- 🏠 Home
- Đô Thị
- Không Sợ Chậm, Chỉ Sợ Dừng
- Chương 12: Cô Gái À! Xin Đừng Trèo Cao
Không Sợ Chậm, Chỉ Sợ Dừng
Chương 12: Cô Gái À! Xin Đừng Trèo Cao
Nhiều năm trước, tôi đã cùng một chị bạn đến buổi xem mắt của chị ấy. Chị hơn tôi vài tuổi, hồi đó đã hai mươi tám tuổi rồi. Ở nhiều nơi, tuổi đó mà còn chưa lấy chồng sinh con đã bị coi là "gái già", thế nên bố mẹ chị cũng sốt ruột. Còn chị ấy... cũng sốt ruột không kém.
Tôi đã cùng chị ấy đi xem mắt hai lần.
Người đàn ông đầu tiên đã hai mươi chín tuổi. Theo cách nói bây giờ thì có thể nói anh ta là một người "vừa phải". Gia cảnh không quá xuất chúng nhưng cũng không tệ. Con người khá hiền lành, thật thà, đôi lúc hơi cục mịch. Có lẽ đây cũng là một trong những lý do khiến anh ta đến giờ vẫn chưa kết hôn!
Người còn lại khá ổn. Điều kiện tốt, gia đình có công ty riêng. Tuy quy mô không lớn lắm, nhưng làm ăn lâu năm, tích góp đều đặn nên cũng được xem là khá giả. Theo như lời giới thiệu thì nhà anh ta có mấy cửa hàng cho thuê. Mỗi năm, riêng tiền cho thuê cũng kiếm được mấy trăm nghìn tê. Ngoài ra, còn có năm, sáu căn nhà. Anh ta hiện nay đã ba mươi hai tuổi và đang làm cho chính công ty nhà mình. Nhưng có một điều khiến tôi không thoải mái đó là vẻ trịch thượng, làm bộ làm tịch cùng thái độ bề trên của anh ta. Nói ra nói vào đều ẩn ý rằng, đàn ông ngoài ba mươi tuổi chưa kết hôn thì không sao, nhưng phụ nữ hai mươi lăm tuổi rồi mà chưa lấy chồng thì rất khó tìm được đối tượng. Hơn nữa gia cảnh nhà anh ta tốt như vậy nên cũng chẳng sốt ruột gì. Có rất nhiều cô gái đang đợi được anh ta để ý đến.
Ban đầu tôi chỉ nhẫn nhịn, không nói gì vì dù sao tôi cũng là người đi cùng thôi, ăn xong bữa cơm là tôi với anh ta đường ai nấy đi, chẳng dính dáng gì đến nhau nữa, bạn tôi cảm thấy thế nào mới là điều quan trọng. Nhưng khi thấy không ai nói gì anh ta lại càng được đà. Anh ta nói phụ nữ thời nay rất hám của, chỉ cần thấy đàn ông có nhà, có xe, có thể chu cấp được cho mình là lao vào. Qua mấy lần xem mắt anh ta đã gặp nhiều người như vậy rồi.
Tôi thừa nhận lời anh ta nói không hoàn toàn sai, nhưng sao vẫn muốn đánh cho anh ta một trận. Đặc biệt là cái vẻ dương dương tự đắc của anh ta khiến tôi cảm thấy, nếu không "trả treo" lại vài câu thì tôi sẽ buồn chán lắm!
Khi đó tôi mới ngoài hai mươi, vẫn còn "trẻ khỏe" lắm, nên tôi đã mạnh miệng hỏi anh ta rằng có định chia công ty, nhà cửa, cửa hàng cho vợ không.
Nghe xong anh ta tỏ vẻ khinh thường xen lẫn chút ngạc nhiên nhìn tôi. Đó là ánh mắt với hàm ý, "Nhìn xem, tôi đã bảo là đàn bà bây giờ rất hám của mà. Có vẻ như cô còn "tham" hơn những người tôi đã gặp nên mới hỏi thẳng như vậy. May mà người tôi gặp mặt không phải cô, bằng không tôi chắc chắn sẽ không bao giờ chọn cô."
Đáp lại ánh mắt của anh ta tôi vội nói: "Xin lỗi, tôi chẳng có hứng thú gì với tiền của nhà anh đâu. Chỉ là tôi tò mò nên hỏi thôi."
Anh ta có vẻ đang cố gắng kiềm chế, đáp: "Cô nghĩ một người phụ nữ chẳng bỏ ra cái gì mà đã đòi hưởng tiền bạc của nhà trai thì có hợp lý không? Hay là cô ta đang có ý đồ gì khác?"
Tôi gật đầu tán thành: "Đúng vậy, tôi cũng rất khinh thường loại phụ nữ không làm gì cũng đòi hưởng tài sản của nhà người ta
Anh ta được đà tiếp lời: "Đúng vậy, đàn bà con gái phải nghĩ vậy mới đúng."
Tôi cười khẩy một tiếng: "Đằng nào trước khi cưới anh cũng không định cho người ta cái gì, nghĩa là dù anh có trời có biển gì cũng chẳng liên quan đến người ta. Anh có nhiều tiền thế chứ nhiều nữa người ta cũng đâu có được hưởng. Hai người là bình đẳng, vậy đàn ông dựa vào đâu mà bảo mình hơn người?"
Cuối cùng anh ta không nói lại được tôi, thế là buổi gặp mặt kết thúc trong lặng lẽ. Nhưng mọi chuyện lại diễn biến vượt ngoài dự tính của tôi.
Bố mẹ chị ấy nghĩ con gái mình cũng "có tuổi rồi, để tìm được một người đàn ông có điều kiện tốt như vậy không phải đễ dàng. Còn bố mẹ anh ta thì lại thấy chị ấy tốt nghiệp trường đại học danh tiếng, ngoại hình ưa nhìn, tính tình lại dịu dàng, đoan trang. Tuy gia cảnh nhà chị thua kém một chút, nhưng cũng chẳng sao. Bởi vì hai nhà đều muốn con mình mau mau lập gia đình nên đã ra sức vun vén cho họ thành đôi.
Tôi đã hỏi chị ấy cảm thấy thế nào. Chị ấy bảo nếu vẫn không lấy chồng là ba mươi rồi, sợ rằng sau này không gặp được mối nào tốt hơn thế. Thêm nữa, chị ấy cũng không muốn bố mẹ phải lo lắng.Tuy giữa chị và anh ta không có tình yêu, nhưng suy cho cùng có mấy người vì yêu mà kết hôn chứ. Nên thôi, cứ cưới đi cho xong
Tôi khuyên chị ấy hãy suy nghĩ thật thấu đáo. Nếu một người đàn ông quá tự tin vào điều kiện của mình và cho rằng chị đang "với tới" anh ta thì trong hôn nhân, nhất định anh ta sẽ không biết tôn trọng chị. Chồng chị đối xử không công bằng với chị thì khả năng cao bố mẹ anh ta cũng không đối xử tốt với chị. Giả như bố mẹ anh ta có tốt với chị thật đi chăng nữa thì người chị lấy và chung sống cả đời là anh ta chứ đâu phải bố mẹ anh ta
Cuối cùng thì nửa năm sau đó chị ấy vẫn quyết định làm đám cưới với anh ta. Bố mẹ chị ấy mãn nguyện ra mặt, nhìn con rể mà không giấu được nét cười. Họ hết lòng hết dạ đối xử tốt với anh ta, hy vọng hai vợ chồng có thể sống với nhau hạnh phúc. Thế nhưng cuộc sống sau khi kết hôn của chị ấy không hề hạnh phúc. Gã chồng hoàn toàn không tôn trọng chị một chút nào. Anh ta mà đã không thích công việc của chị ấy là nhất định sẽ bắt chị thôi việc; bạn bè nào của chị không vừa mắt thì anh ta sẽ bắt chị phải cắt đứt quan hệ. Nói chung cuộc sống của chị ấy đều phải do anh ta quyết định.
Hồi mới về làm dâu, mẹ chồng còn đối xử tốt với chị ấy, nhưng thấy thái độ của con trai mình nên dần dần cũng tỏ ra coi thường chị. Lúc nào cũng nghĩ rằng con trai mình tốt như vậy, chị ấy được gả về đây là phúc phần từ đời trước để lại, nên lấy đó mà biết ơn. Tệ nhất là sau khi có con, theo lý mà nói, sinh được con trai rồi thì chị ấy sẽ có một vị trí nhất định trong gia đình. Trên thực tế, đứng từ góc độ hôn nhân thì đúng là như vậy.
Thêm nữa, bởi vì gia đình nhà chồng khá truyền thống nên không muốn cháu mình lớn lên trong cảnh vắng bố thiếu mẹ. Nhưng không ly hôn không có nghĩa là sẽ được đối xử tốt, thậm chí họ còn nghĩ, "Con mày đẻ ra rồi thì mày sao dám đòi ly dị."
Con trai chị ấy lớn lên, hiểu chuyện và cũng đã nhận ra thái độ thiếu tôn trọng mẹ của bố và bà nội, nên lúc nào cũng nói chuyện thô lỗ với mẹ, chẳng khác nào cậu chủ với đầy tớ.
Hôm qua, trên fanpage của tôi có đăng một bài nói về chuyện hầu hết các cô gái con nhà danh giá sau khi được gả cho những gia đình có điều kiện thấp hơn mình đều cảm thấy thất vọng.
Người chị năm đó của tôi đã gửi tin nhắn nói với tôi rằng: "Những người con gái lấy chồng có điều kiện thấp hơn mình sẽ chẳng có kết cục tốt đẹp, vậy thử hỏi những người "với lấy chồng sang" thì mấy ai được hạnh phúc? Chị rất hối hận vì khi đó đã không nghe lời em, để bây giờ phải chịu khổ thế này."
Câu chuyện của chị ấy khiến tôi nhớ về trải nghiệm của cô gái Lâm Phẩm Như - nữ chính trong bộ phim truyền hình ăn khách Hoa hồng có gai vài năm trước. Lâm Phẩm Như là một cô gái xuất thân từ gia đình bình thường, trước sự theo đuổi quyết liệt của thiếu gia giàu có Hồng Thế Hiền, cô ấy đã đồng ý gả cho anh. Những tưởng một cuộc đời đẹp như truyện cổ tích sẽ bắt đầu từ đây, không ngờ vì định kiến môn đăng hộ đối của mẹ chồng mà cuộc hôn nhân của cô gặp rất nhiều trắc trở.
Vì muốn lấy lòng mẹ chồng nên việc gì trong nhà Lâm Phẩm Như cũng nhận làm, nhưng chỉ cần làm không tốt dù chỉ một chút. cô cũng sẽ bị mẹ chồng chửi bới, thậm chí là đánh đập. Tôi ấn tượng nhất với cảnh bà mẹ chồng trút hết tức giận lên đầu Lâm Phẩm Như vì thấy con trai mình bi anh trai Phẩm Như tìm đến làm phiền. Bà ta đã quát lớn rằng: "Nhà họ Hồng chúng tôi thật vô phúc khi lấy phải loại con dâu như cô.” Nói rồi bà ta còn thẳng tay đuổi Phẩm Như ra khỏi nhà. Lâm Phẩm Như vẫn nghĩ rằng Hồng Thế Hiền có thể đứng ra đòi lại công bằng cho mình, nhưng anh ta không những không đứng ra bênh vực vợ mình mà còn để mẹ và cô bạn thân của vợ là Ngãi Lợi xúi giục, càng ngày càng tỏ ra bất mãn với vợ. Cuối cùng thì Lâm Phẩm Như đã quyết định ly hôn vì chồng nɠɵạı ŧìиɧ.
Ngay từ khi bắt đầu cuộc hôn nhân này, Lâm Phẩm Như đã đặt mình sai vị trí. Trong lòng cô ấy, hai người vốn đã không bình đẳng. Tất cả là vì cô ấy đang "trèo cao" nên khi đối diện với mẹ chồng và chồng mình, cô không khỏi tự ti về bản thân, bằng mọi cách phải tỏ ra đáng thương để mong được nhà chồng thương hại. Sự thật là, có ấy "trèo cao" nhưng lại không được hạnh phúc. Đã vậy, gia đình nhà chồng đối với cô ấy đến sự tôn trọng tối thiểu giữa con người với nhau cũng không có.
"Trèo lên cao" thật ra còn khó khăn hơn "cúi xuống thấp". Nếu bản thân bạn không đủ cứng rắn, không có chỉ số EQ và IQ cao vượt trội thì rất khó để bạn có thể có địa vị trong gia đình nhà chồng.
Nhiều người phụ nữ khi chọn chồng đã quá coi trọng vấn đề điều kiện của đối phương ra sao mà bỏ qua những điều mang tính bản chất như: Anh ta có biết chia sẻ với mình không? Anh ta có đủ tôn trọng mình không? Anh ta có đặt mình ở vị trí ngang bằng với anh ta hay không?... Xin đừng hiểu sai ý tôi! Tất nhiên tôi không nói rằng nhà cửa, xe cộ hay tiền bạc là không quan trọng. Tôi cũng không phải người thiếu thực tế đến vậy, chỉ là chúng ta hãy biết cân nhắc giữa điều kiện bên ngoài và bản chất của một người. Có như vậy, sự lựa chọn của mình mới trở nên đúng đắn nhất.
Với nhiều người đàn ông giàu có hoặc gia đình giàu có thì tình yêu của anh ta lúc nào cũng rất cao ngạo. Thông thường, những người đàn ông như vậy sẽ không đồng ý phân chia công ty, cổ phần, nhà cửa hay tài sản cho vợ. Vậy mà nhiều người phụ nữ lại phải trả giá cho những thứ vật chất bề nổi ấy, vì những thứ không thuộc về mình mà đã hạ thấp bản thân, chấp nhận tủi khổ, đến mức những chuyện như cô được đi làm hay không, sẽ sinh mấy đứa con đều phải nghe theo chồng chỉ vì anh ta thành công hơn mình, nhiều tiền hơn mình.
Tôi nghĩ rằng, giá trị duy nhất của việc "trèo cao" là khiến cho người khác ngưỡng mộ vì nghĩ rằng bạn đã lấy được một mối tốt. Nhưng điều quan trọng nhất trong một cuộc hôn nhân không phải là người khác thấy thế nào, mà là những cảm nhận thật sự của chính bản thân mình. Nếu chỉ để có được ánh nhìn ngưỡng mộ hư ảo của người đời mà chẳng màng đến hạnh phúc thực sự của bản thân thì thật không đáng chút nào. Dĩ nhiên, không phải cử "trèo cao" là đều phải chịu ấm ức, khổ sở như vậy. Ví dụ như Lê Tư sau khi được gả vào một gia đình giàu có, cô đã sống một cuộc đời thật sự sung túc và thoải mái.
* Là nữ diễn viên truyền hình, điện ảnh kiêm ca sĩ nổi tiếng người Hồng Kông gốc
Trung Quốc.
Nếu một người đàn ông hoặc gia đình anh ta ngay từ đầu đã nghĩ rằng bạn đang “với" đến họ, nhất định không được lấy người, đó. Hãy nhớ rằng, với một người đàn ông đã hằn sâu trong tâm thức việc bạn đang "với" lấy anh ta thì cho dù anh ta có tài cán đến đâu, hô mưa gọi gió thế nào cũng sẽ chẳng bao giờ cho bạn cái gì cả. Một người đàn ông sẵn sàng sàn sẻ với bạn cả về vật chất lẫn tinh thần sẽ là một người đặt bạn vào vị trí ngang bằng và không bao giờ nghĩ rằng bạn đang "trèo cao".
Đối với một người phụ nữ thì trạng thái tốt nhất trong hôn nhân chính là: Không cầu cạnh cũng chẳng nhu nhược.
- 🏠 Home
- Đô Thị
- Không Sợ Chậm, Chỉ Sợ Dừng
- Chương 12: Cô Gái À! Xin Đừng Trèo Cao