Chương 22: 15. Phẩm Thập-Trụ Thứ Mười Lăm.

Lúc bấy giờ Pháp-Huệ Bồ-Tát thừa oai-lực của Phật, nhập Bồ-Tát vô-lượng phương tiện tam-muội. Do sức tam-muội, ngoài ngàn phật-sát vi-trần-số thế-giới ở mười-phương, có ngàn phật-sát vi-trần-số Phật đều đồng hiệu là Pháp-Huệ và đồng hiện đến bảo Pháp-Huệ Bồ-Tát rằng :

‘Lành thay ! lành thay ! Thiện-nam-tử ! Ông hay nhập Bồ-Tát Vô-Lượng phương-tiện tam-muội này.

Thiện-nam-tử ! Trong mười-phương, ở mỗi phương đều có ngàn phật-sát vi-trần-số chư Phật đều dùng thần-lực đồng gia-hộ ông.

Lại nguyện-lực và thần-lực của đức Tỳ-Lô-Giá-Na Như-Lai đây, cùng năng-lực thiện-căn của ông đã tu, nhập tam-muội này, khiến ông thuyết pháp, vì để tăng-trưởng phật-trí, vì thâm nhập pháp-giới, vì khéo rõ chúng-sanh-giới, vì sở nhập vô-ngại, vì sở hành vô-chướng, vì được vô-đẳng phương-tiện, vì nhập nhứt-thiết-trí-tánh, vì giác tất cả pháp, vì biết tất cả căn, vì hay thọ-trì diễn-thuyết tất cả pháp : chính là phát khởi mười bực trụ của Bồ-Tát.

Thiện-nam-tử ! Ông nên thừa thần-lực của Phật mà diễn-thuyết pháp thập trụ ấy !’

Lúc đó chư Phật liền ban cho Pháp-Huệ Bồ-Tát trí vô-ngại, trí vô-trước, trí vô-đoạn, trí vô-si, trí vô-dị, trí vô-thất, trí vô-lượng, trí vô-thắng, trí vô-giải-đãi, trí vô-đoạt. Tại sao vậy ? Vì năng-lực của tam-muội này pháp-nhĩ như vậy.

Chư Phật đều đưa tay hữu xoa đảnh của Pháp-Huệ Bồ-Tát.

Pháp-Huệ Bồ-Tát liền xuất định nói với chư Bồ-Tát rằng :

‘Chư Phật-tử ! Trụ-xứ của Bồ-Tát rộng lớn đồng với hư-không-giới.

Phật-tử ! Bồ-Tát trụ nơi nhà tam-thế chư Phật.

Nay tôi sẽ nói về chỗ trụ của Bồ-Tát ấy.

Chư Phật-tử ! Chỗ trụ của Bồ-Tát có mười bực mà tam-thế chư Phật đã nói, sẽ nói và hiện đương nói.

Ðây là mười bực trụ :

Sơ-phát-tâm-trụ, Trị-địa-trụ, Tu-hành-trụ, Sanh-quý-trụ, Cụ-túc phương-tiện-trụ, Chánh-tâm-trụ, Bất-thối-trụ, Ðồng-chơn-trụ, Pháp-vương-tử-trụ, Quán-đảnh-trụ.

Chư Phật-tử ! Thế nào là Bồ-Tát phát-tâm-trụ ?

Vị Bồ-Tát này thấy Phật hình dung đoan-nghiêm xinh đẹp có oai-lực lớn, hoặc thấy thần-túc, hoặc nghe thọ-ký, hoặc nghe giảng dạy, hoặc thấy chúng-sanh chịu những sự quá khổ, hoặc nghe phật-pháp rộng lớn của Như-Lai mà phát bồ-đề-tâm, cầu nhứt-thiết-trí.

Vị Bồ-Tát này duyên mười pháp khó được mà phát tâm. Ðây là mười pháp khó được :

Trí biết rõ thị-xứ phi-xứ, trí biết rõ thiện-ác nghiệp báo, trí biết rõ căn tánh thắng-liệt, trí biết rõ các loại tri giải sai-biệt, trí biết rõ các cảnh-giới sai-biệt, trí biết rõ tất cả chí-xứ-đạo, trí biết rõ các thiền giải-thoát tam-muội, trí túc-mạng vô-ngại, trí thiên-nhãn vô-ngại, trí tam-thế lậu-tận.

Chư Phật-tử ! Vị Bồ-Tát này nên khuyên học mười pháp. Ðây là mười pháp :

Siêng cúng-dường Phật, thích ở sanh-tử, chủ-trương dìu dắt thế-gian khiến trừ ác nghiệp, thường đem pháp thắng-diệu dạy bảo, ca ngợI pháp vô-thượng, học công-đức của Phật, sanh ở trước Phật luôn được nhϊếp thọ, phương-tiện diễn nói tam-muội tịch-tịnh, ngợi khen xa lìa sanh-tử luân-hồi, làm chỗ quy-y cho chúng-sanh đang bị khổ.

Vì sao phải khuyên học mười pháp này. Vì muốn vị Bồ-Tát này, ở trong phật-pháp, tâm thêm rộng lớn, có nghe được pháp liền tự hiểu, chẳng do người khác dạy.

Chư Phật-tử ! Thế nào là bực Bồ-Tát trị-địa-trụ ?

Vị Bồ-Tát này đối với chúng-sanh phát mười thứ tâm :

Tâm-lợi-ích, tâm đại-bi, tâm an-lạc, tâm an-trụ, tâm lân-mẫn, tâm nhϊếp-thọ, tâm thủ-hộ, tâm đồng với mình, tâm là thầy, tâm làm đạo-sư.

Chư Phật-tử ! nên khuyên vị Bồ-Tát này học mười thứ pháp :

Tụng tập học rộng, rảnh rang tịch-tịnh, gần thiện tri-thức, nói lời hòa vui, nói tất biết-thời, lòng không khϊếp sợ, rõ thấu các nghĩa, tu hành đúng pháp, xa lìa ngu-mê, an-trụ bất-động.

Do học mười pháp trên đây, vị Bồ-Tát này đối với chúng-sanh, thêm lớn đại-bi, có được nghe pháp liền tự hiểu chẳng do người khác dạy.

Chư Phật-tử ! Thế nào là Bồ-Tát tự-tại hành-trụ ?

Vị Bồ-Tát này dùng mười hạnh để quan-sát tất cả pháp :

Quán tất cả pháp vô-thường, tất cả pháp khổ, tất cả pháp không, tất cả pháp vô-ngã, tất cả pháp vô-tác, tất cả pháp vô-vị, tất cả pháp bất-như-danh, tất cả pháp vô-xứ-sở, tất cả pháp rời phân-biệt, tất cả pháp không kiên thiệt.

Chư Phật-tử ! Vị Bồ-Tát này nên khuyên học mười pháp :

Quan-sát chúng-sanh giới, pháp-giới, thế-giới, quan-sát địa-giới, thủy-giới, hỏa-giới, phong-giới, quan-sát dục-giới, sắc-giới, vô-sắc-giới. Vì muốn vị Bồ-Tát này được trí huệ sáng tỏ, có được nghe pháp liền tự hiểu, chẳng do người khác dạy.

Chư Phật-tử ! Thế nào là Bồ-Tát sanh-quý-trụ ?

Vị Bồ-Tát này từ thánh-giáo sanh, thành-tựu mười pháp :

Trọn chẳng thối chuyển nơi Phật-đạo, sanh lòng tin sâu thanh-tịnh, khéo quan-sát pháp, rõ biết chúng-sanh, quốc-độ, thế-giới, nghiệp-hạnh, quả-báo, sanh-tử, niết-bàn.

Chư Phật-tử ! Vị Bồ-Tát này nên khuyên học mười pháp :

Rõ biết tất cả phật-pháp thời quá-khứ, thời vị-lai, thời hiện-tại; tu tập tất cả phật-pháp thời quá-khứ, vị-lai, hiện-tại; viên-mãn tất cả phật-pháp quá-khứ, vị-lai, hiện tại; biết rõ tất cả Phật bình-đẳng. Ðây là vì muốn cho vị Bồ-Tát này được thăng tiến, nơi trong tam-thế tâm được bình-đẳng, có được nghe pháp liền tự hiểu, chẳng do người khác dạy.

Chư Phật-tử ! Thế nào là Bồ-Tát cụ-túc phương-tiện-trụ ?

Vị Bồ-Tát này trọn đủ mười pháp :

Căn lành tu tập đều vì cứu hộ tất cả chúng-sanh, lợi ích tất cả chúng-sanh, an-lạc tất cả chúng-sanh, ai-mẫn tất cả chúng-sanh, độ-thoát tất cả chúng-sanh, khiến tất cả chúng-sanh lìa những tai nạn, khiến tất cả chúng-sanh thoát khổ sanh-tử, khiến tất cả chúng-sanh phát-sanh tịnh-tín, khiến tất cả chúng-sanh đều được điều-phục, khiến tất cả chúng-sanh đều chứng niết-bàn.

Chư Phật-tử ! Vị Bồ-Tát này nên khuyên học mười pháp :

Biết chúng-sanh vô-biên, vô-lượng, vô-số, biết chúng-sanh bất-tư-nghị, vô-lượng-sắc, bất-khả-lượng, biết chúng-sanh không, vô-sở-tác, vô-sở-hữu, vô-tự-tánh.

Vì muốn vị Bồ-Tát này, tâm lại càng tăng-thắng hơn không bị nhiễm trước, có được nghe pháp liền tự hiểu, chẳng do người khác dạy.

Chư Phật-tử ! Thế nào là Bồ-Tát chánh-tâm-trụ ?

Vị Bồ-Tát này nghe mười pháp tâm định chẳng động :

Nghe khen Phật hay chê Phật, đối với phật-pháp tâm định chẳng động. Nghe khen pháp hay chê pháp, đối với phật-pháp tâm định chẳng động. Nghe khen Bồ-Tát hay chê Bồ-Tát, đối với phật-pháp tâm định chẳng động. Nghe khen hay chê công-hạnh của vị Bồ-Tát, đối với phật-pháp tâm định chẳng động. Nghe nói chúng-sanh hữu-lượng hay vô-lượng, đối với phật-pháp tâm định chẳng động. Nghe nói chúng-sanh hữu-cấu hay vô-cấu, đối với phật-pháp tâm định chẳng động. Nghe nói chúng-sanh dễ độ hay khó độ, đối với phật-pháp tâm định chẳng động. Nghe nói pháp-giới hữu-lượng hay vô-lượng, đối với phật-pháp tâm định chẳng động. Nghe nói pháp-giới có thành có hoại, đối với phật-pháp tâm định chẳng động. Nghe nói phật-pháp hoặc có hoặc không, đối với phật-pháp tâm định chẳng động.

Chư Phật-tử ! Vị Bồ-Tát này nên khuyên học mười pháp :

Tất cả pháp vô-tướng, tất cả pháp vô-thể, tất cả pháp chẳng thể tự-tại, tất cả pháp vô-sở-hữu, tất cả pháp không chơn-thiệt, tất cả pháp không, tất cả pháp vô-tánh, tất cả pháp như huyễn, tất cả pháp như mộng, tất cả pháp vô-phân-biệt.

Vì muốn vị Bồ-Tát này tâm lại càng thêm tăng-tiến được chẳng thối chuyển vô-sanh-pháp-nhãn. Có được nghe pháp liền tự hiểu chẳng do người khác dạy.

Chư Phật-tử ! Thế nào là Bồ-Tát bất thối-trụ ?

Vị Bồ-Tát này nghe mười pháp kiên-cố bất-thối :

Nghe có Phật hay không có Phật, nghe có pháp hay không pháp, nghe có Bồ-Tát hay không Bồ-Tát, nghe có Bồ-Tát hạnh hay không Bồ-Tát hạnh, nghe có Bồ-Tát tu hành được xuất-ly hay chẳng xuất-ly, nghe quá-khứ có Phật hay không Phật, nghe vị-lai có Phật hay không Phật, nghe hiện-tại có Phật hay không Phật, nghe Phật trí hữu-tận hay vô-tận, nghe tam-thế là một tướng hay chẳng phải một tướng, đối với trong phật-pháp tâm đều chẳng thối chuyển cả.

Chư Phật-tử ! Vị Bồ-Tát này nên khuyên học mười pháp quảng đại :

Nói một chính là nhiều, nói nhiều chính là một; văn tùy nơi nghĩa, nghĩa tùy nơi văn, chẳng có chính là có, có chính là chẳng phải có, vô-tướng chính là tướng, tướng chính là vô-tướng, vô-tánh chính là tánh, tánh chính là vô-tánh.

Vì muốn khiến vị Bồ-Tát này tăng-tiến, nơi tất cả pháp khéo hay xuất-ly, có được nghe pháp liền tự hiểu chẳng do người khác dạy.

Chư Phật-tử ! Thế nào là Bồ-Tát đồng-chơn-trụ ?

Vị Bồ-Tát này trụ mười hạnh nghiệp :

Thân-hạnh không lỗi, ngữ-hạnh không lỗi, ý-hạnh không lỗi, tùy ý thọ sanh, biết chúng-sanh các thứ dục, biết chúng-sanh các thứ tri-giải, biết chúng-sanh các thứ cảnh-giới, biết chúng-sanh các thứ nghiệp, biết thế-giới thành hoại, thần-túc tự-tại vô-ngại.

Chư Phật-tử ! Vị Bồ-Tát này nên khuyên học mười pháp :

Biết tất cả phật-sát, động tất cả phật-sát, trì tất cả phật-sát, quán tất cả phật-sát, đến tất cả phật-sát, du-hành vô-số thế-giới, lãnh-thọ vô-số phật-pháp, hiện thân biến-hóa tự-tại, nói ra tiếng quảng-đại biến mãn, trong một sát-na thừa sự cúng-dường vô-số Phật.

Vì muốn vị Bồ-Tát này tăng-tiến, hay được thiện-xảo đối với tất cả pháp, có được nghe pháp liền tự hiểu hẳng do người khác dạy.

Chư Phật-tử ! Thế nào là Bồ-Tát pháp-vương-tử-trụ ?

Vị Bồ-Tát này khéo biết mười pháp :

Khéo biết chúng-sanh thọ sanh, khéo biết phiền-não hiện khởi, khéo biết tập-khí tương-tục, khéo biết chỗ làm phương-tiện, khéo biết vô-lượng-pháp, khéo biết các oai-nghi, khéo biết thế-giới sai biệt, khéo biết những việc của thế-gian trước thế-gian sau, khéo biết diễn thuyết đệ-nhứt-nghĩa.

Chư Phật-tử ! Vị Bồ-Tát này nên khuyên học mười pháp :

Pháp-Vương xứ thiện-xảo, Pháp-Vương xứ quỷ-độ, Pháp-Vương xứ cung-điện, Pháp-Vương xứ thu-nhập, Pháp-Vương xứ quan-sát, Pháp-Vương xứ quán-đảnh, Pháp-Vương lực-trì, Pháp-Vương vô-úy, Pháp-Vương minh-tẩm, Pháp-Vương tán thán.

Vì muốn khiến vị Bồ-Tát này tăng tiến tâm không chướng-ngại, có được nghe pháp liền tự hiểu chẳng do người khác dạy.

Chư Phật-tử ! Thế nào là Bồ-Tát quán-đảnh-trụ ?

Vị Bồ-Tát này được thành-tựu mười thứ trí :

Chấn-động vô-số thế-giới, chiếu diệu vô-số thế-giới trụ-trì vô-số thế-giới, qua đến vô-số thế-giới, nghiêm-tịnh vô-số thế-giới, khai-thị vô-số chúng-sanh, quan-sát vô-số chúng-sanh, biết căn-tánh của vô-số chúng-sanh, khiến vô-số chúng-sanh thu nhập, khiến vô-số chúng-sanh điều-phục.

Vị Bồ-Tát này thân và thân-nghiệp, thần-thông biến hiện, quá-khứ trí, vị-lai trí, hiện-tại trí, thành-tựu phật-độ tâm cảnh-giới, trí cảnh-giới, tất cả đều chẳng thể biết được, nhẫn đến Pháp-Vương-Tử Bồ-Tát cũng chẳng biết được.

Vị Bồ-Tát này nên khuyên học mười thứ trí của Như-Lai :

Tam-thế-trí, phật-pháp-trí, pháp-giới vô-ngại-trí, phật-giới vô-biên-trí, sung-mãn nhứt-thiết thế-giới-trí, phổ-chiếu nhứt-thiết thế-giới-trí, trụ-trì nhứt-thiết thế-giới-trí, tri nhứt-thiết chúng-sanh-trí, tri nhứt-thiết pháp trí tri vô-biên chư Phật trí.

Vì muốn khiến vị Bồ-Tát này tăng trưởng nhứt-thiết chủng-trí, có được nghe pháp liền tự hiểu, chẳng do người khác dạy.

Lúc bấy giờ, do thần-lực của đức Phật trong mười phương, mỗi phương đều một vạn phật-sát vi-trần-số thế-giới sáu thứ chấn-động. Mưa thiên-hoa, tràng-hoa, thiên mạt-hương, thiên tạp-hương, thiên bửu-y, thiên bửu-vân, thiên trang-nghiêm cụ. Những kỹ-nhạc trời tự-nhiên hòa tấu. Phóng thiên quang-minh và âm thinh vi-diệu.

Như ở thế-giới này, thập-phương thế-giới, nơi điện Thiên-Ðế-Thích nói pháp thập-trụ và hiện thần-biến cũng như vậy cả.

Lại do thần lực của Phật, mười phương đều có một vạn phật-sát vi-trần-số Bồ-Tát đến nơi đây và đồng nói rằng : ‘Lành thay ! Lành thay ! Này Phật-tử ! Ngài khéo nói pháp này.

Chúng tôi đồng tên Pháp-Huệ, quốc-độ đồng hiệu Pháp-Vân, Như-Lai ở các cõi đó đều hiệu Diệu-Pháp, Nơi pháp-hội của Thế-Tôn chúng tôi cũng giảng thuyết thập-trụ, câu văn nghĩa lý và chúng-hội quyến-thuộc cũng đồng như nơi đây, không có tăng giảm.

Chúng tôi thừa thần-lực của đức Phật mà đến nơi pháp-hội này để chứng-minh.

Lúc đó Pháp-Huệ Bồ-Tát, thừa oai-lực của Phật, quan-sát mười phương khắp cùng pháp-giới, rồi nói kệ rằng :

Thấy thân vi-diệu đấng Thắng-Trí

Tướng-hảo đoan-nghiêm đều đầy đủ

Tôn trọng như vậy rất khó gặp

Bồ-Tát dũng-mãnh sơ-phát-tâm.

Thấy đại thần-thông không ai bằng

Nghe lời thọ ký và dạy bảo

Các loài chúng-sanh khổ vô-lượng

Do đây Bồ-Tát sơ-phág-tâm.

Nghe chư Như-Lai đấng Phổ-Thắng

Tất cả công-đức đều thành-tựu

Ví như hư-không chẳng phân biệt

Bồ-Tát do đây sơ-phát-tâm

Tam-thế nhơn-quả gọi là xứ

Tự-tánh chúng ta là phi-xứ

Muốn đều rõ biết nghĩa chơn thật

Bồ-Tát do đây sơ-phát-tâm.

Tất cả hữu-vi các hạnh-đạo

Mỗi mỗi đều có chỗ nơi đến

Ðều muốn rõ biết thể-tánh đó

Bồ-Tát do đây sơ-phát-tâm.

Tất cả thế-giới các chúng-sanh

Tùy nghiệp trôi lăn không tạm dứt

Muốn được thiên-nhãn đều thấy rõ

Bồ-Tát do đây sơ-phát-tâm.

Trong đời quá-khứ đã từng có

Thể-tánh như vậy, tướng như vậy

Muốn đều rõ biết túc-trụ kia

Bồ-Tát do đây sơ-phát-tâm.

Tất cả chúng-sanh những phiền-não

Tương-tục, hiện khởi, và tập-khí

Muốn đều rõ biết rốt ráo hết

Bồ-Tát do đây sơ-phát-tâm.

Tùy những chúng-sanh chỗ an-lập

Các môn đàm luận đường ngữ ngôn

Như thế-đế đó đều muốn biết

Bồ-Tát do đây sơ-phát-tâm.

Tất cả các pháp lìa ngôn thuyết

Tánh không tịch-diệt vốn vô-tác

Muốn đều rõ thấu chơn-nghĩa này

Bồ-Tát do đây sơ-phát-tâm.

Muốn đều chấn-động mười phương cõi

Nghiên úp tất cả những đại-hải

Ðầy đủ chư Phật đại thần-thông

Bồ-Tát do đây sơ-phát-tâm.

Muốn một chưn lông phóng quang-minh

Chiếu khắp mười phương vô-lượng cõi

Trong mỗi quang-minh giác tất cả

Bồ-Tát do đây sơ-phát-tâm.

Muốn đem nan-tư vô-lượng cõi

Ðể trong bàn tay mà chẳng động

Rõ biết tất cả như huyễn hóa

Bồ-Tát do đây sơ-phát-tâm.

Muốn dùng một lông chấm nước biển

Tất cả đại-hải đều làm cạn

Mà đều phân-biệt biết số kia

Bồ-Tát do đây sơ-phát-tâm.

Quá-khứ vị-lai vô-lượng kiếp

Tất cả thế-gian tướng thành hoại

Ðều muốn thấu rõ cùng biên-tế

Bồ-Tát do đây sơ-phát-tâm.

Tam thế tất cả chư Như-Lai

Tất cả Ðộc-Giác và Thanh-Văn

Muốn biết hết cả những pháp đó

Bồ-Tát do đây sơ-phát-tâm.

Vô-lượng vô-biên các thế-giới

Muốn dùng một lông đều cân nổI

Như thể tướng kia đều biết rõ

Bồ-Tát do đây sơ-phát-tâm.

Vô-lượng vô-số Luân-Vi-sơn

Muốn khiến đều vào trong chơn lông



Lớn nhỏ của kia đều biết rõ

Bồ-Tát do đây sơ-phát-tâm.

Muốn dùng một diệu-âm tịch-tịnh

Khắp ứng mười phương tùy loại diễn

Như vậy đều khiến sáng sạch rõ

Bồ-Tát do đây sơ-phát-tâm.

Ngôn ngữ của tất cả chúng-sanh

Một lời diễn nói đều hết cả

Ðều muốn rõ biết tự-tánh kia

Bồ-Tát do đây sơ-phát-tâm.

Ngôn âm thế-gian đều nói cả

Khiến họ đều hiểu chứng tịch-diệt

Muốn được như vậy diệu-thiệt-căn

Bồ-Tát do đây sơ-phát-tâm.

Muốn khiến mườI phương những thế-giới

Có tướng thành hoại đều được thấy

Mà đều biết từ phận-biệt sanh

Bồ-Tát do đây sơ-phát-tâm.

Tất cả mười phương những thế-giới

Vô-lượng Như-Lai đều sung-mãn

Ðều muốn rõ biết Phật-pháp kia

Bồ-Tát do đây sơ-phát-tâm.

Các loại biến-hóa vô-lượng thân

Tất cả thế-giới vi-trần thảy

Ðều muốn rõ thấu từ tâm khởi

Bồ-Tát do đây sơ-phát-tâm.

Quá-khứ, vị-lai và hiện-tại

Vô-lượng vô-số chư Như-Lai

Muốn nơi một niệm đều rõ biết

Bồ-Tát do đây sơ-phát-tâm.

Muốn diễn thuyết đủ một câu pháp

A-tăng-kỳ kiếp không cùng tận

Mà khiến văn nghĩa đều chẳng đồng

Bồ-Tát do đây sơ-phát-tâm.

Mười phương tất cả các chúng-sanh

Tùy tướng họ lưu-chuyển sanh diệt

Muốn nơi một niệm đều rõ thấu

Bồ-Tát do đây sơ-phát-tâm.

Muốn dùng thân, ngữ và ý-nghiệp

Ðến khắp mười phương không chướng ngại

Rõ biết tam-thế đều không-tịch

Bồ-Tát do đây sơ-phát-tâm.

Bồ-Tát phát tâm như vậy rồi

Khiến nên qua đến mười phương cõi

Cung-kính cúng-dường chư Như-Lai

Do đây khiến được không thối chuyển.

Bồ-Tát dũng mãnh cầu Phật-đạo

Ở nơi sanh-tử chẳng mỏi-nhàm

Vì kia ca ngợi khiến thuận lành

Như vậy khiến kia không thối chuyển.

Mười phương thế-giới vô-lượng cõi

Ðều ở trong đó làm Tôn-Chủ

Vì chư Bồ-Tát nói như vậy

Do đây khiến kia không thối chuyển.

Tói-thắng, tối-thượng, tối-đệ-nhứt

Pháp thậm-thâm, vi-diệu, thanh-tịnh

Khuyên chư Bồ-Tát nói cùng người

Dạy như vậy khiến lìa phiền-não,

Tất cả thế-gian không bằng được

Nơi chẳng thể khuynh-động dẹp phục

Vì Bồ-Tát kia thường ca ngợi

Dạy như vậy khiến chẳng thối-chuyển.

Phật là thế-gian Ðại-Lực-Chủ

Ðầy đủ tất cả những công-đức

Khiến các Bồ-Tát trụ trong đó

Dùng đây dạy làm Thắng-Trượng-Phu,

Nơi vô-lượng vô-biên chư Phật

Ðều được qua đến để gần gũi

Thường được chư Phật luôn nhϊếp thọ

Dạy như vậy khiến chẳng thối chuyển.

Bao nhiêu những tam-muội tịch-tịnh

Thảy đều diễn đạt không còn thừa

Vì Bồ-Tát kia nói như vậy

Do đây khiến kia chẳng thối-chuyển.

Dẹp trừ vòng sanh-tử các cõi

Mà chuyển diệu-pháp thanh-tịnh luân

Tất cả thế-gian không chỗ chấp

Vì các Bồ-Tát nói như vậy.

Tất cả chúng-sanh đọa ác-đạo

Vô-lượng khổ nặng làm bức ngặt

Làm chỗ quy-y cứu hộ họ

Vì các Bồ-Tát nói như vậy.

Ðây là ‘Bồ-Tát phát-tâm-trụ’

Nhứt hướng chí cầu vô-thượng-đạo,

Như tôi đã nói pháp dạy bảo

Tất cả chư Phật cũng như vậy.

Thứ hai : ‘Bồ-Tát trị-đĩa-trụ’

Phải nên phát khởi tâm như vầy :

Mười phương tất cả những chúng-sanh

Nguyện đều thuận theo lời Phật dạy,

Tâm đại-bi, lợi-ích, an-lạc,

Tâm an-trụ, xót-thương, nhϊếp-thọ,

Tâm thủ-hộ chúng-sanh đồng mình,

Tâm làm thầy và tâʍ đa͙σ-sư,

Ðã trụ tâm thắng-diệu như vậy

Kế khiến tụng tập cầu học rộng

Thường thích tịch-tịnh, chánh tư-duy

Gần-gũi tất cả thiện-tri-thức.

Nói lời hòa vui, lìa thô cứng

Nói tất cả biết thời, không e sợ

Rõ thấu nghĩa lý làm đúng pháp

Xa lìa ngu mê tâm bất động :

Ðây là sơ-học bồ-đề hạnh

Làm được hạnh này : Chơn-Phật-tử

Nay tôi nói chỗ kia nên làm

Như vậy Phật-tử phải siêng học.

Thứ ba : ‘Bồ-Tát tu-hành-trụ’

Thường y phật-giáo siêng quan-sát

Các pháp vô-thường, khổ, và không

Cũng không ngã nhơn, không động-tác.

Tất cả các pháp chẳng đáng ưa

Không đúng danh-tự, không xứ-sở

Không chỗ phân-biệt, không chơn thiệt

Người quán như vậy gọi Bồ-Tát.

Kế, khiến quan-sát chúng-sanh giớI

Và cũng quan-sát nơi pháp-giới

Thế-giới sai biệt trọn không thừa

Nơi kia đều nên khuyên quan-sát.

Thập phương thế-giới và hư-không

Bao nhiêu địa, thủy, cùng hỏa, phong

Dục-giới, sắc-giới, vô-sắc-giới

Ðều khuyên quán-sát đến cùng tận.

Quán-sát cõi kia đều sai khác

Và thể-tánh nó, đều rốt ráo

Dạy siêng tu hành được như vậy

Ðây thời gọi là chơn Phật-tử.

thứ tư : ‘Bồ-Tát sanh-quý-trụ’

Từ các thánh-giáo mà xuất sanh

Rõ thấu các cõi không chỗ có

Vượt qua pháp kia sanh pháp-giới.

Tin Phật kiên-cố, chẳng thể hoại

Quán pháp tịch-diệt, tâm an-trụ

Tùy những chúng-sanh đều rõ biết

Thể-tánh hư-vọng không chơn thiệt.

Thế-gian, sát-độ, nghiệp và báo

Sanh-tử, niết-bàn đều như vậy

Phật-tử nơi pháp quán như vậy

Từ Phật thân sanh, gọi Phật-tử.

Quá-khứ vị-lai và hiện-tại

Trong đó bao nhiêu những phật-pháp

Rõ biết chứa họp và viên-mãn

Tu học như vậy khiến rốt ráo.

Tam-thế tất cả chư Như-Lai

Hay tùy quán-sát đều bình-đẳng

Các thứ sai biệt bất-khả-đắc

Người quán như vậy đạt tam-thế.

Như tôi tán dương ca ngợi đó

Là những công-đức đệ-tứ-trụ

Nếu hay y pháp siêng tu hành

Mau thành Phật bồ-đề vô-thượng.



Ðây đến Bồ-Tát trụ thứ năm

Hiệu là ‘cụ-túc-phương-tiện-trụ’

Vào sâu vô-lượng phương-tiện khéo

Phát-sanh nghiệp công-đức rốt ráo.

Bồ-Tát chỗ tu các phước-đức

Ðều vì cứu hộ các quần-sanh

Chuyên tâm làm lợi-ích an-lạc

Một mặt xót thương khiến độ thoát.

Vì tất cả đời trừ các nạn

Dẫn thoát sanh-tử, khiến vui mừng

Mỗi mỗi điều-phục không để sót

Ðều khiến đủ đức hướng niết-bàn.

Tất cả chúng-sanh vô-lượng-biên

Vô-lượng, vô-số, bất-tư-nghị

Nhẫn đến bất-khả-xưng-lượng thảy

Nghe lãnh Như-Lai pháp như vậy.

Ðây là Phật-tử đệ-ngũ-trụ

Thành-tựu phương-tiện độ chúng-sanh

Ðấng đại-trí viên-mãn công-đức

Ðem pháp như vậy để khai-thị.

Thứ sáu : ‘chánh-tâm-viên-mãn-trụ’

Nơi pháp tự-tánh không mê hoặc

Chánh-niệm tư-duy, rời phân-biệt

Tất cả trời người chẳng động được.

Nghe khen chê Phật, cùng Phật-pháp

Bồ-Tát và cùng Bồ-Tát hạnh

Chúng-sanh hữu-lượng hoặc vô-lượng

Hữu-cấu vô-cấu, độ khó dễ,

Pháp-giới lớn nhỏ và thành hoại

Hoặc có hoặc không, lòng chẳng động

Quá-khứ, vị-lai và hiện-tại

Nhớ kỹ tư-duy hằng quyết-định.

Tất cả các pháp đều vô-tướng

Vô-thể, vô-tánh, không, vô-thiệt

Như ảo, như mộng, rời phân-biệt

Thường thích được nghe nghĩa như vậy.

Thứ bảy : ‘Bất-thối-chuyển Bồ-Tát’

Nơi Phật, phật-pháp, bồ-tát-hạnh

Hoặc có, hoặc không, xuất, chẳng xuất

Dầu nghe thuyết ấy không thối-chuyển.

Quá-khứ, vị-lai và hiện-tại

Tất cả chư Phật có cùng không

Phật-trí hữu-tận hoặc vô-tận

Tam-thế một tướng các thứ tướng.

Một tức là nhiều, nhiều là một

Văn tùy nơi nghĩa, nghĩa tùy văn

Như vậy tất cả xoay vần thành

Bực bất-thối nên vì chúng nói.

Hoặc pháp có tướng và vô-tướng

Hoặc pháp có tánh và vô-tánh

Các thứ sai biệt thuộc lẫn nhau

Người này nghe được rồi rốt ráo.

Thứ tám : ‘Bồ-Tát đồng-chơn-trụ’

Thân ngữ ý hạnh đều đầy đủ

Tất cả thanh-tịnh không có lỗi

Tùy ý thọ sanh được tự-tại.

Biết những chúng-sanh lòng sở-thích

Các thứ ý-giải đều sai khác

Và kia chỗ có tất cả pháp

Thập-phương quốc-độ tướng thành hoại,

Ðến được diệu thần-thông mau chóng

Trong tất cả chỗ tùy niệm qua

Nơi chư Phật được nghe diệu-pháp

Khen ngợi tu hành không lười mỏi,

Rõ biết tất cả các phật-độ

Chấn-động, gia-trì và quán-sát

Vượt qua phật-độ vô-lượng-số

Du hành thế-giới vô-biên-số.

Vô-số diệu-pháp đều hỏi han

Chỗ muốn thọ thân đều tự-tại

Ngôn âm thiện-xảo đều sung mãn

Chư Phật vô-số đều thờ kính.

Thứ chín : ‘Bồ-Tát vương-tử-trụ’

Hay thấy chúng-sanh thọ sanh khác

Phiền-não hiện, tập, đều biết cả

Chỗ làm phương tiện đều khéo rõ,

Các pháp đều khác, oai-nghi khác

Thế-giới chẳng đồng, thuở trước sau

Như kia thế-tục, đệ-nhứt-nghĩa

Ðều khéo biết rõ không có thừa,

Chỗ Pháp-Vương thiện-xảo an lập

Tùy nơi chỗ kia có diệu-pháp

Pháp-Vương cung-điện hoặc thu nhập

Và trong nơi đó quan-sát thấy,

Pháp-Vương chỗ có pháp quán-đảnh

Thần-lực, gia-trì, không khϊếp sợ

Yên nghỉ cung thất, và ngợi khen

Ðem đây dạy bảo Pháp-Vương-Tử.

Như vậy vì nói đều hết cả

Mà khiến tâm kia không chấp trước

Nơi đây rõ biết tu chánh-niệm

Tất cả chư Phật hiện ra trước.

Thứ mười : ‘Quán-đảnh chơn-phật-tử’

Thành mãn pháp tối-thượng đệ-nhứt

Thập phương vô-số các thế-giới

Ðều hay chấn-động quang chiếu khắp,

Trụ trì, qua đến, cũng không thừa

Thanh-tịnh trang-nghiêm đều đầy đủ

Khai thị chúng-sanh vô-hạn số

Quan-sát căn-tánh đều biết cả.

Phát tâm điều-phục cũng vô-biên

Ðều khiến thu-hướng đại bồ-đề

Tất cả pháp-giới đều quan-sát

Thập phương quốc-độ đều khiến đến.

Nơi đó, thân và thân hành-động

Thần-thông biến hiện khó lường được

Tam-thế phật-độ các cảnh-giới

Nhẫn đến Vương-Tử không rõ được.

Pháp-giới vô-ngại vô-biên trí

Sung mãn nhất-thiết thế-giới-trí

Chiếu-diệu thế-giới trụ-trì trí

Rõ biết chúng-sanh chư pháp-trí

Và biết chánh-giác vô-biên trí

Như-Lai vì nói đều đủ cả.

Thập-trụ Bồ-Tát như vậy thảy

Ðều từ Như-Lai pháp hóa-sanh

Tùy kia chỗ có công-đức hạnh

Tất cả trời người chẳng lường được.

Quá-khứ, vị-lai và hiện-tại

Phát tâm cầu Phật số vô-biên

Thập-phương quốc-độ đều sung-mãn

Ðều sẽ được thành nhứt-thiết-trí.

Tất cả quốc-độ không ngằn mé

Thế-giới chúng-sanh pháp cũng vậy

Hoặc, nghiệp, sở-thích đều khác biệt

Nương đó mà phát bồ-đề tâm.

Ban đầu một niệm cầu Phật-đạo

Chúng-sanh thế-gian và nhị-thừa

Hết sức suy gẫm còn chẳng biết

Huống là bao nhiêu công-đức khác.

Thập-phương tất cả các thế-giới

Dùng một lông đều cân nhắc được,

Người đó biết được phật-tử này

Công-hạnh hướng đến Phật đại-trí.

Thập phương chỗ có những biển lớn

Ðều dùng sợi lông chấm khiến cạn,

Người đó biết được phật-tử này

Công-đức tu hành trong một niệm.

Tất cả thế-giới nghiền làm bụi

Ðều phân-biệt được biết rõ số,

Người như vậy mới có thể thấy

Ðạo tu hành của Bồ-Tát này.

Thập phương chư Phật trong tam-thế

Tất cả Ðộc-Giác và Thinh-Văn

Ðều dùng tất cả diệu biệt-tài

Khai thị sơ phát bồ-đề tâm.

Phát tâm công-đức chẳng lường được

Sung-mãn tất cả cõi chúng-sanh

Chúng trí cùng nói không hết được

Huống là bao nhiêu diệu-hạnh khác.