Tuần trước tôi gặp lại hai người bạn cũ. Đã mấy năm rồi, ai cũng đều thay đổi rất nhiều. Trong đó có một người da dẻ hồng hào, tràn đầy sức sống. Tôi cười rồi bảo: “Xem ra cậu sống cũng ổn đấy nhỉ!"
Bạn tôi hài hước bảo: "Từ lúc tớ đóng vai "bà là sát, tự nhiên thấy cuộc đời dễ thở hơn bao nhiêu. Cậu nhìn khuôn mặt kia xem, mặt mày ủ rũ khổ sở thế kia là vì lúc nào cũng nhịn, nhịn đến nỗi bốc hỏa lên đầu, còn phải đi gặp bác sĩ Đông y đấy."
Tôi không nhịn được cười hỏi: "Làm bà la sát vui vậy cơ à?"
Bạn tôi nửa đùa nửa thật bảo: "Tất nhiên rồi, vui lắm. Mấy người hay bắt nạt, ức hϊếp người khác, nhìn thấy bộ dạng "xù lông" của tớ đều phải tránh xa. Sếp đối xử không công bằng với nhân viên? Đó là với người khác thôi, còn với tớ thì... đừng hòng! Mấy kẻ hay thích đưa chuyện thấy tớ cũng phải im lặng. Đời thế mới thoải mái chứ!"
Trong tuần này, đây đã là người thứ hai nói với tôi về những lợi ích của việc đóng vai một "bà la sát" ghê gớm và chua ngoa.
Cách đây vài hôm, tôi đã viết một bài với tiêu đề "Lấy phải một người đàn ông "nhu nhược" sẽ rầu rĩ cả đời". Bài viết của tôi đã nhận được sự hưởng ứng của rất nhiều độc giả, trong đó có một cô gái đã để lại lời nhắn cho tôi kể về câu chuyện của mình.
Cô gái ấy sinh ra và lớn lên trong một gia đình bình thường mẹ cô đều cần cù lao động, sống rất thật thà, đối xử với mọi người đều hòa nhã. Chính vì thế, họ luôn dạy cô ấy phải sống lương thiện đối xử tốt với người khác và phải biết khoan dung, độ lượng. Có thể nói đó là phương châm giáo dục, và nề nếp của gia đình cô. Bởi vì chịu ảnh hưởng từ tính cách và sự giáo dục của bố mẹ, cô ấy lớn lên cũng rất hiền lành, tính tình dễ chịu lại biết ăn nói.
Sau này cô ấy được người ta giới thiệu nên đã quen người chồng hiện tại. Anh ấy còn có một em trai và một em gái. Hai người họ làm lễ đính hôn theo phong tục địa phương, lễ hỏi cưới cũng được thống nhất bằng miệng là một trăm nghìn tệ. Đám cưới sẽ được tổ chức vào năm sau.
Mọi chuyện đã được thống nhất như vậy, nhưng đến lúc giao lễ thì nhà trai lại viện cớ gia đình hoàn cảnh khó khăn, còn đang phải nuôi hai đứa con nữa nên không có đủ một trăm nghìn tệ, chỉ có năm mươi nghìn thôi. Mặc dù bố mẹ cô gái cảm thấy không vừa lòng, nhưng trước giờ không quen tranh cãi, đôi co với người khác nên cũng đành chấp nhận. Nhưng cuối cùng nhà trai đến năm mươi nghìn cũng không có, chỉ đưa cho nhà gái có hai mươi nghìn tệ. Vậy mà cô ấy vẫn chấp nhận. Bố mẹ thương con gái, đã cho cô một trăm sáu mươi nghìn tệ làm của hồi môn, hy vọng con gái về nhà chồng được sống thật tốt.
Tháng thứ hai sau khi về nhà chồng, mẹ chồng cô ấy đã tuyên bố rất rõ ràng rằng: Đã sống ở nhà này thì phải đóng tiền sinh hoạt phí. Mỗi người hai nghìn tệ, hai vợ chồng giảm đi một chút nên chỉ cần đóng ba nghìn là được. Lương tháng của hai vợ chồng được khoảng tám nghìn, nên trích ra ba cũng chấp nhận được. Nghĩ vậy nên cô ấy đồng ý.
Nhưng sau này cô ấy phát hiện ra hai người em chồng đã đi làm rồi nhưng không phải đóng bất kể một khoản sinh hoạt phí nào, hoàn toàn là ăn ở miễn phí. Đã vậy cô em chồng còn suốt ngày tùy tiện lấy đồ của chị dâu ra dùng. Tuy trong lòng cảm thấy rất ấm ức nhưng cô ấy cũng ngại không dám nói. Chẳng lẽ lại gây hiềm khích với em chồng chỉ vì lọ kem dưỡng da hay cái khăn quàng cổ? Thế là cô ấy cứ âm thầm chịu đựng như vậy.
Nhưng điều khiến cô ấy khó chịu nhất là cô em chồng mua cái gì mẹ chồng cũng khen là có mắt thẩm mỹ, biết chọn đồ, biết chăm chút cho bản thân. Còn cô ấy chỉ cần mua chút đồ dù bằng tiền mình kiếm ra cũng đều bị nói lên nói xuống. Thấy vợ mình chịu ẩm ức như vậy nhưng người chồng lúc nào cũng coi như không biết gì. Thỉnh thoảng cô ấy cũng kêu ca với chồng nhưng lần nào anh ấy cũng bảo: Đó là mẹ anh, anh biết phải làm sao chứ."
Cứ thế, cô ấy đã âm thầm chịu đựng mà sống ở đó hai năm, cuối cùng cũng bắt đầu nghĩ đến chuyện mua nhà ra ở riêng. Bình thường cô ấy chi tiêu rất tiết kiệm. Hai năm tích lũy cộng thêm khoản hồi môn bố mẹ cho lúc làm đám cưới đã gần đủ số tiền trả trước để mua nhà rồi.
Bố mẹ đẻ cô cũng rất ủng hộ việc con gái mua nhà ở riêng. Ông bà sẵn sàng dốc hết sức hết lòng để hỗ trợ con. Nói chung, căn nhà ấy hầu như đều là tiền bên nhà gái bỏ ra.
Những tưởng mình sắp được sống thoải mái rồi thì đúng lúc cô em chồng chuẩn bị kết hôn. Mẹ chồng cô bảo con gái đi lấy chồng mà không có của hồi môn thì sợ con thiệt thòi, nên ngõ lời muốn mượn số tiền hồi môn của cô ấy để cho cô em chồng kết hôn, say này có tiền rồi sẽ trả lại. Cô ấy vừa tức giận, vừa lo lắng nhưng cũng mừng vì sớm đã đem số tiền ấy đi mua nhà rồi. Nhưng mẹ chồng lại không tin là cô ấy chẳng còn tiền. Nói qua nói lại thế là cả nhà om sòm.
Một năm sau, lại đến lượt chú em chồng cưới hỏi. Nhà gái là gia đình có điều kiện nên đòi hỏi kết hôn thì phải có nhà riêng. Ngay lập tức, mẹ chồng nghĩ ngay đến cô, bảo hãy để cái nhà đó cho chú út ở tạm, còn vợ chồng cô ấy thì dọn về lại nhà cũ là được.
Có ấy nhìn sang phía chồng mình với hy vọng anh sẽ đưa ra lời phản đối. Nhưng không, chồng cô bảo: "Chỉ là cho chú mượn tạm thôi mà, một thời gian nữa vợ chồng mình lại chuyển về." Khoảnh khắc đó có nhận ra một điều: Hoàn toàn không có hy vọng gì ở người đàn ông này nữa rồi. Nhẫn nhịn quá lâu, giờ cô không thể nhịn thêm được nữa nên đã cãi nhau với mẹ chồng. Cô nói: "Con trai mẹ kết hôn là việc của nhà mẹ. Nhà của con đừng ai động vào. Cho dù có phải đem nhà đi làm từ thiện thì con cũng không để cho các người ở,"
Nghe được những lời ấy, bà mẹ chồng vô cùng ngạc nhiên, đứa con dâu này trước nay chẳng phải đều luôn nghe lời, luôn rất biết giữ hòa khí hay sao? Bà chỉ tay vào mặt cô rồi mắng: “Người ta nói chị cả cũng như mẹ, mày nỡ làm vậy với em trai út của mày à?"
Cô gái nhếch miệng cười khẩy rồi đáp: "Chị cả cũng như mẹ là trong trường hợp mẹ đã mất rồi. Còn giờ mẹ vẫn đang sống khỏe mạnh, con trai mẹ kết hôn, mẹ đi mà lo."
Nghe những lời đó, mẹ chồng cô nổi trận lôi đình, lập tức gọi con gái về. Cô em chồng vừa về đã chỉ trích cô bất hiếu, bắt cô qùy gối xin lỗi mẹ.
Không chịu thua, cô ấy chỉ thẳng tay vào mặt em chồng nói: "Được, cô hiếu thuận, vậy cô hãy đem nhà của cô cho em cô ở đi. Làm được rồi thì hẵng về nói chuyện với tôi, bằng không thì cút đi cho khuất mắt."
Chị dâu em chồng cãi nhau một hồi, cuối cùng hai mẹ con họ gọi cho chồng cô bảo cô ấy bị điên rồi, tự nhiên nổi khùng lên, cãi lại như chém chả. Người chồng trước nay chẳng bao giờ để tâm đến chuyện gì của cô, lần này tự nhiên lại xuất hiện. Anh ta bảo cô ấy quá đáng với mẹ và em gái anh ta, nếu không xin lỗi cho đàng hoàng thì anh ta cũng không thể sống cùng cô ấy được nữa.
Cô ấy lập tức ôm lấy con, nói lại vô cùng dứt khoát: "Anh nghĩ tôi muốn sống cùng anh sao? Từ ngày về nhà anh làm dâu đến giờ, chưa ngày nào tôi được sống thoải mái. Muốn ly hôn phải không? Được, ngày mai tôi sẽ mời luật sư đến chấm dứt với các người. Tiền của tôi, một xu cũng đừng hòng thiếu; tiền nuôi con hàng tháng anh thử thiếu một đồng xem, tôi sẽ đến nhà anh làm loạn lên."
Lúc đó cô ấy thật sự đã định sẽ bỏ đi, nhưng không ngờ bà mẹ chồng trước nay vốn rất độc đoán và kiêu ngạo tự nhiên đi đâu mất, cô em chồng vừa nãy còn hùa theo mẹ mình cũng cứ thế mà lẳng lặng bỏ về, người chồng "hiếu thảo" kia giây trước giây sau im lặng, vẻ mặt ngoan ngoãn.
Từ đó về sau, bà mẹ chồng dường như không dám nói trước mặt cô nữa. Cô em chồng mỗi lần về nhà trông thấy cũng đi vòng ra chỗ khác, chẳng dám đến gần. Còn chồng cô cũng bắt đầu có vẻ kiêng nề vợ mình. Tuy sau lưng cô bọn họ vẫn hay nói vào nói ra rằng cô ghê gớm, đáo để, nhưng chẳng sao cả
Cuối cùng cô ấy chốt lại với tôi rằng: “Ai mà không muốn là một người phụ nữ đoan trang, nho nhã, nhưng phải xem hoàn cảnh có cho phép hay không. Mình hiền lành người ta lại tưởng mình dễ bắt nạt nên đè đầu cưỡi cổ, thế nên dù muốn hay không cũng phải ghê gớm thôi. Nói thật, từ lúc trở thành "bà là sát, em thấy cuộc sống của mình dễ thở hơn nhiều."
Tôi chợt nghĩ đến câu chuyện của một người bạn văn chương của mình.
Người bạn ấy kết hôn rồi có con rất sớm. Chồng cô ấy thuộc dạng thanh niên tài cán có hạn, lúc nào cũng ôm mộng kiếm thật nhiều tiền, nhưng kết quả tiền ra thì nhiều, tiền vào thì ít. Trong nhà này, từ sinh hoạt phí đến tiền nuôi con đều nhờ cả vào nhuận bút cô ấy kiếm được từ những bài văn mà cô đăng trên Weibo.
Lần nọ cô ấy ký hợp đồng xuất bản một cuốn sách. Dự kiến xuất bản xong có ấy sẽ kiếm được gần mười nghìn tệ tiền nhuận bút. Cô ấy sớm đã lên hết kế hoạch sẽ dùng mười nghìn tệ ấy vào việc gì. Vậy mà sách đã xuất bản được nửa năm rồi mà cô ấy chỉ nhận được có hai nghìn tệ. Thời điểm đó chúng tôi đều là những kẻ vô danh chưa nổi tiếng, không có gia thế cũng chẳng có ai chống lưng giúp đỡ. Một đêm nọ cô ấy đăng trên nhóm hỏi mọi người rằng, phải làm sao để lấy được số tiền nhuận bút đó.
Những vị độc giả nhiệt tình đã thay nhau đưa ra lời khuyên và động viên cô ấy. Trong đó có một độc giả đã hỏi cô rằng: "Rốt cuộc họ đã nợ chị bao nhiêu tiền?"
Cô ấy đáp: "Đã trả hai nghìn, còn nợ tám nghìn."
Đối phương hỏi lại: "Chẳng phải chỉ có tám nghìn thôi sao?"
Cô bạn của tôi nhẫn nại giải thích: “Có lẽ với em tám nghìn chẳng là gì cả, nhưng với chị nó lại vô cùng quan trọng. Nửa năm tới con trai chị phải đi nhà trẻ rồi. Học phí của con chị đều dựa cả vào khoản tiền đó."
Tôi cứ nghĩ rằng nghe lời giải thích đó của bạn tôi, cô gái kia sẽ hiểu ra được vấn đề. Nhưng không, vị độc giả ấy lại tiếp tục: "Những người làm nghề viết lách không phải đều rất thanh cao à? Sao chị cứ động tí là tiền, tiền, tiền vậy? Thật khiến người ta quá thất vọng."
Suốt mấy năm nay, người bạn ấy của tôi đã phải chịu biết bao áp lực. Kiếm tiền khó khăn thế nào cơ chứ, vậy mà còn phải nghe mấy lời châm chọc vớ vẫn đó nữa. Lúc này, cô ấy chẳng muốn nhẫn nhịn nữa rồi. Cô nói: "Đúng, tôi dung tục, tôi tầm thường như vậy đấy. Vì tôi cũng phải ăn cơm, phải nuôi con. Nếu đã không hiếu được nỗi khổ của tôi thì đừng bắt tôi phải thanh cao."
Đối phương thấy cô ấy phản bác lại như vậy thì tỏ ra vô cùng tức tối: "Loại người dung tục như chị thì có thể viết được sách gì cho hay? Sách của chị nhất định tôi sẽ không bao giờ mua, một quyển cũng sẽ không động đến. Tốt nhất là cả đời này chị cứ chìm nghỉm vậy đi."
Xung quanh chúng ta vẫn luôn có những câu chuyện thế này:
Bố mẹ chồng quá đáng, lúc bạn đứng lên để phản kháng thì người đời chẳng ai chỉ trích bố mẹ chồng bạn làm đúng hay sai. Ngược lại, họ sẽ chỉ nhìn vào sự phản kháng của bạn mà trách mắng.
Ở công ty bạn phải chịu ẩm ức vì sếp bạn thiên vị người này nâng đỡ người kia. Người ta sẽ chẳng bao giờ nghĩ sếp bạn thiếu công minh, ngược lại sẽ quay ra mắng nhiếc bạn không biết nhẫn nhịn chịu đựng.
Khi lợi ích của bạn bị xâm phạm, người ta sẽ không chỉ trích kẻ gây ra sự tổn hại ấy, ngược lại sẽ chỉ trỏ bạn là kẻ tính toán chi li
Khi bổng nhiên bị ai đó công kích, bạn phản kháng lại, người đời sẽ không cảm thấy người cố tình gây gổ kia sai, ngược lại sẽ chỉ thấy bạn không nho nhã, độ lượng.
Rắn không biết rắn độc, người không hay người ác. Những kẻ "người đời" kia cứ hả hê vì nghĩ rằng mình sống đạo đức hơn người khác, không ngừng buông lời chỉ trích. Họ đòi hỏi ở những người bị mắng nhiếc và phải chịu ấm ức ấy một sự "hoàn hảo": Dù có phải ấm ức hơn nữa, bị bắt nạt hơn nữa cũng hãy thật độ lượng, thật nho nhã, thật điềm tĩnh mà chấp nhận.
Tôi vẫn luôn cho rằng, những kẻ ấy còn độc ác hơn cả những người đã gây ra tổn thương lần đầu, bởi lẽ họ đã không khách quan, thiếu tôn trọng, thậm chí đến sự thiện lương tối thiểu cũng không có. Họ đã đem cái nhìn thiển cận và phiến diện của mình ra để đánh giá rồi "đổ thêm dầu vào lửa".
Giống như trường hợp của cô bạn cùng giới văn chương với tôi kia. Khi đó, có một độc giả khác đọc được những bình luận chê trách cô dụng tục, lúc nào cũng chỉ tiền, không chịu nổi đã nói với người viết mấy bình luận ấy về hoàn cảnh của bạn tôi. Kết quả là người bình luận kia nói một câu nhẹ bẵng như không "Tôi nào có biết. Vậy là xong, có ta thành người vô tội như thể chưa từng buông lời làm tổn thương bạn tôi vậy. Đã thế còn quay lại trách người ta không nói với mình cho rõ ràng ngay từ đầu. Trong nhóm ấy, mọi người đều biết đến hoàn cảnh của bạn tôi. Khoan hãy nói đến việc chủ nhân của mấy lời bình luận khiếm nhã kia thật sự không biết hay giả vờ không biết, nếu đã không biết thì sao không im lặng? Giả như không biết thật, giờ đã biết rồi cũng không cần xin lỗi người ta một câu sao? (Tôi nghĩ khi nào có thời gian mình phải nghiên cứu về tính cách và tâm lý của kiểu người này mới được. Rốt cuộc thì bẩm sinh đã ác ý như vậy hay là có vấn đề gì về quan điểm sống, về tâm lý nên mới như vậy.)
Hồi niên thiếu, tôi mong mọi cô gái đều lấy được người mình yêu, sống thật nho nhã, dịu dàng, cuộc đời trôi qua êm đẹp. Nhưng sau khi trải qua nhiều chuyện tôi nhận ra rằng, đối với nhiều người, đó chỉ là một giấc mộng xa xỉ. Khi mà xung quanh họ toàn những cái lưỡi không xương, hở ra là lươn lẹo, hở ra là vênh váo, bắt nạt thì bọn họ không thể không trở thành những người ghê gớm được. Thứ mà họ cần không phải những lời chỉ trích mà là sự thấu hiểu và bao dung Tôi chỉ muốn nói với những cô gái ấy là: Không cố tình đi gây hàn với người khác đã là sự lương thiên lớn nhất rồi Một khi đã có người động đến mình thì mình hoàn toàn có quyền được "bật lại". Vậy thôi!
"Weibo":Một trang mạng xã hội của Trung Quốc,