Tải app Android hoặc iOS để đọc truyện nhanh hơn

Hỗ trợ: Fanpage TruyenHD

Không Khóc Ở Kuala Lumpur

Chương 2: Ký ức

« Chương TrướcChương Tiếp »
Tôi là con gái ở Hà Nội, nhưng nhà thì không nằm ở trung tâm, mà ở một vùng ngoại ô ven thành phố. Khi tôi vào lớp 10, chị gái tôi cũng bắt đầu làm việc trong nội thành, mẹ đã cho tôi đi theo sống cùng chị để tiện cho việc ôn thi đại học của tôi. Nhà tôi cách trung tâm Hà Nội chỉ một cây cầu, vậy mà tôi cũng không tránh khỏi mặc cảm khi nhập học ở môi trường mới. Tôi không tránh được cảm giác tự ti khi giao tiếp cùng bạn bè, hoặc giả khi có ai đó vô tình hỏi nhà tôi ở đâu. Dù rằng bạn bè thì không nhiều người có sự phận biệt kì thị, nhưng cái cảm giác khi bước ra từ một nơi nghèo nàn để đến với một nơi giàu có đã có nhiều sự khác biệt lắm rồi. Cuộc sống xung quanh bao bọc tôi bấy lâu giờ như thay một màu áo mới, và chừng nào sự thích nghi chưa hình thành thì vẫn luôn tồn tại sự dè dặt và bỡ ngỡ. Cho dù cũng là những con phố đi qua, những quán ăn, những con người, nhưng sao lạ lẫm quá, sao cứ gờn gợn lên trong lòng một chút gì đó không thoải mái, như là mình đang ở nhà một người khác.

Tôi thì quá nhạy cảm mà lại còn hay đυ.ng độ cùng hoàn cảnh.

Vùng ngoại ô tôi ở ngày đó hoang vắng và mộc mạc. Những ngày mát trời khi đi ngang qua những cánh đồng không gợn nắng, không bóng mưa, những đám ruộng xanh, ruộng vàng luôn lả lướt theo điệu gió. Tôi đi qua đó, gió thổi tung tóc tôi, dài, rất dài và thẳng. Có một thời như thế, hàng ngày tôi vẫn đi bộ qua con đường nhỏ. Có một thời như thế, có một cậu nhóc dễ thương, hay lẽo đẽo theo tôi sau mỗi giờ tan học, cứ đi thế thôi, chẳng nói gì nhiều. Rồi một ngày, bất giác cậu ta nói với tôi- giọng như một hơi thở rất tự nhiên, nhẹ như không, như gió, rồi chứ thế tan dần: “ Tớ rất thích những buổi chiều thế này, con đường này, và An”..

Chúng tôi mãi vẫn chỉ là hai người bạn vô tư trong sáng, không hơn. Có lẽ, tôi như một sở thích bình yên của cậu nhóc đó. Như một hương vị quen thuộc, một âm thanh dịu dàng, vẫn cứ thích nghe đi, nghe lại. Tôi như vô tình bị động trước những tâm lí biến đổi của một ai đấy, vô tình phải nhận lấy, vô tinh phải nhìn thấy. Và quá nhiều lần trong cuộc đời này, tôi vẫn phải bị vô tình như vậy. Sự vô tình êm ái đó như là một sự bắt buộc. Bởi vì chúng ta là những cá thể độc lập, khác biệt nhau, chẳng ai là ai, không ai la ai. Vô tình mà chúng ta gặp nhau. Vô tình mà chúng ta phải đối diện với nhau.

Rồi những cánh đồng không còn nữa. Bao giờ được trở lại một lần như thế trong đời? Những ngày không nắng, không mưa, những đám ruộng xanh, ruộng vàng, cơn gió nhẹ thích lả lướt tôi. Bao giờ được trở lại con đường rất nhỏ, xa xa cánh đồng, cô học trò kiêu hãnh, cậu học trò bẽn lẽn, dại khờ, bao giờ được nghe lại giọng nói thanh thanh mà tôi đã khao khát muốn nghe lại đến cả nghìn lần. Chỉ một lần trong đời thế thôi, để rồi những thứ quá đỗi trinh nguyên, những thứ tự nhiên không mang màu sắc mà tôi gọi tên là “ bình yên” đã không bao giờ quay trở lại. Nó được sinh ra rất nhẹ, tan đi rất nhẹ, rơi rất nhẹ, nhưng ám ảnh mãi, có lúc dễ chịu, có lúc nhức nhối. Có lúc tôi mỉm cười, có lúc tôi khóc.

Con đường nhỏ chẳng còn gì nữa. Tôi đã đi qua rất trầm lặng, mái tóc ngắn đến vai. Cả một thời cấp hai của tôi. Chẳng còn gì nữa. Bao giờ để được trở lại một lần như thế trong đời. Cậu nhóc cũng còn nữa đâu. Cậu ấy đã mất rồi. Mùa hè nào đó năm xưa, cậu lặn ngụp, thả sức vẫy vùng trong lòng sông như bao mùa hè khác, rồi cứ thế đi xa dần, trôi dần, chìm dần. Và ánh mắt của tôi từ đó cũng dần buông xuống. Sau mùa hè đó, có những ngày đi học về qua con đường nhỏ một mình, bất giác tôi chạy, vừa chạy vừa khóc, mặc bao ánh mắt nhìn theo. Tôi đã nghe từ trong gió rất nhẹ, văng vẳng, cái giọng thanh thanh ấy: “ Tớ rất thích những buổi chiều thế này, con đường này, và An”.

Tôi cứ thế mà chạy, chạy về phía trước, như chẳng thấy gì nữa, về phía cánh đồng ở đằng xa, tôi cứ khóc mãi, rồi nhận ra chẳng có âm thanh nào như thế tồn tại cả, chỉ là tự nhiên như là tiếng gió thổi mà thôi. Tôi đã bớt sợ. Tôi đi tiếp về phía trước. Nước mắt chảy dài, và đã có lúc tôi căm ghét tại sao cậu ấy lại nói câu nói đó, rồi cứ thế mà đi, rồi làm tôi sợ thế này.

Thế mà sau này, nhiều lần trong đời, tôi chỉ khao khát được quay trở về ngày đó dù chỉ một và chỉ một lần thôi. Cậu nhóc thế nào rồi? Tôi vẫn tin có thiên đàng, cấu ấy chắc hẳn đang ở đó. Tôi đã quên dần gương mặt cậu ấy rồi, chỉ còn là một hình ảnh mờ ảo không rõ nét.

Thế đấy, bất kì một nơi nào trên thế giới này, đối với riêng chúng ta, nếu đã không thể giữ nguyên trật tự ban đầu, nếu không còn màu sắc và hương vị quen thuộc, thì dù có thay đổi theo chiều hướng nào, cảm xúc của chúng ta cũng chẳng bao giờ có thể nồng nàn hơn được nữa. Đôi lúc chúng ta hoài niệm. Đôi lúc chúng ta lạ lẫm. Nhưng mọi cái đều sẽ thay đổi theo thời gian, không có gì là bất tử trên đời này, nếu không, chính những cái cũ kĩ và quen thuộc sẽ gϊếŧ dần gϊếŧ mòn con người.

Tôi mang đến Hà Nội những xúc cảm, những kí ức, những mảnh vỡ như thế từ vùng ngoại ô cũ. Tài sản của tôi chẳng có gì quí giá hơn ngoài những cái trừu tượng như thế. Nhưng nó đã luôn hiện hữu. Hà Nội không làm tôi quá bỡ ngỡ, chỉ cách một cây cầu, và đời sống người dân có chút chênh lệch thôi. Nhưng ở Hà Nội, quán xá mọc lên san sát nhau, các cửa hàng buôn bán rất nhiều, các con phố trung tâm sầm uất. Người dân luôn nhộn nhịp, tất bật, thanh niên bạo dạn và sành điệu. Ngoại ô của tôi, con người và cuộc sống rất trầm lặng.

Tôi đến đây theo chị gái, giữa một khu đô thị có phần nhộn nhịp, tôi cũng phải dần dần tách biệt gia đình, mẹ và độc lập lên nhiều, tôi biết tính toán, biết lo toan từ đó. Mẹ dặn con gái sống ở Hà Nội phải nền nã, nhã nhặn và thanh lịch như người Hà Nội, không được có một hành động sơ suất nào, nếu ko “người ta” sẽ đánh giá. Tôi nhớ mãi lời dặn đó của mẹ, vì tôi vốn dĩ là một đứa con gái kiêu hãnh và cầu toàn, luôn muốn mình hướng đến sự hoàn mĩ và lí tưởng.

Nhưng dù có ở trong môi trường nào thì cũng luôn có những vấn đề phát sinh khiến chúng ta không thể vùa lòng hết được. Lấy ngay ví dụ nơi căn hộ tôi ở. Sáng sáng chưa kịp mở mắt đã phải nghe nhà này chửi nhà kia, chỉ vì cái xe đỗ bất hợp lí, hoặc vài ba cái quần cái áo hpơi lấn sang bên nhà họ. Tôi và chị sống lặng lẽ ở khu tập thể, chẳng giao tiếp mấy với ai, và chẳng bao giờ đυ.ng chạm đến ai. Kể ra thì cũng khổ, vì nói dại chẳng may chết trong nhà cũng chẳng ai biết, chẳng ai quan tâm. Họ mắng chửi nhau được như thế có khi lại chú ý đến cuộc sống của nhau hơn. Nghịch lí là thế.

Nhưng Hà Nội chiều xuống đẹp dịu dàng như một bài thơ, khác hẳn với vẻ bình yên mộc mạc của vùng ngoại ô xưa cũ. Những chiều như thế, tôi thích dạo qanh những khu phố, con đường quen thuộc, rất nhiều bóng cây, hương hoa sữa, cả bằng lăng tím và lá xà cừ bay tung một khoảng trời. Tôi yêu cái vẻ tịnh tịnh thanh thanh ấy, mà không một nơi nào trên đất nước mình có được. Quả thật, tôi rất dễ bị đánh gục bởi những cái bình yên trừu tượng, hoặc những cái huyễn hoặc như thế, nó không thể diễn tả bằng lời được. Có lẽ vì thế nên sau này, trong chuyện tình cảm, tôi cũng hay đa mang theo kiểu trừu tượng, hư vô như vậy, thực mà ảo. Càng tin tường nhiều vào tình yêu thì sẽ càng thất bại thê thảm. Tôi đã sớm gặp phải sự thất bại thê thảm đó vào năm tôi mười bảy tuổi. Phải, tôi đã có sự trải nghiệm đó trong tình ái, có lẽ là rất sớm. Bao nhiều năm đã qa, và dẫu đã quăng mình qua rất nhiều mối tình, đã có rất nhiều nỗi đau và hạnh phúc hơn cái thời mười sáu, mười bảy đó, vậy mà, mỗi lần nhắc đến, tôi vẫn xót xa hờn tủi, như nó mới xảy ra ngày hôm qua vậy. Chuyện tình đã qua, nỗi buồn đau đã nguôi ngoai dần và không còn nguyên vẹn như trước nữa, nhưng không gì có thể bù đắp những mất mát, tổn thương từ mối tình đó. Bây giờ nghĩ lại, tôi đã không còn oán trách điều gì, tôi chỉ tủi than tôi mà thôi.
« Chương TrướcChương Tiếp »