- 🏠 Home
- Đam Mỹ
- Hài Hước
- Không Gì Đẹp Bằng Ráng Lam Chiều
- Chương 1: Cuộc Tình Bất Đắc Dĩ
Không Gì Đẹp Bằng Ráng Lam Chiều
Chương 1: Cuộc Tình Bất Đắc Dĩ
Giáo sư Trần là một trí thức từ Mỹ trở về, năm nay đã hơn sáu mươi tuổi, thân thể vẫn còn rất dẻo dai. Ông làm nghệ thuật cả đời, là một bậc thầy trong làng nghệ thuật, nhưng tuổi đã cao nên cũng không có hoạt động gì lớn nữa.
Mấy năm trước trường Đại học A ở Trung Quốc muốn mời ông về Trường dạy những môn đại loại như về lịch sử nghệ thuật, tiền lương rất cao, lại có chế độ y tế, bảo hiểm và cả nhà ở. Giáo sư Trần thấy rất hợp lý nên đã nhận lời. Sau khi ông đến Mỹ, từ thập niên 60, vẫn chưa về lại Trung Quốc, nay tuổi đã cao nên cũng nhớ nhung quê nhà. Thế nên từ năm năm trước ông đã bắt đầu giảng dạy tại trường A, trừ kỳ nghỉ hè về Mỹ thăm con cháu, thì thời gian còn lại ông đều ở Trung Quốc. Sinh nhật sáu mươi tuổi của ông, con trai ông cũng phải đáp máy bay sang chúc mừng.
Thấm thoát đã một năm mười tháng.
***
Cứ đến cuối tuần, Giáo sư Trần lại dùng webcam của MSN để nhìn mặt con cháu ở tận trời Mỹ xa xôi. Cháu của Giáo sư Trần mới hơn bốn tuổi, rất thông minh và đáng yêu, nhưng còn nhỏ nên cũng chưa hiểu chuyện. Đối với nó, Giáo sư Trần trên màn hình máy tính chẳng thể đẹp bằng chú bé bọt biển trên ti vi. Thế nên chẳng mấy chốc mà khuôn mặt bầu bĩnh của đứa cháu đã được thay bằng khuôn mặt góc cạnh của con trai ông.
Tiểu Kiểu làm xong việc rồi à?
Giáo sư Trần nhìn vào màn hình máy tính mỉm cười, một tiếng gọi ấm áp và thân tình biết bao.
Con trai của Giáo sư Trần tên là Trần Tạ Kiều, cái tên nghe rất văn chương, câu thơ của Án Kỷ Đạo “Mộng hồn quán đắc vô câu kiểm, hựu đạp dương hoa quá Tạ Kiều” (Mộng hồn quen vẫn không câu thúc; lại đạp dương hoa quá Tạ Kiều - ND: Nguyễn Chí Viễn) lãng mạn và thơ mộng đến vậy, nhưng cũng không ngăn được việc Giáo sư Trần cứ “tiểu Kiều, tiểu Kiều” mà gọi, thế này thì còn lãng mạn với thơ mộng nỗi gì.
Trần Tạ Kiều đã là một người đàn ông trưởng thành hơn ba mươi tuổi còn bị gọi là “tiểu Kiều” thì quả là mất hết khí phách nam nhi. Lúc nhỏ gọi mấy tiếng đã đành, bây giờ lớn thế rồi mà vẫn bị gọi tên cúng cơm, đã thế “tiểu Kiểu” lại đồng âm với “Tiểu Kiều”. Người không biết lại nghĩ là Giáo sư Trần sinh được cô con gái đẹp như hoa như ngọc, hóa ra lại là một anh chàng đẹp trai cao hơn một mét tám.
Tuy Trần Tạ Kiều có chút phản cảm với cách gọi của Giáo sư Trần, nhưng chưa bao giờ nói gì về điều này. Vợ của Giáo sư Trần họ Tạ, đã mất từ khi sinh Trần Tạ Kiều. Vì vậy Giáo sư Trần đã đau buồn rất lâu, đến tên của con cũng mang theo họ của vợ, người tinh ý mới nghe đã biết nguyên do. Trần Tạ Kiều cũng không phải kẻ ngốc, từ lúc hiểu chuyện anh đã biết người trong bức ảnh treo trên tường là mẹ mình, thế nên không hề đem chuyện cái tên ra nói qua, nói lại với cha, vả lại đã gọi như thế hơn ba mươi năm rồi thì cứ thế mà gọi thôi.
Trần Tạ Kiều ngắt lời Giáo sư Trần, báo cáo đại thể:
Ba à, con ở bên này tốt lắm, công việc tuy bận nhưng vẫn xoay sở được, tiểu Hào cũng không quậy.
Anh nhanh chóng chuyển chủ đề:
Ba có một mình bên đó phải chú ý đến sức khỏe. Ba cũng lớn tuổi rồi, nhà lại chẳng thiếu tiền, ba về lại bên này với chúng con đi.
Trần Tạ Kiều sinh ra và lớn lên ở Mỹ, từ nhỏ đã tiếp thu nền văn hóa di dân của Mỹ nhiều hơn là văn hóa truyền thống của Trung Quốc, nên khó lòng hiểu rõ nỗi nhớ quê hương của Giáo sư Trần, cộng thêm việc anh rất quan tâm đến cha mình, nên cứ mười câu nói thì có đến ba câu là muốn ông trở về.
Giáo sư Trần cứ khoát tay, không để ý:
Tiểu Kiều, ba ở bên này tốt lắm, con không thấy từ khi ba về bên này, sống với đám thanh niên lâu rồi nên cũng hoạt bát hơn nhiều sao?
.... Cậu học sinh tên là “Đan Nhất” gì đó đã chuyển trường chưa ạ?
Giáo sư Trần trầm ngâm, rồi nói.
.... Thực ra ngoài việc suốt ngày làm ba bực mình đến đau dạ dày ra, thì đó là một học trò rất tốt.
Trần Tạ Kiều thở dài, lấy tay gãi trán:
Con biết ba dạy nghệ thuật, chắc chắn là kiểu học sinh nào cũng phải gặp, huống hồ người học nghệ thuật vốn dĩ đã mang trong mình máu ngông cuồng. Ba cũng lớn tuổi rồi, thế nào cũng có lúc trăn trở, hay là tìm lấy một người cùng tuổi đi dạo, nghe nhạc hay tâm sự cho vui.
Ngoài việc khuyên cha quay về, thì việc thứ hai mà Trần Tạ Kiều quan tâm là thuyết phục ông tìm “ráng đỏ hoàng hôn”, “mùa xuân thứ hai”.
Giáo sư Trần cũng biết ý tốt của con trai, nhưng chuyện này phải xem duyên số. Với lại ông cũng một mình lẻ bóng hơn ba mươi năm nay rồi, sớm đã quen với cuộc sống độc thân rồi. Thế nên ông ngắt lời con trai:
Tiểu Kiều...
Ba đừng có suốt ngày “tiểu Kiều, tiểu Kiều” nữa...
Trần Tạ Kiều nói:
Ba mau tìm lấy một “Đại Kiều” bên đó mới đúng. Con không để ý đến việc hơn ba mươi tuổi mới có mẹ đâu, thế nên ba cứ yên tâm, dũng cảm mà tìm bạn già đi!
Giáo sư Trần cười ha ha:
“Đại Kiều”? Ba từng này tuổi rồi không dám tìm “Đại Kiều” gì đó đâu, tìm được “lão Kiều” là đã tốt lắm rồi...
Nói không chừng ngày mai ba ra đường sẽ gặp được một “lão Kiều” đấy.
Trần Tạ Kiều cũng cười theo.
Giáo sư Trần cũng cười gượng gạo:
Ha, cái này ai mà biết được nào.
Đúng vậy, chuyện này ai mà biết được nào.
- 🏠 Home
- Đam Mỹ
- Hài Hước
- Không Gì Đẹp Bằng Ráng Lam Chiều
- Chương 1: Cuộc Tình Bất Đắc Dĩ