Ngày hôm sau, ở Chicago tôi nhận được hai cuộc gọi liên tiếp đến từ Hương Cảng.
Hai cuộc điện thoại này đều nói về một chuyện —— hai người đàn ông từng ở học viện quân sự West Point, bảo là nghe nói tôi sắp đăng tải tuyển tập phỏng vấn trong mười năm qua, nên cố ý dặn tôi không được công bố với phía truyền thông chuyện “cháy hết mình” từng xảy ra ở West Point vào năm 1926.
Dù chỉ mới gặp mặt đôi lần, nói chuyện với nhau không quá ba câu và cũng đã nhiều năm trôi qua, nhưng tôi vẫn có ấn tượng rất sâu sắc về hai người này.
Tôi rất vui lòng kể lại chuyện năm ấy. Bởi vì đúng như tác giả của bộ sách cấm nào đó đã nói, “Cuộc sống trong quân đội đã cho tôi thời gian ngẫm nghĩ, cũng đã giải thoát tôi khỏi cuộc chiến không thể không đối mặt.”
Năm 1926, tôi nhận lời mời đến West Point làm thư ký ba tuần lễ. Vì có rất nhiều chuyện tôi biết qua buổi phỏng vấn và tin đồn, nên để tiện cho việc đọc, tôi đã gom góm rất nhiều tin tức rải rác lại với nhau, thêm vài suy nghĩ chủ quan của mình, tạo ra một tiền căn hậu quả khá hoàn chỉnh, miễn cưỡng cung cấp bản tin đọc giải trí sau giờ ngọ.
***
Thời gian là vào mùa thu năm đó.
Địa điểm là tại nhà trọ West Point bị tường cao bao vây đối diện với ký túc xá, cách thành phố New York 50 dặm Anh về phía Bắc.
Nhân vật chính gồm hai người, gọi là anh C và anh Z.
C là học viên mới trong năm nay, sinh ra trong gia đình lớn nổi tiếng trong xã hội thượng lưu ở bờ Đông, có không ít người quen cũ trong số các sĩ quan và học viên cũ, nên tuy mới nhập học không lâu, anh đã trở thành người xuất sắc nhất trong số các học viên;
Z là người Anh, cha là huân tước Hương Cảng, là người Nam Á giàu có ở ở khu vực thuộc địa, nên cũng có thủ đoạn để đối phó với người Anh. Z cũng có nhiều kỹ năng xã hội, vào Hoa Kỳ với khuôn mặt châu Á, và dễ dàng bước vào hội sinh viên nam, lại còn trở thành nhân vật được hoan nghênh nhất, vào năm học thứ hai được bầu chọn Người cố vấn lý tưởng và hoàn hảo nhất của các sinh viên.
Z và C không hợp nhãn nhau, nguyên nhân là vì C sinh ra trong một gia đình bảo thủ cực đoan, đối với anh, việc bài trừ người Hoa đã được gia đình hun đúc thành bản năng. Trường học gốc Hoa không nhiều, nhưng lại có nhiều con em đến từ gia đình phương Đông giàu có được tôn trọng. Một lúc sau, lứa học sinh mới sẽ sớm chiều sống chung trong West Point, mà C lại khá ngạo mạn không coi ai ra gì, nên khó tránh khỏi nảy sinh va chạm.
Lần đầu C và Z chạm mặt là tại phòng ăn trong trường sau giờ học. Bạn của C có mâu thuẫn với học viên người Hoa, Z nghe được ồn ào, bèn đi tới.
Có người ngăn lại khuyên anh, chớ dại gì động vào C. Gia tộc cậu ta rất có thế lực.
Nhưng Z chỉ bỏ ngoài tai, khiến mọi người hít một hơi lạnh.
Người Anh trẻ tuổi dễ bị những điều khoản trói buộc, mà trên người Z lại có sự buông tuồng bẩm sinh. Anh thng thả đi tới gần đám thanh niên đang kích động ở bên kia, dùng thân phận một người gốc Á nhưng lại hành xử như đàn anh và sử dụng quyền lợi của sĩ quan cấp trên.
Z cao chừng 75 inches. Mấy tay lính mới không có kinh nghiệm thấy anh nghiêm nghị tiến đến thì lấy làm cảnh giác, dùng tư thế chuẩn bị chiến đấu nhìn anh.
“Trang 320 của Bugle Notes.” Tiếng Anh giọng Mayfair của anh rất nhẹ nhàng, nhưng vẫn đủ khiến đối phương khϊếp sợ.
Nghe nói đây là quy định bất thành văn ở West Point. Nếu sinh viên năm dưới bị sĩ quan cấp trên hoặc đàn anh ngẫu nhiên gọi lại, bắt lấy ra “sổ tay quân đội” thì cũng không được phép từ chối. Ngược lại, không trả lời được còn bị trừng phạt nặng.
Mọi người lập tức im lặng. Hôm ấy là tháng thứ hai từ sau khi khai giảng, đám học viên vừa trải qua dày vò trong “trại thú”, hôm nay là ngày đầu tiên bọn họ được ngồi xuống bàn ăn bữa cơm ra ngô ra khoai đầu tiên, thậm chí rất nhiều người còn chưa kịp mở sổ tay quân đội.
Chỉ có C đứng dậy, đọc vanh vách nội dung trang 320 trong sổ tay.
Z nhìn anh, còn chưa kịp hỏi “Anyone else” thì C đã lập tức dịch lại nội dung sang tiếng Trung.
Z bật cười, sau đó gật đầu nói, “Tôi nghĩ tôi nghe hiểu được tiếng Anh.”
C bĩu môi, dùng khẩu âm West End London như mỉa mai mà nói, “Thì đề phòng thôi.”
Z hứng thú, “Cậu nói tiếng Quảng, nhưng lại bài Hoa.”
“Tôi chưa bao giờ tùy tiện ghét những thứ tôi chưa tìm hiểu.”
“Rất có nguyên tắc, cũng rất có dũng khí.”
“Liên quan gì đến dũng khí?”
“Mấy người tôi quen, thậm chí là những người trong bức tranh treo ở khu nhà cũ West Point cũng không dám tùy tiện nói là ‘biết thứ gì’.”
Có người bật cười. Bởi vì kẻ phản quốc bị sinh viên xóa bỏ tên trong một trăm năm qua cũng đã nói điều tương tự, Z chỉ lấy đó để mỉa của C.
Sinh viên cuối cấp với Z đã hỗ trợ anh ghi lại tên của các sinh viên có mặt, chuẩn bị đưa vào danh sách sinh viên năm nhất.
Đến lượt C, anh nói với Z, “Anh cũng không thích huyết thống của mình.”
Z nói, “How do you know that?”
Xem vẻ mặt thì anh không đồng tình với C, về phương diện giáo dục hoặc lễ phép hoặc là gì đó, anh vẫn thường như vậy.
“Nếu không vì sao anh phải đến Mỹ học?” C cười.
Không có địch ý nhưng lại đầy địch ý.
Ở đây không chào đón người Đức và người Pháp… Nhất là người Anh. Thậm chí ở đây còn rất xem thường người gốc châu Á. Nơi này có rất nhiều con trai đáng tự hào của người Mỹ, chính trị gia, người giàu có, sĩ quan và thậm chí văn sĩ. Họ sẽ trở thành những người tương tự cha mẹ sau khi tốt nghiệp, hoặc sẽ phục vụ trong năm năm, thậm chí vào Cơ quan Tình báo Trung ương.
Nên xin lỗi, xin hỏi anh là dạng nào?
Anh Z nhíu mày.
Đến chính anh cũng suýt tưởng mình vấp ngã trước câu hỏi sắc bén này.
Nhưng không, tuyệt đối không. Anh sinh ra ở nơi xứ lạ, câu hỏi này đã được hỏi rất nhiều lần bởi rất người khác nhau với những cảm xúc khác nhau.
Anh là người khéo đưa đẩy, đối với vấn đề này nhất định anh cũng có câu trả lời khéo léo.
Anh suy nghĩ một lúc lâu rồi mới chậm rãi nói, “Có lẽ vì các cậu quá ưu tú, hoặc muốn trở nên ưu tú hơn nên mới đến đây, có điều, tôi lại không như thế…”
Câu trả lời tiếp theo có rất nhiều lý do.
Nhưng anh lại nói một câu trả lời giảo hoạt nhất.
Anh nói, “Tôi đến đây chỉ là vì không để bản thân kết hôn trước 21 tuổi.”
Sinh viên West Point không thể kết hôn trước khi tốt nghiệp, đây là quy định.
Những lời này thực sự quá mỉa mai, cũng từng một lần trở thành một trong những câu trích dẫn kinh điển được truyền bá rộng rãi của anh Z.
Mà anh Z đúng là có tư cách để nói câu đó thật. Anh rất quyến rũ, cực kỳ quyến rũ chết người. Mà thứ quá quyến rũ thì trời sinh sẽ tự khóa mình lại, đấy là một kiểu tự hạn chế bị ép buộc.
Cho đến khi có học viên cánh hữu giống như C không dưới một lần nói móc Z: “Giữa linh hồn và bề ngoài của anh ta có tình cảm giai cấp.”
Khéo có khi câu này là do C nói không chừng, vì thực sự anh ta là kiểu người có thể nói ra câu đó.
***
Đó là lần đầu họ quen nhau, và cũng bắt đầu cho mâu thuẫn trở nên gay gắt.
Hai người có kha khá bạn bè, hay nói đúng hơn là người ủng hộ; cả hai đều không phải kẻ yếu lẻ loi, cũng không có sở thích chiến đấu một mình. Thế nên thường có vài tuyên bố cực đoan pha trộn với cảm xúc chủng tộc, nhưng hầu hết đều có tính thiên vị.
Ví dụ như khi anh C là một “hóa thân của phong trào Giám lý”.
Vậy thì anh Z chính là một “thanh niên kiểu Anh ích kỷ u sầu”.
Khi anh C trở thành “thanh niên hiện đại nữ tính hóa”.
Thì anh Z biến thành “Hàng giả Ba Lan tinh tế của Renoir”.
C là người thông minh và năng nổ. Anh ta không giỏi làm hài lòng người khác, điều anh giỏi là chuyện sau đây. Mọi giác quan trong thế giới của anh đều đơn giản bộc trực, không có nhiều uyển ngữ, mà kẻ địch của anh thì lại trái ngược hoàn toàn.
Điều này thường khiến anh kém thế hơn.
Suy cho cùng thì anh vẫn chưa đầy mười tám tuổi. Z lớn hơn anh hai tuổi, là đàn anh, là cấp trên phải nghe lời.
Nhưng anh không cam chịu làm kẻ thua cuộc. Lại sau một gây rắc rối thất bại, bị Z thở dài ghi lại, C rút khỏi hội sinh viên nam, trở thành sinh viên vô tổ chức cao quý và thanh lịch nhất trong lịch sử Đại học bờ Đông.
Đấy chính là cách anh C tuyên bố bỏ quyền với kẻ thù của mình. Theo cách non nớt như vậy, anh từ chối đối mặt với sự thất bại khi bị mắc kẹt với các quy tắc bất thành văn của trường quân sự.
Hai người không có quan hệ với nhau trong một thời gian dài, nhưng bầu không khí thù địch thậm chí còn tồi tệ hơn thế. Song, có lẽ C và Z chỉ là hai người xa lạ, bầu không khí lạnh lẽo tại giữa hai người có thể chỉ là do người khác nghĩ ra: như thể Sự bất đồng giữa hai người như ứng với sự không hài hòa giữa cà phê kiểu Mỹ và trà chiều của Anh.
Tình trạng này tiếp diễn cho đến khi chuyện kia xảy ra ở nhà trọ West Point.
(To be continued…)