- 🏠 Home
- Đam Mỹ
- Hài Hước
- Không Gì Đẹp Bằng Ráng Lam Chiều
- Chương 4 Nắm tay đằng ấy mới ấm áp làm sao!
Không Gì Đẹp Bằng Ráng Lam Chiều
Chương 4 Nắm tay đằng ấy mới ấm áp làm sao!
Trường Đại học A ở thành phố A cũng được xem là một trong những trường Đại học tốt nhất. Thế nên lúc mới được mời đến dạy môn Lịch sử nghệ thuật, Giáo sư Trần cứ nhỡ là kiếm được một công việc nhẹ nhàng. Chẳng ngờ đám yêu nghiệt ở Học viện nghệ thuật của trường Đại học A lại nhiều vô kể, thoắt cái lại nhảy ra mấy sinh vật quái dị, đầu óc chẳng giống người bình thường chút nào. Trừ việc chúng cùng sống trên quả địa cầu này ra thì bạn thực sự chẳng thể tìm ra điểm tương đồng nào giữa chúng với đồng loại của chúng ta.
Trong đám động vật lạ này, thì Đan Nhất (cậu học trò mà Giáo sư Trần đang dạy) là kì quái nhất. Giáo sư Trần vẫn còn nhớ như in lần đầu tiên gặp mặt Đan Nhất cách đây hai năm về trước. Hôm đó là ngày gặp mặt tân sinh viên, trời cao xanh ngắt, hồ nước trong veo. Giáo sư Trần ăn mặc chỉn chu, mặt mày rạng rỡ đi đến Học viện nghệ thuật. Ông phát hiện ra cổng của Học viện đã đặt một bức tượng mới.
Để thể hiện rõ đặc điểm của các khoa, trường Đại học A thường đặt các vật biểu trưng tại cổng của mỗi Học viện. Ví dụ như ở Học viện y thì đặt hai bộ xương người, Học viện kinh tế thì đặt một cái bàn tính lớn... còn Học viện nghệ thuật thì đặt một tác phẩm điêu khắc để thể hiện sự tồn tại của nghệ thuật.
Giáo sư Trần còn nhớ học kỳ trước vẫn để tượng “Người suy tư” của Augeuste Rodin, thế mà kỳ này đã trưng bày một tác phẩm điêu khắc khác. Đó là bức tượng khỏa thân của một người đàn ông châu Á tay cầm một quả tạ tạo dáng đẩy tạ, nét mặt nghiêm nghị, mắt nhìn về phía trước (phần nhạy cảm được che bằng một chiếc lá sen). Toàn bộ tác phẩm thể hiện tinh thần và dáng vẻ của một vận động viên cường tráng, tỉ lệ hình thể vô cùng hoàn mỹ, có thể nói là một tác phẩm rất xuất sắc.
Giáo sư Trần gật đầu tỏ vẻ hài lòng, đi lòng vòng quanh bức tượng, miệng khen ngợi không dứt. Học kỳ trước ông có phản ánh với lãnh đạo rằng: tuy điêu khắc quốc tế rất xuất sắc, nhưng nếu trưng bày một tác phẩm điêu khắc mang chủ đề về người châu Á thì sẽ khiến sinh viên thấy gần gũi hơn, lại có thể giáo dục thêm về chủ nghĩa yêu nước. Không ngờ lãnh đạo nhà trường lại xem trọng ý kiến của ông như vậy nên đã nhanh chóng thay ngay một tác phẩm mới.
Giáo sư Trần còn đang hớn hở, thì một giọng nói đàn ông đột ngột vang lên:
Thầy đừng có lượn qua lượn lại nữa.
Giáo sư Trần giật mình, đứng lại, nhìn trước nhìn sau chẳng thấy bóng ai. Ông cứ ngỡ mình nghe nhầm, nên cứ tiếp tục đi vòng quanh bức tượng.
Lúc này, hai cánh tay cầm tạ của bức tượng đột nhiên động đậy. “Bịch” quả tạ tuột khỏi tay bức tượng, rơi xuống thảm cỏ, một tay bức tượng để lên trán một tay vịn vào vai Giáo sư Trần, vẻ mặt nghiêm nghị nhìn ông và nói:
Thầy lượn làm em váng hết cả đầu.
Lúc này chiếc lá sen che phần nhạy cảm của anh chàng bị rớt xuống bục để tượng, trong khi Giáo sư Trần còn đang há hốc mồm, thì bức tượng “Người suy tư” bằng đồng đen được giấu sau gốc cây đã được mang ra, bức tượng nặng trịch đó lại được đặt lên đài đặt tượng.
Làm xong mọi việc thì “bức tượng” hả hê nhìn Giáo sư Trần vẫy tay, nói:
Em đi trước đây, gặp lại thầy sau nhé.
Nói rồi anh chàng vừa vung vẩy “cái ấy” (cái vừa được che bằng chiếc lá sen) vừa đi từ từ vào Học viện nghệ thuật.
Lúc này Giáo sư Trần mới bắt đầu cảm nhận rằng tai họa sắp giáng xuống đầu mình rồi.
Quay về chủ đề chính, cuối cùng Giáo sư Trần trở thành thầy dạy lịch sử nghệ thuật của “bức tượng”, tức là anh chàng yêu “hành vi nghệ thuật” Đan Nhất. Rồi sau đó với tần suất mỗi tháng một lần, anh ta lại làm cho ông tức đến đau dạ dày. Tuy anh chàng có những “hành vi nghệ thuật” rất ư là “biếи ŧɦái”, nhưng anh ta thực sự có tố chất nghệ thuật rất tốt, một phong cách nghệ thuật không lẫn vào đâu được. Tóm lại là khiến Giáo sư Trần vừa yêu vừa giận, và cũng chẳng biết làm thế nào để đối phó với những trò tai quái của anh ta.
Hôm đó ông nhận email bài tập của sinh viên, lúc nhận được bài của Đan Nhất, mới nhìn đến tên đề tài bài luận, máu đã dồn lên não, suýt tý nữa thì nhồi máu cơ tim mà chết. Tôi xin không nói đến tên đề tài này để tránh khiến độc giả “thăng thiên” sớm.
Tuy Giáo sư Trần đã trấn tĩnh lại, nhưng ông vẫn tức đến mức muốn nổ tung. Ông cũng đã nói nhiều lần rằng ông đã già rồi không chịu được kích động, sao Đan Nhất cứ thích dùng cái kiểu “nhát ma” này với ông chứ?
Thế là Giáo sư Trần vội vàng thay quần áo, ra khỏi nhà và đi thẳng đến ký túc xá của Đan Nhất. Nhưng lúc đến ký túc xá rồi mới sực nhớ ra ông không biết số phòng Đan Nhất ở. Vì đang tức điên lên nên ông chẳng còn để ý gì đến tác phong nho nhã ngày thường của mình nữa, cứ thế mà hét to tên của Đan Nhất.
Sơn... Ám... Y!!!! Thằng ranh con mau ra đây!!!
Trước lúc Giáo sư Trần nổi trận lôi đình đến gọi Đan Nhất, lão Ngô đang đọc đoạn kết cuốn truyện mới của Qi Fu A – “Tình yêu và du͙© vọиɠ”. Trong truyện đôi tình nhân đồng tính dắt nhau đến nhà bố mẹ “anh chồng”, đợi đêm đến sẽ “hành sự”. Không ngờ lúc hai người đang “kéo cưa lừa xẻ” thì bị bố của “anh chồng” phát hiện... Đọc đến đoạn này lão Ngô hồi hộp đến toát cả mồ hôi, chỉ sợ hai người này không mau mồm, mau miệng chẳng biết giải thích, sẽ bị bố mẹ “anh chồng” đuổi ra khỏi nhà giữa đêm hôm khuya khoắt thì biết làm sao?
Tóm lại, đúng lúc lão Ngô đang tập trung cao độ, dồn mọi mối quan tâm vào hai nhân vật ấy thì đột nhiên nghe thấy tiếng la hét của Giáo sư Trần, thế là lão mất hết cả hứng.
Lão Ngô đập quyển sách trong tay xuống, mặt hằm hằm sát khí, đẩy cửa bước ra, hướng về phía Giáo sư Trần mà quát:
Này, này, này, ông kia làm cái gì đấy hả?
Giáo sư Trần bị tiếng quát tháo ấy làm cho giật mình. Ông vốn là nhân vật đức cao vọng trọng trong giới nghệ thuật khắp trong và ngoài nước, thuộc loại người luôn là nhân vật trung tâm, người người ngưỡng mộ, nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa... tóm lại là ai ai cũng phải tôn trọng, nâng niu còn hơn cả cổ vật.
Con người này luôn được mọi người tôn sùng, phục tùng, lúc gọi ông thì ai cũng mở miệng “please”, ngậm miệng “thưa ngài”, ai ai cũng phải một mực tôn kính.
Đây là lần đầu tiên ông bị người ta gọi là “này”. Ngay cả thời kỳ cách mạng văn hóa, người ta cũng phải gọi đủ tên họ của ông. Từ sau cách mạng văn hóa đến nay, đây là lần đầu tiên ông bị đối đãi một cách thiếu tôn trọng như vậy.
Nhờ ánh sáng mờ mờ bên ngoài mà lão Ngô cũng đoán được đây là dân trí thức. Đồ veston, giày da, đầu tóc gọn gàng, tay cầm sổ, lại còn đeo kính gọng vàng, kiểu ăn mặc này rất giống với trí thức đi tây về. Đây chắc phải là cấp Giáo sư chứ chẳng chơi. Nhưng mà... chưa gặp bao giờ.
Tuy lão Ngô đã gác cổng mấy năm rồi, nhưng cũng chưa gặp được mấy vị Giáo sư, vả lại có gặp thì cũng chẳng biết nói gì, chi bằng đừng gặp.
Lão nằm quấn chăn đọc tiểu thuyết đã là vui lắm rồi.
Giáo sư Trần chỉnh lại kính, rồi nhìn lão Ngô từ đầu đến chân.
Đầu cũng chẳng còn mấy cọng tóc, nhưng ánh mắt thì long lanh, ái chà, chắc lúc trẻ cũng là một anh chàng đẹp trai. Lão khoác cái áo rét, chân đi đôi dép ông già.
Lại nhìn đến chỗ ở của lão Ngô, Giáo sư Trần biết ngay là bảo vệ ký túc xá.
Chắc là lúc nãy tiếng la hét khủng khϊếp, vô duyên của mình đã làm ảnh hưởng đến lão ấy, Giáo sư Trần mặt đỏ bừng, vội vàng xin lỗi:
Xin lỗi anh bạn già, tôi đến tìm một cậu sinh viên, nhưng không biết cậu ta ở phòng nào nên mới gọi như vậy.
Lão Ngô nhíu mày, nghĩ bụng: lẽ nào tiếng la hét đó là của ông ta sao? Thật là... mất hết cả hình tượng. Rốt cuộc thì có chuyện gì khiến cho một người nho nhã như thế quên cả việc giữ hình tượng?
Ông ngẫm nghĩ, rốt cuộc thì vị Giáo sư này đến tìm ai nhỉ?
Hình như là ông ta gọi: Sơn Ám Y
Hóa ra là gọi Đan Nhất.
Cơn giận lôi đình phút chốc đã tan biến, lão Ngô ra vẻ là người đồng cảnh ngộ, bước đến kéo tay Giáo sư Trần:
Ông bạn già ơi, ông không cần nói nữa, tôi tin là ông có nỗi khổ tâm. Ối dào! mấy cái chuyện dính dáng đến thằng ranh ấy, tôi cũng quen rồi.
Giáo sư Trần nhìn vẻ mặt đau đáu của lão Ngô, liền hỏi:
Lẽ nào ông cũng từng uống phải “trà độc” của cậu ta?
Lão Ngô bi phẫn lắc đầu, tay lau đôi mắt đã ráo hoảnh:
Trà độc nỗi gì chứ, phải nói là thằng thả bom, thằng khủng bố mới đúng!
Vốn dĩ ký túc xá là cái động của đám sinh viên nghệ thuật, chúng làm đủ những việc kỳ quái. Từ sau khi Đan Nhất đến, đám quỷ nghệ thuật ấy cứ như tìm thấy đại ca, thành lập nên liên minh quỷ quái mà Đan Nhất là trùm sỏ, trình độ tác oai tác quái cứ gọi là nâng cao bội phần.
Giáo sư Trần bị những lời của lão Ngô gợi lại những nỗi ấm ức trong lòng, hai người cuối cùng cũng lập thành hội chiến sĩ già, nắm tay nhau mà mắt không rời, môi run run nói chẳng nên lời.
Hai người nắm tay nhau mà chẳng nói câu gì, cứ như là một cặp tình nhân đứng ngay trước cổng ký túc xá nam, nơi mà đám sinh viên nghệ thuật cứ qua lại nườm nượp.
- 🏠 Home
- Đam Mỹ
- Hài Hước
- Không Gì Đẹp Bằng Ráng Lam Chiều
- Chương 4 Nắm tay đằng ấy mới ấm áp làm sao!