nào khác. Ngoài kia màn đêm dần buông. Anh mơ ước, anh tự nhủ, hay là cùng sống với Magritte trên một hòn đảo nào đó, chỉ để nghe tiếng hải âu, chỉ để làm văn viết nhạc, không lo toan, không gánh nặng, chỉ thổ lộ bao điều cảm thụ.

Đảo Nam Ya như một trấn nhỏ, đèn đường ô Vàng, phố hẹp, các cửa hàng, cửa hiệu sát cạnh nhau đến là tấp nập và không kém phần náo nhiệt, ồn ào. Trên đảo không có ô tô, phương tiện giao thông duy nhất là xe đạp và đi bộ, nên có vẻ nhà quê và thanh sạch. Người đến đón anh và Magritte là Đông Bình, một họa sĩ dáng người cao to, râu tóc bờm xờm, hơn mười năm trước vượt biên từ Đại lục. Đông Bình mở đầu:

- Ở đây mở bar rượu hay quán trà loại âm nhạc là rất dễ kiếm sống, ban ngày viết văn vẽ tranh, tối đến mới mở cửa, kinh doanh, anh thấy được không?

- Và nếu mệt thì có thể nhảy xuống biển, bơi vài vòng, bất cứ lúc nào vì không bị ai cấm.

Đông Bình chỉ cho anh và Magritte xem phía xa xa, dưới dốc núi có một con đường bậc đá đi xuống vịnh biển, neo đậu khá nhiều ca nô, thuyền lướt sóng và bạn anh ta, người châu Âu đã mua một chiếc tàu đánh cá cỡ nhỏ và hơi cũ làm nơi trú ngụ. Magritte nói, cô đã bắt đầu thích Hương Cảng.

- Vậy tiểu thư hãy đến đây làm việc, tiếng Trung Quốc nói giỏi thế, lại còn vốn liếng Anh ngữ là tiếng mẹ đẻ, ai mà theo kịp.

- Cô ta người Đức, - anh giải thích và lập tức Magritte cải chính:

- Người Do Thái.

- Sinh ra ở Italy, - anh bổ sung.

- Biết nhiều ngôn ngữ như vậy thì thiếu gì công ty trả lương cao và mời làm việc, mà chẳng cần ở Nam Ya này, bên ấy đảo Hương cảng có vịnh nước cạn và khá nhiều chung cư hào hoa xây trên dốc núi.

- Nhưng Magritte không thích ở chung một nơi với ông chủ, nàng chỉ ưa các nhà nghệ thuật mà thôi, - anh nói thay cô.

- Thế thì quá tốt, chúng tôi có thể làm láng giềng với tiểu thư - Đông Bình nói - tiểu thư cũng biết vẽ tranh? ở đây tôi có bọn bạn đều là họa sĩ.

- Trước đây tôi có vẽ, chủ yếu là vì yêu thích, không phải chuyên nghiệp, bởi nếu học hội họa một cách nghiêm túc thì đã quá muộn.

Anh nói với Đông Bình rằng anh vẫn chưa biết cô ta thích vẽ, Magritte dùng tiếng Pháp nhắc anh, những điều anh chưa biết về cô hãy còn nhiều. Từ đó cô giữ một khoảng cách với anh và trao đổi cùng anh bằng ngôn ngữ riêng có. Đông Bình nói anh cũng không qua học viện mĩ thuật, không phải là họa sĩ được chính quyền công nhận, nên mới từ Đại lục chạy sang đây.

- Ở phương Tây, họa sĩ không cần nhà nước công nhận, cũng không nhất thiết phải qua học viện mĩ thuật, ai cũng có thể trở thành họa sĩ, chủ yếu là có thị trường hay không, và tranh bán chạy như thế nào. - Magritte giải thích.

Đông Bình nói tranh của anh ở Hương cảng không ai mua, các tiệm tranh chỉ thích loại sao chép, rồi kí lên đó một cái tên người ngoại quốc, chuyền tay bán sỉ sang châu Âu. Anh còn nói, mỗi chữ kí phải khác nhau và Đông Bình đã kí không biết bao nhiêu là chữ kí. Mọi người cười ồ lên thoải mái.

Đông Bình ở trên gác hai của tòa lầu, phòng khách kiêm luôn xưởng vẽ, người ở trọ nơi đây không là họa sĩ, nhϊếp ảnh gia thì cũng thi nhân, kí giả, duy chỉ mỗi cậu người Mỹ đẹp trai nọ là không làm nghệ thuật, xin giới thiệu chính thức với anh và Magritte, anh ta là một nhà phê bình, bạn trai của nữ thi sĩ vừa từ Trung Quốc sang đây.

Mỗi người một cái đĩa bằng giấy và đôi đũa tre, thức ăn hải sản ngay trong nồi, đang sôi sùng sục đó, nói chung là rất tươi, cứ tự do chọn gắp ra. Thực khách rất tự nhiên, có người đi chân đất lượn qua lượn lại, có người ngồi bệt trên bãi, vừa ăn vừa nghe âm nhạc, mở khá to. Magritte và nhà phê bình người Mỹ nọ dùng Anh văn thao thao bất tuyệt, chẳng rõ họ đã trao đổi những gì mà chỉ thấy nữ thi sĩ người Hoa kia tỏ vẻ hờn ghen. Sau đó Magritte nói với anh, anh ta chẳng hiểu gì cả, nhưng cứ chọc cho vui và chàng Mỹ ấy không rời cô nửa bước.

Một nghệ thuật gia bị quét khỏi công viên Viên Minh - Bắc Kinh, thôn Đông hay thôn Tây gì đó, nhưng tóm lại vì yêu cầu chỉnh trang đô thị, giữ gìn trật tự đường phố, lân la hỏi anh, trào lưu mới của nghệ thuật Paris giờ đây ra sao. Anh nói thời thượng thì lúc nào mà chẳng có. Ông ta bảo, ông chuyên về nghệ thuật nhân thể và ở Đại lục từng chịu khá nhiều khổ sở, không như phương Tây nay đã đi vào lịch sử.

Mọi thực khách không hẹn mà gặp lại bàn luận đến chủ đề ‘97, nghe nói cái ngày quân giải phóng tiến vào Hương Cảng cử hành nghi thức giao nhận Trung - Anh, tất cả khách sạn ở đây đều kín chỗ, kí giả bốn phương sẽ nườm nượp về Hương Cảng, đâu khoảng bảy, tám ngàn. Lại nghe Thống đốc Hương Cảng mờ sáng ngày 1 tháng 7, sau nghi thức giao nhận sẽ lập tức đến căn cứ hải quân, lên tàu về Anh quốc.

- Sao không đi máy bay? - Magritte hỏi.

- Vì dọc đường ra phi trường, hôm ấy sẽ như ngày hội, nhìn thấy hẳn đau lòng - ai đó đã trả lời.

- Còn quý vị thì sao? - Anh hỏi.

- Hôm đó chẳng đi đâu cả, ngồi đây ăn hải sản, thế nào thưa quý vị? - Đông Bình trả lời, mọi người im lặng. Âm nhạc vẫn thế, ầm ầm.

- Không hề gì! - Chàng trai người Mỹ hét to.

- Không hề gì nghĩa là gì? - Cô bạn gái của anh ta vùng vằng và bồi thêm câu nữa - tiếng Hoa của anh nói chẳng rõ ràng gì cả! - Nhà phê bình ôm nữ thi sĩ giảng hòa:

- Thì chúng ta về Mỹ.

Anh và Magritte phải lên tàu chuyến cuối cùng lúc nửa đêm. Đông Bình bảo, hay là ngủ lại đây, sáng mai tắm biển, nhưng Magritte chối từ vì đã thấm mệt, vả lại trưa ngày mai đã bay về Đức rồi. Đông Bình tiễn anh và cô, tàu đã rời xa mà anh ta vẫn đứng một mình trên bến, giơ cao cánh tay vẫy mãi không chịu về. Anh nói với Magritte, lúc ở Bắc Kinh, anh và Đông Bình là bạn thân, từng chung hoạn nạn, anh ta không có ngoại ngữ nên chẳng biết đi đâu. Đông Bình bị cảnh sát tìm đến, bởi láng giềng báo cáo, bọn họ như một lũ lưu manh, nam nữ tụ họp, nhảy múa tùm lum, thế là đào tẩu sang đây, và lần này gặp nhau ở Hương Cảng có thể xem như anh cáo biệt với Đông Bình.

- Sống ở đâu cũng khổ - Magritte thở dài, anh và cô vẫn tựa vào nhau trên boong tàu hóng gió.

- Ngày mai em phải đi rồi sao, nán thêm một hôm nữa nhé, Magritte?

- Em không được tự do như anh.

- Tự do trong tay chúng ta.

- Nói thì dễ như thế, nhưng em khác anh, phụ thuộc vào ông chủ. Thôi, đừng nói chuyện ấy nữa, anh yêu.

- Nói chuyện gì bây giờ, gió tháng ba nhé?

Magritte nhún vai, hình như hơi lạnh, anh dìu cô vào ngồi trong khoang, anh nhìn đồng hồ, phải nửa tiếng nữa mới đến Hương cảng, và bảo cô hãy ngả vào lòng anh, ngủ đi.

_________________
« Chương TrướcChương Tiếp »