- 🏠 Home
- Bách Hợp
- Cổ Đại
- Kiêm Gia Kỷ Sự
- Chương 6
Kiêm Gia Kỷ Sự
Chương 6
"Có con cháu như vậy, dù cho tổ tiên hắn là đồ tể mổ heo, cũng sẽ khóc vì sự ngu xuẩn của hắn."
Bách Nguyên không một chút lưu tình, sau khi đánh xong, còn toát lên vẻ khí phách mà nói: "Con cháu Khương gia sỉ nhục hài tử của ta, không đánh không được!"
Khách nhân vây xem đều châu đầu ghé tai vào nhau, lại không ai đi ra can ngăn. Khương Cảnh Thụy thấy Bách Nguyên đánh xong, nhận thấy sẽ không bị đánh nữa, muốn phát ngôn vài câu ngoan độc để nhặt lại chút thể diện về - - Tuy rằng kỳ thực đã không thể nhặt lại được nữa - - Hắn vừa ngẩng đầu lên, thì thấy tiểu nhi Tạ Giản chỉ mới mười tuổi của Tạ gia ngồi xổm trước người hắn, cười tủm tỉm nhìn hắn nói: "Không phục? Còn muốn tập luyện với ta sao?"
Khương cảnh Thụy là người ngu xuẩn, đánh nhau không giỏi, nhưng hắn rất biết nhìn tình hình, còn có chút nhanh trí, nghe lời này của Tạ Giản, lập tức giả vờ như cố hết sức cũng không thể đứng lên được, ngâm rên lên hai tiếng, rồi ngất đi.
Có con cháu như vậy, dù cho tổ tiên hắn là đồ tể mổ heo, cũng sẽ khóc vì sự khu xuẩn của hắn. Tạ Giản cười khinh miệt, khoanh tay cung kính thoái lui đến phía sau huynh trưởng Tạ Thành, ánh mắt Tạ Thành đảo qua bên cạnh, có hạ nhân Tạ gia đi ra ngoài gọi người hầu của Khương Cảnh Thụy đi vào, kéo người về nhà.
Bách Nhiễm ở bên vây xem toàn bộ quá trình cha nàng đánh nhau, thân hình soái khí đó, chiêu thức lưu loát dứt khoát đó, không khỏi có cảm giác kiêu ngạo khi người chiến thắng là cha ta, cha ta là người lợi hại nhất.
Hài tử này nhập diễn cũng rất sâu.
Nàng đưa hai tay mập mạp ra, trong miệng gọi: "A cha~"
Bách Nguyên quay đầu, ý cười ôn hòa đi qua ôm nàng, chỉ là lời nói ra khỏi miệng lại rất không ôn nhu: "A cha trút giận cho con, sau này nếu có kẻ nào nói con như vậy, con cứ việc đánh hắn như thế!" Rồi lại nghĩ, chẳng may nữ nhi không phải đối thủ của kẻ đó sẽ chịu thiệt, lại nói: "Đánh không lại thì về nói cho A cha, A cha đánh giúp con."
Bách Nhiễm nheo mắt cười, lộ ra nửa hàm răng trắng mới nhú, gật gật đầu: "Ừm!" Có lời nói và hành động làm mẫu này của thân phụ, nàng lập tức ghi tạc lời này vào lòng.
Động tĩnh huyên náo rất lớn, bên kia Tạ phụ đang cùng hàn huyên với những người cùng cấp bậc không thể nào không biết được, cho đến sau khi Khương Cảnh Thụy được hạ nhân của hắn mang đi, lão nhân gia mới dẫn hai huynh đệ Tạ Thành Tạ Giản vui vẻ tự nhiên đi đến, trước để A Như ôm Bách Nhiễm đến hậu viện, sau đó lại chắp tay tạ lỗi với các tân khách: "Vô ý thỉnh ác khách đến, quấy nhiễu hưng trí của chư vị, lão phu cảm giác bứt rứt khôn cùng."
Câu đầu tiên biểu lộ lập trường của Tạ gia, cũng phải thôi, dù sao người bị Khương Cảnh Thụy nguyền rủa cũng là ngoại tôn nhà họ. Mọi người vội đáp lễ: "Há nào lại là lỗi của Tạ công, nhãi ranh vô phép, phải bị giáo huấn."
Khương Cảnh Thụy nguyền rủa một hài tử sơ sinh chưa được một tuổi, đã là đáng khinh rồi, nếu Bách Nguyên không chịu làm gì, mới bị mọi người xem thường. Huống chi, Khương Cảnh Thụy là kẻ vô sỉ nông cạn, ở kinh thành là kẻ vô công rỗi nghề, khi nam bá nữ, mọi người đều biết, ngay từ đầu trong lòng họ luôn mặc định nếu có chuyện gì xảy ra đều do kẻ có phẩm hạnh thấp kém gây ra, nên khi thấy Bách Nguyên động thủ, chẳng những không có người trách cứ, còn muốn ca ngợi hắn là từ phụ nữa là.
Thọ yến kết thúc, tân khách rời đi, Bách Nguyên đến hậu sảnh, quỳ xuống trước mặt Tạ Hồi, cung kính thỉnh tội: "Hôm nay là ngày lành của nhạc phụ, tiểu tế lỗ mãng, gây nên thị phi, thỉnh nhạc phụ giáo huấn."
Tạ Hồi đưa tay nâng hắn lên, lại cười nói: "Cũng chỉ là một kẻ ngu xuẩn, cũng không đáng để ngươi ra tay?" Lão và Lâm Truy Hầu cùng niên kỷ, râu tóc cũng đã bạc trắng, gương mặt cũng tăng thêm vài phần hiền hòa. Bách Nguyên lại lên tiếng tạ lỗi, mặc kệ thế nào, ở thọ yến của nhạc phụ lại ra tay quá nặng, là hắn đuối lý.
Tạ Hồi phẩm hạnh cao thượng, xưa nay là người ngay thẳng, khi còn trẻ tôn tử đều e sợ lão, đến khi lớn tuổi, ngược lại càng hòa ái hơn, khuyên giải ái tế một hồi, lại lo nghĩ rồi thở dài: "Cũng là thế đạo tang thương, lại có đám người Khương thị vô sĩ như vậy trên triều - - Trước mắt vẫn còn tốt, tâm bệ hạ mềm, làm một nhân quân cũng không đáng ngại, chỉ sợ tương lai nếu Hoàng Thái tử vẫn còn nhỏ đã lên ngôi, đến lúc đó chủ quân quốc gia lại là ấu tử, tất sẽ sinh loạn."
Nói Khương thị vô sĩ lại không phải hoàn toàn vì tổ tiên là đồ tể. Thế gia cũng không phải khinh thường người khác, nơi nào có người tài đức, bọn họ cũng sẽ tấu thỉnh Thiên tử chiêu mộ. Bởi thế, sau khi người trí thức nhập sĩ, nếu có thể tu thân tề gia, quản thúc con cháu, chỉnh đốn ngoại và hậu trạch, sau hai ba trăm năm có thể giúp thế gia hưng thịnh hay không cũng chưa biết chừng, tất nhiên, nếu thứ dân muốn xuất thủ sẽ nan truân hơn con cháu thế gia đến cả trăm lần.
Vì thế, khi Khương thị có một Hoàng hậu, mặc dù khinh thường nhà hắn dựa vào hậu cung núp váy hiển quý, cũng không ai dám làm khó bọn họ - - Trên phương diện thể diện thì cho đến nay thế gia vẫn rất xem trọng. Đánh tiếc người Khương gia thường thích tìm đường chết. Ngôn hành thô bỉ thì thôi, xuất thân từ thôn nhỏ, còn ít đọc sách, mọi người cũng không tính toán với bọn họ, nhưng dù sao vẫn còn nhớ Hoàng hậu khác với các phi tần tầm thường, nhưng hành vi của kẻ trọc phú sẽ thương hại đến quốc thể, thế nên Tông chính thượng tấu, phải cho quan chấp lễ đến dạy.
Khương gia muốn cùng vẻ vang với Khương hoàng hậu, nên cũng chịu khó học. Dụng tâm học một tháng, lần này thật tốt, khương gia thành kẻ lưu manh có văn hóa. Ngôn ngữ thì có chút thanh nhã, nhưng hành xử vẫn không chút quy tắc như trước, tôn tử trong tộc đều là kẻ vô công rỗi nghề, đùa giỡn vô lại với nữ tử, trong triều là kẻ hám lợi, bản lĩnh xu lợi tránh hại được phát huy đến tận cùng.
Người đương thời khi nhắc đến đều nói là kẻ vô lại.
Cũng về sau này, Quý thị ở kinh đô thiết yến, tổ phụ đã qua đời của đương kim Cố hoàng hậu, Cố lão thái công vừa thấy phụ tử Khương thị hiện diện, lúc này đã giận dữ, run run đỡ tay tôn nhi, cao giọng trách mắng: "Sĩ thứ khác nhau, quân tử thấy nhục nhã khi cùng bàn với tiện nhân!" Nói xong thì phủi tay áo rời đi, không chút nể mặt. Khương gia mất hết thể diện, hơn nữa đương thời Khương hoàng hậu cũng dốc hết sức kiềm chế, nên mới có thể thu liễm lại.
Thế nhưng, giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời, thu liễm cũng chỉ là giả vờ. Nhưng mối thù giữa Khương gia và Cố thị cũng đã kết xuống.
Bách Nguyên nghe tạ hồi nói chuyện một lúc, rồi mới dẫn thê nhi cáo từ nhạc phụ, lên ngựa hồi phủ. Tạ thị nghe nói Bách Nguyên vì Bách Nhiễm mà động thủ, sắc mặt với Bách Nguyên cũng hòa dịu không ít. Trước kia mặc dù cũng nói chuyện, nhưng cả hai đều biết rõ lòng dạ của nhau.
Vào phủ, Bách Nguyên tự đi bẩm báo chuyện hôm nay với Lâm Truy Hầu, thời điểm Lâm Truy Hầu nghe tên Khương gia tử kia khi nhục Bách Nhiễm, sắc mặt cũng không có nửa điểm biến sắc, chỉ nói: "Đã biết."
Nhưng khi quay đầu, lão nhân gia lão lại hung hăng ngáng chân khi Khương thái công muốn truy tặng danh hiệu, Khương thái công là người có quân công hơn nữa lại có thể diện với Hoàng đế và Thái hậu, ít nhất có thể có được hai chữ 'Nghiêm Chính', Lâm Truy Hầu lại bẩm "Gặp nguy hiến thân thì gọi là trung, đến phẩm hạnh thì gọi là nghiêm. Thực sự không xứng với Khương công." Hoàng đế thấy Tể tướng của mình đã nói như vậy, thì ngẫm lại cứ thế mà ban chữ vàng cho Khương thái công dường như có hơi quá, nhiều quá hóa tệ, cũng không thể cho rằng thế nhân toàn là kẻ ngốc, nên đành phải phong cho một thụy hào* rất bình thường là một chữ 'Bình'.
(*Thụy hào: danh hiệu sau khi vua, quan chết)
So với việc Bách Nguyên chỉ thô bạo đánh người đơn giản như vậy, thì đây mới chân chính là làm bẽ mặt, lại có thể làm con cháu mấy đời cùng nhau tiếc nuối - - Đương thời ở mức độ nào đó thụy hào cũng được xem như là danh dự của một gia tộc. Khương Cảnh Thụy là kẻ ngu xuẩn, không suy nghĩ chu toàn, nhưng thân phụ hắn là Khương Thái lại hiểu được nặng nhẹ, tuy Bách Nhiễm còn nhỏ, nhưng là trưởng tôn, sẽ là người thừa tự, liên quan đến phúc tộ của Bách thị, chuyện giảm thọ như vậy, sao có thể tùy ý mà nói ra? Việc này là do Khương gia đuối lý trước, mặc dù Khương Thái thầm phẫn hận Lâm Truy Hầu gây trở ngại cho nhà hắn nổi danh, lại cũng chỉ phải ngậm miệng nuốt bồ hòn làm ngọt mà thôi.
Thời gian qua mau, đảo mắt đã là năm Thái An 21.
Ngày thu nắng đẹp. Tiết trời buổi sớm, cảnh sắc thanh mát, thời điểm này thích hợp để đọc sách. Bách Nhiễm đến ngồi gần cửa sổ, cầm giản thư đọc vô cùng chuyên chú, bên cạnh có A Như ngồi cùng, thấy mực đã khô, lấy mực mài thêm một nghiên.
Gần trưa, ngoài cửa truyền đến tiếng bước chân, Bách Nhiễm vẫn bất động như trước, vẫn chăm chú đọc sách, nhưng A Như lại thoáng quay đầu nhìn lại, thì ra là Cẩm nương đến đây. Cẩm nương vừa vào cửa đã tự giác thả nhẹ bước chân, đến khi đi đến sau lưng Bách Nhiễm, vừa lúc Bách Nhiễm buông sách xuống, xoay người qua ngẩng đầu lên nhìn nàng, cười nói: "A nương muốn tìm ta sao?"
Cẩm nương tươi cười nói: "Là việc vui, tam lang Tạ gia nhậm chức Tả Vệ Tướng quân, lang quân và phu nhân đã chuẩn bị thỏa đáng, mời đại lang thay xiêm y, rồi cùng đến chúc mừng." Tam lang Tạ gia này chính là tam cửu Tạ Minh của Bách Nhiễm, nay đã 26, từ Kim Ngô Vệ thành Tả Vệ Tướng quân là bước tiến suôn sẻ, nhưng Tả Vệ Tướng quân có thể ra trận gϊếŧ địch lập công, với một Tạ Minh dũng mãnh mà nói, quả thực là chuyện tốt.
Được đến nhà ngoại chơi. Nhà nàng ít nhân khẩu, nhưng Tạ gia lại rất sung túc, tiểu bằng hữu đồng lứa lại không ít, tất nhiên cũng náo nhiệt hơn. Nàng không phải là rất muốn chơi cùng các tiểu bằng hữu đồng lứa, chỉ là nơi này ai cũng xem nàng là tiểu hài tử, nên không khỏi bực tức, chờ khi gặp tiểu hài tử thực sự, thì nỗi bực tức lại hóa thành cảm giác ưu việt - - Là cảm giác ta hiểu biết hơn các ngươi nhiều.
Cảm giác này, chỉ có thể tìm thấy ở chỗ nhóm biểu đệ biểu muội mà thôi, mặt Bách Nhiễm vui mừng, từ trường kỷ ngồi dậy. Nàng chưa đến bốn tuổi, vóc người còn rất nhỏ, tay chân không linh hoạt như người lớn, Cẩm nương đưa tay giúp đỡ lấy nàng, để nàng đứng vững, A Như tiến lên nắm lấy tay nàng, đến trắc phòng thay xiêm y. Thời này hai màu đen và đỏ nhạt đang thịnh hành, nên Bách Nhiễm cũng thường mặc một thân hắc y xinh đẹp sang quý, tay áo dài, xiêm y thanh thoát, được tổ phụ dạy dỗ nên khi giơ tay nhấc chân cực kỳ có phong phạm.
Ra khỏi phòng, có hạ nhân tiến lên bế nàng, đi đến hướng cửa chính.
Bách Nguyên và Tạ thị đã sớm chờ ở cửa. Tạ thị ngồi trong xe, Bách Nguyên lại đứng bên cạnh xe, thấy Bách Nhiễm hưng trí đi ra, mới cười tiến lên đón lấy nàng từ tay hạ nhân, đặt nàng lên xe ngựa, thấy nàng vững vàng đi vào, rối mới tự mình lên ngựa.
Bách Nhiễm vào trong xe ngựa, trước hết nâng cánh tay ngắn ngủn mập mạp lên, ra hình ra dáng hành lễ thỉnh an với Tạ thị đang ngồi ngay ngắn ở giữa: "Nhi thỉnh an A nương."
Tâm tình Tạ thị không tệ, đưa tay nâng Bách Nhiễm dậy, thuận thế kéo nàng qua ngồi cạnh mình. Bên ngoài có nha hoàn lên tiếng thông báo xuất phát, chỉ chốc lát sau xe ngựa bắt đầu đi về hướng Tạ phủ cách đó nửa thành.
Cũng giống như Bách phủ ở Ninh Đức phường, Tạ phủ ở Ô Y Hạng cũng thuộc dòng dõi thế gia, hai phủ cách nhau nửa thành, phải đi một đoạn đường. Bách Nhiễm dựa vào lòng Tạ thị, từ hơi thở của nàng ấy ngửi được hương thơm nhàn nhạt, không khỏi lại dựa vào gần Tạ thị hơn một chút.
Tạ thị cúi đầu nhìn nàng, cười nói: "Ngồi đàng hoàng, đừng lộn xộn."
Bách Nhiễm liền không động, một lát sau, nàng lại ngẩng đầu hỏi: "A cữu được điều làm Tả Vệ Tướng quân ạ? Phải đi biên cương chiến đấu với Hung nô sao?"
"Còn chưa biết chính xác được." Tạ thị giải thích đơn giản cho nàng: "Bệ hạ hạ chỉ, biên cương có Triệu Tướng quân chủ sự, Triệu Tướng quân anh dũng thiện chiến, giỏi việc phòng thủ, có lẽ là muốn phái tam cữu con đến dưới trướng Tướng quân để rèn luyện." Nàng nói xong, lại phổ cập kiến thức cho Bách Nhiễm, nói sơ lược một lần về các cấp bậc quan võ ở Đại Thiệu.
Bách Nhiễm sớm thông tuệ (vì nàng là xuyên đến), đọc sách biết chữ, đã gặp thì sẽ không quên (trí não của tiểu hài tử rất hữu dụng), khả năng lý giải và tò mò mạnh hơn những hài tử khác rất nhiều (nàng muốn học hành chăm chỉ), bởi thế Tạ thị cũng không lo lắng nàng nghe không hiểu, huống hồ, mặc dù lúc này nàng nghe chưa hiểu, thì cũng sẽ ghi nhớ, sau này tất nhiên sẽ dần hiểu.
Bách Nhiễm chăm chú lắng nghe. Nàng thật sự chú tâm vào lời người bên cạnh nói, biểu hiện cũng rất thông minh, nhưng cho đến bây giờ nàng cũng rất chú ý lời nói của mình, sẽ không nói ra lời mà chưa có người dạy nàng, đích thị là nàng muốn biểu hiện sự thông tuệ từ sớm, chứ không phải biểu lộ thành yêu quái biết trước tương lai, nếu biến khéo thành vụng, ngược lại làm cho người ta hoài nghi sẽ không tốt lắm, huống hồ, nàng vẫn chưa hiểu biết thấu triệt với thời đại này, rất nhiều kiến thức thường thức còn cần được bù đắp thêm.
- ---------
- 🏠 Home
- Bách Hợp
- Cổ Đại
- Kiêm Gia Kỷ Sự
- Chương 6