Chương 65: 39. Phẩm Nhập Pháp-Giới 08

Bấy giờ Lam-Tỳ-Ni Lâm-Thần muốn tuyên lại nghĩa giải-thoát nầy, thừa thần-lực của Phật quán sát mười phương mà nói kệ rằng:

Ðồng-Tử ngươi đã hỏi

Cảnh thậm thâm của Phật

Nay ngươi phải lắng nghe

Ta nói nhơn-duyên ấy.

Quá ức sát-trần kiếp

Có kiếp tên Duyệt-Lạc

Tám mươi na-do-tha

Như-Lai xuất thế-gian.

Tối-sơ Như-Lai hiệu

Tự-Tại-Công-Ðức-Tràng

Ta ở vườn Kim-Hoa

Thấy Bồ-Tát sơ sanh.

Lúc ấy ta làm nhũ-mẫu

Trí-huệ rất thông lẹ

Chư Thiên trao cho ta

Thân Bồ-Tát kim sắc.

Ta liền vội ẵm bồng

Nhìn kỹ vô-kiến-đảnh

Thân tướng đều viên-mãn

Mỗi tướng vô-biên-tế.

Thân thanh-tịnh ly-cấu

Trang-nghiêm với tướng-hảo

Ví như tượng diệu-bửu

Thấy xong tự vui mừng.

Tư-duy công-đức đó

Mau thêm những biển phước,

Thấy sự thần-thông nầy

Ta phát tâm bồ-đề.

Chuyên cầu phật công-đức

Thêm rộng những đại-nguyện,

Nghiêm-tịnh tất cả cõi

Diệt trừ ba ác-đạo.

Khắp ở mười phương cõi

Cúng-dường vô-số Phật,

Tu hành bổn thệ nguyện

Cứu thoát khổ chúng-sanh.

Ta ở chỗ Phật ấy

Nghe pháp được giải-thoát

Ức cõi vi-trần-số

Vô-lượng kiếp tu hành.

Có bao nhiêu đức Phật

Ta đều từng cúng-dường

Hộ trì Phật chánh-pháp

Tu biển giải-thoát nầy.

Ức cõi vi-trần-số

Ðức thập-lực quá-khứ

Thọ trì Phật pháp-luân

Thêm sáng giải-thoát nầy.

Ta trong khoảng một niệm

Thấy trong sát-trần nầy

Mỗi trần có Như-Lai

Nghiêm-tịnh những sát-hải.

Trong cõi đều có Phật

Hiện đản-sanh trongvườn

Ðều hiện bất-tư-nghì

Sức thần-thông quảng đại.

Hoặc thấy bất-tư-nghì

Ức cõi chư Bồ-Tát

Ở tại trên Thiên-Cung

Sắp chứng Phật bồ-đề.

Trong vô-lượng sát-hải

Chư Phật hiện thọ sanh

Thuyết pháp giữa đại chúng

Nơi đây ta đều thấy.

Một niệm thấy ức cõi

vi-trần số Bồ-Tát

Xuất gia đến đạo-tràng

Thị hiện cảnh-giới Phật.

Ta thấy trong sát-trần

Vô-lượng Phật thành đạo

Ðều hiện những phương-tiện

Ðộ thoát khổ chúng-sanh.

Trong mỗi mỗi vi-trần

Chư Phật chuyển pháp-luân

Ðều dùng tiếng vô-tận

Khắp mưa pháp cam-lộ.

Ức cõi vi-trần-số

Trong mỗi một sát-trần

Ðều thấy chư Như-Lai

Thị hiện nhập niết-bàn.

Vô-lượng cõi như vậy

Như-Lai hiện đản-sanh

Khắp nơi ta phân-thân

Hiện tiền cúng dường Phật.

Bất-tư-nghì sát-hải

Vô-lượng loài sai khác

Ta đều hiện trong đó

Khắp mưa đại pháp-vũ.

Phật-Tử! Ta biết môn

Nan-tư giải-thoát nầy

Trong vô-lượng ức kiếp

Tán dương không hết được.

Nầy Thiện-nam-tử! Ta chỉ biết môn giải-thoát Bồ-Tát trong vô-lượng kiếp khắp tất cả chỗ thị hiện thọ sanh tự-tại nầy.

Như chư đại Bồ-Tát có thể đem một niệm làm những kiếp tạng, quán tất cả pháp, dùng phương tiện khéo mà hiện thọ sanh, cúng-dường cùng khắp tất cả chư Phật. Thông đạt rốt ráo tất cả phật-pháp, nơi tất cả loài đều hiện thọ sanh, ngồi tòa liên-hoa ở trước tất cả Phật.

Biết các chúng-sanh lúc đáng được độ, vì hiện thọ sanh phương-tiện điều-phục, ở tất cả cõi hiện những thần-biến, dường như ảnh tượng đều hiện ra trước họ.

Ta thế nào biết được nói được công-đức hạnh đó.

Nầy Thiện-nam-tử! Thành Ca-Tỳ-La nầy có cô gái họ Thích tên là Cù-Ba.

Ngươi đến đó hỏi: Bồ-Tát thế nào ở trong sanh tử giáo hóa-chúng-sanh.

Thiện-Tài Ðồng-Tử đảnh lễ chân Lam-Ty-Ni Lâm-Thần, hữu nhiễu vô-số vòng, ân cần chiêm-ngưỡng từ tạ mà đi.

Hán bộ quyển thứ 75

40 – (1) Bấy giờ Thiện-Tài Ðồng-Tử tư-duy tu tập môn thọ-sanh giải-thoát, tăng trưởng quảng-đại ghi nhớ chẳng bỏ. Hướng về phía thành Ca-Tỳ-La, Thiện-Tài đi lần đến giảng-đường Bồ-Tát Tập-Hội Phổ-Hiện Pháp-Giới Quang-Minh.

Trong giảng đường nầy có thần hiệu Vô-Ưu-Ðức cùng một vạn Chủ-Cung-Ðiện Thần câu hội đồng nghinh tiếp Thiện-Tài và nói rằng:

Thiện lai Trượng-Phu! Có trí-huệ lớn, có dũng-mãnh lớn khéo tu môn giải thoát tự-tại bất-tư-nghì, tâm không bao giờ bỏ thệ nguyện rộng lớn, khéo quán-sát cảnh-giới của các pháp, an-trụ nơi pháp-thành, nhập vô-lượng môn phương-tiện, thành-tựu biển công-đức rộng lớn, được biện-tài vi-diệu, khéo điều-phục chúng-sanh, được thân thánh-trí hằng thuận tu hành, biết các chúng-sanh tâm hành sai khác làm cho họ hoan-hỉ xu-hướng phật-đạo.

Chúng tôi xem ngài tu các diệu-hạnh tâm không tạm lười, oai-nghi cử chỉ thảy đều thanh-tịnh.

Chẳng bao lâu ngài sẽ được ba nghiệp vô-thượng trang-nghiêm thanh-tịnh của Như-Lai. Dùng những tướng-hảo trang-nghiêm thân mình. Dùng mười trí-lực trau sáng tâm mình, du hành nơi thế-gian.

Chúng tôi quán ngài dũng-mãnh tinh-tấn không ai sánh bằng. Chẳng bao lâu sẽ được thấy khắp tất cả chư Phật tam-thế và nghe lãnh chánh-pháp. Chẳng bao lâu sẽ được những sự vui tam-muội thiền-định giải-thoát của tất cả Bồ-Tát. Chẳng bao lâu sẽ nhập môn giải-thoát thậm-thâm của chư Phật Như-Lai.

Tại sao vậy?

Vì ngài được thấy thiện-tri-thức, thân-cận cúng-dường, nghe lãnh lời chỉ dạy ghi nhớ tu hành, chẳng lười, chẳng thối, không lo, không e ngại, ma và dân ma không làm ngăn trở được, chẳng bao lâu ngài sẽ được thành quả vô-thượng.

Thiện-Tài nói:

Như lời của chư Thánh vừa nói, nguyện tôi sẽ đều được như vậy.

Tôi nguyện cho tất cả chúng-sanh dứt những nhiệt-não, rời những ác nghiệp, sanh những an-lạc, tu những tịnh-hạnh.

Bạch chư Thánh! Tất cả chúng-sanh khởi phiền-não tạo ác nghiệp đọa ác thú, nơi thân nơi tâm hằng chịu đau khổ.

Bồ-Tát thấy như vậy trong lòng rất đau xót.

Ví như người chỉ có một con, nên rất thương yêu. Bỗng thấy con mình bị người chặt tay chân, thời trong lòng đau đớn biết ngần nào.

Cũng vậy, đại Bồ-Tát thấy các chúng-sanh vì nghiệp phiền não mà đọa ba ác-thú chịu khổ, thời trong lòng rất đau xót.

Nếu thấy chúng-sanh phát khởi thân-ngữ-ý ba nghiệp lành sanh lên trời cõi người, được an vui, thời lòng Bồ-Tát rất hoan-hỉ.

Tại sao vậy? Vì Bồ-Tát chẳng tự vì mình mà cầu nhất-thiết-trí. Vì Bồ-Tát chẳng tham những dục lạc trong vòng sanh tử, chẳng theo thế-lực của tưởng-đảo, kiến-đảo, tâm-đảo kiết-sử tùy-miên ái-kiến mà chuyển, chẳng khởi những quan-niệm vui của chúng-sanh, chẳng ham say nơi sự vui của thiền-định, chẳng phải vì có chướng-ngại mỏi nhọc thối chuyển mà trụ tại sanh tử, chỉ vì thấy chúng-sanh ở trong tam-hữu chịu đủ mọi sự khổ nên khởi tâm đại-bi, dùng sức đại-nguyện để nhϊếp thủ chúng-sanh. Vì sức bi nguyện mà tu hạnh Bồ-Tát, vì dứt tất cả phiền não của chúng-sanh, vì cầu nhất-thiết-chủng-trí của Như-Lai, vì cúng-dường tất cả chư Phật, vì nghiêm tịnh tất cả quốc-độ quảng đại, vì tịnh trị tất cả dục lạc của chúng-sanh và những hạnh nghiệp nơi thân nơi tâm cuả họ, nên Bồ-Tát ở trong sanh tử không mỏi nhàm.

Bạch chư thánh! Ðại Bồ-Tát đối với chúng-sanh: là trang-nghiêm, vì khiến họ sanh làm trời, làm người giàu sang vui sướиɠ. Là cha mẹ, vì an lập tâm bồ-đề cho họ. Là dưỡng dục, vì làm cho họ thành-tựu đạo Bồ-Tát. Là vệ-hộ, vì làm cho họ xa rời ba ác-đạo. Là lái thuyền, vì đưa họ qua biển sanh tử. Là quy y, vì làm cho họ khỏi sợ ma phiền-não. Là cứu-cánh, vì làm cho họ vĩnh-viễn được vui thanh-lương. Là bờ bến, vì làm cho họ vào biển chư Phật. Là đạo-sự, vì đưa họ đến xứ pháp-bửu. Là diệu-hoa, vì làm nở tâm công-đức của chư Phật. Là đồ trang-nghiêm, vì thường phóng quang-minh phước đức trí-huệ. Là đáng mến, vì chỗ làm ra đều đoan chánh trang-nghiêm. Là đáng tôn trọng, vì xa rời tất cả ác-nghiệp. Là Phổ-Hiền, vì đầy đủ tất cả thân đoan-nghiêm. Là sáng lớn, vì thường phóng trí-huệ quang-minh. Là mây lớn, vì thường mưa tất cả pháp cam-lộ.

Bạch chư Thánh! Lúc Bồ-Tát tu các hạnh như vậy, làm cho tất cả chúng-sanh đều mến thích đầy đủ pháp-lạc.

Lúc đó Thiện-Tài sắp bước lên pháp-đường, Chủ-Cung-Ðiện Thần Vô-Ưu-Ðức và chúng Thần đem những hương hoa và đồ trang-nghiêm quý hơn cõi trời rải trên Thiện-Tài mà nói kệ rằng:

Nay Ngài xuất thế-gian

Làm đèn sáng cho đời

Vì khắp các chúng-sanh

Mà cầu vô-thượng-giác.

Vô-lượng ức ngàn kiếp

Khó được gặp thấy Ngài

Công-đức-nhật nay mọc

Trừ những tối thế-gian.

Ngài thấy các chúng-sanh

Bị điên-đảo che đậy

Mà khởi lòng đại-bi

Cầu chứng đạo vô-sư.

Ngài dùng tâm thanh-tịnh

Tầm cầu Phật bồ-đề

Kính thờ thiện-tri-thức

Chẳng tự tiếc thân mạng.

Ngài ở các thế-gian

Không tựa không chấp lấy

Tâm ngài khắp vô-ngại

Thanh-tịnh như hư-không.

Ngài tu hạnh bồ-đề

Công-đức đều viên-mãn

Phóng sáng lớn trí-huệ

Chiếu khắp cả thế-gian.

Ngài chẳng rời thế-gian

Cũng chẳng vướng thế-gian

Ði trong đời vô-ngại

Như gió thổi hư-không.

Ví như hoả-tai khởi

Không gì làm tắt được

Ngài tu hạnh bồ-tát

Lửa tinh-tấn cũng vậy.

Dũng-mãnh đại tinh-tấn

Kiên-cố chẳng lay động

Kim-cang-huệ sư-tử

Du hành vô-sở-úy.

Trong tất cả pháp-giới

Có bao nhiêu sát-hải

Ngài đều qua đến được

Thân cận thiện-tri-thức

Thần Vô-Ưu-Ðức nói kệ xong, vì mến thích chánh-pháp nên theo luôn bên Thiện-Tài Ðồng-Tử.

Thiện-Tài vào trong giảng-đường Phổ-Hiện-Pháp-Giới-Quang-Minh tìm cô gái họ Thích. Thấy cô ấy ngồi trên tòa sư-tử bửu liên-hoa, có tám vạn bốn ngàn thể-nữ vây quanh.

Những thể-nữ nầy đều là dòng vua, thuở quá khứ đã tu hạnh bồ-tát, đồng gieo căn lành, bố-thí ái-ngữ nhϊếp khắp chúng-sanh, đã thấy rõ được cảnh nhứt-thiết-trí, đã chung tu tập hạnh Phật Bồ-Ðề, hằng trụ chánh-định, thường dùng đại-bi nhϊếp khắp chúng-sanh như đối với con một, đầy đủ từ-tâm, quyến-thuộc thanh-tịnh, quá-khứ đã thành-tựu phương-tiện thiện-xảo bất-tư-nghì của Bồ-Tát, đều không thối chuyển vô-thượng bồ-đề, đầy đủ những ba-la-mật của Bồ-Tát, rời những chấp trước, chẳng thích sanh tử, dầu đi trong các cõi hữu-lậu mà lòng hằng thanh-tịnh, thường siêng quán-sát đạo nhất-thiết-trí, lìa lưới chướng cái, vượt khỏi chỗ chấp nhiễm, từ pháp-thân mà hiện hóa-thân, sanh hạnh Phổ-Hiền, lớn sức bồ-tát, trí-nhựt huệ-đăng đều đã viên-mãn.

Thiện-Tài đến đảnh lễ nơi chân của Thích-Nữ Cù-Ba, chắp cung kính thưa rằng:

Bạch đức Thánh! Tôi đã phát tâm vô-thượng bồ-đề, mà chưa biết Bồ-Tát thế nào ở trong sanh tử mà chẳng bị lỗi sanh tử làm nhiễm? Thế nào rõ pháp tự-tánh mà chẳng trụ hàng Thanh-Văn Bích-Chi-Phật? Thế nào đầy đủ phật-pháp mà tu hạnh bồ-tát? Thế nào trụ bậc Bồ-Tát mà nhập cảnh-giới Phật? Thế nào siêu quá thế-gian mà thọ sanh nơi thế-gian? Thế nào thành-tựu pháp-thân mà thị-hiện vô-biên sắc-thân? Thế nào chứng pháp vô-tướng mà vì chúng sanh thị-hiện các tướng? Thế nào biết pháp vô-thuyết mà rộng vì chúng-sanh diễn thuyết các pháp? Thế nào biết chúng-sanh không mà hằng chẳng bỏ sự giáo-hóa chúng-sanh? Thế nào dầu biết chư Phật bất sanh bất diệt mà siêng cúng-dường không có thối-chuyển? Thế nào dầu biết các pháp không nghiệp không báo mà tu những hạnh lành luôn không thôi nghỉ.

Nàng Cù-Ba nói:

Lành thay! Lành Thay! Nầy Thiện-nam-tử! Nay ngươi có thể hỏi những việc làm của đại Bồ-Tát như vậy. Người tu tập những hạnh nguyện Phổ-Hiền mới có thể hỏi như vậy.

Ngươi lắng nghe và khéo suy gẫm ghi nhớ. Ta sẽ thừa thần-lực của Phật mà nói cho ngươi.

Nầy Thiện-nam-tử! Nếu các Bồ-Tát thành-tựu mười pháp thời có thể viên-mãn hạnh bồ-tát nhơn đà-la-võng phổ-trí quang-minh.

Ðây là mười pháp:

Vì nương thiện-tri-thức. Vì được thắng-giải quảng đại. Vì được dục lạc thanh-tịnh. Vì nhóm tất cả phước trí. Vì nghe chánh-pháp nơi chư Phật. Vì tâm hằng chẳng bỏ tam thế Phật. Vì đồng với tất cả bồ-tát hạnh. Vì được tất cả Như-Lai hộ-niệm. Vì đại bi diệu-nguyện đều thanh-tịnh. Vì có thể dùng trí-lực khắp dứt tất cả những sanh tử.

Nầy Thiện-nam-tử! Nếu thân-cận thiện-trí-thức thời Bồ-Tát có thể tinh-tấn bất thối tu tập xuất sanh vô-tận phật pháp

Nầy Thiện-nam-tử! Bồ-Tát dùng mười pháp để thừa sự thiện-tri-thức.

Ðây là mười pháp: không đoái tiếc thân mạng mình. Lòng chẳng tham cầu sự vui thế-gian. Biết tất cả pháp-tánh đều bình-đẳng. Trọn chẳng lui bỏ nguyện nhất-thiết-trí. Quán sát thiệt-tướng pháp giới. Tâm hằng bỏ rời tất cả biển hữu-lậu. Biết pháp như không, tâm không chỗ nương. Thành-tựu tất cả đại-nguyện bồ-tát. Thường có thể thị-hiện tất cả sát-hải. Tịnh tu trí-luận vô-ngại của Bồ-Tát.

Nầy Thiện-nam-tử! Nên dùng pháp nầy để kính thờ tất cả thiện-tri-thức không ttrái nghịch.

Bấy giờ nàng Thích-Ca Cù-Ba muốn tuyên lại nghĩa nầy, thừa thần-lực của Phật, quán-sát mười phương mà nói kệ rằng:

Bồ-Tát vì lợi các quần-sanh

Chánh-niệm thân thừa thiện-tri-thức

Kính xem như Phật tâm không lười

Là hạnh đế-võng đi trong đời.

Thắng-giải rộng lớn như hư-không

Tất cả tam-thế đều vào trong

Quốc-độ, chúng-sanh, Phật đều vậy

Ðây là phổ-trí quang-minh hạnh.

Chí nguyện như không chẳng ngằn mé

Dứt hẳn phiền-não, lìa trần cấu

Tất cả chỗ Phật tu công-đức

Là hạnh thân-vân đi thế-gian.

Bồ-Tát tu tập nhất-thiết-trí

Biển công-đức chẳng thể nghĩ bàn

Tịnh những thân phước-đức trí-huệ

Là hạnh chẳng nhiễm đi thế-gian.

Chỗ tất cả chư Phật Như-Lai

Nghe lãnh phật-pháp không nhàm đủ

Hay sanh đèn trí-huệ thiệt-tướng

Là hạnh phổ-chiếu đi thế-gian.

Mười phương chư Phật vô-số-lượng

Một niệm tất cả đều vào được

Tâm hằng chẳng bỏ các Như-Lai

Là hạnh nguyện lớn hướng chánh-giác.

Vào đại chúng hội của chư Phật

Biển tam-muội của chư Bồ-Tát

Nguyện-hải nhẫn đến phương-tiện hải

Là hạnh đế-võng đi thế-gian.

Tất cả chư Phật chỗ gia-trì

Tận thuở vị-lai vô-biên kiếp

Xứ xứ tu hành đạo phổ-hiền

Là hạnh phân-thân của Bồ-Tát.

Thấy các chúng-sanh chịu nhiều khổ

Khởi đại từ-bi hiện thế-gian

Diễn nói quang-minh trừ tối tăm

Là hạnh trí-nhựt của Bồ-Tát.

Thấy những chúng-sanh tại các loài

Vì nhóm vô-biên diệu-pháp luân

Khiến họ dứt hẳn dòng sanh tử

Ðây là tu hành Phổ-Hiền hạnh.

Bồ-Tát tu tập phương-tiện này

Tùy tâm chúng-sanh mà hiện thân

Ở khắp tất cả trong các loài

Hóa độ vô-lượng những hàm-thức.

Dùng sức phương-tiện đại từ-bi

Hiện thân cùng khắp các thế-gian

Tùy họ hiểu muốn mà thuyết pháp

Ðều khiến xu-hướng bồ-đề-đạo.

Nói kệ xong, Thích-Ca Cù-Ba bảo Thiện-Tài.

Nầy Thiện-nam-tử! Ta đã thành-tựu môn giải-thoát quán-sát nhất-thiết Bồ-Tát tam-muội-hải.

Thiện-Tài thưa:

Bạch đức Thánh! Cảnh-giới của môn giải-thoát nầy thế nào?

Thích-Ca Cù-Ba nói:

Nầy Thiện-nam-tử! Ta nhập môn giải-thoát nầy, biết trong cõi Ta-Bà, trải qua phật-sát vi-trần-số kiếp có bao nhiêu chúng-sanh ở trong các loài chết đây sanh kia, làm lành làm dữ, chịu những quả báo, có cầu xuất ly, chẳng cầu xuất ly, chánh-định tà-định và bất-định, thiện-căn có phiền-não, thiện-căn không phiền-não, thiện-căn đầy đủ, thiện-căn không đầy đủ, bất-thiện-căn nhϊếp lấy thiện-căn, thiện-căn nhϊếp lấy bất-thiện-căn. Chúng-sanh chứa nhóm những pháp thiện và bất-thiện như vậy ta đều biết thấy.

Lại trong những kiếp ấy, có bao nhiêu đức Phật danh hiệu thử đệ ta đều biết rõ.

Chư Phật Thế-Tôn ấy từ sơ-phát-tâm, dùng phương-tiện cầu nhất-thiết-trí xuất sanh tất cả những biển đại-nguyện, cúng-dường chư Phật tu hạnh bồ-tát, thành đẳng chánh-giác, chuyển diệu pháp-luân, hiện đại thần-thông hóa độ chúng-sanh, ta đều biết rõ.

Ta cũng biết chúng-hội sai biệt của chư Phật ấy. Trong đó có chúng-sanh y nơi thanh-văn-thừa mà được xuất ly. Chúng Thanh-Văn nầy quá-khứ tu tập tất cả thiện-căn, và được những trí-huệ ta đều biết rõ.

Có những chúng-sanh y nơi độc-giác-thừa mà được xuất ly. Những Ðộc-Giác nầy có bao nhiêu thiện-căn, được bồ-đề tịch-diệt giải-thoát, thần-thông biến-hóa thành-thục chúng-sanh, nhập niết-bàn ta đều biết rõ.

Ta cũng biết chư Bồ-Tát trong chúng-hội ấy, từ sơ-phát-tâm tu tập thiện-căn xuất sanh vô-lượng hạnh nguyện lớn, thành tựu đầy đủ những môn ba-la-mật, trang-nghiêm đạo bồ-tát, dùng sức tự-tại nhập bồ-tát-địa, trụ bồ-tát-địa, quán bồ-tát-địa, tịnh bồ-tát-địa, tướng của bồ-tát-địa, trí của bồ-tát-địa, trí của bồ-tát-nhϊếp, trí của Bồ-Tát giáo-hóa chúng-sanh, trí của Bồ-Tát kiến lập, cảnh-giới hạnh rộng lớn của Bồ-Tát, thần-thông hạnh của Bồ-Tát, biển tam-muội của Bồ-Tát, phương-tiện của Bồ-Tát, Bồ-Tát trong mỗi niệm nhập tam-muội-hải, được quang-minh nhất-thiết-trí, được điển-quang-vân nhất-thiết-trí, được thiệt-tướng-nhẫn, thông đạt nhất-thiết-trí, trụ sát-hải, nhập-pháp-hải, biết chúng-sanh-hải, trụ phương-tiện, phát thệ nguyện, hiện thần-thông. Ta đều biết rõ cả.

Nầy Thiện-nam-tử! Cõi Ta-Bà nầy, tận thuở vị-lai có những kiếp-hải xoay vần chẳng dứt ta đều biết rõ.

Như biết cõi Ta-Bà, ta cũng biết vi-trần-số tất cả thế-giới trong cõi Ta-Bà, ta cũng biết những thế-giới trong vi-trần của cõi Ta-Bà, cũng biết mười phương thế-giới ở ngoài cõi Ta-Bà, cũng biết những thế-giới của Ta-Bà thế-giới-chủng sở-chϊếp, cũng biết những thế-giới của thập phương vô-lượng thế-giới chủng sở-nhϊếp trong Hoa-Tạng Thế-giới-Hải nầy:

Những là thế-giới rộng-rãi, thế-giới an lập, thế-giới luận, thế-giới-tràng, thế-giới sai biệt, thế-giới chuyển, thế-giới liên-hoa, thế-giới tu-di, thế-giới danh hiệu.

Tất cả những thế-giới trong thế-giới-hải nầy, do bổn-nguyện-lực của Tỳ-Lô-Giá-Na Thế-Tôn nên ta đều biết rõ và ghi nhớ cả.

Ta cũng nhớ những nhơn-duyên-hải thuở xưa của đức Như-Lai:

Như là tu tập phương-tiện của tất cả thừa, trụ bồ-tát-hạnh trong vô-lượng kiếp, tịnh phật quộc-độ, giáo-hóa chúng-sanh, kính thờ chư Phật, tạo lập trụ xứ, nghe pháp, được tam-muội, được tự-tại, tu đàn-ba-la-mật, nhập Phật công-đức, trì giới khổ hạnh, đầy đủ nhẫn lực, dũng mãnh tinh-tấn, thành-tựu thiền-định, viên-mãn tịnh-huệ, thị hiện thọ sanh khắp mọi nơi, hạnh nguyện Phổ-Hiền thảy đều thanh-tịnh, vào khắp các cõi, tịnh khắp phật-dộ, vào khắp phật-trí, nhiệp khắp phật bồ-đề, được đại-trí quang-minh của Như-Lai, chứng phật-trí-tánh, thành đẳng-chánh-giác, chuyển diệu-pháp-luân. Nhẫn đến tất cả đạo tràng chúng-hội của Phật, từ trước đến nay đã gieo thiện-căn, từ sơ phát tâm thành thục chúng-sanh tu hành phương-tiện, niệm niệm tăng trưởng, được những tam-muội thần-thông giải-thoát, ta đều biết rõ tất cả.

Tại sao vậy?

Vì môn giải-thoát của ta đã được đây, có thể biết tâm hành của tất cả chúng-sanh, tất cả thiện-căn của chúng-sanh tu hành, tất cả chúng-sanh tạp nhiễm thanh-tịnh, tất cả chúng-sanh sai biệt, tất cả môn tam-muội của Thanh-Văn, tất cả tam-muội thần-thông giải-thoát của Duyên-Giác, giải-thoát quang-minh của tất cả Bồ-Tát, của tất cả Như-Lai, ta đều biết rõ.

Thiện-Tài thưa:

Ngài được môn giải-thoát nầy đã bao lâu?

Cù-Ba nói:

Nầy Thiện-nam-tử! Thuở xưa, quá phật-sát cực-vi-trần số kiếp, có kiếp tên là Thắng-hạnh, thế-giới tên là Vô-Úy, trong thế-giới ấy có tứ thiên-hạ tên là An-Ổn. Trong Diêm-Phù- Ðề có thành vua tên là Cao-Thắng-Thọ, vương-thành nầy là thượng-thủ trong tám mươi Vương-thành. Quốc-Vương tên là Tài-Chủ, có sáu vạn Thể-Nữ, năm trăm Vương-Tử, năm trăm Ðại-Thần.

Các Vương-Tử nầy đều dũng-mãnh dẹp được oán-địch.

Thái-Tử tên là Oai-Ðức-Chủ, thân tướng đầy đủ đoan chính xinh đẹp, mọi người đều thích thấy. Vương-Tử nầy dưới bàn chân bằng đầy, đủ luân-tướng, lưng bàn chân vun cao, ngón tay ngón chân đều có màn mỏng, gót chân ngay bằng tay chân dịu mềm, bắp chân lộc-vương, bảy chỗ viên-mãn, âm-tàng ẩn kín, phần trên của thân mình như sư-tử-vương, hai vai bằng đầy, hai tay suông dài, thân tướng ngay thẳng, cổ ba ngấn, má như sư-tử, đủ bốn mươi cái răng tất cả đều bằng kín, bốn răng nanh trắng bóng, lưỡi dài rộng vang phạm âm thanh, tròng mắt xanh biếc, lông mắt như ngưu-vương, chặng mày có bạch-hào, trên đỉnh đầu có nhục-kế, da thứa mịn nhuyễn màu chơn kim, lông trên thân đều xoắn lên trên, tóc màu đế-thanh, thân tròn đầy ngay thẳng như cây ni-câu-đà.

Lúc đó Thái-Tử tuân lịnh Phụ-Vương cùng một ngàn thể-nữ vào vườn hương-nha du ngoạn. Thái-Tử ngồi trên tòa sư-tử đại-ma-ni trong xe, năm trăm thể-nữ cầm dây báu kéo xe. Trăm ngàn vạn người cầm bửu-cái. Trăm ngàn muôn người cầm bửu-tràng. Trăm ngàn muôn người cầm bửu-phan. Trăm ngàn muôn người trổi nhạc. Trăm ngàn muôn người xông hương thơm. Trăm ngàn muôn người rải hoa đẹp. Tùy tùng trước sau theo xe Thái-Tử.

Ðường xá bằng phẳng, rải đầy những hoa đẹp. Hai bên đường cây báu thành hàng, lưới báu giăng che, nhiều lầu các chứa những châu báu, hoặc trần thiết những vật trang-nghiêm, hoặc chưng dọn những thức uống ăn, hoặc treo y-phục, hoặc sắm đủ những vật tư-sanh, tùy ai cần gì đều ban cho.

Bấy giờ có bà mẹ tên là Thiện-Hiện dắt một Ðồng-nữ tên là Cụ-Túc-Diệu-Ðức. Ðồng-nữ nầy dung nhan đoan chánh, mắt và tóc xanh biếc, tiếng nói như phạm-âm, nghề khéo, luận giỏi, siêng năng kính nhường, đủ lòng từ mẫn, hổ thẹn, nhu hòa, chất trực, lìa ngu si, ít tham dục, không siểm nịnh dối phỉnh. Ðồng-nữ cùng mẫu-thân ngồi xe, các thể-nữ theo hầu, đi trước xe Thái-Tử.

Ðồng-nữ ấy thấy Thái-Tử bèn sanh lòng yêu mến, nói với mẹ rằng nàng muốn kính thờ người nầy, nếu không toại nguyện quyết sẽ tự vẫn.

Mẹ bảo chớ có vọng niệm. Ðây là Thái-Tử đủ tướng Luân-Vương. Sau đây lên ngôi sẽ làm Chuyển-Luân-Vương, có Bửu-Nữ xuất hiện, bay trên không tự tại.

Chúng ta là hàng ti-tiện chớ sanh vọng niệm, vì sự ấy khó đạt thành.

Bên cạnh khu vườn Hương-Nha có một đạo-tràng tên là Pháp-Vân Quang-Minh. Có đức Như-Lai hiệu là Thắng-Nhựt-Thân, đủ mười hiệu, xuất hiện trong đó đã được bảy ngày.

Ðồng-Nữ Diệu-Ðức ngủ gật mộng thấy Phật. Khi thức dậy, trên không có Thiên-Thần bảo Ðồng-Nữ rằng Thắng-Nhựt-Thân Như-Lai thành Ðẳng-Chánh-Giác nơi đạo-tràng Pháp-Vân Quang-Minh đã được bảy ngày, chúng Bồ-Tát vây quanh, chư Thiên, Long, bát-bộ, cùng chư Thần vì muốn thấy Phật nên đều tập hội.

Ðồng-Nữ Diệu-Ðức do mộng thấy Phật, lại nghe công đức của Phật, nên lòng nàng an-ổn không khϊếp sợ, ở trước Thái-Tử mà nói kệ rằng:

Thân tôi rất đoan chánh

Tiếng đồn khắp mười phương

Trí-huệ không ai sánh

Khéo giỏi đủ các nghề.

Vô-lượng trăm ngàn chúng

Thấy tôi đều tham nhiễm

Lòng tôi đối với họ

Không một niệm ái dục.

Không sân cũng không hận

Không ghét cũng không mừng

Chỉ phát tâm quảng đại

Lợi ích các chúng-sanh.



Nay tôi thấy Thái-Tử

Ðủ những tướng công-đức

Tâm tôi rất vui mừng

Khắp thân đều thơ thới.

Màu da như minh-bửu

Tóc đẹp xoắn phía hữu

Trán rộng, mày nhỏ cong

Lòng tôi nguyện thờ Ngài.

Tôi xem thân Thái-Tử

Giống như tượng chân-kim

Cũng như đại-bửu-sơn

Tướng tốt có quang-minh.

Mắt rộng màu xanh biếc

Mặt tròn như trăng sáng

Vui-vẻ giọng nói hay

Xin thương nạp thọ tôi.

Tướng lưỡi rộng dài đẹp

Ðỏ như màu xích đồng

Phạm-âm tiếng Khẩn-Na

Ai nghe cũng vui đẹp.

Miệng vuông chẳng co rút

Răng trắng đều kín bằng

Lúc phát ngôn, hiện cười

Người thấy lòng hoan-hỉ.

Thân ly cấu thanh-tịnh

Ðủ ba mươi hai tướng

Tất sẽ ở cõi nầy

Mà làm Chuyển-Luân-Vương.

Thái-Tử bảo Ðồng-Nữ rằng:

Nàng là con gái của ai? Ai thủ hộ nàng? Nếu trước đã thuộc người khác, thời ta không nên sanh lòng ái nhiễm.

Thái-Tử nói kệ rằng:

Thân nàng rất thanh-tịnh

Ðầy đủ tướng công-đức

Nay ta có lời hỏi

Hiện nàng ở với ai?

Cha mẹ nàng tên gì?

Nay nàng hệ thuộc ai?

Nếu đã thuộc người khác

Người đó nhϊếp thọ nàng.

Nàng chẳng trộm của người,

Nàng không lòng gϊếŧ hại,

Nàng chẳng phạm tà-da^ʍ,

Nàng nương lời nói nào

Chẳng nói xấu người khác,

Chẳng phá thân thuộc người,

Chẳng xâm cảnh giới người,

Chẳng giận hờn người khác,

Chẳng sanh tà-hiểm-kiến,

Chẳng làm nghiệp trái nhau,

Chẳng dùng sức siểm-khúc

Phương-tiện gạt thế-gian.

Tôn trọng cha mẹ chăng?

Kính thiện-tri-thức chăng?

Thấy những người nghèo cùng

Phát tâm giúp đỡ chăng?

Nếu có thiện-tri-thức

Dạy bảo những điều hay

Nàng phát tâm kiên cố

Hoàn toàn tôn trọng chăng?

Có kính mến Phật chăng?

Có biết Bồ-Tát chăng?

Chúng tăng biển công-đức

Nàng có tôn kính chăng?

Nàng có biết pháp chăng?

Dạy được chúng-sanh chăng?

Nàng ở trong chánh-pháp

Hay ở trong phi-pháp?

Thấy những người cô-độc

Nàng có thương xót chăng?

Thấy chúng-sanh ác đạo

Nàng có bi-mẫn chăng?

Thấy người được vinh hạnh

Nàng có hoan hỉ chăng?

Người đến bức hại nàng

Nàng có phiền giận chăng?

Nàng phát tâm bồ-đề

Khai ngộ chúng-sanh chăng?

Vô-biên kiếp tu hành

Ðược không mỏi nhàm chăng?

Thân-mẩu của Ðồng-Nữ nói kệ trả lời Thái-Tử:

Thái-Tử ngài lắng nghe

Nay tôi nói Ðồng-Nữ

Sơ-sanh đến trưởng-thành

Tất cả những nhơn-duyên:

Ngày Thái-Tử mới sanh

Nàng từ liên-hoa sanh,

Mắt nàng sáng dài rộng

Tay chân đều hoàn mỹ.

Tôi từng ở mùa xuân

Du ngoạn vườn Ta-La

Thấy khắp những dược-thảo

Mọ thứ đều tươi tốt.

Cây lạ trổ hoa đẹp

Trông đó như khánh-vân,

Chim đẹp cùng hòa hót

Trong rừng đồng hoan lạc.

Cùng đi tám trăm cô

Ðoan chánh chiếm lòng người

Y phục đều nghiêm lệ

Ca ngâm đều rất hay.

Vườn đó có ao tắm

Tên là Liên-Hoa-Tràng,

Tôi ngồi trên bờ ao

Thể-nữ hầu chung-quanh.

Trong ao sen lớn ấy

Bỗng sanh hoa ngàn cánh

Cánh báu, cọng lưu-ly,

Vàng Diêm-Phù làm đài.

Bấy giờ là hừng sáng

Mặt nhụt mới ló mọc,

Hoa ấy đương nở ra

Phóng ánh sáng thanh-tịnh.

Ánh sáng ấy rất mạnh

Dường như mặt trờ mọc

Chiếu khắp Diêm-Phù-Ðề

Mọi người đều khen lạ.

Bấy giờ thấy Ðồng-Nữ

Từ hoa sen đó sanh

Thân nàng rất thanh-tịnh

Chi Phần đều viên-mãn.

Ðây là báu nhơn-gian

Từ nơi tịnh-nghiệp sanh

Nhơn trước không hư mất

Nay thọ quả báo nầy.

Tóc biếc, mắt sen xanh,

Phạm-Thinh, da chân-kim,

Tràng hoa, những bửu-kế

Thanh-tịnh không chút nhơ.

Chi tiết đều đầy đủ

Thân nàng không khuyết giảm

Dường như tượng chơn-kim

Ðặt ở trong bửu hoa.

Chân lông mùi chiên-đàn

Xông khắp cả mọi nơi,

Miệng phát mùi thanh-liên

Thường diễn tiếng phạm-âm.

Chỗ của nàng nầy ở

Thường có âm nhạc trời,

Chẳng nên để kẻ hèn

Sánh đôi với nàng nầy.

Thế-gian không người nào

Kham làm chồng nàng nầy,

Duy ngài đủ tướng tốt

Xin nạp thọ nàng nầy.

Chẳng cao cũng chẳng thấp,

Chẳng thô cũng chẳng tế,

Toàn thân đều đoan-nghiêm

Xin Ngài nạp thọ nàng.

Văn tự pháp toán số

Tất cả những nghề khéo

Nàng đều thông suốt cả

Xin Ngài nạp thọ nàng.

Biết rành những binh pháp

Khéo phán đoán kiện tụng

Ðều được kẻ khó điều

Xin Ngài nạp thọ nàng.

Thân nàng rất thanh-tịnh

Người thấy không nhàm đủ

Công-đức tự trang-nghiêm

Ngài nên nạp thọ nàng.

Chúng-sanh có họa hoạn

Khéo rõ duyên khởi đó

Ðúng bịnh mà cho thuốc

Tất cả diệt trù được.

Những ngôn ngữ Diêm-Phù

Vô-lượng thứ sai khác

Nhẫn đến tiếng kỹ nhạc

Nàng thông suốt tất cả.

Những nghề của phụ nữ

Nàng nầy biết tất cả,

Mà không lỗi phụ nữ

Ngài nên mau nạp nàng.

Chẳng ganh cũng chẳng tiếc,

Không tham cũng không giận,

Tánh nhu nhuyến chất trực

Rời bỏ những thô ác.

Cung kính bực tôn-túc

Phụng thờ không trái nghịch

Thích tu những hạnh lành

Có thể tùy thuận ngài.

Nếu nàng thấy già bịnh

Nghèo cùng và hoạn nạn

Không ai cứu không nương

Nàng sanh lòng xót thương.

Thường quán đệ-nhất-nghĩa

Chẳng cầu tự lợi lạc

Chỉ nguyện lợi chúng-sanh

Dùng đây trang-nghiêm tâm.

Ði đứng cùng ngồi nằm

Tất cả không phóng dật

Nói năng và yên lặng

Ai thấy cũng vui mừng.

Dầu ở tất cả chỗ

Ðều không lòng nhiễm trước

Thấy người có công-đức

Hoan-hỉ không biết nhàm.

Tôn trọng thiện-tri-thức

Thích thấy người rời ác

Tâm nàng không tháo động

Xét trước sau mới làm.

Trang-nghiêm với phước trí

Tất cả không oán hận

Hơn hết trong hàng nữ

Ðáng người thờ Thái-Tử.

Lúc đã vào vườn Hương-Nha, Thái-Tử bảo Ðồng-Nữ Diệu-Ðức và bà Thiện-Hiện rằng:

Nầy Thiện-Nữ! Ta cầu vô-thượng bồ-đề, sẽ tột vô-lượng kiếp thuở vị-lai chứa nhóm pháp trợ-đạo nhất-thiết-trí, tu tập vô-biên bồ-tát-hạnh, tịnh tất cả ba-la-mật, cúng-dường tất cả Như-Lai, hộ trì tất cả phật-giáo, nghiêm tịnh tất cả phật-độ, sẽ làm cho phật-chủng của tất cả Như-Lai chẳng mất, sẽ theo chủng-tánh của tất cả chúng-sanh để thành-thục họ, sẽ diệt khổ sanh tử cho chúng-sanh được ở chỗ rốt ráo an lạc, sẽ tịnh tri mắt trí-huệ cho tất cả chúng-sanh, sẽ tu tập tất cả công-hạnh của Bồ-Tát, sẽ an trụ nơi tâm bình-đẳng của tất cả Bồ-Tát, sẽ thành-tựu hành-địa của tất cả Bồ-Tát, sẽ làm cho tất cả chúng-sanh đều hoan-hỉ, sẽ xả thí tất cả vật để thật hành đàn ba-la-mật tột thuở vị-lai, làm cho tất cả chúng-sanh đều được đầy đủ, những vật uống ăn, y phục, vợ con đến đầu mặt tay chân ta đều sẽ xả thí không hề tiếc.

Lúc đó nàng sẽ cản trở ta, lúc thí của cải nàng sẽ lẫn tiếc, lúc thí con cái nàng sẽ buồn khổ, lúc cắt tay chân nàng sẽ sầu muộn, lúc bỏ nàng để xuất gia lòng nàng sẽ hối hận.

Thái-Tử nói kệ bảo nàng Diệu-Ðức rằng:

Vì thương xót chúng-sanh

Ta phát tâm bồ-đề

Ở trong vô-lượng kiếp

Tu Tập nhất-thiết-trí.

Trong vô-lượng đại-kiếp

Tịnh tu những nguyện-hải

Nhập địa và trừ chướng

Ðều trải vô-lượng kiếp.

Chỗ tam thế chư Phật

Học lục ba-la-mật

Ðầy đủ hạnh phương-tiện

Thành-tựu đạo bồ-đề.

Cõi cấu uế mười phương

Ta sẽ đều nghiêm tịnh

Tất cả nạn ác-đạo

Ta sẽ khiến thoát hẳn.

Ta sẽ dùng phương-tiện

Rộng độ các quần-sanh

Khiến diệt tối ngu-si

Trụ nơi phật-trí-đạo.

Sẽ cúng tất cả Phật,

Sẽ tịnh tất cả địa,

Khởi đại từ-bi tâm

Ðều bỏ vật trong ngoài.

Nàng thấy người đến xin

Hoặc sanh lòng tham tiếc,

Tâm ta thường thích thí

Nàng chớ trái lòng ta.

Nếu thấy ta thí đầu

Chớ có sanh buồn khổ,

Nay ta bảo nàng trước

Cho lòng nàng kiên-cố.

Nhẫn đến chặt tay chân

Nàng chớ trách người xin,

Nay nàng nghe lời ta

Cần phải suy nghĩ kỹ.

Tất cả vật sở hữu

Ta đều xả tất cả,

Nếu nàng thuận lòng ta

Ta sẽ toại ý nàng.

Ðồng-nữ thưa với Thái-Tử:

Kính vâng lời dạy của Ngài.

Ðồng-nữ liền nói kệ đáp lời Thái-Tử:

Trong vô-lượng kiếp-hải

Lửa địa-ngục đốt thân

Nếu Ngài thương nạp tôi

Cam tâm chịu khổ nầy.

Vô-lượng chỗ thọ sanh

Nát thân như vi-trần

Nếu Ngài thương nạp tôi

Cam tâm thọ khổ nầy.

Vô-lượng kiếp đầu đội

Núi kim-cang lớn rộng

Nếu Ngài thương nạp tôi

Cam tâm thọ khổ nầy.

Vô-lượng biển sanh tử

Ðem thịt tôi bố thí

Chỗ Ngài thành Pháp-Vương

Nguyện cho tôi cũng vậy.

Nếu Ngài thương nạp tôi

Cho tôi làm chủ đó

Ðời đời Ngài bố thí

Nguyện thường đem tôi thí.

Vì thương chúng-sanh khổ



Mà phát tâm bồ-đề

Ðã nhϊếp chúng-sanh rồi

Cũng sẽ nhϊếp thọ tôi.

Tôi chẳng cầu giầu sang

Chẳng tham vui ngũ-dục

Chỉ vì cùng tu hành

Nguyện dùng Ngài làm chủ.

Mắt rộng dài xanh biếc

Từ mẫn nhìn thế-gian

Chẳng móng tâm nhiễm trước

Quyết thành đạo Bồ-Tát.

Chỗ Thái-Tử bước đi

Ðất mọc những bửu-hoa

Tất làm Chuyển-Luân-Vương

Xin Ngài thương nạp tôi.

Tôi vừa mộng thấy Phật

Diệu-pháp bồ-đề tràng

Ðức Phật ngồi dưới cây

Vô-lượng chúng vây quanh.

Tôi mộng thấy Như-Lai

Thân như núi Chơn-kim

Tay Phật xoa đầu tôi

Thức dậy lòng hoan-hỉ.

Trời quyến-thuộc thuở xưa

Tên là Hỉ-Quang-Minh

Trời đó vì tôi nói

Ðạo tràng Phật xuất thế.

Tôi từng nghĩ như vậy

Nguyện thấy thân Thái-Tử,

Trời ấy bảo tôi rằng

Nay nàng sẽ được thấy.

Chí nguyện trước của tôi

Hôm nay đều thành mãn

Xin cùng ngài đồng đến

Cúng-dường đức Như-Lai

Thái-Tử nghe danh hiệu Thắng-Nhựt-Thân Như-Lai, rất hoan-hỉ muốn được thấy Phật.

Thái-Tử đem năm trăm châu ma-ni rải trên Ðồng-Nữ, ban mão Diệu-Tạng-Quang-Minh-Bửu và áo Hỏa-Diệm-Ma-Ni-Bửu.

Ðồng-Nữ Diệu-Ðức lòng chẳng rung động cũng không lộ vẻ mừng, chỉ chắp tay cung-kính chiêm-ngưỡng Thái-Tử mắt chẳng tạm rời.

Bà Thiện-Hiện ở trước Thái-Tử nói kệ rằng:

Con tôi rất đoan chánh

Thân công-đức trang-nghiêm

Xưa nguyện thờ Thái-Tử

Nay đã được toại ý.

Trì giới có trí huệ

Ðầy đủ các công-đức

Khắp tất cả thế-gian

Tối-thắng không ai bằng.

Từ liên-hoa hóa sanh

Chủng tánh không hèn xấu

Thái-Tử đồng hạnh nghiệp

Xa lìa tất cả lỗi.

Con tôi thân nhu nhuyến

Dường như lụa cõi trời

Tay nàng rờ chạm đến

Bịnh đau đều trừ diệt.

Lỗ lông phát hương thơm

Ngào ngạt không gì bằng

Nếu ai được ngửi đến

Ðều ở nơi tịnh-giới.

Màu da như chơn-kim

Ngồi ngay trên hoa-đài

Chúng-sanh nếu được thấy

Hết oán phát tâm từ.

Lời nói rất dịu dàng

Ai nghe cũng hoan-hỉ

Chúng-sanh nếu được nghe

Ðều rời những ác-nghiệp.

Tâm tịnh không vết nhơ

Xa lìa những siểm khúc

Xứng tâm mà phát ngôn

Người nghe đều hoan-hỉ.

Ðiều nhu lòng hổ thẹn

Cung kính bậc tôn túc

Không tham cũng không dối

Thương xót các chúng-sanh.

Lòng con tôi chẳng ỷ

Sắc tướng và quyến-thuộc

Chỉ dùng tâm thanh-tịnh

Cung Kính tất cả Phật.

Lúc đó Thái-Tử và nàng Diệu-Ðức đem một ngàn thể-nữ cùng quyến-thuộc, ra khỏi vườn Hương-Nha, đến đạo-tràng Pháp-Vân Quang-Minh, xuống xe đi bộ đến chỗ đức Phật.

Thấy đức Phật Thắng-Nhựt-Thân đoan-nghiêm tịch-tịnh, căn thân điều thuận trong ngoài đều thanh-tịnh, như ao Ðại-Long không có cặn nhơ, Thái-Tử và quyến-thuộc sanh lòng kính tin vui mừng hớn-hở đảnh lễ chân đức Phật, hữu-nhiễu vô-số vòng.

Thái-Tử và nàng Diệu-Ðức, mỗi người cầm năm trăm bông sen báu cúng-dường đức Phật.

Thái-Tử vì Phật mà kiến tạo năm trăm tinh xá bằng gỗ thơm, trang-nghiêm với những diệu-bửu xen châu ma-ni.

Ðức Phật thuyết kinh Phổ-Nhãn-Ðăng-Môn. Thái-Tử nghe xong, ở trong tất cả pháp được tam-muội-Hải:

Như là Phổ-chiếu-nhứt-thiết-phật-nguyện-hải tam-muội, phổ-chiếu tam-thế-tạng tam-muội, hiện-kiến-nhứt-thiết-phật-đạo-tràng tam-muội, phổ-chiếu-nhứt-thiết-chúng-sanh tam-muội, phổ-chiếu-nhứt-thiết-thế-gian-trí-đăng tam-muội, Phổ-chiếu-nhứt-thiết-chúng-sanh-căn-trí-đăng tam-muội, cứu-hộ-nhứt-thiết-chúng-sanh-quang-minh-vân tam-muội, phổ-chiếu-nhứt-thiết-chúng-sanh-đại-minh-đăng tam-muội, diễn-nhất-thiết-phật-pháp-luân tam-muội, cụ-túc-phổ-hiền-thanh-tịnh-hạnh tam-muội.

Nàng Diệu-Ðức được nan-thắng-hải-tạng tam-muội, trọn chẳng thối-chuyển nơi vô-thượng bồ-đề.

Thái-Tử và Diệu-Ðức cùng quyến thuộc đảnh lễ chân Phật, hữu nhiễu vô-số vòng từ tạ trở về cung, tâu cùng Phụ-Vương rằng:

Ðức Thắng-Nhựt-Thân Như-Lai gần đây xuất thế thành Ðẳng-Chánh-Giác tại đạo-tràng bồ-đề Pháp-Vân Quang-Minh nơi vườn Hương-Nha.

Phụ-Vương hỏi Thái-Tử:

Ai nói cho con hay sự ấy.

Thái-Tử tâu:

Nàng Cụ-Túc Diệu-Ðức nói cho con hay, và chúng con đã đến đảnh lễ cúng-dường đức Phật.

Phụ-Vương hoan hỉ vô-lượng như người nghèo được của báu. Nhà vua tự nghĩ: đức Phật là vô-thượng-bửu khó được gặp. Nếu được thấy Phật thời. dứt hẳn sự sợ ác-đạo. Ðức Phật như Y-Vương trị lành tất cả bịnh phiền-não, có thể cứu tất cả khổ lớn sanh-tử. Ðức Phật như Ðạo-Sư, có thể làm cho chúng-sanh đến nơi an-ổn rốt ráo.

Nhà vua suy nghĩ xong, liền hội chư tiểu-vương, các quan, quyến thuộc và các sát-đế-lợi, bà-la-môn cùng tất cả quốc-dân. Nhà vua tuyên bố thối vị, nhường ngôi cho Thái-Tử.

Sau khi làm lễ quán-đảnh cho Thái-Tử, quốc-vương Tài-Chủ cùng một vạn người đến chỗ đức Phật, đảnh lễ nơi chân đức Phật, hữu nhiễu vô-số vòng, rồi cùng quyến-thuộc lui ngồi một phía.

Ðức Thắng-Nhựt-Thân Như-Lai quán-sát quốc-vương và đại-chúng, rồi phóng bạch hào quang-minh tên là nhất-thiết-thế-gian-tâm-đăng chiếu khắp vô-lượng thế-giới mười phương. Quang-minh ấy dừng ở trước tất cả Thế-Chủ, thị-hiện Như-Lai bất-khả-tư-nghì đại-thần-thông-lực, làm cho tất cả kẻ đáng được hóa-độ thân tâm thanh-lương.

Lúc đó đức Như-Lai hiện thân siêu xuất tất cả thế-gian, dùng viên-mãn-âm vì khắp đại chúng mà nói đà-la-ni tên là nhất thiết-pháp-nghĩa-ly-ám-đăng, có phật-sát vi-trần-số đà-la-ni làm quyến-thuộc.

Quốc-Vương nghe xong liền được đại-trí quang-minh.

Trong chúng-hội có diêm-phù-đề vi-trần số Bồ-Tát đồng thời chứng được môn đà-la-ni nầy.

Sáu mươi vạn na-do-tha người, sạch hữu-lậu tâm được giải-thoát.

Mười ngàn chúng-sanh xa lìa trần cấu được pháp-nhãn tịnh.

Vô-lượng chúng-sanh phát tâm bồ-đề.

Ðức Phật lại hiện thần-biến khắp mười phương vô-lượng thế-giới diễn pháp tam-thừa hóa độ chúng-sanh.

Quốc-Vương tự nghĩ: Nếu tại-gia, ta chẳng thể chứng được diệu-pháp như vậy. Nếu ta xuất-gia tu học bên Phật thời sẽ được thành-tựu.

Suy nghĩ xong, quốc-vương đến bạch Phật xin xuất gia. Ðức Phật hứa khả.

Quốc-Vương Tài-Chủ cùng một vạn quyến thuộc đồng xuất gia. Không bao lâu, nhà vua và quyến-thuộc đồng thành-tựu nhất-thiết-pháp-nghĩa-lý-ám đăng đà-la-ni, và các môn tam-muội như trên, lại được Bồ-Tát mười môn thần-thông, lại được Bồ-Tát vô biên biện-tài, lại được Bồ-Tát vô-ngại tịnh-thân đến chỗ chư Phật mười phương để nghe pháp, làm đại pháp-sư diễn nói diệu-pháp.

Quốc-Vương lại dùng thần-lực đến mười phương thế-giới tùy tâm chúng-sanh mà vì hiện thân, tán thán Phật xuất thế, nói bổn hạnh của Phật, bày bổn-duyên của Phật, tán dương thần-lực tự-tại của Như-Lai, hộ-trì phật-pháp.

Thái-Tử ở tại kim-điện, đúng ngày rằm, thất bửu tự hiện đầy đủ:

Một là luân-bửu tên là Vô-Ngại-Hành.

Hai là tượng-bửu tên là kim-Cang-Thân.

Ba là mã-bửu tên là Tốc-Tật-Phong.

Bốn là châu-bửu tên là Quang-Tạng.

Năm là nữ-bửu tên là Cụ-Túc Diệu-Ðức.

Sáu là tạng-thần-bửu tên là Ðại-Tài.

Bảy là chủ-binh-bửu tên là Ly-Cấu-Nhãn.

Ðã đủ bảy báu, Thái-Tử làm Chuyển-Luân-Vương cai trị Diêm-Phù-Ðề, nhân-dân được an lạc.

Luân-Vương có ngàn Vương-Tử đoan chánh dũng kiện, có thể dẹp oán địch.

Trong Diêm-Phù-Ðề có tám mươi Vương-Thành. Trong mỗi thành có năm trăm tăng-phường. Mỗi tăng-phường đều lập tinh-xá cao rộng xinh đẹp, trang-nghiêm với những diệu-bửu.

Mỗi Vương-Thành đều thỉnh đức Thắng-Nhựt-Thân-Như-Lai đến để cúng dường.

Lúc nhập thành đức Như-Lai hiện đại thần-lực khiến vô-lượng chúng-sanh gieo những căn lành, vô-lượng chúng-sanh tâm được thanh-tịnh, thấy Phật hoan-hỉ, phát tâm bồ-đề, khởi lòng đại-bi lợi ích chúng-sanh, siêng tu phật-pháp chứng nhập thật-nghĩa, trụ nơi pháp-tánh rõ pháp bình-đẳng, được tam-thế-trí bình-đẳng xem xét tam-thế biết tất cả Phật thứ đệ xuất thế thuyết pháp độ sanh, phát bồ-tát-nguyện, nhập bồ-tát-đạo, biết Như-Lai pháp, thành-tựu pháp-hải, có thể khắp hiện thân khắp tất cả cõi, biết căn tánh dục lạc của chúng-sanh khiến họ phát khởi chí nguyện nhất-thiết-trí.

Nàng Cù-Ba bảo Thiện-Tài rằng:

Nầy Thiện-nam-tử! Xưa kia, Thái-Tử được ngôi Chuyển-Luân-Vương cúng-dường đức Phật Thắng-Nhựt-Thân Như-Lai chính là đức Thích-Ca-Mâu-Ni Thế-Tôn hiện nay.

Quốc-Vương Tài-Chủ thuở xưa, nay là đức Bửu-Hoa-Phật hiện ngự đạo-tràng Hiện-Nhất-Thiết-Thế-Chủ-Thân ở Thế-giới Viên-Mãn-Quang trong thế-giới-chủng Phổ-Hiện-Tam-Thế-Ảnh-Ma-Ni-Vương tại thế-giới-hải Hiện-Pháp-Giới-Hư-Không-Ảnh-Tượng-Vân cách đây về phương đông quá thế-giới-hải vi-trần-số cõi Phật. Có bất-khả-thuyết phật-sát vi-trần-số chúng Bồ-Tát vây quanh nghe pháp.

Lúc Bửu-Hoa Như-Lai tu bồ-tát-hạnh, đức Phật nghiêm-tịnh thế-giới-hải nầy. Nơi đây chư Phật quá-khứ, hiện-tại, vị-lai xuất thế, đều là những vị do Bửu-Hoa Như-Lai, lúc còn làm Bồ-Tát, giáo-hóa khiến phát tâm vô-thượng bồ-đề.

Bà Thiện-Hiện, thân-mẫu của Ðồng-Nữ Diệu-Ðức, nay là thân-mẫu của ta, bà Thiện-Mục đấy.

Quyến thuộc của nhà vua xưa kia, nay là chúng-hội của đức Như-Lai, đều tu hành đủ những hạnh phổ-hiền, thành-mãn đại nguyện. Dầu hằng ở tại đạo-tràng của đức Thích-Ca Mâu-Ni Thế-Tôn, mà có thể hiện khắp tất cả thế-gian, trụ bồ-tát bình-đẳng tam-muội, thường được hiện thấy tất cả chư Phật, đều nghe lãnh được pháp-luân của tất cả Như-Lai, đều được tự-tại nơi tất cả pháp, tiếng đồn khắp các phật-độ, đến chỗ tất cả đạo-tràng, hiện trước tất cả chúng-sanh, tùy nghi giáo hóa điều phục, tu bồ-tát-đạo tận vị-lai kiếp không gián đoạn, thành mãn những thệ nguyện quảng đại của Phổ-Hiền.

Nầy Thiện-nam-tử! Nàng Diệu-Ðức xưa kia, chính là thân ta ngày nay.

Ðức Thắng-Nhựt-Thân Như-Lai diệt độ, sau đó, trong thế-giới ấy có sáu mươi ức trăm ngàn na-do-tha đức Phật xuất thế, ta cùng Luân-Vương đều kính thờ cúng-dường.

Tối-sơ Phật hiệu là Thanh-Tịnh-Thân, theo thứ đệ có Phật Nhất-Thiết-Trí-Nguyệt-Quang-Minh-Thân, Phật Diêm-Phù-Ðàn-Kim-Quang-Minh-Vương, Phật Chư-Tướng-Trang-Nghiêm-Thân, Phật Diệu-Nguyệt-Quang, Phật Trí-Quán-Tràng, Phật Ðại-Trí-Quang, Phật Kim-Cang-Na-La-Diên-Tinh-Tấn, Phật Trí-lực-Vô-Năng-Thắng, Phật Phổ-An-Tường-Trí, Phật Ly-Cấu-Thắng-Trí-Vân, Phật Sư-Tử-Trí-Quang-Minh, Phật Quang-Minh-Kế, Phật Công-Ðức-Quang-Minh-Tràng, Phật Trí-Nhựt-Tràng, Phật Bửu-Liên-Hoa-Khai-Phu-Thân, Phật Phước-Ðức-Nghiêm-Tịnh-Quang, Phật Trí-Diệm-Vân, Phật Phổ-Chiếu-Nguyệt, Phật Trang-Nghiêm-Cái-Diệu-Âm-Thanh, Phật Sư-Tử-Dũng-Mãnh-Trí-Quang-Minh, Phật Pháp-Giới-Nguyệt, Phật Hiện-Hư-Không-Ảnh-Tượng-Khai-Ngộ-Chúng-Sanh-Tâm, Phật Hằng-Khứu-Tịch-Diệt-Hương, Phật Phổ-Chấn-Tịch-Tịnh-Âm, Phật Cam-Lộ-Sơn, Phật Pháp-Hải-Âm, Phật Kiên-Cố-Võng, Phật Ảnh-Kế Như-Lai, Phật Nguyệt-Quang-Hào, Phật Biện-Tài-Khẩu, Phật Giác-Hoa-Trí, Phật Bửu-Diệm-Sơn, Phật Công-Ðức-Tịnh, Phật Bửu-Nguyệt-Tràng, Phật Tam-Muội-Thân, Phật Bửu-Quang-Vương, Phật Phổ-Trí-Hành, Phật Diệm-Hải-Ðăng, Phật Ly-Cấu-Pháp-Âm-Vương, Phật Vô-Tỷ Ðức-Danh-Xưng-Tràng, Phật Tu-Tý, Phật Bổn-Nguyện-Thanh-Tịnh-Nguyệt, Phật Chiếu-Nghĩa-Ðăng, Phật Thâm-Viễn-Âm, Phật Tỳ-Lô-Giá-Na-Thắng-Tạng-Vương, Phật Chư-Thừa-Tràng, Phật Pháp-Hải-Diệu-Liên-Hoa. Có sáu mươi ức trăm ngàn na-do-tha đức Phật như vậy xuất thế trong thế-giới ấy, ta đều kính thờ cúng-dường.

Tối-Hậu Phật hiệu là Quảng-Ðại-Giải. Nơi đức Phật nầy ta được trí-nhãn thanh-tịnh.

Lúc đó, đức Phật Quảng-Ðại-Giải vào thành giáo-hóa, ta làm Vương-Phi, cùng Quốc-Vương kính lễ Phật, đem những diệu-vật dâng lên cúng-dường, nghe đức Phật nói pháp-môn xuất-sanh-nhật-thiết-như-lai-đăng ta liền chứng được môn giải-thoát quán-sát-nhất-thiết-bồ-tát-tam-muội-hai-cảnh-giới.

Nầy Thiện-nam-tử! Khi ta đã được môn giải-thoát nầy, cùng với Bồ-Tát trong phật-sát vi-trần-số kiếp siêng năng tu tập, kính thờ cúng-dường vô-lượng chu Phật. Hoặc trong một kiếp kính thờ một đức Phật, hoặc hai, hoặc ba, hoặc bất-khả-thuyết đức Phật, hoặc gặp phật-sát vi-trần-số đức Phật, ta đều thân cận kính thờ cúng-dường, mà chưa biết được thân hình sắc mạo thân-nghiệp tâm-hành trí-huệ cảnh-giới tam-muội của Bồ-Tát.

Nầy Thiện-nam-tử! Nếu có chúng-sanh được thấy Bồ-Tát tu hạnh bồ-đề, hoặc nghi, hoặc tin, Bồ-Tát đều dùng những phương-tiện thế-gian xuất-thế-gian để nhϊếp thủ họ, dùng họ làm quyến-thuộc, khiến họ không thối-chuyển nơi vô-thượng bồ-đề.

Nầy Thiện-nam-tử! Nơi đức Phật Quảng-Ðại-Giải sau khi được môn giải-thoát nầy, ta cùng Bồ-Tát chung tu tập trong thời gian trăm phật-sát vi-trần-số kiếp, trong những kiếp ấy có bao nhiêu đức Phật xuất thế, ta đều thân cận kính thờ cúng dường, nghe Phật thuyết pháp đọc tụng thọ trì. Ở chỗ chư Như-Lai đó, ta được những môn giải-thoát nầy, biết những tam-thế, nhập những sát-hải, thấy chư Phật thành Ðẳng-Chánh-Giác, vào những chúng hội, phát những đại nguyện của Bồ-Tát, tu những diệu-hạnh của Bồ-Tát, được những giải-thoát của Bồ-Tát, nhưng chưa biết được môn phổ-hiền giải-thoát mà Bồ-Tát đã dược.

Tại sao vậy?

Vì môn phổ-hiền giải-thoát của Bồ-Tát như thái-hư-không, như tên của chúng-sanh, như tam-thế-hải, như thập-phương-hải, như pháp-giới-hải, vô-lượng vô-biên.

Môn phổ-hiền giải-thoát của Bồ-Tát đồng với cảnh giới của Như-Lai.

Nầy Thiện-nam-tử! Trong phật-sát vi-trần-số kiếp ta quán thân Bồ-Tát không biết nhàm. Như người đa dục nam nữ hội họp ái-nhiễm nhau sanh vô-lượng vọng-tưởng, cũng vậy, ta quán thân của Bồ-Tát, nơi mỗi lỗ chân lông, mỗi niệm thấy vô-lượng vô-biên thế-giới rộng lớn, những sự an-trụ, trang-nghiêm, hình trạng, những núi, đất, mây, danh hiệu, Phật xuất thế, những đạo-tràng, chúng-hội, diễn thuyết những khế-kinh, những sự quán-đảnh, các thừa, những phương tiện, những thanh-tịnh.

Lại mỗi niệm nơi mỗi lỗ lông của Bồ-Tát thường thấy vô-biên phật-hải, những sự ngồi đạo-tràng, những thần-biến, thuyết pháp, thuyết kinh hằng không gián đoạn.

Lại nơi mỗi lỗ chân lông của Bồ-Tát thấy vô-biên chúng-sanh-hải: những trụ-xứ, hình mạo, tác nghiệp, căn tánh.

Lại nơi mỗi lỗ chân lông của Bồ-Tát thấy vô-biên công-hạnh của tam-thế Bồ-Tát: vô-biên nguyện quảng đại vô-biên bậc sai biệt, vô biên ba-la-mật, vô-biên sự thuở xưa, vô-biên môn đại-từ, vô-biên mây đại-bi, vô-biên tâm đại-hỉ, vô-biên phương-tiện nhϊếp thủ chúng-sanh.

Nầy Thiện-nam-tử! Trong phật-sát vi-trần-số kiếp mỗi niệm xem thấy nơi mỗi chân lông của Bồ-Tát như vậy, chỗ đã đến không còn lại đến, chỗ đã thấy không còn lại thấy, tìm biên-tế đó trọn không thể được. Nhẫn đến thấy Thái-Tử Tất-Ðạt ở trong hoàng-cung, thể-nữ vây quanh, ta dùng sức giải-thoát xem nơi mỗi chân lông của Bồ-Tát, thấy tất cả sự trong tam-thế pháp-giới.

Nầy Thiện-nam-tử! Ta chỉ được môn giải-thoát quán-sát bồ-tát tam-muội-hải nầy.

Như chư đại Bồ-Tát rốt ráo vô-lượng những phương-tiện-hải vì tất cả chúng-sanh mà hiện tùy-loại-thân, vì tất cả chúng-sanh mà nói tùy-lạc-hạnh, nơi mỗi chân lông hiện vô-biên sắc-tướng-hải, biết các pháp-tánh lấy vô-tánh làm tánh, biết tánh chúng-sanh đồng tướng hư-không, chẳng có phân-biệt, biết thần-lực của Phật đồng với như-như, khắp tất cả chỗ thị-hiện vô-biên cảnh-giới giải-thoát. Trong một niệm có thể tự-tại nhập pháp-giới quảng đại, du hí tất cả pháp-môn của các bậc Bồ-Tát.

Ta thế nào biết được nói được công-đức-hạnh đó.

Nầy Thiện-nam-tử! Trong thế-giới nầy có Phật-Mẫu Ma Gia. Người đến đó hỏi Bồ-Tát thế nào học bồ-tát-hạnh ở trong thế-gian không nhiễm trước. Cúng-dường chư Phật không thôi nghỉ. Tu Bồ-tát-nghiệp trọn chẳng thối chuyển. Lìa tất cả chướng ngại, nhập bồ-tát giải-thoát. Chẳng do người khác mà trụ tất cả bồ-tát-đạo. Ðến chỗ tất cả Như-Lai. Nhϊếp tất cả chúng-sanh-giới. Tận kiếp vị-lai tu bồ-tát-hạnh, phát đại-thừa-nguyện. Tăng trưởng thiện-căn cho tất cả chúng-sanh thường không thôi nghỉ.

Bấy giờ nàng Thích-Ca Cù-Ba muốn tuyên lại nghĩa giải-thoát nầy, thừa thần-lực của Phật mà nói kệ rằng:

Nếu ai thấy Bồ-Tát

Tu hành những công-hạnh

Khởi tâm thiện bất-thiện

Bồ-Tát đều nhϊếp thủ.

Thuở lâu xa về trước

Quá trăm sát-trần kiếp

Có kiếp tên Thanh-Tịnh

Thế-giới tên Quang-Minh.

Kiếp nầy Phật xuất thế

Sáu mươi ngàn muôn ức

Ðức Như-Lai tối-hậu

Hiệu là Pháp-Tràng-Ðăng.

Sau khi Phật niết-ban

Có vua tên Trí-Sơn

Thống lãnh Diêm-Phù-Ðề

Thần phục không oán địch.

Có năm trăm Vương-Tử

Thân đoan-chánh dũng-kiện

Tất cả đều thanh-tịnh

Ai thấy cũng hoan hỉ.

Quốc-Vương và Vương-Tử

Kính tin cúng-dường Phật

Hộ trì phật-pháp-tạng

Cũng thích siêng tu tập.

Thái-Tử tên Thiện-Quang

Thanh-tịnh nhiều phương-tiện

Thân tướng đều viên-mãn

Người thấy không biết nhàm.

Năm trăm ức người câu hội

Xuất gia cùng học đạo

Dũng-mãnh rất tinh-tấn

Hộ-trì phật-chánh-pháp.

Vương-Ðô tên Trí-thọ

Ngàn ức thành bao quanh

Có rừng tên Tịnh-Ðức

Nhiều châu báu trang-nghiêm.

Thiện-Quang ngụ rừng nầy

Tuyên thuyết phật-chánh-pháp

Sức biện-tài trí-huệ

Khiến chúng đều thanh-tịnh.

Có lúc nhơn khất-thực

Vào Vương-Ðô Trí-Thọ

Ði đứng rất an tường

Tâm chánh-tri chẳng loạn.

Trong thành có Cư-Sĩ

Hiệu là Thiện-Danh-Xưng,

Ta là con gái ông

Tên là Tịnh-Nhựt-Quang.

Ta ở trong Ðô-Thành

Gặp Thái-Tử Thiện-Quang

Thấy thân tướng đoan nghiêm

Lòng ta sanh luyến mến.

Khi Ngài khất nhà ta

Lòng ta càng ái nhiễm

Liền cổi ngay chuỗi ngọc

Chân-châu để vào bát.

Dầu vì tâm ái nhiễm

Cúng-dường Phật-Tử ấy

Hai trăm năm mươi kiếp

Cũng chẳng đọa ác-đạo.

Hoặc sanh nhà Thiên-Vương

Hoặc làm con Nhơn-Vương

Hằng gặp Ngài Thiện-Quang

Thấy thân tướng diệu-nghiêm.

Sau đó quá hai trăm

Năm mươi kiếp kế tiếp

Ta sanh nhà Thiện-Hiện

Tên Cụ-Túc Diệu-Ðức.

Ta được thấy Thái-Tử

Sanh lòng rất tôn trọng

Muốn được theo hầu hạ

May mắn được nạp thọ.

Ta cùng với Thái-Tử

Ðến lễ Phật Thắng-Nhựt

Cung kính cúng-dường xong

Ta phát tâm bồ-đề.

Ở trong một kiếp đó

Có sáu mươi ức Phật

Ðức Thế-Tôn tối-hậu

Hiệu là Quảng-Ðại-Giải.

Ta được thanh-tịnh-nhãn

Biết rõ các pháp-tướng

Thấy khắp chỗ thọ sanh

Trừ hẳn tâm điên đảo.

Ta được môn giải-thoát

Quán-bồ-tát-tam-muội

Một niệm nhập mười phương

Bất-tư-nghì sát-hải.

Ta thấy các thế giới

Tịnh uế nhiều sai khác

Nơi tịnh chẳng tham ưa

Nơi uế chẳng ghét bỏ.

Thấy khắp các thế-giới

Ðức Phật ngồi đạo-tràng

Ðều ở trong một niệm

Phóng vô-lượng quanhg-minh.

Một niệm vào được khắp

Bất-khả-thuyết chúng-hội

Cũng biết những tam muội

Của chúng-hội đã được.

Một niệm đều biết rõ

Những hạnh nguyện quảng-đại

Cùng vô-lượng phương-tiện

Của tất cả chúng-hội.

Ta quán thân Bồ-Tát

Vô-biên kiếp tu hành

Mỗi mỗi lỗ chân lông

Cầu đó chẳng thể dược.

Nơi mỗi mỗi chân lông

Hiện bất-khả-thuyết cõi

Ðịa, thủy, hỏa, phong-luân

Ðều đủ cả trong đó.

Bao nhiêu sự kiến lập

Bao nhiêu thứ hình trạng

Bao nhiêu thân, danh hiệu

Vô-biên thứ trang-nghiêm.

Ta thấy các sát-hải

Bất-khả-thuyết thế-giới

Cũng thấy Phật trong đó

Thuyết pháp dạy chúng-sanh.

Chẳng biết thân Bô-Tát

Và tất cả thân-nghiệp

Cũng chẳng biết tâm-trí

Hành đạo trong nhiều kiếp.