19.
Các quan binh đến lục soát Nghiêm gia mất vài ngày mới kết thúc. Sau đó, tất cả những người hầu của Nghiêm gia đều quỳ xuống trong sân, chờ quân lính kiểm tra.
Tôi nhìn thấy trang sức trên bàn trang điểm trong phòng và ba mươi lăm lượng tiền giấy bị tìm ra mà ruột đau như cắt nước mắt đầm đìa.
Khi lấy quan binh định dẫn tôi đi, tôi nức nở nói: "Quan lớn ơi, tôi chỉ là tiểu thϊếp, ngài không thể dẫn tôi đi được".
Lão gia đang được quân lính dẫn đi, nghe thấy lời này, sắc mặt trở nên u ám. Nghiêm Ngộ không nhịn được mà nói: "Kiều Xuân, ngươi không có chút tình nghĩa phu thê nào sao?"
Tôi trợn tròn mắt, trong lòng có chút bực bội: "Ngài cho tiền, tôi phục vụ hết mình, tiền trao cháo múc giao dịch hoàn thành. Nếu có thể sống cùng nhau ba năm hoặc năm năm, chắc chắn sẽ có tình nghĩa, nhưng mới chỉ nửa năm phu thê tình thâm làm sao tôi dám nghĩ tới?"
Mặc dù tôi tỏ ra thờ ơ nhưng trong lòng vẫn cảm thấy đau xót.
Lúc này, viên quan cũng không làm khó tôi: "Tên của ngươi có trong sổ sách, là a hoàn hồi môn của phủ Thượng Thư. Ngươi yên tâm đi, bên phủ Thượng Thư đã nói về chuyện này, ta sẽ có cách sắp xếp cho ngươi."
Nghiêm Ngộ nghe thấy điều này, híp mắt lại, ánh mắt sắc lạnh, cười nhạo nói: "Ngươi với ta, những lời nói ngọt ngào đó cũng chỉ là nịnh hót giả tạo để sống sót phải không?"
Tôi cúi đầu và nhanh chóng đi theo sau viên quan, không dám nhìn Nghiêm Ngộ nữa.
Khi tôi được đưa đến phủ Thượng Thư, Xuân Lai - người chị em cũ đã đứng chờ sẵn để đón tôi vào.
Vừa thấy tôi, Xuân Lai đã cất tiếng cảm ơn.
Ngày trước, tôi kết bạn với Xuân Lai bởi cô ấy là 1 người rất dịu dàng. Sau này Xuân Lai đã được hứa gả cho Giang Vọng Sinh nhưng hắn nợ nần rượu chè chồng chất. Thậm chí khi Giang Vọng Sinh bị đuổi đi thì Xuân Lai vẫn thường xuyên lãnh đủ những trận đòn.
Giờ đây, Giang Vọng Sinh đã bị Nghiêm Ngộ xử lý, giúp Xuân Lai như trút đi được gánh nặng trong lòng.
Tôi cười đáp lại: "Chúng ta với nhau có gì mà cảm ơn chứ?"
Ngày hôm đó, tôi quyết tâm phải trả thù Giang Vọng Sinh cũng một phần giúp Xuân Lai giải thoát.
Chúng tôi đều là những người khổ sở, giúp nhau một tay khi có cơ hội, biết đâu có thể thay đổi số phận cho cô ấy. Nghiêm Ngộ không biết, những viên quan quyền cao chức trọng càng không biết.
Nhưng cô ấy không hề vui vẻ như trước, trông có vẻ khá u sầu, lại dặn dò tôi phải cẩn thận mọi việc.
Khi đến một khu vực riêng biệt, Xuân Lai bất ngờ lùi lại. Ở trong sân, phu nhân đang ngồi đó, nhưng không thấy tiểu thư.
Phu nhân bảo dưỡng nhan sắc rất tốt, dù đã có tuổi vẫn xinh đẹp trẻ trung. Phu nhân nhìn tôi rồi nhẹ nhàng nói: "Ngươi không nên xen vào chuyện của người khác, chính ngươi đã khiến Uyển Ngọc chết không toàn thây. Có lẽ ngươi đã biết quá nhiều chuyện, cần phải im miệng lại rồi"
Trong lúc nói, phu nhân liếc mắt về phía người hộ vệ phía sau. Tôi nhìn thấy rõ hình ảnh người hộ vệ cầm dao, đang chuẩn bị tiến lên.
Có phải tiểu thư đã chết rồi không?
Tôi quỳ xuống van xin: "Phu nhân, xin ngài đừng gϊếŧ tôi". Hình như ông trời có mắt, bỗng dưng trong sân nổi lên cơn gió lớn, cái giếng bên cạnh bất nhờ phát tiếng kêu rêи ɾỉ như thể có hồn ma oán khí.
Phu nhân tái mặt trong phút chốc, khuôn mặt toát ra vẻ kinh ngạc, nhìn chằm chằm vào cái giếng khô cạn, người như mất hồn mà run rẩy lẩm bẩm: "Uyển Ngọc... Uyển Ngọc..."
Tôi còn chưa kịp hiểu chuyện gì đang xảy ra. Chỉ thấy phu nhân dường như mất hết thái độ cứng rắn ban nãy, mệt mỏi xua đuổi tất cả các người hầu đi.
Lúc nãy có lẽ phu nhân phải gồng lên ra vẻ mạnh mẽ nhưng giờ đây trong mắt đã lộ rõ sự già nua mệt mỏi, bà thở dài nói: "Thôi, gϊếŧ ngươi cũng chẳng ích gì, con gái ta cũng không thể quay trở lại nữa."
Bà ấy nhìn tôi với vẻ buồn rầu, cười mỉa: "Ngươi không nên chuyển lời cho con bé, nếu như vậy con bé còn có khả năng ở ngoài kia mà sống sót"
"Khi ta gặp con bé, nó nói rằng rất vui vẻ, còn muốn cảm ơn ngươi, trả lại kế ước cho ngươi. Nhưng ngay khi vừa về nhà, phu quân của ta đã sai người đẩy con bé xuống giếng. Dù ta cố gắng can ngăn, van xin thế nào cũng không được. Ngài ấy nói Uyển Ngọc hành xử không chấp nhận được, không thể giữ con bé lại, gây ra sự nhục nhã cho gia đình."
Tôi đứng lặng người, không thể nói nên lời.
Phu nhân lặng lẽ nhìn tôi rồi nói: "Cả đời ta luôn giữ gìn, không ghen tuông, không hờn dỗi, quản lý gia đình, chỉ có điều, chỉ có điều ta quá yêu thương Uyển Ngọc."
Bà ấy cười khẩy: "Bao nhiêu năm ta ở bên cạnh nhẫn nhịu chăm sóc cũng không thể làm cho ngài ấy rủ lòng thương Uyển Ngọc, đứa con gái máu mủ ruột mà không thể sánh được với địa vị và mặt mũi".
Trong giọng nói của phu nhân tôi cảm nhận được sự hận thù. Còn tôi, tôi thật sự cảm thấy có lỗi, chuyện năm đó là từ tôi mà ra.
Nhà Thượng Thư có 5 cô con gái, chẳng thể nào quản hết nên nếu như không phải vì tôi, mọi chuyện không bị bại lộ nhanh đến vậy.
Một gã thương nhân sau khi nhìn thấy tiểu thư ở cổng phủ Thượng Thư đã đem lòng tơ tưởng, hắn đưa cho tôi 2 lạng lạc nhờ tôi liên lạc với tiểu thư.
Bình thường, tôi thường hay bị tiểu thư mắng mỏ vì cư xử thô lỗ, không gia giáo. Tiểu thư thường ghét bỏ những người nghèo khổ như chúng tôi.
Tôi cũng không ưa gì vẻ ti tiện của gã thương nhân.
Nhưng lúc ấy tôi chỉ nghĩ không làm mà vẫn có tiền, tại sao lại từ chối. Nhưng tiếc là tiểu thư lại không nhìn ra người đàn ông đó là kẻ tồi.
Tôi thấy tiểu thư và kẻ thương nhân ngày qua ngày thư từ thường xuyên mà trong lòng bất an, lỡ như phu nhân và lão gia biết tôi là người kết nối thì quả là lớn chuyện. Thật không ngờ, tôi lại trở thành người mở đường cho cuộc đời ngắn ngủi của tiểu thư.
Tôi quỳ trước phu nhân, ngước mặt và nói: "Phu nhân, tôi biết ngài chỉ có một cô con gái là Uyển Ngọc."
Nghe tôi nói, bà ấy lập tức rơi nước mắt, nghẹn ngào: "Cuộc đời ta trọn vẹn, nhưng tiếc rằng chỉ có một cô con gái. Ta đối xử công bằng với các con của phu quân mình, nhưng họ quên mất, máu mủ của ta chỉ có một người - và con bé đã bị ngài ấy ném xuống giếng!"
Trước tình huống đó, tôi dũng cảm nắm tay phu nhân, giọng nói của tôi càng trở nên mạnh mẽ: "Phu nhân, tại sao ngài không trả thù, trút bỏ cơn giận này? Tôi thấy mọi chuyện đều do lỗi của lão gia, ngài còn muốn tử tế và nhẫn nại đến bao giờ? Gặp Nghiêm Ngộ chính là cơ hội để đối phó với lão gia".
20.
Cuối cùng, phu nhân cũng tha cho tôi 1 mạng. Tôi được an bài ở một ngôi làng ngoại ô kinh thành. Tôi ngồi trong căn nhà nhỏ, liên tục ngắm nhìn tờ kế ước mỏng manh mà tôi đã nhận lại được. Tôi đặt tờ giấy lên mặt, thổi cho nó bay lên và rồi lại nhẹ nhàng rơi xuống.
Trên đó ghi tên tôi là "Trần Tĩnh Ninh", đó là tên thật của tôi, nhưng khi tôi vào phủ, tên của tôi được đổi là "Kiến Xuân", để nghe cho vui tai và may mắn.
Tôi nhìn mãi, mắt mờ đi vì giọt nước mắt nóng hổi làm tim tôi run rẩy.
Tôi đã từng bao lần trăn trở, mất ngủ qua bao nhiêu đêm cho cái "tự do" này?
Thế giới này có biết bao nhiêu người tự do, nhưng tôi lại phải cố gắng hết sức cho điều bình thường nhất trên đời.
Khi tôi bình tâm trở lại, mới nhớ ra túi lụa Vương quản gia đã lén đưa cho tôi trước khi Nghiêm gia bị tịch thu tài sản.
Tôi mở ra và phát hiện bên trong là tờ giấy sở hữu cửa hàng vải của Nghiêm gia, đã được chuyển sang tên tôi từ trước. Có lẽ đó chính là món quà trong hộp gỗ mà Nghiêm Ngộ đã chuẩn bị hôm trước.
Tôi bỗng dưng không hiểu chuyện gì, nhìn 1 lúc rồi lại cất tờ giấy vào chỗ cũ.
Sau khi ăn xong trời cũng tối hẳn, tôi kéo chăn và đi ngủ như mọi ngày.
Nửa đêm, trong giấc mơ, tôi bỗng tỉnh giấc vì cảm giác ngộp thở. Tôi cảm giác tim mình từ từ chìm xuống, giống như thể đang chìm vào hồ nước yên ắng giữa đêm khuya.
Dần dần, chậm chậm.
Không khí từ l*иg ngực chen chúc lên đến mũi và miệng.
Trước đây mỗi khi gặp Nghiêm Ngộ tôi luôn cảm thấy bức bối, giờ đây cảm giác đó dâng lên tim, khiến tôi khó thở.
Trong căn phòng nhỏ tối tăm, mắt tôi đau rát, tôi không kìm được mình mà bật khóc. Tôi chuẩn bị bỏ trốn, bỏ rơi Nghiêm Ngộ, nhưng ngài ấy vẫn để lại cửa hàng vải cho tôi.
Tôi chỉ là một hạng người hèn mọn, vất vả mưu sinh khắp nơi.
Tôi chỉ là người hèn mọn vất vưởng khắp nơi.
Suốt hai mươi năm, làm việc ngày đêm trong nỗi nhớ nhung cha mẹ, sự hận thù bố con nhà họ Giang. Tôi tất bật cố gắng làm hài lòng Nghiêm gia.
Vì để sống và được xem như một con người thực sự, tôi đã ích kỷ và hèn nhát, luôn nịnh bợ và chạy theo quyền lực.
Làm sao tôi có thể xứng đáng với ngài ấy?
21.
Vài ngày sau, theo lời dặn dò của phu nhân tôi đi tìm Nghiêm Ngộ. Tôi trở về cửa hàng vải ở kinh thành trước, lấy tờ giấy chủ sở hữu và đưa cho trưởng quầy.
Tôi nói mình là Trần Tĩnh Ninh, là bà con xa của Nghiêm Ngộ, cửa hàng vải này là ngài ấy chuyển nhượng cho nhà tôi.
Trước đây Vương quản gia đã nói trước về việc cửa hàng vải sẽ đổi chủ, nay có người mang giấy tới nên tất nhiên trưởng quầy cũng không nghi ngờ gì.
Tôi yêu cầu anh ta kiểm kê sổ sách phiếu bạc cho tôi. Tôi vội vàng tìm 1 phòng trọ sau khi nắm trong tay một xấp phiếu bạc ba trăm lượng mà đời này tôi chưa từng thấy.
Tôi nhờ Thượng Thư phu nhân, mới tìm được cơ hội tới nhà giam.
Tôi đến thăm lão phu nhân trước, khi nhìn thấy tôi bà có vẻ ngạc nhiên nhưng sau đó quay đầu đi không để ý đến tôi, thong thả nói: "Đây là người nào vậy? Nghiêm gia tuy khốn khó nhưng cũng không đến nỗi ai cũng có thể đến trước mặt ta."
Có lẽ lão phu nhân ghét tôi rồi, dù sao cũng là lúc khó khăn tôi đã rời khỏi Nghiêm gia.
Tôi lẳng lặng nhét một ít tiền lẻ vào trong cửa ngục. Khi tôi sắp đi, lão phu nhân tự nói một mình: "Con mèo nhỏ mà tôi từng nuôi nếu đã đi thì cứ đi, đừng quay đầu, ở bên ngoài tự do tự tại cũng tốt lắm."
Những lời có ẩn ý ấy khiến lòng tôi cảm thấy chua xót.
Sau đó, tôi đi sâu vào bên trong và gặp Nghiêm Ngộ đang ngồi trong ngục. Không khí trong ngục nóng hổi và khó chịu.
Ngài ấy mặc một bộ áo bào cổ tròn màu ngà, đúng lúc cửa sổ nhỏ của phòng giam có ánh sáng chiếu vào, chiếu rọi lên người một màu trắng nhạt của ánh nắng.
Nghiêm Ngộ gầy đi nhiều, xương hàm trở nên sắc nét. Tôi bước lên trước, ngài ấy mới ngẩng mắt nhìn tôi.
Gương mặt Nghiêm Ngộ bình lặng như mặt biển, không thể đọc được cảm xúc. Tôi nhìn quanh không thấy ai, lấy từ trong lòng ra gói thức ăn nóng hổi bọc trong giấy dầu, nhẹ nhàng đặt xuống đất bên trong.
Tôi đắn đo một lát rồi muốn rời đi.
Giọng Nghiêm Ngộ vàng lên khàn đặc: "Không phải ngươi không muốn liên luỵ, ngươi đối tốt với ta chỉ là giả tạo thôi sao? Bây giờ ngươi đang diễn vở gì vậy?"
Tôi cảm thấy xấu hổ, lí nhí nói: "Cảm ơn ngài đã cho tôi cửa hàng vải".
Nghiêm Ngộ cười nhạt: "Chẳng qua là nhận tiền của ta nên bây giờ mới có lương tâm à?"
Tôi cau mày đáp lại: "Nghiêm Ngộ, ngài đừng trách ta, ta chỉ là người hèn mọn, việc quan trọng nhất trong đời này là sống sót, cần có tiền mới sống được."
Ngài ấy trông có vẻ thất thần, như ngôi sao đang rơi xuống.
Tôi nói tiếp: "Tôi có lương tâm. Vì vậy tôi... tôi đã nói chuyện với phu nhân Thượng Thư. Thư này do bà ấy gửi đến."
Ngài ấy nửa tin nửa ngờ nhìn tôi một hồi, cuối cùng chần chừ lấy ra gói thức ăn, tìm thấy lá thư, nhìn qua một cách nhanh chóng.
Ngài ấy mỉm cười nói: "Ngươi đã thuyết phục được bà ấy? Nếu ta có thể ra được có lẽ phải cảm ơn ngươi."
Tôi mím môi, lẩm bẩm giải thích: "Tôi tự ý truyền tin tiểu thư cho Thượng Thư, nhưng ông ấy coi tiểu thư là vết nhơ, đã ném cô ấy xuống giếng. Làm sao phu nhân có thể quên được nỗi đau này?"
Ngài ấy cười khẩy một tiếng: "Chính hắn, kẻ hèn đó đã làm điều đó. So với vợ hắn, ta càng hiểu rõ sự độc ác của hắn hơn. Nếu không sao ta lại thay hắn nhận tội và vào tù?"
Nghiêm Ngộ giải thích thêm: "Thật ra ta đã cài bẫy cho thương nhân kia, nhưng cũng không đến nỗi dồn đến đường cùng. Ta không để cho Thượng Thư nhận được thư của Uyển Ngọc, cũng vì ta biết Thượng Thư sẽ không để cô ấy có một kết thúc tốt đẹp. So với việc mất mạng, việc bị ngó lơ còn tốt hơn."
Vậy là trước đó tôi từng nghĩ Nghiêm Ngộ là 1 kẻ máu lạnh.
Trong ngục tối tĩnh lặng, cả hai chúng tôi lặng lẽ đứng đối diện nhau mà không nói một lời.