Chương 3

Chiều đến, Nhϊếp Cửu La đợi được chiếc xe tới đón mình nhưng không đợi được phần kết của câu chuyện tình yêu chốn thôn quê đó, không ngờ chuyện này lại ây ra một khúc ngoặt khác.

Nghe bảo anh chồng kia dẫn người tìm được gã tình nhân. Sau một hồi đánh đấm, gã tình nhân phải quỳ xuống đất xin tha rồi kể rõ ngọn nguồn mọi chuyện: đúng là hai ngươi có hẹn gặp nhau vào tối qua, nhưng gã đợi mãi mà vẫn không thấy người phụ nữ đến, gọi điện thoại cũng chẳng ai nghe. Gã ta chỉ cho rằng người phụ nữ bận chuyện gì đó ở nhà nên mới không đến.

Tóm gọn là vụ án bắt gian đang có xu hướng quá độ thành vụ án mất tích.

Còn sau án mất tích là gì thì Nhϊếp Cửu La không quan tâm nữa. Với tất cả mọi thứ, cô đều giữ thái độ "tò mò vừa phải, yêu thích có chừng mực". Cuốn truyện đặc sắc hoặc bộ phim hay đang xem bị đứt đoạn, cô cũng chẳng nhớ mong.

Tài xế mới là Chu Tiền, chừng bốn mươi tuổi. Trên đường về, chú ta luôn miệng xin lỗi Nhϊếp Cứu La thay cho công ty du lịch.

Đây là hành vi cá nhân của Tôn Chu, Nhϊếp Cửu La không định giận cá chém thớt.

" Đã liên hệ được với Tôn Chu chưa chú?"

Chú Tiền xấu hổ: "Vẫn chưa. Điện thoại có chuông nhưng không ai nghe máy cả."

Rồi lại nghĩ bụng: Thanh niên trai tráng mà sao lại nhát gan đến vậy.

Những cái gọi là "xác sống", "quái vật", "kẻ gϊếŧ người biếи ŧɦái" đều là những phỏng đoán mang tính giễu cợt. Xác suất gặp phải không cao, nếu nói là đυ.ng trúng kẻ đòi nợ bài bạc thì còn dễ tin hơn.

Nhϊếp Cửu La lại hỏi: " Anh ta có xích mích hay nợ tiền ai không ạ?"

Chú Tiền không dám chắc chẳn: "Cái này khó nói lắm."

Cũng phải, họ chỉ là đồng nghiệp bình thường thôi, làm sao biết được cuộc sống cá nhân của nhau.

---------------------------------------------

Vốn dĩ Tôn Chu cũng ở khách sạn với Nhϊếp Cửu La nhưng chủ Tiền là người địa phương, có nhà ở huyện nên sau khi đưa Nhϊếp Cửu La tới khách sạn, chú ta quay xe về nhà. Trước khi đi có nói rằng nếu từ giờ tới tối vẫn không liên lạc được với Tôn Chu, hành trình sau đó của cô sẽ do chú ta phụ trách.

Thời gian còn sớm, Nhϊếp Cửu La về phòng lấy bút chì và tập tranh ra bắt đầu tập trung vào công việc.

Tác phẩm tiếp theo của cô là tượng ma nữ, đã phác thảo mấy bản nhưng đều bỏ dở giữa chừng. Lý do duy nhất khiến chúng bỏ dở: đẹp thì đẹp thật nhưng chưa đủ độ ma mị.

Lần này cũng vậy, nhân vật vừa thành hình Nhϊếp Cửu La đã không ưng ý. Ngắm nghĩa một hồi, cô ném bút đi, dựa lưng vào thành ghế suy nghĩ vẩn vơ.

Ngay sau đó như nhớ tới điều gì, cô lại ngồi thẳng dậy chuyển những bức ảnh chụp được ở miếu hoang vào máy tính, phóng to từng tấm ảnh để quan sát.

Chú ý ban đầu của cô là muốn nương theo “mượn đá núi người đẽo thành ngọc ta” [*] để tìm kiếm linh cảm nhưng nhìn một hồi cô lại nghĩ qua chuyện khác.

[*] Mượn đá núi người đẽo thành ngọc ta: thành ngữ Trung Quốc mang ý những ý kiến, tác phẩm của người khác có thể giúp ta sửa đổi, ngắm ra những khuyết điểm của mình.

Tượng thờ trong các chùa miếu đa phần đều có nét mặt trang nghiêm hoặc hiền lành, thỉnh thoảng có tượng trợn mắt cũng là để xua đuổi yêu ma quỷ quái, rất ít ai cung phụng những pho tượng có dáng vẻ yêu mị.

Hơn nữa người được cung phụng đều có lai lịch rõ ràng như Thái Thượng Lão Quân, Cửu Thiên Huyền Nữ, Lữ tổ, Nhị Lang thần, nhưng người trong ngôi miếu hoang này cô lại chẳng nhận ra, dù cô đã đi nhiều nơi, gặp nhiều loại tượng. Hay đây là yêu tinh, quỷ quái ở địa phương?

Đang trầm ngâm, điện thoại bỗng báo tin nhắn mới.

Nhϊếp Cửu La bấm vào weibo. Trong đó có một tin nhắn mới hình phong thư, người gửi thư là “Bên kia”.

Nhấn đúp vào phong thư, dòng chữ “Ngày thứ bảy, bình an.” hiện lên. Cùng lúc đó dưới cuối bức thư xuất hiện mười giây đếm ngược của tin nhắn tự hủy.

Hết mười giây, một ngọn lửa bùng lên nuốt hết từng con chữ. Sau khi chữ cháy hết vẫn còn khói bay nghi ngút khắp nơi.

App điện thoại bây giờ được làm quá tinh xảo, mọi hiệu ứng giống y như thật. Nhϊếp Cửu La đang định bỏ điện thoại thì bỗng cô dừng lại. Lát sau cô gửi biển số xe của chiếc xe địa hình trắng qua, kèm với câu “Xem chủ xe này có tiền án gì như đánh bạc, cho vay không. Tư liệu gửi vào email là được”.

Nếu vẫn không tìm được Tôn Chu, sớm muộn gì cảnh sát cũng tới điều tra và chắc chẳn sẽ lấy lời khai của cô. Cô cảm thấy chủ nhân chiếc xe có con vịt vàng nọ không phải kẻ hiềm nghi cũng có mấy phần kỳ quặc.

Đặt điện thoại xuống, cô tiếp tục công việc cho tới tận lúc đói rã rời mới gọi đồ ăn. Đặt món lúc này cũng rất hên xui vì đã chín giờ hai mươi lăm phút rồi, năm phút nữa là cửa hàng đóng cửa.

Chừng mười giờ, thức ăn được giao đến: một món canh cá rim nồi đá cùng một bát mì tươi. Nhϊếp Cửu La dọn một góc bàn, bày biện mấy món ăn. Sắp sửa ăn, cô bỗng thấy tội lỗi. Tinh bột dễ béo, cá rim nồi đá lại nhiều dầu, nhiều ớt. Sao mình có thể ăn đổ dầu mỡ như vậy vào giờ này cho được?

Cô rót một ly nước để trên bàn, mỗi khi ăn một miếng lại nhúng vào đó để bỏ bớt dầu. Tuy làm vậy hương vị không còn trọn vẹn nhưng trong lòng sẽ dễ chịu hơn: So với dáng người, mấy thứ này chẳng là gì.

Lửng bụng, Nhϊếp Cửu La dừng đũa. Tuy hộp canh lớn nhưng đa số là nước, gần như những gì ăn được cô đã ăn cả rồi nên cũng không tính là lãng phí. Đang định dọn dẹp, bức tường trước mặt bỗng có tiếng “bịch”.

Tiếng động rất rõ ràng, có thể thấy được cú va đập của người khách phòng bên không hề nhẹ.

Nghĩ tới đây, Nhϊếp Cửu La bỗng nhớ ra: Phòng bên cạnh là phòng cuối cùng cũng là phòng của Tôn Chu. Suốt thời gian ở đây, bọn cô đều ở khách sạn này, cũng đã trả tiền trước nên không lý nào khách sạn lại mang phòng bên cạnh cho người khác thuê.

Vậy nghĩa là... Tôn Chu về rồi?

Anh ta cứ lẳng lặng về, không thèm nói với cô câu nào như thế á? Còn cả công ty du lịch nữa, nếu họ liên lạc được với Tôn Chu thì cũng phải bảo lại tình hình cho cô chứ?

Khách hàng là Thượng Đế cơ mà! Khách hàng đã làm ầm ĩ một lần rồi còn không biết điều gì cả. Xem ra họ chưa biết khách hàng này có tinh thần bất khuất thế nào rồi.

Mùi thức ăn khá đậm nên khi dọn dẹp xong, Nhϊếp Cửu La buộc chặt miệng túi, bỏ ra ngoài cửa. Khi quay người định vào phòng, liếc thấy cánh cửa phòng bên, cô do dự một thoáng rồi quyết định qua gõ cửa.

Dù sao Tôn Chu cũng bị thương nghiêm trọng, về tình về lý cô cũng nên hỏi han dăm câu.

Mãi một hồi lâu cửa mới mở.

Quả đúng là Tôn Chu. Anh ta mặc áo choàng tắm của khách sạn, quần băng hết cả gương mặt, bả vai và cánh tay. Có lẽ do bị thương, trông anh ta khá uể oải, ánh mắt cũng dại ra. Nhìn Nhϊếp Cửu La một lúc mới nói:

- " Cô Nhϊếp đấy à."

Nét mặt đó tựa như vừa sực nhớ ra trên đời này còn có Nhϊếp Cửu La.

"Cô Nhϊếp, cô về bằng cách nào thế? Gọi taxi hả?"

Nghe câu hỏi này, cô đoán ngay được anh ta còn chưa liên hệ với công ty du lịch. Không ngờ anh ta còn biết hỏi cô về bằng cách nào, thật là “cảm động”.

"Anh không nhận được điện thoại của công ty du lịch à?"

Tròng mắt Tôn Chu trợn lên như cá chết. Suy nghĩ chừng mấy giây, anh ta đáp:

"Điện thoại tôi để trong xe, quên mang lên rồi.

"Vậy anh mau đi lấy đi. Công ty du lịch vẫn luôn tìm anh, chắc đã liên lạc với người nhà anh rồi. Anh cứ mất liên lạc mãi họ sẽ bảo cảnh sát mất."

Tôn Chu lại ngẫm nghĩ một lúc mới hiểu được tính nghiêm trọng của việc này:

" Vâng, tôi sẽ đi lấy ngay."

Tuy anh ta nói “đi lấy ngay” nhưng giọng nói vẫn chậm rì, hành động cũng lững thững như con lười trong phim hoạt hình Zootopia khiến người ta sốt ruột : Người ta chẳng mất thời gian để biểu lộ cảm xúc, còn anh ta cứ phải mất vài giây.

Trước kia Tôn Chu đâu có vậy. Hay là hoảng quá mắc PTSD [*] luôn rồi?

[*]Hội chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý hay rối loạn stress sau chấn thương (Posttraumatic Stress Disorder- PTSD) là một rối loạn tâm lý, tổn thương về mặt tinh thần, biểu hiện bằng các triệu chứng lo âu rõ rệt sau khi phải đương đầu với sự kiện gây tổn thương và vẫn tiếp tục kéo dài sau đó khi sự kiện đã kết thúc từ lâu.

Nhϊếp Cửu La tò mò hỏi thêm mấy câu:

"Rốt cuộc lúc đó đã xảy ra chuyện gì? Sao anh lại bị thương như thế? Sau đó anh lái xe đi đâu?"

Tôn Chu đáp:

"Bị thương à..."

Anh ta chậm rãi giơ tay lên sờ lớp băng gạc trên trán. Động tác đó chậm tới mức Nhϊếp Cửu La chỉ muốn thò tay sờ giúp anh ta. Cô không phải người nóng vội nhưng hành động của Tôn Chu thật sự quá chậm, khiến người ta sốt ruột.

"Bị chó hoang cắn đó. Vừa cắn vừa cào. Tôi đến bệnh viện xử lý vết thương, sau đó mệt quá ngủ quên... trong xe."

Nghe anh ta nói, Nhϊếp Cửu La không biết phải nói gì. Một câu của anh ta có thể khiến người ta mất hết mọi kiên nhẫn. Mà anh ta còn "ngủ quên" nữa, đúng là kẻ to gan, xem ra anh ta đã quên mất chuyện mình bỏ khách hàng lại và suýt thì chẹt chết khách hàng rồi nhỉ?

Cô kết thúc cuộc trò chuyện này:

"Vậy anh mau liên lạc với gia đình rồi nghỉ ngơi cho khỏe đi."

Trở về phòng, Nhϊếp Cửu La ngồi vào bàn tiếp tục suy nghĩ về thái độ của anh ta.

Cô cảm thấy Tôn Chu hơi lạ nhưng cô không để bụng: Dù sao hai bên chỉ là quan hệ thuê mướn tạm thời, anh ta về là tốt rồi. Còn như lúc đó anh ta đã gặp chuyện gì, sau khi về bị làm sao thì để người thân anh ta suy nghĩ.

Mở điện thoại lên, một tin nhắn bí mật nhảy ra.

Là “bên kia” gửi tới, chắc đã tra được thông tin của chủ nhân chiếc xe trắng. Nhưng nếu Tôn Chu bị chó hoang cắn, anh chàng kia cũng không còn nằm trong diện bị tình nghi nữa.

Nhϊếp Cửu La tiện tay mở tin nhắn.

So gương mặt, quả nhiên là anh ta. Họ tên Viêm Thác, người Tây An, sinh năm 1993, chưa lập gia đình, luôn tuân thủ pháp luật, chưa có bất kì tiền án nào. Anh ta có không ít tài sản trên danh nghĩa, bao gồm cả một cửa hàng ở khu phố sầm uất.

Nhϊếp Cửu La nghĩ bụng, nếu dựng nghiệp từ hai bàn tay trắng thì anh ta giỏi đấy.

Xem tiếp mới rõ hóa ra người ta có ông bố tốt: Bố Viêm Thác tên là Viêm Hoàn Sơn. Đầu những năm chín mươi, ông ta từng mở mỏ than, từng làm chủ thầu, còn đầu tư cổ phiếu ngay lúc cổ phiếu mới lên sàn, mua nhà khi giá phòng còn rẻ. Quả đúng là một người xuất sắc, chỉ trừ việc không thọ. Lúc qua đời, ôn ta còn chưa tới bốn mươi.

Mẹ Viêm Thác tên Lâm Hỉ Nhu.Vào mấy năm cuối thập niên chín mươi, khi Viêm Hoàn Sơn làm chủ thầu xây dựng, sau tai nạn bất ngờ do bị khối xi măng rơi trúng người, Lâm Hỉ Nhu thành người liệt, não cũng bị tổn thương nghiêm trọng, không còn hay biết gì nữa. Đến nay bà ấy vẫn nằm liệt giường.

Xem tới đây, Nhϊếp Cửu La hơi xúc động. Tính ra Viêm Thác đã "mồ côi mẹ" khi còn nhỏ, chẳng mấy năm sau lại mất cả bố. Còn nhỏ tuổi đã phải quản lí số tài sản khiến người ta ghen tị, quả thật không biết anh ta làm thế nào mà sống được tới bây giờ. Thảo nào trông anh ta có vẻ ít cười. Các cụ bảo rồi: Đứa trẻ hạnh phúc dùng tuổi thơ để ôm ấp cuộc đời, đứa trẻ bất hạnh dùng cả cuộc đời để chữa lành cả tuổi thơ.

Nhưng việc của người dưng cứ mặc nó đi.

Nhϊếp Cửu La tắt mail đi lại phác thảo thêm lần nữa. Lần này, chẳng rõ là do no bụng khiến đầu óc minh mẫn hay vì tìm được linh cảm từ bức ảnh mà quá trình khá là thuận lợi. Bức tranh dưới ngòi bút dần có được cảm giác cô muốn.

Đang đắm chìm trong sức sáng tạo, bức tường kế sát bàn lại có tiếng “uỳnh”. Lần này có vẻ không phải người va vào tường: Nhϊếp Cửu La cảm thấy đây là tiếng động của vật nặng bị ném vào tường, hơn nữa cô còn nghe loảng thoảng tiếng thủy tinh vỡ.

Dỏng tai nghe, tay cô trượt xuống làm phần cổ đáng lẽ phải là một đường cong đẹp đẽ của ma nữ trở thành một đường xiên cứng còng.

Chuyện gì vậy? Tôn Chu định đập nhà ả?

Ngồi nghĩ một hồi càng thấy không yên tâm, Nhϊếp Cửu La đứng dậy bước tới cửa. Có lẽ đã có linh cảm từ trước, càng đến gần cửa bước chân có càng chậm hơn. Khi đã chạm tới tay nắm cửa cô lại rụt về, sau đó cô cẩn thận ghé mắt nhìn động tĩnh bên ngoài qua mắt mèo.

So với thị giác bình thường, mắt mèo phóng đại mọi thứ lên. Lúc này bên ngoài rất yên ắng, chỉ có mỗi ánh đèn sáng trưng.

Nhϊếp Cửu La thở phào, đang định quay đi bỗng có người xuất hiện trong phạm vi mắt mèo.

Đó là một người đàn ông chừng hai, ba mươi tuổi để tóc húi cua, vóc dáng không cao nhưng rất vạm vỡ. Trong tay xách một chiếc túi vải, có vẻ rất cảnh giác, vừa đi gã vừa nhìn xung quanh. Có đôi lúc, gã còn quay thẳng mặt về phía Nhϊếp Cửu La.

Không thể nào miêu tả rõ được gương mặt gã. Xấu thôi chưa đủ, gã còn xấu theo kiểu không bình thường, kiểu xấu do khuyết tật vì mắc căn bệnh nào đấy bẩm sinh.

Gã đi rất nhanh, chẳng mấy chốc đã ra khỏi phạm vi mắt mèo.

Nhịp đập của Nhϊếp Cứu La tăng dần theo thời gian: Tên này đi từ bên trái qua mà bên trái chỉ có phòng cuối. Cửa phòng đối diện chưa từng mở, vậy nghĩa là anh ta đi ra từ phòng Tôn Chu.

Nghĩ tới tiếng “uỳnh” và tiếng thủy tinh vỡ vừa rồi, cô cảm thấy gã không phải bạn của Tôn Chu.

Đoán rằng gã đã đi xa, Nhϊếp Cửu La cẩn thận mở của.

Hành lang trống không, phòng bên cạnh có những tiếng “tít tít” bào hiệu cửa phòng chưa khóa ký.

Nhϊếp Cứu La bước tới, gõ của theo đúng phép lịch sự.

"Tôn Chu? Tôi vào nhé?

Không ai đáp lại.

Nhϊếp Cửu La mở cửa ra.

Quả đúng như có nghĩ, trong phòng khá bừa bộn: chiếc bàn trà ngổn ngang dưới chân tường, một đống vụn thủy tinh và một chiếc dép của khách sạn nằm trên mặt đất.

Tôn Chu không có trong phòng. Cả phòng ngủ, phòng tắm đều không có.

Bỗng dưng trong đầu cô hiện lên hình ảnh chiếc túi vải nặng nề mà gã đầu đinh kia xách trong tay.