Chương 68: 39. Phẩm Nhập Pháp-Giới 11

Hán bộ quyển thứ 78

Bạch Ðại-Thánh! Tôi đã phát tâm vô-thượng bồ-đề, mà chưa biết Bồ-Tát thế nào học bồ-tát-hạnh, thế nào tu bồ-tát-đạo?

Ðức Như-Lai thọ ký cho Ðại-Thánh một đời sẽ chứng quả vô-thượng chánh-giác.

Nếu là một đời sẽ được vô-thượng chánh-giác thời là đã siêu-việt tất cả chỗ sở-trụ của Bồ-Tát, thời đã xuất quá tất cả bậc ly sanh của Bồ-Tát, thời đã viên-mãn tất cả ba-la-mật, thời đã thâm nhập tất cả nhẫn-môn, thời đã đầy đủ bồ-tát-địa, thời đã du-hí tất cả giải-thoát-môn, thời đã thành-tựu tất cả pháp tam-muội, thời đã thông đạt tất cả bồ-tát-hạnh, thời đã chứng được tất cả đà-la-ni biện-tài, thời đã ở trong tất cả bồ-tát tự-tại mà được tự-tại, thời đã chứa nhóm tất cả pháp trợ-đạo của Bồ-Tát, thời đã du-hí trí-huệ phương-tiện, thời đã xuất sanh trí đại thần-thông, thời đã thành-tựu tất cả học-xứ, thời đã viên mãn tất cả diệu-hạnh, thời đã đầy đủ tất cả đại-nguyện, thời đã lãnh thọ tất cả ký-biệt của Phật, thời đã biết rõ tất cả các thừa-môn, thời đã kham thọ chỗ hộ-niệm của tất cả chư Phật, thời đã có thể nhϊếp tất cả phật bồ-đề, thời đã có thể trì pháp-tạng của tất cả Phật, thời đã có thể trì tạng bí-mật của tất cả chư Phật và Bồ-Tát, thời đã có thể làm thượng-thủ trong tất cả chúng Bồ-Tát, thời đã có thể làm đại-mãnh-tướng phá phiền-não ma-quân, thời đã có thể làm đại-đạo-sư ra khỏi đồng-hoang sanh-tử, thời đã có thể làm đại y-vương trị những bệnh nặng phiền-não, thời đã có thể làm bậc tối-thắng trong tất cả chúng-sanh, thời đã có thể được tự-tại ở trong tất cả Thế-Chủ, thời đã có thể tối-đệ-nhứt trong tất cả Thánh, thời đã có thể tối-tăng-thượng trong tất cả Thanh-Văn và Bích-Chi-Phật, thời đã có thể làm lái thuyền trong biển sanh tử, thời đã có thể bủa lưới điều phục tất cả chúng-sanh, thời đã có thể quán căn của tất cả chúng-sanh, thời đã có thể nhϊếp tất cả chúng-sanh giới, thời đã có thể thủ hộ tất cả chúng Bồ-Tát, thời đã có thể luận nghị tất cả bồ-tát-sự, thời đã có thể qua đến tất cả chỗ Như-Lai, thời đã có thể ở trong hội của tất cả Như-Lai, thời đã có để hiện thân ở trước tất cả chúng-sanh, thời đã có thể không nhiễm trước tất cả thế-pháp, thời đã có thể siêu-việt tất cả cảnh-giới ma, thời đã có thể an-trụ tất cả cảnh-giới Phật, thời đã có thể đến cảnh vô-ngại của tất cả Bồ-Tát, thời đã có thể tinh-cần cúng-dường tất cả chư Phật, thời đã đồng thể-tánh với tất cả phật-pháp, đã cột lụa diệu-pháp, đã thọ Phật quán đảnh, đã trụ nhất-thiết-trí, đã có thể khắp sanh tất cả phật-pháp, đã có thể mau lên bậc nhất-thiết-trí.

Bạch Ðại-Thánh! Bồ-Tát thế nào học bồ-tát-hạnh? Thế nào tu bồ-tát-đạo?

Thế nào tùy chỗ tu học mau được đầy đủ tất cả phật-pháp, đều có thể độ thoát chúng-sanh đã nhớ đến, có thể thành mãn những đại-nguyện đã phát, có thể khắp rốt ráo những hạnh đã khởi, có thể an-ủi tất cả thiên nhơn, chẳng phụ tự-thân, chẳng dứt Tam-Bảo, chẳng hư tất cả phật-chủng bồ-tát-chủng, có thể gìn pháp-nhãn của tất cả chư Phật?

Những sự trên đây xin Ðại-Thánh chỉ dạy cho.

Di-Lặc Bồ-Tát quán-sát tất cả chúng-hội nơi đạo-tràng, chỉ dạy Thiện-Tài rằng:

Nầy đại-chúng! Các Ngài thấy Ðồng-Tử nầy hiện đương hỏi tôi về công-đức của bồ-tát-hạnh đây chăng?

Ðồng-Tử nầy dũng-mãnh tinh-tấn, chí nguyện không tạp, thâm tâm kiên-cố hằng chẳng thối-chuyển, đủ những hi-vọng thù-thắng như chữa dầu cháy không hề nhàm đủ, mến chư thiện-tri-thức thân-cận cúng-dường, tìm cầu khắp nơi để kính thờ thỉnh pháp.

Trước đây, Ðồng-Tử nầy thọ giáo nơi đức Văn-Thù, rồi lần lượt đi qua phương nam cầu thiện-tri-thức. Trải qua một trăm mười vị thiện-tri-thức, nay mới đến đây gặp tôi. Ðồng-Tử nầy chưa từng có một niệm lười mỏi.

Ðồng-Tử nầy rất là khó có.

Ðồng-Tử nầy xu hướng đại-thừa, đi nơi đại-huệ, phát đại dũng-mãnh, choàng giáp đại-bi, dùng tâm đại-từ cứu hộ chúng-sanh, khởi đại hạnh đại-tinh-tấn ba-la-mật, làm đại thương-chủ hộ trợ các chúng-sanh, làm thuyền pháp lớn vượt qua biển hữu-lậu, trụ ở đại-đạo, chứa họp pháp-bửu lớn, tu những pháp trợ-đạo rộng lớn. Người như thế rất khó được nghe, rất khó được thấy, rất khó được gần-gũi, cùng ở cùng đi.

Tại sao vậy? Vì Ðồng-Tử nầy phát tâm cứu hộ tất cả chúng-sanh, làm cho tất cả chúng-sanh thoát khổ, khỏi ác-thú, rời hiểm nạn, phá vô-minh, khỏi sanh tử, dứt các loài, khỏi cảnh ma, chẳng nhiễm thế-pháp, ra khỏi ái dục, dứt tham, hết kiến chấp, phá tưởng, tuyệt mê, xô kiêu mạn, trừ phiền-não, triệt ngủ nghỉ, xé lưới ái, diệt vô-minh, qua khỏi dòng hữu-lậu, lìa siểm nịnh, tịnh tâm-cấu ra khỏi sanh tử.

Ðồng-Tử nầy vì những người bị bốn dòng hữu lậu cuốn trôi mà tạo thuyền đại-pháp. Vì những người bị sình lầy kiến chấp lún chìm mà lập cầu đại-pháp. Vì những người bị si tối làm hôn mê mà thắp đèn đại-trí. Vì những người đi trong đồng-hoang sanh tử mà khai thị thánh-đạo. Vì những người mang bệnh nặng phiền-não mà điều hòa pháp-dược. Cho người bị khổ sanh lão tử uống cam-lộ để được an-ổn. Vì người vào trong lửa tham sân si mà tưới định-thủy cho họ được thanh-lương. Với người nhiều lo sầu thời an-ủi cho họ được an. Với người bị nhốt trong ngục hữu-lậu thời khuyên bảo họ thoát ra. Với người vào lưới kiến chấp thời mở lưới bằng kiếm trí-huệ. Với người ở trong thành tam-giới thời chỉ cửa giải-thoát. Với người ở chỗ hiểm nạn thời dắt họ đến chỗ an-ổn. Với người sợ giặc kiết-sử thời cho họ pháp vô-úy. Với người đọa ác-thú thời trao cho họ tay từ-bi. Với người bị hại về ngũ uẩn thời chỉ cho họ thành niết-bàn. Với người bị ràng buộc trong thập-bát-giới thời dùng thánh-đạo để mở.Với người đắm nơi trong tụ lạc lục-xứ trống rỗng thời dùng ánh sáng trí-huệ để dẫn họ ra. Người ở nơi đạo tà thời dùng chánh-đạo cứu-họ. Người gần ác-hữu thời chỉ thiện-hữu cho họ. Người ưa phàm-pháp thời dạy cho thánh-pháp. Người ham sanh tử thời làm cho họ xu hướng thành nhất-thiết-trí.

Ðồng-Tử nầy hằng dùng những công-hạnh như vậy để cứu hộ chúng-sanh, phát bồ-đề-tâm chưa từng thôi dứt, cầu đại-thừa-đạo chưa từng lười mỏi, uống những pháp-thủy không lòng nhàm đủ, hằng siêng chứa nhóm hạnh trợ-đạo, thường thích tịnh tu tất cả pháp-môn, tu hạnh Bồ-Tát chẳng bỏ tinh-tấn, thành mãn đại-nguyện, khéo thật hành phương-tiện, luôn muốn được thấy thiện-tri-thức, kính thờ thiện-tri-thức thân không lười mỏi, nghe thiện-trí-thức dạy bảo thời luôn tùy thuận thật hành chưa từng trái nghịch.

Nầy đại-chúng! Nếu chúng-sanh nào có thể phát tâm vô-thượng bồ-đề thời là rất hi-hữu. Nếu đã phát tâm lại có thể tinh-tấn phương-tiện chứa nhóm những phật-pháp như vậy thời lại càng hi-hữu hơn.

Lại có thể cầu bồ-tát-đạo như vậy, tịnh bồ-tát-hạnh như vậy, thờ thiện-tri-thức như vậy, như chữa dầu cháy như vậy, thuận theo lời dạy của thiện-tri-thức như vậy. kiên-cố tu hành như vậy, chứa nhóm bồ-đề-phần như vậy, chẳng cầu tiếng tăm lợi dưỡng như vậy, chẳng bỏ tâm bồ-tát thuần nhứt như vậy, chẳng thích nhà cửa như vậy, chẳng ham dục lạc, chẳng luyến cha mẹ thân-thích tri-thức, chẳng thích theo cầu bồ-tát bạn-lữ, lại có thể chẳng đoái đến thân mạng mà chỉ nguyện siêng tu đạo nhứt-thiết-trí như vậy, thời nên biết đó là lần lượt càng khó hơn.

Nầy đại-chúng! Chư Bồ-Tát khác trải qua vô-lượng trăm ngàn muôn ức na-do-tha kiếp mới có thể đầy đủ bồ-tát hạnh nguyện, mới có thể gần phật bồ-đề.

Ðồng-Tử nầy trong một đời có thể tịnh phật độ, có thể hóa chúng-sanh, có thể dùng trí-huệ thâm-nhập pháp-giới, có thể thành-tựu các môn ba-la-mật, có thể thêm rộng tất cả hạnh, có thể viên-mãn tất cả đại-nguyện, có thể siêu xuất tất cả ma-nghiệp, có thể thừa sự tất cả thiện-hữu, có thể thanh-tịnh bồ-tát-đạo, có thể đầy đủ những hạnh Phổ-Hiền.

Di-Lặc Bồ-Tát khen ngợi công-đức của Thiện-Tài làm cho vô-lượng trăm ngàn chúng-sanh phát tâm-bồ-đề, rồi bảo Thiện-Tài rằng:

Lành thay! Lành thay! Nầy Thiện-nam-tử! Ngươi vì lợi ích tất cả thế-gian, vì cứu hộ tất cả chúng-sanh, vì siêng cầu tất cả phật-pháp, nên phát tâm vô-thượng bồ-đề.

Nầy Thiện-nam-tử! Ngươi được lợi lành, khéo được thân người, khéo trụ thọ-mạng, khéo gặp đức Như-Lai xuất hiện, khéo thấy Văn-Thù Sư-Lợi đại thiện-tri-thức, thân của ngươi là thiện-khí được những thiện-căn đượm nhuần, được pháp lành nuôi lớn, bao nhiêu giải-dục đều được thanh-tịnh, đã được chư Phật đồng hộ-niệm, đã được thiện-hữu nhϊếp thọ.

Tại sao vậy?

Vì tâm bồ-đề như chủng-tử, vì có thể sanh tất cả phật-pháp. Bồ-đề-tâm như ruộng tốt, vì có thể sanh trưởng bạch-tịnh-pháp cho tất cả chúng-sanh. Bồ-đề-tâm như đại-địa, vì có thể giữ gìn tất cả thế-gian. Bồ-đề-tâm như tịnh thủy, vì có thể rửa sạch phiền-não nhơ nhớp. Bồ-đề-tâm như gió lớn, vì vô-ngại khắp ở thế-gian. Bồ-đề-tâm như lửa mạnh, vì có thể đốt tiêu củi kiến chấp. Bồ-đề-tâm như tịnh-nhật, vì chiếu khắp tất cả thế-gian. Bồ-đề-tâm như mặt nguyệt sáng, vì những pháp bạch-tịnh đều viên-mãn. Bồ-đề-tâm như đèn sáng, vì có thể phóng những pháp quang-minh. Bồ-đề-tâm như mắt sáng, vì thấy khắp tất cả chỗ an nguy. Bồ-đề-tâm dường như con đường lớn, vì dẫn vào thành đại-trí. Bồ-đề-tâm như con đường chánh, vì làm cho rời khỏi tà-pháp. Bồ-đề-tâm như cỗ xe lớn, vì có thể chuyên chở chư Bồ-Tát. Bồ-đề-tâm như cửa nẻo, vì khai thị tất cả hạnh bồ-tát. Bồ-đề-tâm như cung-điện, vì an-trụ tu tập pháp tam-muội. Bồ-đề-tâm như khu vườn vì, ở trong đó dạo chơi hưởng pháp-lạc. Bồ-đề-tâm như nhà cửa vì an-ổn tất cả chúng-sanh. Bồ-đề-tâm là chỗ về, vì lợi ích tất cả thế-gian. Bồ-đề-tâm là chỗ dựa, vì là dựa nương của những bồ-tát-hạnh. Bồ-đề-tâm như từ-phụ, vì dạy dỗ tất cả chư Bồ-Tát. Bồ-đề-tâm như từ-mẫu, vì sanh trưởng tất cả Bồ-Tát. Bồ-đề-tâm như nhũ-mẫu, vì dưỡng dục tất cả chư Bồ-Tát. Bồ-đề-tâm như thiện-hữu, vì thành tựu lợi ích cho chư Bồ-Tát. Bồ-đề-tâm như vua chúa, vì vượt hơn tất cả hàng nhị-thừa. Bồ-đề-tâm như đế-vương, vì được tự-tại trong tất cả nguyện. Bồ-đề-tâm như đại-hải, vì tất cả công-đức đều vào trong đó. Bồ-đề-tâm như núi Tu-Di, vì-bình-đẳng nơi tâm các chúng-sinh, Bồ-đề-tâm như Thiết-Vi vì nhϊếp trì tất cả thế-gian. Bồ-đề-tâm như Tuyết-Sơn, vì sanh lớn tất cả cây thuốc trí-huệ, Bồ-đề-tâm như Hương-Sơn, vì xuất sanh tất cả hương công-đức, Bồ-đề-tâm như hư-không, vì những diệu công-đức rộng vô-biên. Bồ-đề-tâm như liên-hoa, vì chẳng nhiễm tất cả pháp thế-gian. Bồ-đề-tâm như voi thông-minh thuần thục, vì tâm ấy thuận lành chẳng ngang trái. Bồ-đề-tâm như ngựa hiền hay, vì xa lìa tất cả những tánh ác. Bồ-đề-tâm như điều-ngự-sư, vì thủ hộ tất cả pháp đại-thừa. Bồ-đề-tâm như thuốc hay, vì trị được tất cả bậnh phiền-não. Bồ-đề-tâm như hố sâu, vì có thể làm sụp đổ tất cả những ác-pháp. Bồ-đề-tâm như kim-cang, vì đều có thể xuyên thấu tất cả các pháp. Bồ-đề-tâm như thấp hương, vì có thể đựng tất cả hương công-đức. Bồ-đề-tâm như diệu-hoa, vì tất cả thế-gian đều ưa thấy. Bồ-đề-tâm như bạch-chiên-đàn, vì trừ những nóng tham dục làm cho mát-mẻ. Bồ-đề-tâm như hắc-trâm-hương, vì có thể xong khắp pháp-giới. Bồ-đề-tâm như Thiên-Kiến dược-vương, vì phá được tất cả bệnh phiền-não, Bồ-đề-tâm như thuốc tỳ-cấp-ma, vì nhổ được tất cả hoặc-tiển. Bồ-đề-tâm như Ðế-Thích, vì là tối tôn trong tất cả vua chúa. Bồ-đề-tâm như Tỳ-Sa-Môn, vì dứt được tất cả khổ nghèo cùng. Bồ-đề-tâm như Công-Ðức-Thiên, vì trang-nghiêm với tất cả công đức. Bồ-đề-tâm như đồ trang-nghiêm, vì trang-nghiêm tất cả chư Bồ-Tát. Bồ-đề-tâm như kiếp-hỏa đốt cháy, vì có thể cháy tiêu tất cả hữu-vi. Bồ-đề-tâm như thuốc vô-sanh-căn, vì trưởng-dưỡng tất cả phật-pháp. Bồ-đề-tâm như long-châu, vì tiêu được tất cả độc phiền-não. Bồ-đề-tâm như thủy-thanh-châu, vì có thể thanh tất cả phiền-não-trược. Bồ-đề-tâm như châu như-ý, vì châu cấp cho tất cả kẻ nghèo thiếu. Bồ-đề-tâm như bình công-đức, vì làm cho tâm chúng-sanh được thoả-mãn. Bồ-đề-tâm như cây như-ý, vì có thể mưa tất cả đồ trang-nghiêm. Bồ-đề-tâm như áo lông ngỗng, vì chẳng dính bụi sanh-tử. Bồ-đề-tâm như chỉ bạch điệp, vì bổn lai tánh thanh-tịnh. Bồ-đề-tâm như lưỡi cày bén, vì có thể dọn tất cả ruộng chúng-sanh. Bồ-đề-tâm như na-la-diên, vì có thể dẹp tất cả kẻ địch ngã-kiến. Bồ-đề-tâm như mũi tên đi mau, vì phá được tất cả đích khổ. Bồ-đề-tâm như ngọn mâu nhọn, vì có thể xuyên thủng giáp phiền-não. Bồ-đề-tâm như giáp cứng, vì có thể hộ tâm như-lý. Bồ-đề-tâm như dao bén, vì có thể chặt tất cả đầu phiền-não. Bồ-đề-tâm như gươm bén, vì có thể chặt đức tất cả giáp kiêu-mạn. Bồ-đề-tâm như dũng-tướng-tràng, vì có thể dẹp phục tất cả ma-quân. Bồ-đề-tâm như cưa bén, vì có thể cưa đứt tất cả cây vô-minh. Bồ-đề-tâm như búa bén, vì có thể chặt những cây khổ. Bồ-đề-tâm như binh-khí, vì có thể đề phòng nạn khổ. Bồ-đề-tâm như cánh tay giỏi, vì phòng hộ tất cả những pháp độ thân, Bồ-đề-tâm như đôi chân tốt, vì an lập tất cả những công-đức. Bồ-đề-tâm như thuốc chữa mắt, vì diệt trừ tất cả bệnh lòa vô-minh. Bồ-đề-tâm như kìm nhϊếp, vì có thể nhổ tất cả gai thân-kiến. Bồ-đề-tâm như ngọa-cụ, vì dứt trừ những lao khổ sanh-tử. Bồ-đề-tâm như thiện-tri-thức, vì có thể mở tất cả dây trói sanh-tử. Bồ-đề-tâm như tài-bửu, vì trừ tất cả sự nghèo cùng. Bồ-đề-tâm như đại đạo-sư, vì khéo biết đạo xuất yếu của Bồ-Tát. Bồ-đề-tâm như phục-tạng, vì xuất sanh của công-đức không thiếu. Bồ-đề-tâm như nước suối trào, vì sanh nước trí-huệ không cùng tận. Bồ-đề-tâm như gương sáng, vì hiện khắp tất cả tượng pháp-môn. Bồ-đề-tâm dường như liên-hoa, vì chẳng nhiễm tất cả tội cấu. Bồ-đề-tâm như sông lớn, vì chảy dẫn ra tất cả nhϊếp-pháp độ-pháp. Bồ-đề-tâm như đại Long-Vương, vì có thể mưa tất cả diệu-pháp. Bồ-đề-tâm dường như mạng-căn, vì nhậm trì thân đại-bi của Bồ-Tát. Bồ-đề-tâm như cam-lộ, vì có thể làm cho an-trụ nơi cõi bất-tử. Bồ-đề-tâm như tấm lưới lớn, vì nhϊếp khắp tất cả những chúng-sanh. Bồ-đề-tâm như lưới chài, vì nhϊếp lấy tất cả kẻ đáng được hóa-độ. Bồ-đề-tâm như câu mồi, vì bắt những kẻ ở trong vực hữu-lậu. Bồ-đề-tâm như thuốc a-già-đà, vì có thể làm cho người vô-bệnh vĩnh-viễn được an-ổn. Bồ-đề-tâm như thuốc trừ độc, vì có thể tiêu hết độc tham ái. Bồ-đề-tâm như người trì chú giỏi, vì có thể trừ tất cả độc điên-đảo. Bồ-đề-tâm như gió mạnh, vì có thể thổi cuốn tất cả sương mù che chướng. Bồ-đề-tâm như xứ châu bửu, vì xuất sanh tất cả báu giác-phần. Bồ-đề-tâm như chủng-tánh tốt, vì xuất sanh tất cả pháp bạch-tịnh. Bồ-đề-tâm như nhà ở, vì là chỗ ở của những pháp công-đức. Bồ-đề-tâm như trị-tứ, vì là chỗ đỗi chác cũa thương-gia Bồ-Tát. Bồ-đề-tâm như thuốc luyện vàng, vì có thể trị tất cả căn phiền-não. Bồ-đề-tâm như mật tốt, vì viên-mãn tất cả vị công-đức. Bồ-đề-tâm như chánh-đạo, vì khiến chư Bồ-Tát vào trí-thành. Bồ-đề-tâm như chậu tốt, vì có thể đựng tất cả pháp bạch-tịnh. Bồ-đề-tâm như mưa phải thời, vì có thể trừ tất cả bụi phiền-não. Bồ-đề-tâm là chỗ ở, vì là chỗ ở của tất cả Bồ-Tát. Bồ-đề-tâm là hạnh vô-tận, vì chẳng chứng lấy quả giải-thoát của Thanh-Văn. Bồ-đề-tâm như tịnh lưu-ly, vì tự-tánh sáng sạch không nhơ, Bồ-đề-tâm như châu Ðế-thanh, vì hơn hẳn trí của thế-gian và nhị-thừa. Bồ-đề-tâm như tiếng trống tan canh, vì đánh thức chúng-sanh say ngủ bởi phiền-não. Bồ-đề-tâm như nước trong sạch, vì tánh vốn thuần sạch không nhơ đυ.c. Bồ-đề-tâm như vàng diêm-phù-đàn, vì che chói tất cả pháp lành hữu-vi. Bồ-đề-tâm như đại-sơn-vương, vì siêu xuất tất cả thế-gian. Bồ-đề-tâm là chỗ về, vì chẳng chối từ tất cả ai trở về. Bồ-đề-tâm là nghĩa lợi, vì có thể trừ tất cả sự suy não. Bồ-đề-tâm là diệu-bửu, vì có thể làm cho tất cả tâm sanh hoan-hỉ. Bồ-đề-tâm chư hội đại-thí, vì sung-mãn tất cả tâm chúng-sanh. Bồ-đề-tâm là tôn-thắng, vì tâm chúng-sanh không tâm nào bằng. Bồ-đề-tâm như phục-tạng, vì có thể nhϊếp tất cả phật-pháp. Bồ-đề-tâm như lưới nhơn-đà-la, vì có thể phục a-tu-la phiền-não. Bồ-đề-tâm như gió bà-lâu-na, vì có thể chấn động những kẻ đáng được hóa-độ. Bồ-đề-tâm như lửa nhân-đà-la, vì có thể đốt cháy tất cả hoặc-tập. Bồ-đề-tâm như phật-chi-đề, vì tất cả thế-gian nên cúng-dường.

Nầy Thiện-nam tử! Bồ-đề-tâm thành-tựu vô-lượng công đức như vậy.

Tóm lại, phải biết bồ-đề-tâm đồng với công-đức của tất cả phật-pháp.

Tại sao vậy?

Vì nhân nơi bồ-đề-tâm mà xuất sanh tất cả bồ-tát-hạnh. Tam-thế Như-Lai từ bồ-đề-tâm mà xuất sanh.

Vì thế nên nếu có ai phát tâm vô-thượng bồ-đề thời là đã xuất sanh vô-lượng công-đức, có thể nhϊếp thủ khắp nhất-thiết-trí-đạo.

Nầy Thiện-nam-tử! Ví như có người được thuốc vô-úy thời rời năm điều khủng bố.

Những là lửa không cháy được. Ðộc không hại được. Gươm dao không đứt được. Nước không làm trôi chìm được. Khói không xông ngộp được.

Cũng vậy, đại Bồ-Tát được thuốc nhất-thiết-trí bồ-đề-tâm, thời lửa tham không cháy, độc sân chẳng hại, dao hoặc chẳng đứt, dòng hữu-lậu chẳng cuốn trôi, khói giác quán không thể xông hại.

Ví như có người được thuốc giải thoát, thời vĩnh viễn không hoạn nạn. Cũng vậy, đại Bồ-Tát được thuốc giải-thoát-trí bồ-đề-tâm, thời lìa hẳn sanh tử hoạn nạn.

Ví như có người cầm thuốc ma-ha-ưng-già, rắn độc nghe mùi thời liền tránh xa. Cũng vậy, đại Bồ-Tát gìn lấy thuốc đại-ưng-già bồ-đề-tâm, thời tất cả rắn độc ác phiền-não nghe hơi thảy đều tan mất.

Ví như có người cầm thuốc vô-thắng, tất cả oán địch không hơn được. Cũng vậy, đại Bồ-Tát cầm thuốc vô-thắng đại-bồ-đề-tâm, thời hàng phục được tất cả ma-quân.

Ví như có người cầm thuốc tỳ-cấp-ma, có thể làm cho độc-tiển tự-nhiên rơi rớt. Cũng vậy, đại Bồ-Tát cầm thuốc ty-cấp-ma bồ-đề-tâm, làm cho tên độc tham sân si ác-kiến tự-nhiên rơi rớt.

Ví như có người cầm thuốc thiện-kiến, có thể trừ tất cả bệnh tật đã mang. Cũng vậy, đại Bồ-Tát cầm thuốc thiện-kiến bồ-đề-tâm, trừ hết tất cả bệnh phiền-não.

Như có dược-thọ tên san-đà-na, có ai lấy vỏ dùng thoa ghẻ, thời ghẻ liền lành, vỏ cây ấy vừa lấy là sanh lại liền, lấy không hết được. Cũng vậy, đại Bồ-Tát từ bồ-đề-tâm sanh cây nhất-thiết-trí, có ai thấy mà sanh lòng tin, thời ghẻ phiền-não nghiệp đều được tiêu diệt, cây nhất-thiết-trí không hề tổn.

Như có cây thuốc tên là vô-sanh-căn, do sức của cây nầy mà tăng trưởng tất cả cây ở Diêm-Phù-Ðề. Cũng vậy do sức cây bồ-đề-tâm của đại Bồ-Tát làm cho tất cả thiện-pháp của hàng hữu-học vô-học và chư Bồ-Tát đều được tăng trưởng.

Ví như thuốc A-lam-bà, nếu dùng thoa thân, thời thân và tâm đều có kham năng. Cũng vậy bồ-đề-tâm của đại Bồ-Tát làm cho thân tâm tăng trưởng pháp lành.

Ví như có người được thuốc nhiệm lực, phàm những sự đã được nghe thời ghi nhớ chẳng quên. Ðại Bồ-Tát được tâm bồ-đề thời nghe trì tất cả phật-pháp đều không quên mất.

Ví như thuốc đại-liên-hoa, nếu ai uống thuốc nầy thời sẽ sống lâu một kiếp. Cũng vậy, đại Bồ-Tát uống bồ-đề-tâm thời được thọ-mạng tự-tại trong vô-số kiếp.

Ví như thuốc ẩn hình, người cầm thuốc nầy thời nhơn và phi-nhơn đều không thấy được. Ðại Bồ-Tát cầm bồ-đề-tâm thời tất cả ma-chúng không thấy được.

Nầy Thiện-nam-tử! Như biển có châu-vương tên là Phổ-Tập-Chúng-Bửu. Châu nầy nếu còn, giả-sử kiếp-hỏa đốt cháy thế-gian cũng không thể làm cho biển nầy giảm được một giọt nước. Cũng vậy, tâm bồ-đề ở trong biển đại-nguyện của Bồ-Tát, nếu thường ghi nhớ gìn-giữ chẳng thối-thất, thời không thể hư-hoại một thiện-căn của Bồ-Tát. Nếu thối tâm bồ-đề thời tất cả pháp lành đều diệt tan.

Như có châu ma-ni tên là Ðại-Quang-Minh, nếu ai đeo châu nầy thời bao nhiêu quang-minh của tất đồ trang-sức khác đều bị che chói khuất cả. Cũng vậy bồ-đề tâm trang-nghiêm nơi thân của Bồ-Tát thời tất cả tâm nhị-thừa đều khuất mất.

Như thủy-thanh-châu có thể lóng trong nước đυ.c. Cũng vậy, bồ-đề-tâm của Bồ-Tát lóng sạch tất cả phiền-não.

Như có người đeo châu Trụ-Thủy xuống biển không bị nước làm hại. Cũng vậy, đại Bồ-Tát được bồ-đề-tâm vào trong tất cả biển sanh-tử trọn không bị chìm.

Như có người được bửu châu của rồng rồi cầm đi vào long-cung, không bị các loài rồng rắn làm hại. Cũng vậy, đại Bồ-Tát được tâm bồ-đề vào trong dục-giới, tất cả phiền-não không làm hại được.

Như Thiên-Ðế-Thích đội mão ma-ni che khuất tất cả thiên-chúng-khác. Cũng vậy, đại Bồ-Tát đội mão đại-nguyện bồ-đề-tâm thời vượt hơn tất cả chúng-sanh trong tam-giới.

Như có người được châu như-ý thời hết nghèo khổ. Cũng vậy, đại Bồ-Tát, được bồ-đề-tâm thời xa lì tất cả tà-mạng bố-úy.

Như có người được châu Nhựt-Tinh cầm hướng về phía ánh nắng mặt trời thời sanh ra lửa. Cũng vậy, đại Bồ-Tát được tâm bồ-đề cầm hướng đến trí-quang mà sanh trí-hỏa.

Như có người được châu Nguyệt-Tinh, cầm hướng về phía ánh sáng mặt trăng thời sanh ra nước. Cũng vậy, đại Bồ-Tát được tâm bồ-đề xoay về hồi-hướng thời sanh tất cả thiện-căn đại-nguyện.

Như Long-Vương đội mão ma-ni-bửu thời rời khỏi tất cả oán-địch bố-úy. Cũng vậy, đại Bồ-Tát đội mão bồ-đề-tâm đại-bi thời rời khỏi ác-đạo và các nạn.

Như có bửu-châu tên là nhất-thiết-thế-gian-trang-nghiêm-tạng, nếu ai được châu nầy thời muốn chi cũng đều được thoả mãn, mà châu nầy không bị tổn giảm. Cũng vậy, nếu ai được tâm bồ-đề nầy thời đều được toại nguyện, mà tâm nầy không bị tổn giảm.

Như Chuyển-Luân-Vương có ma-ni-bửu để trong cung, phóng ánh sáng lớn phá tất cả tối. Cũng vậy, đại Bồ-Tát đem bồ-đề-tâm để ở dục-giới phóng đại-trí-quang phá vô-minh của mọi loài.

Như châu đế-thanh đại-ma-ni, ai được quang-minh của châu nầy chiếu nhằm thời thân người ấy đồng màu với châu nầy. Cũng vậy, đại Bồ-Tát dùng bồ-đề-tâm quán-sát các pháp hồi-hướng thiện-căn thời đều đồng, một màu bồ-đề-tâm.

Như châu lưu-ly trăm ngàn năm ở trong chỗ nhơ uế mà chẳng nhiễm nhơ-uế, vì tánh nó bổn lai trong sạch. Cũng vậy, bồ-đề-tâm của đại Bồ-Tát ở dục-giới trăm ngàn kiếp mà chẳng bị sự lỗi ác của cõi dục làm nhiễm, vì tánh nó thanh-tịnh như pháp-giới.

Như châu tịnh-quang-minh có thể chói khuất màu sắc của tất cả châu báu khác. Cũng vậy, bồ-đề-tâm của đại Bồ-Tát, có thể chói khuất tất cả công-đức của phàm-phu và nhị-thừa.

Như châu hỏa-diệm đều có thể trừ diệt tất cả tối tăm. Cũng vậy, bồ-đề-tâm của đại Bồ-Tát có thể diệt-trừ tất cả sự tội tăm của vô-tri.

Như trong biển có vô-giá-bửu, người đi buôn châu báu lượm được đem về thành thị, tất cả quang sắc của những châu ngọc khác không bằng được. Cũng vậy, bồ-đề-tâm ở trong biển lớn sanh tử, đại Bồ-Tát dùng thuyền đại-nguyện chở đem vô thành giải-thoát, công-đức của hàng nhị-thừa không bằng được.

Như có bửu-châu tên là tự-tại-vương ở tại châu Diêm-Phù-Ðề cách mặt nhật mặt nguyệt bốn vạn do-tuần, bao nhiêu cảnh vật trang-nghiêm của nhật nguyệt đều hiện bóng rõ ràng trong bửu châu nầy. Cũng vậy, công-đức thanh-tịnh của đại Bồ-Tát phát bồ-đề-tâm ở trong sanh-tử chiếu pháp-giới không, tất cả công-đức của phật-trí đều hiện trong đó.

Như bửu-châu tự-tại-vương, tất cả tài vật châu báu y-phục mà ánh sáng nhật nguyệt chiếu đến giá trị không bằng được bửu-châu nầy. Cũng vậy, tâm bồ-đề của đại Bồ-Tát, tất cả công-đức của thiên nhơn nhị-thừa mà nhất-thiết-trí-quang chiếu đến đều không bằng được.

Như trong biển có bửu-châu hải-tạng. Châu nầy hiện khắp những sự trang-nghiêm trong biển. Cũng vậy, bồ-đề-tâm của Bồ-Tát hiện khắp những sự trang-nghiêm của nhất-thiết-trí.

Như vàng Diêm-Phù-Ðàn trên trời chỉ trừ tâm-vương đại-ma-ni, không bảo vật nào sánh bằng. Cũng vậy, bồ-đề-tâm của đại Bồ-Tát, trừ nhất-thiất-trí, không công-đức nào sánh bằng.

Như người giỏi phương-pháp thâu rồng, thời ở trong loài rồng được tự-tại. Cũng vậy, bồ-đề-tâm của Bồ-Tát được tự-tại trong tất cả phiền-não.

Như dũng-sĩ mặc giáp cầm binh-khí, tất cả oán địch không chế phục được. Cũng vậy, đại Bồ-Tát mặc và cầm tâm bồ-đề thời tất cả nghiệp hoặc không chế-ngự được.

Như hắc-chiên-đàn-hương trên trời, nếu đốt một chỉ thời hơi hương xông khắp Tiểu-Thiên thế-giới, giá trị của tất cả trân-bửu trong Ðại-Thiên thế-giới đều không bằng. Cũng vậy, một niệm công-đức của bồ-đề-tâm của đại Bồ-Tát xông khắp pháp-giới, tất cả công-đức của Thanh-Văn Duyên-Giác đều không bằng được.

Như bạch-chiên-đàn thoa trên thân thời có thể trừ tất cả nhiệt não làm cho thân tâm được thanh-lương. Cũng vậy, bồ-đề-tâm của đại Bồ-Tát có thể trừ tất cả hư vọng phân biệt phiền não, làm cho được trí-huệ.

Như núi Tu-Di, nếu ai ở gần thời đồng một màu sắc với núi nầy. Cũng vậy, nếu ai ở gần bồ-đề-tâm của đại Bồ-Tát thời đồng màu với nhất-thiết-trí của Bồ-Tát.

Như cây ba-lợi-chất-đa-la, hương khí của vỏ cây nầy không cỏ cây hoa nào ở Diêm-Phù-Ðề thơm bằng. Cũng vậy, hương công đức đại-nguyện của bồ-đề-tâm của đại Bồ-Tát hơn hẳn công-đức của hương giới, định, huệ, giải-thoát và giải-thoát tri-kiến của tất cả hàng nhị-thừa.

Như cây ba-lợi-chất-đa-la dầu chưa đơm hoa, nhưng nên biết chính nơi cây nầy là chỗ sản xuất vô-lượng hoa. Cũng vậy, tâm bồ-đề của đại Bồ-Tát dầu chưa phát sanh nhất thiết-trí, nhưng nên biết tâm nầy là chỗ xuất sanh hoa trí-giác cho vô-số chúng nhơn thiên.

Như dùng hoa ba-lợi-chất-đa-la để ướp y phục trong một ngày, thời mùi thơm hơn hẳn dùng các thứ hoa thơm khác ướp y-phục trong ngàn năm. Cũng vậy, tâm bồ-đề của đại Bồ-Tát huân tập công-đức trong một đời hơn hẳn công-đức vô-lậu của hàng nhị-thừa huân tập trong trăm ngàn kiếp.

Như trong hải-đảo mọc cây Gia-tử, cây rễ nhánh lá bông trái của cây nầy, mọi người thường lấy ăn dùng, mà vẫn không hết. Cũng vậy, tâm bồ-đề của đại Bồ-Tát, từ sơ phát tâm đến thành Phật, chánh-pháp trụ thế luôn lợi ích tất cả thế-gian không lúc nào tạm dứt.

Như có nước thuốc tên là ha-trạch-ca, nếu dùng một lượng nước thốc nầy thời biến được ngàn lượng đồng đều thành chân-kim, chẳng phải đồng biến được thuốc nầy. Cũng vậy, đại Bồ-Tát dùng thuốc trí hồi-hướng của bồ-đề-tâm, biến tất cả pháp nghiệp hoặc làm cho đều thành tướng nhất-thiết-trí, chẳng phải nghiệp hoặc biến được tâm nầy.

Như chút ít lửa, tùy đem nhúm đốt chỗ nào thời ngọn lửa càng thêm mạnh. Cũng vậy, bồ-đề-tâm của đại Bồ-Tát, tùy chỗ nào phan-duyên thời trí-huệ càng mạnh.

Như một ngọn đèn đem thắp trăm ngàn đèn khác, mà ngọn đèn nầy không tổn giảm. Cũng vậy, bồ-đề-tâm của đại Bồ-Tát sanh thành tam-thế phật-trí, mà tâm nầy không giảm không hết.

Như đem một ngọn đèn vào trong nhà tối, thời có thể phá trừ sự tối tăm đã trăm ngàn năm. Cũng vậy, bồ-đề-tâm của đại Bồ-Tát đem vào trong tâm của chúng-sanh, thời có thể trừ hết những phiền-não nghiệp-chướng trong trăm ngàn vạn ức bất-khả-thuyết kiếp.

Như tim đèn, tùy lớn hay nhỏ mà phát ánh sáng, nếu thêm dầu thời ánh sáng chẳng tắt. Cũng vậy, đèn bồ-đề-tâm của đại Bồ-Tát, dùng đại-nguyện làm tim quang-minh chiếu pháp-giới, thêm dầu đại-bi thời giáo-hóa chúng-sanh, tịnh phật-độ, thi hành phật-sự không thôi dứt.

Như Tha-Hóa-Tự-Tại Thiên-Vương đội thiên-quan diêm-phù-đàn kim, tất cả vật trang-nghiêm của chư Thiên-Tử cõi dục đều không bằng được. Cũng vậy, đại Bồ-Tát đội bồ-đề-tâm đại-nguyện, thời tất cả công-đức của phàm-phu nhị-thừa đều không bằng được.

Như lúc sư-tử-vương gầm rống, sư-tử con nghe tiếng đều thêm mạnh mẽ, còn các muông thú khác đều kinh sợ lẩn trốn. Cũng vậy, bồ-đề-tâm của Pháp-Vương gầm rống, chư Bồ-Tát pháp-vương-tử nghe tiếng Phật thời thêm công-đức, còn người có sở-đắc nghe tiếng Phật thời đều thối tán.

Như có người lấy gân sư-tử làm dây đờn, tấu đờn nầy thời tiếng của những đờn khác đều tắt mất. Cũng vậy, đại Bồ-Tát dùng tâm bồ-đề làm dây pháp-nhạc, khi tấu lên thời tất cả ngũ-dục và công-đức của nhị-thừa đều đoạn-tuyệt.

Như có người chứa sữa dê, sữa bò nhiều như biển lớn, đem một giọt sữa sư-tử nhỏ vào trong đó, thời đều biến hoại, sữa sư-tử xuyên thẳng qua không bị trở ngại. Cũng vậy, đại Bồ-Tát đem tâm bồ-đề để vào trong biển phiền-não nghiệp đã chứa từ vô-lượng kiếp, thời đều hư hoại, mà bồ-đề-tâm thẳng qua vô-ngại, trọn không trụ trong quả giải-thoát của nhị-thừa.

Như chim Ca-Lăng-Tần-Già lúc còn ở trong vỏ trứng đã có thế-lực, các loại chim khác đều không bằng được. Cũng vậy, bồ-đề-tâm của đại Bồ-Tát có những thế-lực công-đức đại-bi, hàng Thanh-Văn và Duyên-giác không bằng được.

Như chim Kim-Sí lúc mới sanh cặp mắt sáng lanh, bay liệng mau chóng, tất cả chim khác dầu đã sanh lâu đã trưởng thành vẫn không bằng được. Cũng vậy, đại Bồ-Tát phát bồ-đề-tâm làm pháp-vương-tử thời trí-huệ thanh-tịnh, đại-bi dũng-mãnh, tất cả hàng nhị-thừa dầu đã tu-hành trăm ngàn kiếp vẫn không bằng được.

Như có tráng-sĩ cầm mâu nhọn đâm thủng giáp cứng dầy xuyên qua vô-ngại. Cũng vậy, đại Bồ-Tát dùng bồ-đề-tâm đâm thủng hư những tà-kiến phiền-não, xuyên qua vô-ngại.

Như đại-lực-sĩ Ma-Ha Na-Già, nếu phấn khởi oai lực, thời trên trán nổi bóng ghẻ, nếu bóng ghẻ ấy chưa lặn, thời tất cả người trong Diêm-Phù-Ðề không ai đấu sức lại. Cũng vậy, đại Bồ-Tát nếu khởi đại-bi thời tất định phát bồ-đề-tâm, lúc chưa xả tâm nầy thời tất cả thế-gian những ma và ma-dân không làm hại được.

Như xạ-sư có các đệ-tử, dầu chưa tập quen nghề của thầy, nhưng sự khôn ngoan khéo léo đã hơn những người khác. Ðại Bồ-Tát lúc mới phát tâm cũng như vậy, dầu chưa tập quen hạnh nhất-thiết-trí, nhưng bao nhiêu trí nguyện dục giải đã hơn hẳn tất cả thế-gian và nhị-thừa.

Như người tập bắn tên, trước đặt chân sau mới tập cách bắn. Cũng vậy, đại Bồ-Tát muốn học đạo nhất-thiết-trí của Như-Lai, trước phải an-trụ tâm bồ-đề, rồi sau mới tu hành tất cả phật-pháp.

Như nhà ảo-thuật sắp bày trò, trước phải nhớ và trì ảo-pháp, sau đó biến hiện mới thành-tựu. Cũng vậy, đại Bồ-Tát sắp phát khởi thần-thông của chư Phật Bồ-Tát, trước phải phát tâm bồ-đề, sau đó mọi sự mới được thành-tựu.

Như ảo-thuật, không có hình sắc mà hiện ra hình sắc. Cũng vậy, bồ-đề-tâm của đại Bồ-Tát dầu không hình sắc thấy được, nhưng có thể khắp thập phương pháp-giới thị-hiên những công-đức trang-nghiêm.

Như mèo chồn vừa nhìn thấy chuột, thời chuột liền rút vô hang chẳng dám ra. Cũng vậy, đại Bồ-Tát phát bồ-đề-tâm tạm dùng huệ-nhãn xem nghiệp hoặc, thời nghiệp hoặc liền lẩn trốn chẳng còn sanh.

Như có người đeo đồ trang-sức bằng vàng diêm-phù-đàn, vàng nầy chói che những vật khác, làm cho những vật khác như đống mực đen. Cũng vậy, đại Bồ-Tát đeo bồ-đề-tâm, tâm nầy che chói tất cả công-đức của phàm-phu và nhị-thừa, làm cho những công-đức nầy không còn quang sắc.

Như chút ít từ-thạch, sức của nó có thể hút những xiềng xích sắt. Cũng vậy, đại Bồ-Tát khởi một niệm bồ-đề-tâm, thời có thể hoại diệt tất cả kiến dục vô-minh.

Như có từ-thạch, sắt nếu đối diện thời đều bị hút đi không còn an-trụ được. Bồ-đề-tâm của đại Bồ-Tát cũng như vậy, những nghiệp phiền-não và nhị-thừa giải-thoát nếu tạm đối diện thời đều tan mất không còn lưu trú.

Như có người giỏi vào biển lớn, tất cả loài thủy-tộc không làm hại được, giả-sử vào miệng cá Ma-Kiệt cũng không bi cắn nuốt. Cũng vậy, đại Bồ-Tát phát tâm bồ-đề vào biển sanh-tử, những nghiệp phiền-não không làm hại được, giả-sử vào trong pháp thiện-tế của Thanh-Văn Duyên-Giác cũng chẳng bị họ làm lưu-nạn.

Như có người uống nước cam-lộ, tất cả vật độc không làm hại được. Cũng vậy, đại Bồ-Tát uống bồ-đề-tâm thời chẳng sa vào hàng Thanh-Văn Bích-Chi-Phật, vì đủ sức bi-nguyện quảng đại.

Như có người được thuốc an-thiện-na dùng thoa lên đôi mắt, dầu đi trong nhân-gian mà không ai ngó thấy. Cũng vậy, đại Bồ-Tát được bồ-đề-tâm, có thể dùng thiện-phương-tiện nhập cảnh-giới ma, nhưng tất cả chúng ma không thấy được.

Như có người nương dựa Quốc-Vương thời chẳng sợ những người khác. Cũng vậy, đại Bồ-Tát nương dựa thế-lực lớn của bồ-đề-tâm thời chẳng sợ những nạn chướng cái ác-đạo.

Như có người ở trong nước thời chẳng sợ lửa cháy. Cũng vậy, đại Bồ-Tát ở trong thiện-căn bồ-đề–tâm thời chẳng sợ trí giải-thoát của nhị-thừa.

Như người nương dựa mãnh-tướng thời không sợ tất cả kẻ oán địch. Cũng vậy, đại Bồ-Tát nương dựa sức dũng-mãnh của bồ-đề-tâm thời chẳng sợ tất cả ác-hạnh.

Như Thiện-Ðế-Thích cầm chày kim-cang đánh dẹp tất cả chúng A-Tu-La. Cũng vậy, đại Bồ-Tát cầm giữ tâm bồ-đề xô dẹp tất cả những ma ngoại-đạo.

Như có người uống thuốc diên-mạng thời mãi-mãi được tráng-kiện chẳng già chẳng ốm. Cũng vậy, đại Bồ-Tát uống bồ-đề-tâm thời trong vô-số kiếp thật hành bồ-tát-hạnh không nhàm mỏi, cũng không nhiễm trước.

Như có người điều hòa thuốc nước, thời trước hết phải lấy nước tốt trong sạch. Cũng vậy, đại Bồ-Tát muốn tu tất cả hạnh nguyện đại-thừa thời trước hết phải phát bồ-đề-tâm.

Như người giữ-gìn thân thể, thời trước hết phải gìn-giữ mạng-căn. Cũng vậy, đại Bồ-Tát hộ-trì phật-pháp thời phải hộ-trì bồ-đề-tâm trước.

Như người nếu mạng-căn dứt thời không thể làm lợi-ích cho cha mẹ tôn thân. Cũng vậy, đại Bồ-Tát nếu xả bỏ bồ-đề-tâm thời không thể làm lợi ích cho tất cả chúng-sanh, không thể thành-tựu phật-công-đức.

Như đại hải không ai làm hư hoại được. Cũng vậy, những nghiệp hoặc và tâm nhị-thừa chẳng thể làm hư hoại được.

Như ánh sáng mặt nhật, ánh sáng của tinh-tú không chói che được. Cũng vậy, tất cả trí vô-lậu của nhị-thừa không thể chói che bồ-đề-tâm được.

Như Vương-Tử sơ sanh, thời được tất cả quan đều tôn trọng, vì là dòng Vua tự-tại. Cũng vậy, đại Bồ-Tát ở trong phật-pháp phát bồ-đề-tam thời được các bực kỳ-túc tu phạm-hạnh, nhị-thừa đều tôn-trọng, vì đại-bi tự-tại.

Như Vương-Tử dầu tuổi còn nhỏ bé, nhưng các quan đều kính lễ. Cũng vậy, đại Bồ-Tát dầu mới phát tâm tu bồ-tát-hạnh, nhưng được các bực kỳ-cựu Thanh-Văn kính lễ.

Như Vương-Tử dầu chưa được tự-tại nơi tất cả các quan, nhưng đã đủ vương-tướng nên chẳng đồng với tất cả các quan, vì dòng dõi tôn thắng. Cũng vậy, đại Bồ-Tát dầu chưa được tự-tại trong tất cả nghiệp hoặc nhưng đã đủ tướng bồ-đề nên chẳng đồng với tất cả hàng nhị-thừa, vì là chủng-tánh Phật đệ nhất.



Như ma-ni-bửu thanh-tịnh, vì mắt lòa nên thấy là bất-tịnh. Cũng vậy, bồ-đề-tâm của đại Bồ-Tát vốn thanh-tịnh, kẻ vô-trí chẳng tin cho là bất-tịnh.

Như có thuốc được chú-lực gia-trì, nếu ai được thấy nghe cùng ở chung, thời tiêu diệt được tất cả bệnh. Cũng vậy, bồ-đề-tâm của đại Bồ-Tát được tất cả thiện-căn, trí-huệ, phương-tiện, nguyện trí đồng-nhϊếp-trì, nếu có chúng-sanh thấy, nghe, ở chung, ghi nhớ, thời tất cả bệnh phiền-não đều được trừ diệt.

Như có người thường uống cam-lộ, thân người nầy chẳng biến chẳng hoại. Cũng vậy, nếu đại Bồ-Tát ghi nhớ giữ-gìn bồ-đề-tâm thời thân nguyện trí rốt ráo chẳng hoại.

Như người máy bằng gỗ, nếu không có chốt thời ly tán chẳng vận động được. Cũng vậy, đại Bồ-Tát nếu không bồ-đề-tâm thời công-hạnh phân tán chẳng thể thành-tựu tất cả phật-pháp.

Như Chuyển-Luân-Vương có trầm hương-bửu tên là Tượng-Tạng, nếu đốt hương nầy thời bốn binh-chủng của Luân-Vương đều bay lên không trung. Cũng vậy, đại Bồ-Tát có bồ-đề-tâm, nếu phát tâm nầy thời tất cả thiện-căn của Bồ-Tát thoát hẳn tam-giới đi trong trí vô-vi của Như-Lai.

Như chất kim-cang chỉ sản xuất từ mỏ kim-cang hoặc mỏ vàng, chẳng phải sản xuất từ mỏ báu khác. Cũng vậy, bồ-đề-tâm của đại Bồ-Tát chỉ phát sanh từ lòng đại-bi cứu-hộ chúng-sanh, và từ cảnh giới thù-thắng nhất-thiết-chủng trí, chẳng phải xuất sanh từ những thiện-căn khác.

Như cây vô-căn, chẳng có rễ mà nhánh lá bông trái đều sum-sê. Cũng vậy, bồ-đề-tâm của đại Bồ-Tát vốn-không căn vô-sở-đắc mà có thể trưởng dưỡng nhất-thiết-chủng trí thần-thông đại-nguyện che mát khắp thế-gian.

Như chất kim-cang chẳng phải chậu xấu chậu bể đựng được, chỉ trừ chậu lành thật tốt. Cũng vậy, những chúng-sanh hạ-liệt tham sân phá giới giải-đãi vọng-niệm vô-trí không thể chứa đựng bồ-đề-tâm, chỉ trừ Bồ-Tát thâm-tâm.

Như kim-cang có thể xoi lũng các chất báu khác. Cũng vậy, bồ-đề-tâm có thể xuyên thấu tất cả pháp-bảo.

Như kim-cang có thể làm hoại các hòn núi. Cũng vậy, bồ-đề-tâm có thể phá vỡ những núi tà-kiến.

Như kim-cang dầu đã bể, nhưng các thứ báu khác vẫn không bằng. Cũng vậy, bồ-đề-tâm dầu vì chí liệt mà có chút suy tổn, nhưng vẫn còn hơn tất cả công-đức của hàng nhị-thừa.

Như kim-cang dầu tổn khuyết nhưng vẫn trừ được sự nghèo cùng. Cũng vậy, bồ-đề-tâm dầu bị tổn khuyết chẳng tăng tấn được các công-hạnh, nhưng còn bỏ rời được tất cả sanh tử.

Như chút ít kim-cang có thể phá hoại tất cả vật. Cũng vậy, tâm bồ-đề nhập chút ít cảnh-giới liền phá tất cả vô-tri phiền-não.

Như kim-cang chẳng phải người phàm có được. Cũng vậy, chẳng phải những chúng-sanh ý liệt mà có được bồ-đề-tâm.

Như kim-cang, nếu là người chẳng biết rành chất báu thời không biết được công-năng tác-dụng của nó. Cũng vậy, người chẳng biết chánh-pháp thời không biết được công-năng tác-dụng của bồ-đề-tâm.

Như kim-cang không gì làm tiêu diệt được. Cũng vậy, tất cả pháp không thể tiêu-diệt được bồ-đề-tâm.

Như chày kim-cang, những người có sức khoẻ đều không cầm được, chỉ trừ người có sức đại na-la-diên. Cũng vậy, bồ-đề-tâm, tất cả hàng nhị-thừa đều không cầm giữ được, chỉ trừ Bồ-Tát có thiện-lực kiên-cố nhơn-duyên quảng đại.

Như kim-cang, tất cả vật khác không làm hoại được, mà kim-cang lại có thể làm hoại các vật, thể tánh nó vẫn không tổn giảm. Cũng vậy, bồ-đề-tâm khắp tất cả kiếp giáo-hoá chúng-sanh tu hành khổ hạnh. Những sự mà hàng Thanh-Văn Duyên-Giác không làm được, Bồ-Tát đều làm được, vẫn không nhàm mỏi, không tổn giảm bồ-đề-tâm.

Như kim-cang, chỉ trừ đất kim-cang, những chỗ khác không thể giữ chịu được. Cũng vậy, Thanh-Văn Duyên-Giác đều không thể giữ chịu được bồ-đề-tâm, chỉ trừ người xu-hướng phật-trí.

Như chậu kim-cang không nứt mẻ dùng đựng nước, thời vĩnh viễn nước không chảy rịn vào đất. Cũng vậy, dùng bồ-đề-tâm chứa đựng thiện-căn, thời vĩnh-viễn không lọt vào các loài.

Như kim-cang-tế có thể giữ vững đại địa. Cũng vậy, bồ-đề-tâm có thể giữ vững hạnh nguyện Bồ-Tát chẳng sa vào tam giới.

Như kim-cang ở lâu trong nước chẳng rã chẳng ướt. Cũng vậy, bồ-đề-tâm ở trong nghiệp hoặc sanh tử nhiều kiếp, vẫn không hư không đổi.

Như kim-cang, tất cả thứ lửa không đốt cháy được, chẳng làm nóng được. Cũng vậy, tất cả lửa phiền-não sanh tử không đốt được, không làm nóng được bồ-đề-tâm.

Như trên tòa kim-cang trong Ðại-Thiên thế-giới có thể giữ vững chư Phật ngời đạo-tràng, hàng ma, thành đạo vô thượng chánh-giác, tất cả những tòa khác không kham được. Cũng vậy, bồ-đề-tâm có thể giữ vững tất cả hạnh nguyện, các môn ba-la-mật, các nhẫn, các địa, hồi-hướng thọ-ký, tu tập pháp bồ-đề trợ đạo, cúng-dường chư Phật nghe pháp thọ hành của Bồ-Tát, tất cả tâm khác không có công năng nầy.

Nầy Thiện-nam-tử! Bồ-đề-tâm thành-tựu vô-lượng vô-biên nhẫn đến bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết công đức thù thắng.

Nếu có chúng-sanh phát tâm vô-thượng bồ-đề thời được công-đức thù thắng như vậy.

Vì thế nên ngươi đã được lợi lành lớn, vì ngươi đã phát tâm vô-thượng bồ-đề cầu bồ-tát-hạnh, đã được công-đức lớn như vậy.

Nầy Thiện-nam-tử! Như ngươi hỏi Bồ-Tát thế nào học bồ-tát-hạnh, thế nào tu bồ-tát-đạo?

Ngươi nên vào trong lâu các Tỳ-Lô-Giá-Na-Ðại-Trang-Nghiêm nầy, ngươi quán-sát khắp nơi thời có thể biết rõ học bồ-tát-hạnh, học rồi thời thành-tựu vô-lượng công-đức.

Hán bộ quyển thứ 79

(1) Thiện-Tài Ðồng-Tử ©υиɠ kính hữu-nhiễu Di-Lặc Bồ-Tát, rồi thưa rằng:

Xin Ðại-Thánh mở cửa lâu các cho tôi được vào.

Lúc ấy Di-Lặc Bồ-Tát đến trước cửa lâu các đàn chỉ ra tiếng, cửa liền mở. Bồ-Tát bảo Thiện-Tài vào.

Thiện-Tài rất hoan-hỷ đi vào trong lâu các, cửa liền đóng lại.

Thiện-Tài thấy trong lâu các rộng vô-lượng đồng như hư-không. Vô-số chất báu làm đất. Vô-số cung điện, vô-số cửa cái, vô-số cửa sổ, vô-số thềm bậc, vô-số lan-can, vô-số đường sá, tất cả đều bằng thất-bửu.

Vô-số tràng, vô-số phan, vô-số lọng hàng liệt khắp nơi.

Vô-số chuỗi báu, vô-số chuỗi chân châu, vô-số chuỗi xích-chân-châu, vô-số chuỗi sư-tử châu, thòng rũ khắp nơi.

Vô-số bán-nguyệt, vô-số dải lụa, vô-số lưới báu dùng đề trang-sức.

Vô-số lục-lạc báu gió động thành tiếng.

Rải vô-số hoa trời đẹp.

Treo vô-số dải tràng báu cõi trời.

Vô-số lư-hương báu trang-nghiêm.

Rưới vô-số bột chân kim.

Treo vô-số gương báu.

Thắp vô-số đèn báu.

Trải vô-số y báu.

Giăng vô-số trướng báu.

Trần thiết vô-số tòa báu, vô-số lụa báu trải trên tòa.

Vô-số tượng đồng-nữ bằng vàng diêm-phù-đàn.

Vô-số hình tượng bằng chiều thứ báu.

Khắp nơi có vô-số tượng Bồ-Tát bằng diệu-bửu.

Vô-số chim hót tiếng hòa nhã.

Vô-số hoa sen xanh báu, vô-số hoa sen vàng báu, vô-số hoa sen đỏ báu, vô-số hoa sen trắng báu, dùng để trang-nghiêm.

Vô-số cây báu thứ đệ hàng liệt.

Vô-số ma-ni-bửu phóng đại quang-minh.

Lại thấy trong đó có vô-lượng trăm ngàn lâu các đẹp, đều nghiêm-sức như trên. Mỗi mỗi lâu các đều rộng rãi nghiêm-lệ, đồng như hư-không chẳng ngại nhau cũng chẳng tạp loạn nhau.

Thiện-Tài ở một chỗ thấy tất cả chỗ. Nơi tất cả chỗ đều thấy như vậy.

Thiện-Tài thấy lâu các Tỳ-Lô-Giá-Na-Trang-Nghiêm-Tạng có bất-tư-nghì cảnh-giới tự-tại như vậy, lòng rất vui mừng hớn hở vô-lượng, thân tâm nhu nhuyến, rời tất cả tưởng, trừ tất cả chướng, diệt tất cả hoặc, chỗ thấy chẳng quên, chỗ nghe đều nhớ, chỗ nghĩ chẳng tạp, chứng nhập môn vô-ngại giải-thoát, vận dụng tâm cùng khắp, thấy cùng khắp, kính lễ cùng khắp.

Vừa mới cúi đầu, do thần-lực của Di-Lặc Bồ-Tát, Thiện-Tài tự thấy thân của mình ở khắp trong tất cả lâu các, thấy đủ những cảnh-giới tự-tại bất-tư-nghì:

Những là thấy Di-Lặc Bồ-Tát lúc mới phát tâm tên hiệu như vậy, chủng-tộc như vậy, thiện-hữu khai ngộ khiến gieo trồng căn lành như vậy, thọ mạng như vậy, ở kiếp như vậy, gặp Phật tại quốc-độ như vậy, tu hành như vậy, phát nguyện như vậy.

Chư Phật Như-Lai ấy, những chúng-hội, thọ-mạng, thân-cận cúng-dường đều thấy rõ cả.

Hoặc thấy Di-Lặc Bồ-Tát tối-sơ chứng được từ-tâm tam-muội, từ đó đến nay hiệu là từ-thị.

Hoặc thấy Di-Lặc Bồ-Tát tu những diệu-hạnh, thành mãn tất cả môn ba-la-mật.

Hoặc thấy Di-Lặc Bồ-Tát đắc nhẫn, trụ địa, thành-tựu quốc-độ thanh-tịnh, hô-trì phật-pháp, làm đại Pháp-Sư, được vô-sanh-nhẫn.

Hoặc thấy thời-gian ấy, tại xứ ấy, Ðức Phật ấy thọ ký thành Phật cho Di-Lặc

Bồ-Tát.

Hoặc thấy Di-Lặc Bồ-Tát làm Chuyển-Luân-Vương khuyên các chúng-sanh an trụ nơi thập-thiện-đạo.

Hoặc thấy Di-Lặc Bồ-Tát làm Hộ-Thế lợi ích chúng sanh, hoặc làm Ðế-Thích quở trách ngũ-dục, hoặc làm Dạ-Ma Thiên-Vương tán dương hạnh bất-phóng-dật, hoặc làm Ðâu-Suất Thiên-Vương khen ngợi công-đức của Bồ-Tát nhất-sanh bổ-xứ, hoặc làm Hóa-Lạc Thiên-Vương vì chư thiên-chúng mà hiện những sự biến-hóa trang-nghiêm của chư Bồ-Tát, hoặc làm Tha-Hóa-Tự-Tại Thiên-Vương vì chư thiên-chúng mà diễn thuyết tất cả phật-pháp, hoặc làm Ma-Vương tuyên nói tất cả pháp thảy đều vô-thường, hoặc làm Phạm-Vương tuyên nói chư thiền-định có vô-lượng hỉ-lạc, hoặc làm A-Tu-La Vương vào biển đại-trí rõ pháp như huyễn vì chúng A-Tu-Ta mà thường thuyết pháp dứt trừ tất cả kiêu mạn ngạo nghễ.

Hoặc thấy Di-Lặc Bồ-Tát ở xứ Diêm-La cứu khổ địa-ngục, hoặc thấy ở xứ ngạ-quỷ bố-thí đồ uống ăn cứu sự đói khát, hoặc thấy ở đạo súc-sanh dùng những phương-tiện điều-phục chúng-sanh.

Hoặc thấy Di-Lặc Bồ-Tát vì chúng hội Hộ-Thế Thiên-Vương mà thuyết pháp, hoặc thấy vì chúng-hội Ðao-Lợi Thiên-Vương mà thuyết pháp, hoặc thấy vì chúng-hội Dạ-Ma Thiên-Vương mà thuyết pháp, hoặc thấy vì chúng-hội Ðâu-Suất Thiên-Vương mà thuyết pháp, hoặc thấy vì chúng-hội Hóa-lạc Thiên-Vương mà thuyết pháp, hoặc thấy vì chúng-hội Tha-hóa Thiên-Vương mà thuyết pháp, hoặc thấy vì chúng-hội Ðại-Phạm Thiên-Vương mà thuyết pháp, hoặc thấy vì chúng-hội Long-Vương mà thuyết pháp, hoặc thấy vì chúng-hội Dạ-Xoa-Vương, La-Sát-Vương mà thuyết pháp, hoặc thấy vì chúng-hội Càn-Thát-Bà Vương và Khẩn-Na-La Vương mà thuyết pháp hoặc thấy vì chúng-hội A-Tu-La Vương và Ðà-Na-Bà Vương mà thuyết pháp, hoặc thấy vì chúng-hội Ca-Lâu-La Vương và Ma-Hầu-La-Già Vương mà thuyết pháp, hoặc thấy vì những chúng-hội nhân phi-nhân khác mà thuyết pháp, hoặc thấy vì chúng-hội Thanh-Văn Duyên-Giác mà thuyết pháp, hoặc thấy vì chúng-hội Bồ-Tát sơ-phát-tâm nhẫn đến Bồ-Tát nhất-sanh bổ-xứ trụ quán-đảnh vị mà thuyết pháp.

Hoặc lại thấy Di-Lặc Bồ-Tát khen nói những công đức của sơ-địa nhẫn đến thập-địa.

Hoặc thấy khen nói đầy đủ tất cả ba-la-mật.

Hoặc thấy khen nói pháp môn nhập các nhẫn.

Hoặc thấy khen nói những môn đại tam-muội.

Hoặc thấy khen nói những môn giải-thoát thậm-thâm.

Hoặc thấy khen nói cảnh-giới của những tam-muội thần-thông.

Hoặc thấy khen nói những bồ-tát-hạnh.

Hoặc thấy khen nói những thệ nguyện lớn.

Hoặc thấy cùng với chư Bồ-Tát đồng hành khen nói những phương-tiện lợi ích chúng-sanh.

Hoặc thấy cùng với chư Bồ-Tát nhất-sanh bổ-xứ khen nói tất cả môn Phật quán đảnh.

Hoặc thấy Di-Lặc Bồ-Tát trong trăm ngàn năm kinh hành, đọc tụng, thơ tả kinh quyển, siêng cầu quán sát vì đại-chúng mà thuyết pháp.

Hoặc nhập tứ-thiền, tứ vô-lượng tâm.

Hoặc nhập biến-xứ và những giải-thoát.

Hoặc nhập tam-muội dùng sức phương-tiện hiện những thần-biến.

Hoặc thấy Di-Lặc Bồ-Tát nhập biến-hóa tam-muội, nơi mỗi lỗ lông trên thân hiện ra tất cả biến-hóa thân-vân. Hoặc hiện ra thiên-chúng thân-vân. Hoặc hiện ra long-chúng thân-vân. hoặc hiện ra bát-bộ-chúng thân-vân. Hoặc hiện ra Thích, Phạm, Hộ-Thế, Chuyển-Luân Thánh-Vương, Tiều-Vương, Vương-Tử, Ðại-Thần, Quan-Thuộc, Trưởng-Giả, Cư-Sĩ thân-vân. Hoặc hiện ra Thanh-Văn, Duyên-Giác, Bồ-Tát, Như-Lai thân-vân. Hoặc hiện ra tất cả chúng-sanh thân-vân. Hoặc phát ra tiếng vi-diệu khen những pháp-môn của chư Bồ-Tát. Hoặc khen nói môn công-đức của đàn-ba-la-mật nhẫn đến công-đức của trí-ba-la-mật. Khen nói các nhϊếp pháp, các thiền, các vô-lượng-tâm, các tam-muội chánh-quán, các thông, các minh, tổng-trì, biện-tài, các đế, các trí, chỉ, quán, giải-thoát, các duyên, các y, các thuyết, các pháp-môn. Khen nói niệm-xứ, chánh-cần, thần-túc, căn, lực, bảy phần bồ-đề, tám thánh-đạo, những thanh-văn-thừa, những duyên-giác-thừa, những bồ-tát-thừa, những địa, những nhẫn, những hạnh, những nguyện, tất cả những công-đức-môn như vậy.

Hoặc ở trong những lỗ lông ấy lại thấy chư Như-Lai có đại-chúng vây quanh. Cũng thấy chư Phật nầy: chỗ sanh, chủng-tánh, thân hình, thọ-mạng, quốc-độ, kiếp-số, danh-hiệu, thuyết pháp lợi ích, chánh-pháp ở đời mau hay lâu, nhẫn đến đạo-tràng chúng-hội đều thấy rõ cả.

Lại ở nơi những lâu các trong phạm-vi Trang-Nghiêm-Tạng nầy, mỗi lâu các đều cao rộng trang-nghiêm tối thượng, trong đó đều thấy Ðại-Thiên thế-giới, trăm ức Tứ-Thiên-Hạ, trăm ức Ðâu-Suất-Thiên. Mỗi mỗi đều có Di-Lặc Bồ-Tát giáng thần đản-sanh. Thích, Phạm và Thiên-Vương ẫm bồng cung kính. Bồ-Tát sơ sanh kinh hành bảy bước, nhìn xem mười phương, tuyên bố độc tôn, làm đồng-tử, ở cung-điện, dạo chơi viên-uyển, vì cầu nhất-thiết-trí mà xuất-gia khổ-hạnh, thị hiện thọ cháo sữa, đến ngồi đạo-tràng hàng phục ma-quân, thành Ðẳng-Chánh-Giác, quán-sát bồ-đề-thọ. Phạm-Vương thỉnh chuyển pháp-luân. Lên cung trời mà thuyết pháp. Kiếp số thọ-lượng, chúng-hội trang-nghiêm, nghiêm tịnh quốc-độ, thật hành hạnh nguyện, phương-tiện giáo-hóa thành-thục chúng-sanh, phân chia xá-lợi, trụ-trì giáo-pháp, những sự việc chẳng đồng như vậy thảy đều thấy rõ.

Thiện-Tài lại thấy thân mình ở tại chỗ chư Phật Như-Lai ấy, cũng dự trong chúng-hội ấy, đều nhớ rõ tất cả phật-sự và thông đạt vô-ngại.

Lại nghe tất cả lưới, linh, nhạc-khí trong tất cả lâu-các ấy đều diễn sướиɠ bất-tư-nghì pháp-âm vi-diệu: hoặc nói Bồ-Tát phát bồ-đề-tâm, hoặc nói tu hành các môn ba-la-mật, hoặc nói các nguyện, các địa, hoặc nói cung kính cúng-dường Như-Lai, hoặc nói trang-nghiêm phật-độ, hoặc nói chư Phật thuyết pháp sai biệt.

Lại nghe xứ đó có Bồ-Tát nghe pháp-môn như vậy. Thiện-tri-thức ấy khuyên phát tâm bồ-đề ở cõi ấy, kiếp ấy, chỗ đức Phật ấy, trong đại-chúng ấy, phát tâm, khởi nguyện, gieo thiện-căn quảng đại như vậy, trải qua bao nhiêu kiếp tu bồ-tát-hạnh, bao nhiêu thời gian sẽ thành chánh-giác danh hiệu như vậy, thọ lượng như vậy, quốc-độ trang-nghiêm như vậy, mãn nguyện như vậy, giáo-hóa chúng-sanh như vậy, chúng Thanh-Văn Bồ-Tát như vậy. Sau khi nhập niết-bàn, chánh-pháp ở đời bao lâu năm lợi ích vô-lượng chúng-sanh.

Hoặc lại nghe xứ ấy có Bồ-Tát tu lục ba-la-mật.

Hoặc nghe xứ ấy có bồ-tát vì cầu pháp mà rời bỏ ngôi vua, cung-điện, vợ con quyến-thuộc, tài-sản, nhẫn đến xả thí tay, chân, đầu, mắt, thân thể.

Hoặc nghe xứ ấy có Bồ-Tát thủ hộ chánh-pháp làm đại Pháp-Sư rộng hành pháp-thí, dựng pháp-tràng, thổi pháp-loa đánh pháp-cổ, mưa pháp-vũ, xây phật tháp miếu, làm hình tượng Phật, bố-thí tất cả đồ an vui cho chúng-sanh.

Hoặc nghe xứ ấy có đức Như-Lai ở kiếp ấy thành Ðẳng-Chánh-Giác thuyết pháp độ sanh.

Thiện-Tài nghe bất-tư-nghì vi-diệu pháp-âm như vậy, thân tâm hoan-hỉ nhu-nguyến liền được vô-lượng môn tổng-trì, vô-lượng môn biện-tài, các thiền, các nhẫn, các nguyện, các độ, các thông, các minh và các giải-thoát, các môn tam-muội.

Lại thấy những hình tượng trong các gương báu: những là chư Phật chúng-hội đạo-tràng, Bồ-Tát chúng-hội đạo-tràng, Thanh-Văn chúng-hội đạo-tràng, Duyên-Giác chúng-hội đạo-tràng, những tịnh thế-giới, những uế thế-giới, hoặc những tịnh uế thế-giới, những thế-giới có Phật, những thế-giới không Phật, những tiểu thế-giới, những trung thế-giới, những đại thế-giới, những nhân-đà-la-võng thế-giới những thế-giới úp, những thế-giới ngửa, những thế-giới bình-thản, những thế-giới của địa-ngục, ngạ-quỷ, súc-sanh ở, những thế-giới đầy chúng nhân thiên.

Ở trong những thế-giới như vậy, thấy có vô-số chúng đại Bồ-Tát hoặc đi hoặc ngồi làm nhiều sự-nghiệp:

Những là hoặc khởi đại-bi thương xót chúng sanh, hoặc soạn những bộ luận lợi ích chúng-sanh, hoặc thọ, hoặc trì, hoặc biên, hoặc tụng, hoặc hỏi, hoặc đáp, ba thời sám-hối hồi-hướng phát nguyện.

Thiện-Tài lại thấy trong tất cả cột báu phóng lưới đại quang-minh ma-ni-vương, hoặc xanh, hoặc vàng, hoặc đỏ, hoặc trắng, hoặc màu pha-lê, hoặc màu thủy-tinh, hoặc màu đế-thanh, hoặc màu hồng-nghệ, hoặc màu vàng diêm-phù-đàn, hoặc làm thành màu tất cả quang-minh.

Lại thấy những bửu-tượng và hình đồng-nữ bằng vàng diêm-phù-đàn, hoặc tay cầm hoa-vân, y-vân, tràng-phan, táng cái. Hoặc cầm những hương thoa, hương bột. Hoặc cầm thượng-diệu ma-ni-bửu võng. Hoặc thòng xích vàng, hoặc mang anh-lạc. Hoặc dơ cánh tay bưng đồ trang-nghiêm. hoặc cúi đầu trút mão ma-ni khom mình chiêm ngưỡng mắt chẳng tạm rời.

Lại thấy chuỗi chân-châu thường xuất sanh nước thơm đủ tám công-đức. Thấy chuỗi lưu-ly phóng trăm ngàn quang-minh đồng thời chiếu sáng. Những tràng phan bửu-cái, bửu võng tất cả đều trang-nghiêm với những châu bửu.

Lại thấy bốn màu hoa sen, mỗi mỗi đều sanh vô-lượng hoa: hoặc bằng cánh tay, hoặc bằng bánh xe. Trong mỗi hoa thảy đều thị-hiện nhiều thứ hình tượng để trang-nghiêm:

Như là tượng nam, tượng nữ, tượng đồng-nam, tượng đồng-nữ, tượng Thích, Phạm, Hộ-Thế, Thiên, Long, Dạ-Xoa, Càn-Thát-Bà, A-Tu-La, Ca-Lâu-La, Khẩn-Na-La, Ma-Hầu-La-Già, tượng Thanh-Văn, Duyên-Giác, Bồ-Tát.

Tất cả những sắc tượng trên đây đều khom mình chắp tay kính lễ.

Cũng thấy đức Như-Lai ngồi kiết-già, thân ba mười hai tướng trang-nghiêm.

Lại thấy nơi đất tịnh lưu-ly, trong khoảng mỗi bước hiện bất-tư-nghì những sắc-tượng:

Như là sắc-tượng thế-giới, sắc-tượng Bồ-Tát, sắc-tượng Như-Lai, sắc-tượng những lâu các trang-nghiêm.

Lại nơi nhưng nhánh lá bông-trái của bửu-thọ, đều thấy những sắc-tượng bán-thân:

Như là sắc-tướng bán-thân của Phật, của Bồ-Tát, của Thiên, Long, bát-bộ. Sắc tượng bán thân của Hộ-Thế Tứ-Thiên-Vương, của Chuyển-Luân-Vương, của Tiểu Vương, Vương Tử, Ðại-Thần, Quan-Trưởng và của tứ chúng.

Những sắc-tượng bán-thân nầy hoặc cầm tràng hoa, hoặc cầm anh-lạc, hoặc cầm những đồ trang-nghiêm, hoặc khom mình chắp tay lễ kính, nhất tâm chiêm-ngưỡng mắt chẳng tạm rời. Hoặc ca ngợi, hoặc nhập tam-muội nơi thân đều dùng tướng hảo trang-nghiêm phóng những quang-minh nhiều màu:



Như là quang-minh màu chân-kim, màu bạch-ngân, màu san-hô, màu đâu-sa-la, màu đế-thanh, màu tỳ-lô-giá-na bửu, màu châu bửu, màu bông chiêm-ba-ca.

Lại thấy trong tượng bán nguyệt phóng ra vô-số quang-minh của nhật nguyệt tinh tú chiếu khắp mười phương.

Lại thấy bốn phía vách trong mỗi bước đều dùng châu bửu để trang-nghiêm.

Trong mỗi châu bửu đều hiện hình Di-Lặc Bồ-Tát thuở kiếp xưa tu hành bồ-tát-đạo: hoặc bố-thí đầu, mắt, tay, chân, môi, lưỡi, răng, nướu, tai, mũi, máu, thịt, da thứa, xương tủy, nhẫn đến móng, tóc. Hoặc bố-thí vợ con, thành ấp, tụ lạc, quốc-độ, ngôi vua. Làm cho người ở lao ngục thời được ra khỏi, kẻ bị trói buộc thời được cởi mở, người bệnh tật thời được lành, người vào đường tà thời chỉ cho đương chánh.

Hoặc thấy Di-Lặc Bồ-Tát làm lái thuyền đưa qua biển lớn. Hoặc làm mã-vương cứu hộ ác nạn. Hoặc làm đại-tiên khéo giảng-luận. Hoặc làm Luân-Vương khuyên tu thập thiện. Hoặc làm y-vương khéo chữa các bệnh. Hoặc hiếu thuận cha mẹ. Hoặc thân cận thiện-hữu. Hoặc làm Thanh-Văn, Duyên-Giác, Bồ-Tát. Hoặc làm Như-Lai giáo-hóa điều-phục tất cả chúng-sanh. Hoặc làm Pháp-Sư phụng hành phật-giáo, thọ-trì, độc tụng, tư-duy đúng lý. Lập phật-tháp, tạo phật-tượng. Hoặc mình cúng dường, hoặc khuyên người cúng, thoa hương, rải hoa, cung kính lễ bái. Những sự như trên thật hành luôn không dứt.

Hoặc thấy Di-Lặc Bồ-Tát ngồi tòa sư-tử thuyết pháp khuyên chúng-sanh an-trụ thập-thiện, nhất tâm quy hướng Tam-Bửu, thọ-trì năm giới và tám giới, xuất gia nghe pháp, thọ-trì đọc tụng, tu hành đúng pháp.

Nhẫn đến hoặc thấy những sắc-tượng của Di-Lặc Bồ-Tát tu hành các môn ba-la-mật trong trăm ngàn ức na-do-tha vô-số kiếp.

Lại thấy Di-Lặc Bồ-Tát từng kính thờ chư thiện-tri-thức đều dùng tất cả công-đức trang-nghiêm.

Lại thấy Di-Lặc Bồ-Tát tại chỗ của mỗi thiện-tri-thức thân-cận cúng-dường, tuân hành lời dạy, nhẫn đến trụ bực Quán-Ðảnh.

Bấy giờ chư thiện-tri-thức ấy bảo Thiện-Tài rằng:

Lành thay Ðồng-Tử! Ngươi nhìn xem những sự bất-tư-nghì của Di-Lặc Bồ-Tát chớ có nhàm mỏi.

Lúc đó vì được sức ghi nhớ chẳng quên, vì được mắt thanh-tịnh thấy mười phương, vì được trí vô-ngại khéo quán-sát, vì được trí tự-tại của Bồ-Tát, vì được quảng-đại-giải của chư Bồ-Tát đã nhập trí-địa, nên Thiện-Tài ở trong mỗi vật của tất cả lâu các đều thấy vô-lượng cảnh-giới bất-tư-nghì như vậy.

Như người nằm mộng thấy những cảnh vật, khi thức dậy bèn biết là cảnh mộng, nhưng có thể nhớ rõ không quên mất. Cũng vậy, nhờ thần lực gia-trì của Di-Lặc Bồ-Tát, vì biết những pháp trong tam-giới như mộng, vì diệt được tâm tưởng hèn kém của chúng-sanh, vì được tri-giải rộng lớn vô-ngại, vì an trụ cảnh-giới thù-thắng của Bồ-Tát, vì nhập trí phương-tiện bất-tư-nghì, nên Thiện-Tài thấy được cảnh-giới tự-tại như vậy.

Như người sắp mạng-chung, thấy tướng thọ báo theo nghiệp của họ: người gây ác-nghiệp thời thấy tất cả cảnh-giới khổ nơi địa-ngục, ngạ-quỷ, súc-sanh. Hoặc thấy lính ngục tay cầm binh khí sân mắng trói bắt dẫn đi. Cũng nghe những tiếng kêu khóc than van. Hoặc thấy sông tro, vạc nước sôi, núi dao, cây gươm, rồi bị bức vào chịu khổ.

Người làm lành thời thấy cung-điện trời, vô-lượng thiên-chúng, thiên-nữ, y-phục trang-nghiêm, cung-điện viên lâm đều đẹp tốt.

Dầu thân chưa chết, nhưng do nghiệp-lực thấy những sự như vậy.

Cũng vậy, do sức bất-tư-nghì của bồ-tát-nghiệp nên Thiện-Tài được thấy tất cả cảnh-giới trang-nghiêm.

Như có người bị quỷ nhϊếp trì thấy các sự việc tùy nơi người hỏi đều đáp được cả.

Cũng vậy, do bồ-tát trí-huệ nhϊếp-trì nên Thiện-Tài được thấy tất cả sự trang-nghiêm, nếu có ai hỏi đều đáp được cả.

Như có người bị rồng nhϊếp trì, tự cho mình là rồng rồi vào long-cung, trong thời-gian ngắn tự cho là đã trải qua nhiều ngày nhiều tháng nhiều năm.

Cũng vậy, vì trụ bồ-tát trí-huệ, vì Di-Lặc Bồ-Tát da-trì, nên trong một ít thời-gian mà Thiện-Tài cho là vô-lượng kiếp.

Như Phạm-Thiên-Cung tên là Trang-Nghiêm-Tạng, trong đó hiện tất cả sự vật trong Ðại-Thiên thề-giới chẳng tạp loạn nhau.

Cũng vậy, Trong lâu các nầy, Thiện-Tài thấy khắp tất cả cảnh-giới trang-nghiêm, nhiều thứ sai khác chẳng tạp loạn nhau.

Như Tỳ-Kheo nhập biến-xứ-định, khi đi đứng ngồi nằm, tùy theo định đã nhập, cảnh-giới ấy hiện tiền.

Cũng vậy, Thiện-Tài nhập lâu-các nầy, tất cả cảnh-giới đều hiện rõ.

Như có người ở không-trung thấy thành Càn-Thát-Bà đủ sự trang-nghiêm đều thấy biết rõ không chướng ngại.

Như cung-điện của thần Dạ-Xoa cùng cung-điện của người đồng ở một chỗ mà chẳng tạp loạn nhau, đều tùy theo nghiệp nên chỗ thấy chẳng đồng.

Như nơi đại-hải, tất cả sắc tượng của thế-giới đều hiện trong đó.

Như nhà ào-thuật, dùng ảo-lực hiện những ảo-sự.

Cũng vậy, do sức oai-thần của Di-Lặc Bồ-Tát, do sức huyễn-trí bất-tư-nghì, do có thể dùng huyễn-trí biết các pháp, do được sức tự-tại của Bồ-Tát, nên Thiện-Tài thấy tất cả cảnh giới tự-tại trang-nghiêm trong lâu các.

Bấy giờ Di-Lặc Bồ-Tát nhϊếp thần-lực vào trong lâu-các, đàn-chỉ ra tiếng bảo Thiện-Tài rằng:

Thiện-nam-tử dậy! Pháp-tánh như vậy. Ðây là những tướng của trí biết các pháp của Bồ-Tát làm nhơn-duyên tụ tập mà hiện ra. Tự-tánh như vậy, như huyễn, như mộng, như-ảnh, như tượng, đều chẳng thành-tựu.

Nghe tiếng đàn-chỉ, Thiện-Tài liền từ tam-muội dậy.

Di-Lặc Bồ-Tát nói:

Nầy Thiện-nam-tử! Ngươi ở trong giải-thoát tự-tại bất-tư-nghì của Bồ-Tát thọ những hỉ-lạc tam-muội của Bồ-Tát, có thể thấy cung-điện trang-nghiêm của Bồ-Tát thần-lực gia-trì, của trợ-đạo lưu xuất, của nguyện-trí hiển hiện. Ngươi thấy bồ-tát-hạnh, nghe bồ-tát-pháp, biết bồ-tát-đức, rõ như-lai nguyện.

Thiện-Tài thưa:

Bạch Ðại-Thánh! Ðây là sức oai-thần gia hộ ghi nhớ của thiện-tri-thức.

Bạch Ðại-Thánh! Môn giải-thoát nầy tên là gì?

Di-Lặc Bồ-Tát nói:

Nầy Thiện-nam-tử! Môn giải-thoát nầy tên là tạng trí trang-nghiêm nhập tất cả cảnh-giới ba đời chẳng quên mất.

Nầy Thiện-nam-tử! Trong môn giải-thoát nầy có bất-khả-thuyết bất khả-thuyết môn giải-thoát, là chỗ chứng đắc của Bồ-Tát nhất-sanh bổ-xứ.

Thiện-Tài hỏi:

Sự trang-nghiêm nầy đi về đâu?

Di-Lặc Bồ-Tát nói:

Ði về nơi chỗ đến.

Thiện-Tài hỏi:

Từ chỗ nào đến?

Di-Lặc Bồ-Tát nói:

Từ trong trí-huệ thần-lực của Bồ-Tát mà đến, nương thần-lực của Bồ-Tát mà an-trụ, không có chỗ đi, cũng không có chỗ trụ, chẳng phải tích tập, chẳng phải thường hằng, xa rời tất cả.

Nầy Thiện-nam-tử! Như Long-Vương làm mưa: chẳng từ thân ra, chẳng từ tâm ra, chẳng có tích tập, mà chẳng phải là chẳng thấy. Chỉ do sức tâm-niệm của Long-Vương mà mưa tuôn khắp thiên-hạ.

Cảnh-giới như vậy chẳng thể nghĩ bàn.

Nầy Thiện-nam-tử! Cũng vậy, những sự trang-nghiêm trong lâu-các nầy chẳng ở trong cũng chẳng ở ngoài, mà chẳng phải là không thấy. Chỉ do thần-lực của Bồ-Tát và sức thiện-căn của ngươi, mà ngươi được thấy như vậy.

Nầy Thiện-nam-tử! Như nhà ảo-thuật làm những ảo-sự: không từ đâu lại, không đi đến đâu. Dầu không lại không đi, nhưng do ảo-lực mà thấy rõ ràng.

Cũng vậy, sự trang-nghiêm nầy không từ đâu lại, cũng không chỗ đi. Dầu không lại không đi, nhưng do quen tập sức huyễn-trí bất-tư-nghì và do sức đại-nguyện thuở xưa mà hiển- hiện như vậy.

Thiện-Tài thưa:

Ðại-Thánh từ-xứ nào đến đây?

Di-Lặc Bồ-Tát nói:

Nầy Thiện-nam-tử! Chư Bồ-Tát không đến không đi, như vậy mà đến. Không đi không ở, như vậy mà đến. Không chỗ, không chấp, không mất, không sanh, chẳng ở, chẳng dời, chẳng động, chẳng khởi, không luyến, không nhiễm, không nghiệp, không báo, chẳng khởi, chẳng diệt, chẳng đoạn, chẳng thường, như vậy mà đến.

Nầy Thiện-nam-tử! Bồ-Tát từ chỗ đại-bi mà đến, vì muốn điều phục các chúng-sanh.

Từ chỗ đại-từ mà đến, vì muốn cứu hộ các chúng-sanh.

Từ chỗ tịnh-giới mà đến, vì tùy sở-thích mà thọ sanh.

Từ chỗ đại-nguyện mà đến, vì nguyện-lực thuở xưa gia-trì.

Từ chỗ thần-thông mà đến, vì nơi tất cả xứ, tùy thích mà hiện.

Từ chỗ không lay động mà đến, vì hằng chẳng bỏ rời tất cả Phật.

Từ chỗ không thủ xả mà đến, vì chẳng bắt buộc thân tâm phải qua lại.

Từ chỗ phương-tiện trí-huệ mà đến, vì tùy thuận tất cả chúng-sanh.

Từ chỗ thi-hiện biến-hóa mà đến, vì dường như ảnh tượng mà hóa hiện.

Nhưng nầy Thiện-nam-tử! Ngươi hỏi ta từ chỗ nào mà đến?

Nầy Thiện-nam-tử! Ta từ sanh-quán, nước Ma-La-Ðề mà đến nơi đây.

Nầy Thiện-nam-tử! Nước ấy có tụ-lạc tên là Phòng-xá. Trong tụ-lạc có Trưởng-Giả-Tử tên là Cù-Ba-La, ta vì hóa độ người ấy vào phật-pháp mà ở nơi đó. Lại vì tất cả nhân-dân đáng được hóa-độ nên sanh nơi đó để thuyết pháp. Lại cũng vì cha mẹ quyến thuộc nói pháp đại thừa cho được xu nhập nên ở nơi đó, rồi từ đó đến đây.

Thiện-Tài thưa:

Bạch Ðại-Thánh! Những gì là sanh-xứ của Bồ-Tát?

Di-Lặc Bồ-Tát nói:

Nầy Thiện-nam-tử! Bồ-Tát có mười thứ sanh-xứ:

Bồ-dề-tâm là sanh-xứ của Bồ-Tát, vì là nhà sanh ra Bồ-Tát.

Thâm-tâm là sanh-xứ của Bồ-Tát, vì là nhà sanh thiện-tri-thức.

Chư-địa là sanh-xứ của Bồ-Tát, vì là nhà sanh các môn ba-la-mật.

Ðại-nguyện là sanh-xứ của Bồ-Tát, vì là nhà sanh diệu-hạnh.

Ðại-bi là sanh-xứ của Bồ-Tát, vì là nhà sanh tứ-nhϊếp-pháp.

Quán-sát đúng lý là sanh-xứ của Bồ-Tát, vì là nhà sanh bát-nhã ba-la-mật.

Ðại-thừa là sanh-xứ của Bồ-Tát, vì là nhà sanh thiện-xảo phương-tiện.

Giáo-hóa chúng-sanh là sanh-xứ của Bồ-Tát, vì là nhà sanh chư Phật.

Trí-huệ phương-tiện là sanh-xứ của Bồ-Tát, vì là nhà sanh vô-sanh pháp-nhẫn.

Tu hành tất cả pháp là sanh-xứ của Bồ-Tát, vì là nhà sanh tam thế tất cả Như-Lai.

Nầy Thiện-nam-tử! Ðại Bồ-Tát dùng bát-nhã ba-la-mật làm mẹ, phương-tiện thiện-xảo làm cha, thí-ba-la-mật làm nhũ-mẫu, giới-ba-la-mật làm dưỡng-mẫu, nhẫn-ba-la-mật làm đồ-trang-nghiêm, tinh-tấn ba-la-mật làm ông gìa dưỡng-dục, thiền ba-la-mật làm người rửa giặt, thiện-tri-thức làm thầy dạy, tất cả phần bồ-đề làm bạn, tất cả pháp lành làm quyến-thuộc, tất cả Bồ-Tát làm huynh đệ, bồ-đề-tâm làm nhà, tu hành đúng lý làm gia-pháp, chư địa làm gia-xứ, chư nhẫn làm gia-tộc, đại-nguyện làm gia-giáo, đầy đủ các hạnh làm thuận gia-pháp, khuyên phát đại-thừa làm nối gia-nghiệp, pháp-thủy rưới đầu nhất-sanh bổ-xứ Bồ-Tát làm Thái-Tử, thành-tựu bồ-đề là hay tịnh gia-tộc.

Nầy Thiện-nam-tử! Bồ-Tát siêu phàm-phu-địa, nhập bồ-tát-vị, sanh nhà Như-Lai, trụ chủng-tánh Phật như vậy, có thể tu các hạnh chẳng dứt Tam-Bảo, khéo giữ được chủng-tộc Bồ-Tát, tịnh bồ-tát-chủng, chỗ sanh tôn-thắng, không lỗi ác, tất cả thế-gian, thiên, nhơn, ma, phạm, sa-môn, bà-la-môn cung-kính ngợi khen.

Nầy Thiện-nam-tử! Ðại Bồ-Tát sanh nhà tôn-thắng như vậy rồi, vì biết tất cả pháp như ảnh tượng nên đối với thế-gian không ghét chê. Vì biết tất cả pháp như biến-hóa nên không nhiễm trước các cõi hữu-lậu. Vì biết tất cả pháp không có ngã nên giáo-hóa chúng-sanh lòng không nhàm mỏi. Vì dùng đại-từ-bi làm thể tánh nên nhϊếp thọ chúng-sanh chẳng biết lao khổ. Vì liễu đạt sanh tử dường như mộng nên trải qua tất cả kiếp mà không e sợ. Vì biết rõ các uẩn đều như huyễn nên thị hiện thọ sanh mà không nhàm mỏi. Vì biết các giới, xứ, đồng pháp-giới nên nơi các cảnh-giới không bi hoại diệt. Vì biết tất cả tưởng như dương-diệm nên vào trong các loài mà chẳng sanh điên-đảo mê hoặc. Vì đạt tất cả pháp đều như huyễn nên vào cảnh-giới ma chẳng sanh nhiễm trước. Vì biết pháp-thân nên tất cả phiền-não chẳng khi dối được. Vì được tự-tại nên nơi tất cả loài đều thông đạt vô-ngại.

Nầy Thiện-nam-tử! Thân ta sanh khắp tất cả pháp-giới, đồng sắc tướng sai-biệt với tất cả chúng-sanh, đồng ngôn âm sai khác với tất cả chúng-sanh, đồng những danh hiệu với tất cả chúng-sanh, đồng những cử chỉ sở thích của tất cả chúng-sanh để tùy thuận thế-gian giáo-hóa điều-phục, thị-hiện thọ sanh đồng với tất cả chúng-sanh thanh-tịnh, những sự nghiệp làm ra đồng với tất cả phàm-phu chúng-sanh.

Ðồng với tâm tưởng của tất cả chúng-sanh, đồng thệ nguyện với tất cả Bồ-Tát mà hiện thân mình đầy khắp pháp-giới.

Nầy Thiện-nam-tử! Ta vì hóa độ những người thuở xưa cùng ta đồng tu công-hạnh mà nay thối thất tâm bồ-đề. Cũng vì giáo-hóa cha mẹ thân thuộc. Cũng vì giáo-hóa các Bà-La-Môn khiến họ bỏ tánh kiêu-mạn để được sanh trong chủng-tánh Như-Lai, nên ta sanh tại nhà bà-la-môn nơi tụ-lạc Phòng-Xá trong nước Ma-La-Ðề ở Diêm-Phù-Ðề nầy.

Nầy Thiện-nam-tử! Ta ở trong đại-lâu-các nầy tùy tâm sở-thích của các chúng-sanh dùng nhiều phương-tiện để giáo-hóa đều-phục.

Nầy Thiện-nam-tử! Ta vì tùy thuận tâm chúng-sanh, ta vì thành-thục chư Thiên đồng hành nơi cung Ðâu-Suất, ta vì thị-hiện bồ-tát phước trí biến-hóa trang-nghiêm siêu quá tất cả dục-giới cho họ bỏ rời những dục lạc, vì cho họ biết hữu-vi đều vô-thường, vì cho họ biết chư Thiên hễ thạnh tất có suy, vì muốn thị-hiện lúc sắp giáng sanh dùng đại-trí pháp-môn cùng chư Bồ-Tát nhất-sanh bổ-xứ cùng nhau đàm luận, vì muốn nhϊếp hóa những người đồng hành, vì muốn giáo-hóa những kẻ mà đức Thích-Ca Như-Lai để sót lại cho họ đều được khai ngộ như hoa sen nở, nên khi mạng chung ta sẽ sanh lên trời Ðâu-Suất.

Nầy Thiện-nam-tử! Lúc ta viên-mãn bổn-nguyện thành nhất-thiết-trí, chứng vô-thượng bồ-đề, thời ngươi và Văn-Thù Sư-Lợi đều được thấy ta.

Nầy Thiện-nam-tử! Ngươi nên qua đến chỗ Văn-Thù Sư-Lợi thiện-tri-thức mà hỏi rằng: Bồ-Tát thế nào học bồ-tát-hạnh, thế nào nhập Phổ-Hiền hạnh-môn, thế nào thành-tựu, thế nào quảng đại, thế nào tùy thuận, thế nào thanh-tịnh, thề nào viên-mãn?

Văn-Thù Sư-Lợi sẽ vì ngươi mà phân-biệt diễn nói.

Tại sao vậy?

Vì những đại-nguyện của Văn-Thù Sư-Lợi, chẳng phải vô-lượng trăm ngàn ức na-do-tha Bồ-Tát khác có được.

Nầy Thiện-nam-tử! Văn-Thù Sư-Lợi có hạnh quảng đại, nguyện vô-biên, xuất sanh tất cả Bồ-Tát công-đức không thôi dứt.

Văn-Thù Sư-Lợi thường làm mẹ của vô-lượng trăm ngàn ức na-do-tha chư Phật. Thường làm thầy của vô-lương trăm ngàn ức na-do-tha Bồ-Tát. Giáo hóa thành-tựu vô-lượng chúng-sanh. Tiếng đồn vang khắp mười phương thế-giới. Thường làm Thuyết-Pháp-Sư trong tất cả chúng hội của chư Phật. Ðược tất cả Như-Lai khen ngợi, trụ nơi trí thậm-thâm, có thể thấy tất cả pháp như thiệt, thông đạt tất cả cảnh-giới giải-thoát, rốt ráo những hạnh của Phổ-Hiền.

Nầy Thiện-nam-tử! Văn-Thù Sư-Lợi là thiện-tri-thức của ngươi, làm cho ngươi được sanh nhà Như-Lai, trưởng dưỡng tất cả thiện-căn, phát khởi tất cả pháp trợ-đạo, gặp thiện-tri-thức chơn thiệt khiến người tu tất cả công-đức, nhập tất cả nguyện võng, trụ tất cả đại-nguyện, vì ngươi mà nói tất cả pháp bí-mật của Bồ-Tát, hiện tất cả hạnh bất-tư-nghì của bồ-tát, thuở xưa cùng người đồng sanh đồng hành.

Vì thế nên nguơi phải đến chỗ Văn-Thù Sư-Lợi chớ có nhàm mỏi.

Văn-Thù Sư-Lợi sẽ vì ngươi mà nói tất cả công-đức.

Tại sao vậy? Vì trước kia ngươi thấy thiện-tri-thức, nghe bồ-tát-hạnh, nhập môn giải-thoát, đầy đủ đại-nguyện, đều do thần-lực của Văn-Thù Sư-Lợi.

Văn-Thù Sư-Lợi đều được rốt ráo tất cả xứ.

Lúc đó Thiện-Tài Ðồng-Tử đảnh lễ chân Di-Lặc Bồ-Tát, hữu-nhiễu vô-lượng vòng, ân-cần chiêm-ngưỡng từ tạ mà đi.

Hán bộ quyển thứ 80

52- (1) Y lời dạy của Di-lặc Bồ-Tát, Thiện-Tài đi qua hơn một trăm mười thành đến nước Phồ-Môn, thành Tô-Ma-Na, ở nơi cửa thành suy tìm Văn-Thù Sư-Lợi, trông được gặp gỡ kính thờ.

Bây giờ Văn-Thù Sư-Lợi Bồ-Tát từ xa đưa tay hữu qua khỏi một trăm mười do-tuần áp trên đầu Thiện-Tài mà nói rằng:

Lành thay! Lành thay! Nầy Thiện-nam-tử! Nếu rời tín-căn thời tâm yếu kém, lo sợ ăn-năn công-hạnh chẳng tròn đủ, thối thất tinh-cần, nơi một thiện-căn sanh lòng trụ trước, với chút ít công-đức đã cho là đủ. Chẳng thể phát khởi hạnh nguyện, chẳng được thiện-tri-thức nhϊếp thọ, chẳng được Như-Lai ức niệm, chẳng biết được pháp-tánh như vậy, lý-thú như vậy, pháp-môn như vậy, công-hạnh như vậy, cảnh-giới như vậy, đều không thể biết khắp, biết nhiều, tột nguồn đáy, hiểu rõ, xu nhập giải-thoát, phân-biệt, chứng biết, chứng đắc, tất cả điều trên đây đều không thể được.

Văn-Thù Sư-Lợi Bồ-Tát tuyên nói pháp ấy cho Thiện-Tài được lợi ích hoan-hỷ thành-tựu vô-số pháp-môn, đầy đủ vô-lượng đại-trí quang-minh, khiến được Bồ-Tát vô-biên-tế đà-la-ni, vô-biên-tế nguyện, vô-biên-tế tam-muội, vô-biên-tế thần-thông, vô-biên-tế trí, khiến vào đạo-tràng phổ-hiền-hạnh.

Lại để Thiện-Tài ở tại chỗ cũ, Văn-Thù Sư-Lợi Bồ-Tát nhϊếp thần-lực chẳng hiện.