Lê Thị Thanh chạy suốt đêm đến ngôi làng nhỏ bên cạnh nàng đã cảm giác được ăn toàn một chút. Mệt mỏi khiến đôi mắt nàng nặng chĩu không có sức lực nàng ngất đi trước cửa một hộ gia đình. Mọi thứ xung quanh khiến nàng không biết gì cả. Khi tỉnh dậy, nàng thấy có một người phụ nữ trung niên già lua nhưng khuôn mặt khá hiền hậu. Bà lão đến bên chỗ giường ngồi xuống trên tay là một bát cháo loãng, có lẽ là mới được nấu xong. Thấy nàng tỉnh lại, bà liền quan tâm hỏi nàng:
"Cô nương, cô đã thấy trong người đã khá hơn nhiều chưa, ta thấy cô bị ngất ở trước cửa nhà ta nên ta đã đưa cô vào trong".
Lê Thị Thanh cảm thấy vô cùng cảm kích đối với sự tốt bụng của bà lão nên nói: " Cảm ơn bà, con đã không sao rồi, cảm ơn người vì đã cứu sống mạng này của con". Không nghĩ mình sẽ được cứu sống.
Bà lão nhìn nàng như thế nói: " Cô nương, cô là ai sao lại lưu lạc đến lông lỗi này, ta thấy trên người cô có rất nhiều vết thương".
Không biết nên trả lời bà lão thế nào, lại nghĩ đến tình cảnh của bản thân và cha mẹ đã chết của mình, nàng lại lần nữa càng đau khổ. Nước mắt lại rơi xuống, khiến người khác cũng thấy đau lòng. Nàng nghẹn ngào nói chuyện với bà lão nhưng cũng giấu đi chuyện bản thân vì sợ mang tới tai hoạ cho người khác nên chỉ nói:
"Con từ xa đến thăm người thân nhưng không may lạc ở trong rừng, trên đường đi không cẩn thận ngã nên bị thương".
Bà thấy tội nghiệp cho nàng nên cũng không hỏi nhiều nữa, bảo nàng hãy nghỉ ngơi cho khỏe rồi hãy đi. Nàng muốn đáp lễ cho bà, muốn đưa số bạc ít trong người cho bà lão coi như cảm ơn nhưng bà lão nhất quyết không đồng ý nhận, bắt nàng hãy cất đi. Sau đó, nàng đã biết được nhiều chuyện của bà, bà kể bà sống cô đơn một mình, chồng bà lão và đứa con trai duy nhất cùng nhau chết trong trận thủy lũ mười năm trước. Khi bà kể nàng có thể cảm nhận được nỗi đau tận cùng của bà vì chính cô cũng thể hiểu được nỗi đau mất đi người thân của mình.
Thấm thoát mà nàng đã ở nhà bà lão được mười ngày, nàng muốn lên đường để đến nhà ông bà ngoại của mình. Khi nàng xin phép rời đi bà lão muốn giữ nàng lại nhưng thấy nàng cần thiết phải đi thì dặn dò nàng phải đi đường cẩn thận và nhét một ít lương khô để nàng ăn đi đường. Tuy không muốn chia tay nhưng không còn cách nào vì nàng còn rất nhiều việc cần phải làm. Nàng không biết lần từ biệt này sẽ là bao giờ mới có thể gặp lại nữa.